Chương I Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012: Những quy định chung
Số hiệu: | 14/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2013 |
Ngày công báo: | 06/08/2012 | Số công báo: | Từ số 479 đến số 480 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
1. Công dân có quyền được thông tin về pháp luật và có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật.
2. Nhà nước bảo đảm, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền được thông tin về pháp luật.
1. Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt.
2. Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
3. Thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
4. Giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được lồng ghép trong chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo; là một nội dung trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật; huy động các nguồn lực xã hội đóng góp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội của từng thời kỳ, Chính phủ quy định cụ thể chính sách hỗ trợ đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật.
1. Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực.
2. Kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm.
3. Đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.
4. Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hằng ngày của người dân.
5. Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội.
1. Nội dung quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:
a) Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
c) Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật;
d) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
đ) Thống kê, tổng kết về phổ biến, giáo dục pháp luật;
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong phổ biến, giáo dục pháp luật;
g) Hợp tác quốc tế về phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:
a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn về phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
c) Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật;
d) Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương.
1. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật được thành lập ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, là cơ quan tư vấn cho Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và huy động nguồn lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ là Bộ Tư pháp, của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là Sở Tư pháp, của Ủy ban nhân dân cấp huyện là Phòng Tư pháp.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật.
Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Truyền đạt sai lệch, phê phán nội dung pháp luật được phổ biến; không cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu có nội dung sai sự thật, trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Lợi dụng phổ biến, giáo dục pháp luật để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Cản trở việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Lợi dụng việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật để gây cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gây mất trật tự, an toàn xã hội.
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Law stipulates the rights being informed about law and the duty to study, learn law of citizens; content and form of law popularization and education; duty of competent agencies, organizations and individuals; and conditions ensuring for law popularization and education.
Article 2. The rights being informed about law and the duty to study, learn law of citizens
1. The citizens have the right being informed about law and have the duty to take the initiative in studying, learning law
2. The State shall ensure and facilitate for the citizens performing the rights being informed about law.
Article 3. Policy of the State on law popularization and education
1. Law popularization and education is duty of entire the policy system, in which the State takes the leading role.
2. The State shall ensure necessary resources for task about law popularization and education.
3. Implementing socialization in law popularization and education; commending and rewarding agencies, organizations and individuals actively contributing to law popularization and education.
4. Legal education in educational facilities of national educational system are integrated in educational program of educational levels and training qualifications; being a content in educational program of lower secondary education, upper secondary education, Professional education and higher education.
Article 4. Socialization of law popularization and education
The State encourages and has policy to assist, facilitate for agencies, organizations, enterprises, individuals participating in law popularization and education; mobilizes social resources contributing to law popularization and education.
The State encourages and has policy to assist, facilitate for agencies, organizations, enterprises, individuals participating in law popularization and education; mobilizes social resources contributing to law popularization and education.
Article 5. Principles of law popularization and education
1. Accuracy, sufficiency, clearness, intelligibleness, practical.
2. Being timely, regularly, having focus of interest or main point
3. Making variety forms of law popularization and education, being suitable with demand, age group, qualification of subjects being popularized, educated on law and and being suitable with the good traditional, customs and habits of national.
4. Linking execution of law, execution of duties about social-economical development, assurance of defense and security of national and localities and life each day of people.
5. Closely coordination between agencies, organizations, families and society.
Article 6. State management on law popularization and education
1. The content of state management on law popularization and education includes:
a) Formulating, promulgating legal documents, programs, plans on law popularization and education;
b) Directing, guiding and organizing implementation of law popularization and education;
c) Fostering knowledge of law, professional skills in law popularization and education;
d) Setting up and managing the national database of law;
dd) Making statistics, summarization relating to law popularization and education;
e) Inspection, examination, settlement over complaints, denunciation and handling violation in law popularization and education;
g) International cooperation on law popularization and education.
2. The state management agencies on law popularization and education include:
a) The Government shall carry out the unified management of law popularization and education;
b) The Ministry of Justice shall be responsible before the Government for implementation of state management on law popularization and education; assume the prime responsibility for formulation, and submitting to the Prime Minister for promulgation of programs, long-term and medium-term plans on law popularization and education; assume the prime responsibility for seting up the national database of law;
c) Ministries, ministerial-level agencies within their duties and powers shall responsible for coordination with the Ministry of Justice to implement state management on law popularization and education;
d) The People’s Committees at levels shall have responsibility for implementation of the state management on law popularization and education in localities.
Article 7. The coordinate council of law popularization and education
1. The coordinate councils of law popularization and education are established in centre, central-affiliated cities and provinces, district, towns and provincial cities. They are consulting agencies of the Goverment, provincial People’s Committees, district People’s Committees in law popularization and education and mobilizing resources for law popularization and education.
2. Standing agency of the coordinate council of law popularization and education under the Government is the Ministry of Justice; under provincial People’s Committee is the Department of Justice, under district People’s Committee is division of Justice.
3. The Prime Minister shall detail on component and duties, powers of the coordinate council of law popularization and education.
Article 8. Legal day of the Socialist Republic of Vietnam
On November 09 annually is the Legal day of the Socialist Republic of Vietnam. The Legal day is operated aiming to Honor Constitution, laws, to educate law-abiding consciousness for everyone in the society.
The Government details this Article.
Article 9. The prohibited acts
1. Wrongly communication of or criticizing with respect to the popularized content of laws; not supplying information, documents as prescribed by law; supplying information, documents with the content that is incorrect with truth, contrary to law, social ethics, national good tradition.
2. Abusing law popularization and education to distort the guidelines, lines of the Party, law of the State; propagating the hostile policy, sowing division with the great national unity; infringing lawful rights and interests of agencies, organizations and individuals.
3. Hindering implementation of rights being informed, studying, learning law of citizens, operation of law popularization and education of agencies, organizations and individuals.
4. Abusing implementation of rights being informed, studying, learning law to hinder normal operation of law popularization and education of agencies, organizations and individuals, causing social disorder and unsafety.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Điều 6. Quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật
Điều 8. Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Điều 25. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ