Chương 3 Nghị định 75/2007/NĐ-CP: Thủ tục điều tra sự cố, tai nạn tàu bay
Số hiệu: | 75/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/05/2007 | Ngày hiệu lực: | 16/06/2007 |
Ngày công báo: | 01/06/2007 | Số công báo: | Từ số 326 đến số 327 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Điều tra sự cố, tai nạn tàu bay nhằm đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Thu thập, ghi lại và phân tích các thông tin có thể thu thập được về sự cố tai nạn tàu bay;
2. Nghiên cứu, xác định các nguyên nhân gây ra sự cố, tai nạn tàu bay;
3. Khuyến cáo đối với việc bảo đảm an toàn hàng không;
4. Lập báo cáo về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay.
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện tìm kiếm, cứu nạn có trách nhiệm bảo vệ tàu bay và hiện trường của tàu bay bị sự cố hoặc tai nạn.
2. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện hoạt động bảo vệ hiện trường, bao gồm các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
a) Cấp cứu người còn sống; dập cháy và bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân;
b) Bảo vệ tàu bay để không bị cháy hoặc hư hỏng thêm; không làm xáo trộn hoặc thay đổi tư thế xác nạn nhân; không làm hư hỏng hoặc xáo trộn hàng hoá, hành lý và các đồ vật khác chuyên chở trên tàu bay;
c) Áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do hàng nguy hiểm;
d) Chụp ảnh, quay phim hoặc các biện pháp cần thiết khác để lưu giữ vật chứng dễ bị mất hoặc biến dạng;
đ) Thu thập họ tên và địa chỉ của những người chứng kiến để phục vụ cho việc điều tra sự cố, tai nạn tàu bay.
3. Chủ sở hữu, người khai thác tàu bay hoặc người thuê tàu bay có trách nhiệm di chuyển tàu bay bị sự cố hoặc tai nạn, hàng hoá, hành lý và các đồ vật chuyên chở trên tàu bay bị sự cố hoặc tai nạn theo yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải.
4. Cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay tổ chức di chuyển tàu bay bị sự cố hoặc tai nạn, hàng hoá, hành lý và các đồ vật chuyên chở trên tàu bay bị sự cố hoặc tai nạn đến vị trí thích hợp trong trường hợp những người quy định tại khoản 3 Điều này không thực hiện.
5. Việc di chuyển tàu bay bị sự cố hoặc tai nạn, hàng hoá, hành lý và các đồ vật chuyên chở trên tàu bay bị sự cố, tai nạn phải được lập biên bản. Biên bản ghi rõ hiện trạng của các đồ vật và tổ chức, cá nhân được giao đồ vật.
1. Ủy ban điều tra tai nạn tàu bay do Thủ tướng Chính phủ thành lập gồm đại diện Bộ Giao thông vận tải là Chủ tịch, đại diện các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn.
2. Bộ Giao thông vận tải thành lập cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay hoặc tổ chức điều tra theo cách thức phù hợp với mức độ, tính chất của sự cố, tai nạn đó. Trong trường hợp cần thiết thành lập cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay, Bộ Giao thông vận tải có thể mời đại diện các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn.
3. Ủy ban điều tra tai nạn tàu bay do Thủ tướng Chính phủ thành lập hoặc cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay do Bộ Giao thông vận tải thành lập (sau đây gọi là cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay) có quyền trưng dụng người có đủ năng lực, trình độ của các tổ chức của Việt Nam sau đây để phục vụ hoạt động điều tra sự cố, tai nạn tàu bay:
a) Người khai thác tàu bay;
b) Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu;
c) Cơ sở thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng và thử nghiệm tàu bay;
d) Tổ chức xã hội nghề nghiệp về hàng không.
4. Cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay được bố trí nơi làm việc thích hợp gần khu vực hiện trường xảy ra sự cố hoặc tai nạn tàu bay; được trang bị phương tiện đi - lại, trang bị, thiết bị cần thiết phục vụ cho việc điều tra sự cố hoặc tai nạn tàu bay. Nơi làm việc do cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay quyết định tuỳ thuộc vào từng vụ việc cụ thể.
5. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ điều tra tai nạn, sự cố tàu bay sau khi kết thúc việc điều tra sự cố hoặc tai nạn tàu bay.
1. Người thực hiện điều tra sự cố hoặc tai nạn tàu bay phải đáp ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn và kỹ thuật hàng không.
2. Những người sau đây không được là thành viên của cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay:
a) Chủ sở hữu tàu bay, người góp vốn hoặc tham gia điều hành tổ chức khai thác tàu bay có tàu bay bị sự cố, tai nạn đang được điều tra;
b) Người có lợi ích từ việc kinh doanh của tổ chức khai thác tàu bay, cơ sở thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng tàu bay bị sự cố, tai nạn đang được điều tra.
Người đứng đầu cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Tổ chức thực hiện, phân công nhiệm vụ cho các thành viên của cơ quan điều tra để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định;
2. Chủ trì các cuộc họp của cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay; phát ngôn hoặc chỉ định thành viên của cơ quan điều tra sự cố, tai nạn là người phát ngôn trong quá trình điều tra sự cố, tai nạn;
3. Các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 10 của Nghị định này.
1. Người điều tra sự cố, tai nạn tàu bay có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Được vào hiện trường, khám nghiệm hiện trường sự cố hoặc tai nạn tàu bay, tiếp cận tàu bay, trang bị, thiết bị của tàu bay hoặc các mảnh vỡ của tàu bay;
b) Thu giữ hoặc phối hợp với cơ quan công an thu giữ và sử dụng các mảnh vỡ tàu bay, trang bị, thiết bị của tàu bay và các giấy tờ, tài liệu cần thiết cho việc điều tra sự cố, tai nạn;
c) Thống kê các chứng cứ tại hiện trường sự cố, tai nạn tàu bay; kiểm soát việc di chuyển tàu bay, hành lý, hàng hoá và các đồ vật vận chuyển trên tàu bay, các mảnh vỡ, trang bị, thiết bị của tàu bay;
d) Thu giữ các máy tự ghi, thực hiện hoặc yêu cầu thực hiện giải mã hoặc yêu cầu quốc gia đăng ký, quốc gia khai thác cung cấp dữ liệu của máy tự ghi;
đ) Yêu cầu chủ sở hữu, người khai thác tàu bay, cơ sở sản xuất, Cảng vụ hàng không hoặc tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến tàu bay bị sự cố, tai nạn,
e) Giám định hoặc yêu cầu giám định các mẫu vật, chứng cứ, tài liệu liên quan đến sự cố, tai nạn tàu bay, sức khoẻ của những người liên quan đến việc khai thác tàu bay bị sự cố, tai nạn;
g) Được cung cấp kết quả giám định thi thể nạn nhân để phục vụ cho hoạt động điều tra sự cố, tai nạn tàu bay;
h) Hỏi, nghiên cứu lời khai của người chứng kiến về những vấn đề có liên quan đến tai nạn, sự cố tàu bay.
2. Người điều tra sự cố, tai nạn tàu bay có các nghĩa vụ sau đây:
a) Điều tra sự cố, tai nạn tàu bay nhanh chóng, trung thực và khách quan;
b) Tuân thủ nghiêm ngặt sự chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay về nội dung, phương pháp điều tra và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động điều tra;
c) Không được cung cấp thông tin liên quan đến điều tra sự cố, tai nạn tàu bay cho người khác hoặc các phương tiện thông tin khi chưa được phép công bố.
1. Cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay phải trả tàu bay và các trang bị, thiết bị tàu bay bị sự cố, tai nạn cho người có quyền đối với tàu bay hoặc người được quốc gia đăng ký tàu bay hoặc quốc gia của người khai thác chỉ định khi không cần giữ lại để phục vụ công tác điều tra.
2. Việc trả tàu bay, trang bị, thiết bị tàu bay phải lập biên bản giao nhận. Biên bản giao nhận bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên và địa chỉ của người hoặc tổ chức giao, nhận;
b) Miêu tả sơ bộ đối tượng được bàn giao;
c) Ngày giờ, địa điểm bàn giao;
d) Chữ ký của đại diện cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay và đại diện bên nhận.
1. Khi thực hiện điều tra tai nạn tàu bay hoặc sự cố quy định tại Phụ lục I Nghị định này, cơ quan điều tra phải giải mã thông tin trong các máy tự ghi lắp đặt trên tàu bay.
2. Việc chọn cơ sở giải mã thông tin của máy tự ghi phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Mức độ khách quan và chính xác của đơn vị, người tiến hành giải mã;
b) Thời gian ít nhất dành cho việc giải mã đủ để có các thông tin cần thiết;
c) Vị trí địa lý của nơi giải mã phải gần cơ quan điều tra tai nạn.
1. Trường hợp tai nạn tàu bay có thành viên tổ bay bị chết, cơ quan điều tra phải trưng cầu khám nghiệm tử thi để phục vụ công tác điều tra.
2. Trường hợp tai nạn tàu bay có hành khách hoặc người thứ ba trên mặt đất bị chết, cơ quan điều tra có thể quyết định trưng cầu khám nghiệm tử thi để phục vụ công tác điều tra.
Các cơ quan điều tra khác đối với sự cố, tai nạn tàu bay theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự có trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác về giám định tử thi, danh tính nạn nhân, lời khai của các nhân chứng, các thông tin được giải mã và các chứng cứ cho cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay khi có yêu cầu.
Trong quá trình điều tra sự cố, tai nạn tàu bay, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ có hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng thì Bộ Giao thông vận tải phải thông báo ngay cho cơ quan nhà nước liên quan của Việt Nam và các quốc gia liên quan theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
1. Khi xảy ra sự cố, tai nạn tàu bay, cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay có quyền công bố các thông tin sau đây:
a) Số hiệu chuyến bay, quốc tịch và số hiệu đăng ký của tàu bay;
b) Tên của các thành viên tổ bay, trình độ và bằng cấp chính thức;
c) Lịch trình chuyến bay;
d) Tình trạng đủ điều kiện bay của tàu bay;
đ) Điều kiện thời tiết;
e) Tổ chức và nhiệm vụ của cơ quan điều tra sự cố, tai nạn;
g) Tiến trình điều tra;
h) Các thông tin thực tế về sự cố, tai nạn.
2. Các thông tin sau đây không được phép công bố và chỉ được sử dụng cho việc điều tra sự cố hoặc tai nạn tàu bay:
a) Lời khai của những người liên quan trong quá trình điều tra;
b) Thông tin trao đổi giữa những người liên quan đến khai thác tàu bay;
c) Thông tin y tế và các thông tin cá nhân của những người liên quan đến sự cố hoặc tai nạn tàu bay;
d) Ghi âm buồng lái và bản sao ghi âm đó;
đ) Các ý kiến phân tích thông tin, bao gồm các thông tin của máy ghi dữ liệu chuyến bay;
e) Thông tin liên quan đến an ninh, quốc phòng.
1. Việc quyết định điều tra lại đối với sự cố hoặc tai nạn tàu bay sau khi kết thúc điều tra chỉ được thực hiện trong trường hợp phát hiện chứng cứ mới quan trọng có thể làm thay đổi kết luận về nguyên nhân và trách nhiệm đối với sự cố, tai nạn.
2. Thẩm quyền tổ chức điều tra và thủ tục mở lại điều tra sự cố, tai nạn tàu bay áp dụng như đối với việc tổ chức điều tra lần đầu.
1. Cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay lập báo cáo sơ bộ về điều tra sự cố hoặc tai nạn tàu bay theo mẫu tại Phụ lục II Nghị định này.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày xảy ra sự cố, tai nạn tàu bay, Bộ Giao thông vận tải gửi bản báo cáo sơ bộ về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay cho các quốc gia và tổ chức quốc tế liên quan sau đây:
a) Quốc gia đăng ký tàu bay;
b) Quốc gia khai thác;
c) Quốc giả thiết kế;
d) Quốc gia sản xuất;
đ) Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đối với tàu bay có trọng lượng tối đa trên 2.250 kilôgam.
1. Khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay lập báo cáo chính thức theo mẫu tại Phụ lục III Nghị định này.
2. Bộ Giao thông vận tải gửi dự thảo báo cáo chính thức về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay cho các quốc gia sau đây để lấy ý kiến:
a) Quốc gia đăng ký tàu bay;
b) Quốc gia khai thác;
c) Quốc gia thiết kế;
d) Quốc gia sản xuất.
3. Trong vòng 60 ngày, kể từ ngày gửi dự thảo báo cáo chính thức, nếu nhận được ý kiến của các quốc gia quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay nghiên cứu, chỉnh lý dự thảo báo cáo chính thức hoặc đính kèm ý kiến đó vào báo cáo chính thức.
4. Hết thời hạn 60 ngày mà không nhận được ý kiến và các quốc gia không có thỏa thuận nào khác, Bộ Giao thông vận tải gửi báo cáo chính thức về điều tra sự cố hoặc tai nạn tàu bay cho các quốc gia và tổ chức quốc tế sau đây:
a) Quốc gia tham gia điều tra;
b) Quốc gia đăng ký tàu bay;
c) Quốc gia khai thác;
d) Quốc gia thiết kế;
đ) Quốc gia sản xuất;
e) Quốc gia có công dân bị chết hoặc bị thương nặng;
g) Quốc gia đã cung cấp thông tin liên quan, trang bị, thiết bị hoặc các chuyên gia;
h) Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế đối với tàu bay có trọng lượng tối đa trên 5700 kilôgam.
1. Căn cứ vào tính chất sự cố hoặc tai nạn tàu bay, cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay công bố một phần hoặc toàn bộ báo cáo chính thức về điều tra sự cố hoặc tai nạn tàu bay, trừ trường hợp điều tra sự cố hoặc tai nạn tàu bay theo ủy thác của quốc gia khác.
2. Việc công bố báo cáo chính thức về điều tra sự cố hoặc tai nạn tàu bay quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện trong vòng 12 tháng, kể từ ngày gửi báo cáo chính thức về điều tra sự cố hoặc tai nạn tàu bay cho các quốc gia, tổ chức quốc tế.
1. Trong quá trình điều tra sự cố hoặc tai nạn tàu bay, cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay có các quyền sau đây:
a) Gửi văn bản yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan áp dụng ngay các biện pháp tăng cường an toàn hàng không;
b) Gửi khuyến cáo về an toàn hàng không phát sinh từ hoạt động điều tra đến các quốc gia liên quan và Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).
2. Trong vòng 30 ngày, kể từ khi nhận được văn bản khuyến cáo, tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải báo cáo Cục Hàng không Việt Nan về việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và tăng cường an toàn hàng không.
1. Người khai thác tàu bay, người thuê tàu bay trong trường hợp thuê có tổ bay có tàu bay bị sự cố hoặc tai nạn chịu chi phí cho việc giải mã, giám định tử thi, dựng lại hiện trường và di chuyển tàu bay, hàng hoá, hành lý và các đồ vật chuyên chở trên tàu bay, thù lao và các chi phí khác cho những người được trưng dụng để phục vụ hoạt động điều tra sự cố, tai nạn tàu bay được quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.
2. Các chi phí khác phục vụ cho hoạt động điều tra sự cố hoặc tai nạn tàu bay lấy từ nguồn ngân sách nhà nước. Bộ Giao thông vận tải lập dự toán chi phí cho từng vụ việc cụ thể báo cáo Bộ Tài chính quyết định.
PROCEDURES FOR INVESTIGATION OF AIRCRAFT INCIDENT OR ACCIDENT
Article 5. Contents of investigation of aircraft incident or accident
The investigation of aircraft incident or accident is done to meet the following requirements:
1. Collection, recording and analysis of information which can be collected on aircraft incident or accident;
2. Study and identification of causes of aircraft incident or accident;
3. Recommendations for aviation safety assurance;
4. Making of report on investigation of aircraft incident or accident
Article 6. Scene protection and removal of aircraft having accident or incident
1. The organizations and individuals that carry out the search and rescue must protect the aircraft and scene of aircraft having accident or incident.
2. The Ministry of Transport shall coordinate with the relevant organizations and individuals to protect the scene with the following specific duties:
a) Provide emergency aid for the survivors; extinguish fire and protecting people’s life and properties.
b) Protect the aircraft to prevent further fire or damage; not disorder or change position of victim’s body; not damage or disorder the cargo, luggage and other objects transported on aircraft;
c) Take appropriate measures to prevent the consequences that may occur due to the dangerous cargo;
d) Take photos or make film or take other necessary measures to keep the exhibits easily lost or deformed;
dd) Collect the full name and address of witnesses for the investigation of aircraft incident or accident.
3. The owner, operator or lessee of aircraft must move the aircraft having accident or incident or the cargo, luggage and objects transported on aircraft having accident or incident as required by the Ministry of Transport.
4. The bodies investigating the aircraft accident or incident must move the aircraft having accident or incident or the cargo, luggage and objects transported on aircraft having accident or incident to the appropriate location in case the persons specified in Paragraph 3 of this Article fail to do it.
5. The removal of aircraft having accident or incident or the cargo, luggage and objects transported on aircraft having accident or incident must be recorded. The record specifies the present condition of objects and the organizations and individuals that keep them.
Article 7. Bodies investigating the aircraft accident or incident
1. The aircraft investigation Committee set up by the Prime Minister consists of the representative of Ministry of Transport as the Chairman, representatives of relevant Ministries and sectors and provincial People’s Committee where the accident has occurred.
2. The Ministry of Transport shall set up the aircraft accident or incident investigation body or organize the investigation by the way in line with the extent and characteristics of that incident or accident. In case of required setup of aircraft accident or incident investigation body, the Ministry of Transport can invite the representatives of relevant Ministries and sectors and provincial People’s Committee where the accident has occurred.
3. The aircraft investigation Committee set up by the Prime Minister or the aircraft accident or incident investigation body set up by the Ministry of Transport (hereafter referred to as the aircraft accident or incident investigation body) has the right to requisition the qualified persons of the following Vietnamese organizations to serve the investigation of aircraft accident or incident:
a) Aircraft operators;
b) Air traffic service providers;
c) Facilities designing, manufacturing, maintaining and testing aircraft;
d) Social-professional organizations on aviation;
4. The aircraft accident or incident investigation body is arranged an appropriate workplace near the scene of aircraft accident or incident; equipped with means of travelling and equipment necessary for the investigation of aircraft accident or incident. The workplace shall be decided by the aircraft accident or incident investigation body depending on each specific case.
5. The Ministry of Transport must keep the records of aircraft accident or incident investigation after its completion.
Article 8. Person in charge of aircraft accident or incident investigation
1. The person in charge of aircraft accident or incident investigation must meet the requirements for professional qualification and aviation engineering.
2. The following persons must not be the members of the aircraft accident or incident investigation body:
a) The aircraft owner of aircraft, capital contributor or person involved in running the aircraft operation organization which has the aircraft in distress and under investigation;
b) The person having interests from the business of aircraft operation organizations, the facilities designing, manufacturing, maintaining and testing aircraft in distress and under investigation;
Article 9. Duties and powers of the head of aircraft accident or incident investigation body
The head of aircraft accident or incident investigation body has the following duties and powers:
1. Organizes the implementation and assigns duties to the members of the investigation body to perform their prescribed duties and powers.
2. Presides over the meetings of the aircraft accident or incident investigation body, speaks or appoints the member of the investigation body to be the spokesman during the investigation of incident or accident;
3. Other duties and powers are specified in Article 10 of this Decree.
Article 10. Duties and powers of the person in charge of aircraft accident or incident investigation
1. The person in charge of aircraft accident or incident investigation has the following duties and powers:
a) Enters and examines the scene of aircraft accident or incident, approaches the aircraft, its equipment or debris;
b) Seizes or coordinates with the police body to seize and use the debris and equipment of aircraft and the documents and papers necessary for investigation of incident or accident;
c) Makes statistics of evidence at the scene of aircraft incident or accident, controls the removal of aircraft, luggage, cargo and objects transported on aircraft, the debris and equipment of aircraft;
d) Seizes the black box, carries out the decoding or requires the decoding or requires the country of registration or country of operation to provide the data of the black box.
dd) Requires the owner and operator of aircraft, the manufacturer, aviation Authority or other organizations and individuals to provide the information and documents pertaining to the aircraft in distress;
e) Inspects or requires the inspection of exhibits, evidence and documents pertaining to the aircraft incident or accident, and the health of persons involved in operating the aircraft in distress;
g) Provides the result of inspection of victim’s body for the investigation of aircraft incident or accident;
h) Questions and studies the testimonies of witnesses on the issues pertaining to the aircraft incident or accident.
2. The person in charge of aircraft incident or accident has the following obligations:
a) Investigates the aircraft incident or accident quickly, truthfully and objectively.
b) Strictly follows the direction of the head of the aircraft incident or accident investigation body on the contents, methods of investigation and takes measures to ensure the safety in investigation;
c) Must not provide information pertaining to the investigation of aircraft incident or accident for other persons or mass media without permission.
Article 11. Return of aircraft and equipment of aircraft
1. The aircraft incident or accident investigation body must return the aircraft and equipment of aircraft in distress to the person having the authority to the aircraft or the person appointed by the country of registration or the operator’s country when it does not need to retain the aircraft and equipment of aircraft for investigation.
2. The return of aircraft and equipment of aircraft must be made with a record of handover which consists of the following contents:
a) Name and address of the person or organization of handover;
b) Preliminary description of subjects handed over;
c) Date, time and location of handover;
d) Signature of representative of the aircraft incident or accident investigation body and representative of the recipient.
Article 12. Decoding the black box
1. When carrying out the investigation of aircraft incident or accident specified in Appendix I of this Decree, the investigation body must decode the information in the black box installed on aircraft.
2. The selection of facility to decode the information of the black box must meet the following requirements:
a) The level of objectivity and accuracy of the unit and the persons that conduct the decoding;
b) The minimum time for the decoding is sufficient to have necessary information;
c) The geographical location of the decoding place must be near the aircraft incident or accident investigation body.
1. Where the aircraft accident causes the crew member’s death, the investigation body must solicit autopsy to serve the investigation.
2. Where the aircraft accident causes the death of passenger or a third person on the ground, the investigation body can solicit autopsy to serve the investigation.
Article 14. Coordinated responsibility of other investigation bodies
The other investigation bodies for the aircraft incident or accident in accordance with the criminal procedure law must provide the correct information on autopsy, the victim's identity, the testimonies of witnesses, the decoded information and evidence for the aircraft incident or accident investigation body as required .
Article 15. Notification of illegal acts of interference
During the investigation of aircraft incident or accident, if detecting or suspecting the illegal acts of interference in the civil aviation, the Ministry of Transport must notify immediately the relevant state bodies of Vietnam and the relevant countries as stipulated in Paragraph 4, Article 4 of this Decree.
Article 16. Disclosure of information
1. Upon occurrence of aircraft incident or accident, the aircraft incident or accident investigation body has the right to disclose the following information:
a) Flight number, nationality and registration number of aircraft;
b) Name of crew members and their official qualifications;
c) Flight schedule;
d) Status of airworthiness of the aircraft;
dd) Weather condition;
e) Organization and duties of the aircraft incident or accident investigation body;
g) Investigation process;
h) Actual information on incident or accident;
2. The following information must not be disclosed and is only used for the investigation of aircraft incident or accident:
a) The testimonies of the relevant persons during the investigation;
b) The information exchanged between the persons pertaining to the aircraft operation;
c) Medical information and personal information of the persons pertaining to the aircraft incident or accident;
d) Cockpit voice recording and their recording copy;
dd) Opinions on analyzed information, including the information of black box;
e) Information pertaining to the security and national defense.
1. The decision on re-investigation for the aircraft incident or accident after the end of investigation is only done in case of detection of important new evidence which can change the conclusion of cause and responsibility for the incident or accident.
2. The authority to re-investigate and the procedures for re-investigation of aircraft incident or accident are applied as for the first investigation.
Article 18. Preliminary report on aircraft incident or accident
1. The aircraft incident or accident investigation body shall make a preliminary report on investigation of aircraft incident or accident under the form specified in Appendix II of this Decree.
2. Within 30 days from the date of occurrence of aircraft incident or accident, the Ministry of Transport shall send the preliminary report on investigation of aircraft incident or accident to the relevant countries and international organizations as follows:
a) Country of aircraft registration;
b) Country of aircraft operation;
c) Country of aircraft design;
d) Country of aircraft manufacture;
dd) International Civil Aviation Organization (ICAO) for aircraft with a maximum weight of over weighing 2,250 kilograms.
Article 19. Official report on investigation of aircraft incident or accident
1. Upon the completion of investigation, the aircraft incident or accident investigation body shall make an official report under the form specified in Appendix III of this Decree.
2. The Ministry of Transport shall send the draft of official report on aircraft incident or accident to the following countries for opinions:
a) Country of aircraft registration;
b) Country of aircraft operation;
c) Country of aircraft design;
d) Country of aircraft manufacture;
3. Within 60 days, from the date of sending the draft of official report, if receiving the opinions of the countries specified in Paragraph 2 of this Article, the aircraft incident or accident investigation body shall study and revise it or attach those opinions in the official report.
4. When the time limit of 60 days is over without receiving the opinions and agreements from the countries, the Ministry of Transport shall send the official report on the investigation of aircraft incident or accident to the following countries and international organizations:
a) Country involved in investigation;
b) Country of aircraft registration;
c) Country of aircraft operation;
d) Country of aircraft design;
dd) Country of aircraft manufacture;
e) Country having the deceased or seriously injured citizens;
g) Country which has provided the relevant information, equipment or specialists;
h) International Civil Aviation Organization (ICAO) for aircraft with a maximum weight of over weighing 5,700 kilograms.
Article 20. Disclosure of official report on investigation of aircraft incident or accident
1. Based on the characteristics of aircraft incident or accident, the aircraft incident or accident investigation body shall disclose a part or the whole of official report on investigation of aircraft incident or accident, except the case of investigation of aircraft incident or accident as authorized by other countries.
2. The disclosure of official report on investigation of aircraft incident or accident specified in Paragraph 1 of this Article shall be done within 12 months from the date of sending the official report on the investigation of aircraft incident or accident to the countries and international organizations.
Article 21. Safety recommendations
1. During the investigation of aircraft incident or accident, the aircraft incident or accident investigation body has the following rights:
a) Sends documents to require the relevant organizations and individuals to take measures to strengthen the aviation safety;
b) Sends the recommendations for aviation safety arising from the investigation to the relevant countries and the International Civil Aviation Organization (ICAO).
2. Within 30 days from the date of receiving the written recommendation, the organizations and individuals specified under Point a, Paragraph 1 of this Article must report to the Civil Aviation Authority of Vietnam on taking the preventive measures and strengthening the aviation safety.
Article 22. Funding for investigation of aircraft incident or accident
1. The operator and the lessee of aircraft in case of lease with crew having the aircraft in distress shall bear the expenses of decoding, autopsy, scene reconstruction and removal of aircraft, cargo, luggage and objects transported on aircraft, remuneration and other expenses for those who are used to serve the investigation of aircraft incident or accident specified in Paragraph 3, Article 7 of this Decree.
2. The other expenses served for the investigation of aircraft incident or accident are taken from the state budget. The Ministry of Transport shall make an estimate of expenses for each case for report to the Ministry of Finance for decision.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực