Chương 3 Nghị định 71/2010/NĐ-CP: Sở hữu, quản lý sử dụng nhà ở
Số hiệu: | 71/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 23/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 08/08/2010 |
Ngày công báo: | 08/07/2010 | Số công báo: | Từ số 382 đến số 383 |
Lĩnh vực: | Bất động sản | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/12/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nhà ở được tạo lập hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:
1. Đầu tư xây dựng nhà ở mới theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và pháp luật về xây dựng;
2. Mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này, pháp luật về kinh doanh bất động sản và pháp luật về dân sự;
3. Thông qua các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
1. Các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và có giấy tờ chứng minh về việc tạo lập hợp pháp nhà ở quy định tại Điều 44 của Nghị định này thì được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với nhà ở đó mà không bắt buộc phải có điều kiện về hộ khẩu thường trú, đăng ký kinh doanh tại nơi có nhà ở, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 38 của Nghị định này.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tạo lập nhà ở thông qua việc nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai trong các dự án phát triển nhà ở trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành việc công nhận quyền sở hữu đối với nhà ở đó được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện công nhận quyền sở hữu đối với nhà ở thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải căn cứ vào quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và quy định tại Nghị định này để thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở cho chủ sở hữu. Những trường hợp nhà ở không đủ điều kiện để được công nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này thì không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
1. Trong thời hạn bảo hành nhà ở theo quy định tại Điều 74 của Luật Nhà ở, bên bán có trách nhiệm bảo hành nhà ở, trừ trường hợp nhà ở bị hư hỏng do thiên tai, địch họa hoặc do người sử dụng gây ra.
2. Nội dung bảo hành nhà ở (kể cả công trình nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp) bao gồm sửa chữa, khắc phục các hư hỏng về kết cấu chính của nhà ở (dầm, cột, sàn, trần, mái, tường, các phần ốp, lát, trát), các thiết bị gắn liền với nhà ở như hệ thống các loại cửa, hệ thống cung cấp chất đốt, đường dây cấp điện sinh hoạt, cấp điện chiếu sáng, hệ thống cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải, khắc phục các trường hợp nghiêng, lún, sụt nhà ở. Đối với các thiết bị khác gắn với nhà ở thì bên bán thực hiện bảo hành theo thời hạn quy định của nhà sản xuất.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân thi công xây dựng hoặc bán nhà ở mà không thực hiện nghĩa vụ bảo hành nhà ở theo quy định tại Điều 74 của Luật Nhà ở và quy định tại điều này thì chủ sở hữu nhà ở có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết; nếu gây thiệt hại cho người khác thì tổ chức, cá nhân gây thiệt hại phải bồi thường hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Chủ sở hữu nhà ở có trách nhiệm thực hiện bảo trì nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và các quy định của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người sử dụng có thỏa thuận khác. Đối với trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu thì người đang sử dụng có trách nhiệm bảo trì nhà ở đó.
2. Đối với nhà ở có nhiều chủ sở hữu thì các chủ sở hữu có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và thỏa thuận đóng góp kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung; trong trường hợp không thỏa thuận được thì kinh phí bảo trì phần sở hữu chung được phân bổ tương ứng với phần diện tích thuộc sở hữu riêng của từng chủ sở hữu.
Việc đóng góp kinh phí bảo trì nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại Điều 51 của Nghị định này.
3. Nội dung, quy trình và việc quản lý hồ sơ bảo trì nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng.
1. Chủ sở hữu có quyền cải tạo nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình. Việc cải tạo nhà ở phải bảo đảm an toàn cho người, tài sản, giữ vệ sinh môi trường xung quanh và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Trường hợp cải tạo nhà ở mà thuộc diện phải xin phép xây dựng thì chủ sở hữu chỉ được thực hiện cải tạo sau khi đã có Giấy phép xây dựng.
3. Việc cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung phải được các chủ sở hữu đồng ý bằng văn bản. Các chủ sở hữu có trách nhiệm đóng góp kinh phí để thực hiện cải tạo phần diện tích thuộc sở hữu chung.
Trường hợp cải tạo nhà chung cư cũ thì thực hiện theo quy định tại Điều 52 của Nghị định này.
1. Phần sở hữu riêng và các thiết bị sử dụng riêng trong nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu bao gồm:
a) Phần diện tích bên trong căn hộ (kể cả diện tích ban công, lô gia gắn liền với căn hộ đó) của chủ sở hữu căn hộ; phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư bán cho riêng từng chủ sở hữu căn hộ hoặc bán cho các tổ chức, cá nhân khác;
b) Phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư (chủ đầu tư giữ lại, không bán và cũng không phân bổ giá trị phần diện tích thuộc sở hữu riêng này vào giá bán căn hộ cho các chủ sở hữu căn hộ);
c) Các thiết bị sử dụng riêng trong căn hộ, trong phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu căn hộ hoặc của các chủ sở hữu khác.
Chủ sở hữu căn hộ, chủ sở hữu các phần diện tích khác trong nhà chung cư quy định tại điểm a và điểm b khoản này được gọi chung là các chủ sở hữu nhà chung cư.
2. Phần sở hữu chung nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu bao gồm phần diện tích và các thiết bị sử dụng chung cho nhà chung cư được quy định như sau:
a) Phần diện tích thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu nhà chung cư bao gồm: không gian, hành lang, cầu thang bộ, cầu thang máy, sân thượng, khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, đường thoát hiểm, hệ thống bể phốt, lối đi bộ, sân chơi chung và các phần khác không thuộc sở hữu riêng của các chủ sở hữu nhà chung cư;
b) Phần diện tích khác không phải là phần diện tích thuộc sở hữu riêng của các chủ sở hữu nhà chung cư quy định tại khoản 1 điều này;
c) Nơi để xe (xe đạp, xe cho người tàn tật, xe động cơ hai bánh) được xây dựng theo quy chuẩn xây dựng và có thể bố trí tại tầng hầm hoặc tại tầng một hoặc tại phần diện tích khác trong hoặc ngoài nhà chung cư. Đối với khu vực để xe ô tô thì phải xây dựng theo quy chuẩn xây dựng nhưng do chủ đầu tư quyết định thuộc quyền sở hữu chung của các chủ sở hữu nhà chung cư hoặc thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư quy định tại khoản 1 điều này;
d) Các thiết bị sử dụng chung cho nhà chung cư quy định tại khoản 3 Điều 70 của Luật Nhà ở.
Phần diện tích thuộc sở hữu chung quy định tại khoản này được dùng để sử dụng chung cho các chủ sở hữu nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư.
3. Phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung nhà chung cư quy định tại điều này phải được ghi rõ trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư.
1. Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu phải có Ban quản trị do các chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư bầu theo quy định tại Điều 71 của Luật Nhà ở và quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư. Chủ đầu tư có trách nhiệm chuẩn bị nội dung để thành lập Ban quản trị nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở.
2. Ban quản trị nhà chung cư có quyền và trách nhiệm theo quy định tại Điều 72 của Luật Nhà ở và quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư. Đối với nhà chung cư là nhà ở xã hội thì quyền hạn và trách nhiệm của Ban Quản trị nhà chung cư được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
3. Việc quản lý vận hành nhà chung cư do doanh nghiệp có năng lực chuyên môn về quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện.
4. Dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được hưởng các cơ chế như đối với dịch vụ công ích theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
5. Các chi phí dịch vụ khi sử dụng nhà chung cư, kể cả phí dịch vụ trông giữ xe ô tô không được cao hơn mức giá dịch vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
6. Đối với nhà chung cư chỉ có một chủ sở hữu thì chủ sở hữu có trách nhiệm tổ chức quản lý vận hành nhà chung cư đó.
Bộ Xây dựng ban hành quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư để áp dụng thống nhất trong cả nước.
1. Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định như sau:
a) Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng bán căn hộ kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì chủ đầu tư có trách nhiệm nộp các khoản kinh phí sau đây:
- Đối với diện tích nhà bán phải nộp 2% tiền bán, khoản tiền này được tính vào tiền bán căn hộ hoặc diện tích khác mà người mua phải trả và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán;
- Đối với phần diện tích nhà mà chủ đầu tư giữ lại, không bán (không tính phần diện tích thuộc sử dụng chung) thì chủ đầu tư phải nộp 2% giá trị của phần diện tích đó; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư đó.
b) khoản kinh phí quy định tại điểm a khoản này được trích trước thuế để nộp (Nhà nước không thu thuế đối với khoản kinh phí này) và được gửi vào ngân hàng thương mại do Ban quản trị nhà chung cư quản lý để phục vụ cho công tác bảo trì phần sở hữu chung theo quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư;
c) Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng bán căn hộ trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành mà chủ đầu tư chưa thu 2% tiền bán thì các chủ sở hữu căn hộ chung cư có trách nhiệm đóng góp khoản kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung. Kinh phí đóng góp chỉ được thu khi phát sinh công tác bảo trì và được xác định đối với từng công việc bảo trì cụ thể.
2. Trường hợp kinh phí bảo trì quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 điều này không đủ để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung thì các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm đóng góp thêm kinh phí tương ứng với phần diện tích thuộc sở hữu riêng của từng chủ sở hữu. Trong trường hợp nhà chung cư phải phá dỡ mà kinh phí bảo trì quy định tại khoản 1 điều này chưa sử dụng hết thì được sử dụng để hỗ trợ tái định cư khi xây dựng lại nhà chung cư hoặc đưa vào quỹ bảo trì nhà chung cư sau khi xây dựng lại.
1. Nhà chung cư cũ bị hư hỏng nghiêm trọng, xuống cấp có nguy cơ sập đổ đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức di chuyển các hộ gia đình đang sống trong nhà chung cư tới địa điểm khác để thực hiện phá dỡ nhà ở đó.
Các hộ gia đình có trách nhiệm di chuyển theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và được hưởng các quyền và lợi ích như đối với trường hợp giải phóng mặt bằng.
2. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà thực hiện phá dỡ theo yêu cầu của các chủ sở hữu để xây dựng lại thì phải được hai phần ba tổng số chủ sở hữu nhà chung cư đó đồng ý. Số chủ sở hữu còn lại không đồng ý phá dỡ thì sẽ bị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cưỡng chế di chuyển và phải chi trả các chi phí cho việc cưỡng chế phá dỡ nhà ở.
Nhà nước có chính sách ưu đãi và khuyến khích đối với trường hợp chủ sở hữu tự nguyện di chuyển đến nơi ở khác (không tái định cư tại chỗ) sau khi xây dựng lại nhà chung cư.
3. Trường hợp nhà chung cư cũ chưa thuộc diện phải phá dỡ theo quy định tại khoản 1 điều này nhưng các chủ sở hữu có nhu cầu cải tạo nâng cấp hoặc mở rộng thêm diện tích thì phải được hai phần ba tổng số chủ sở hữu nhà chung cư đó đồng ý. Việc cải tạo nhà chung cư phải phù hợp quy hoạch xây dựng và tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng.
Việc cải tạo nhà chung cư được thực hiện theo nguyên tắc xã hội hóa, bảo đảm nơi ở mới phải tốt hơn nơi ở cũ về chất lượng nhà ở và môi trường sống. Nhà nước khuyến khích việc thực hiện cải tạo các khu chung cư cũ đã xuống cấp theo dự án tổng thể đồng bộ về hạ tầng của cả khu vực.
4. Căn cứ vào quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này, Bộ Xây dựng trình Chính phủ ban hành chính sách riêng về việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ.
1. Việc quản lý sử dụng nhà biệt thự phải tuân thủ quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Việc bảo trì, cải tạo và xây dựng lại nhà biệt thự phải phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, tuân thủ các quy định về bảo trì công trình xây dựng, Nghị định này và pháp luật về quản lý di sản văn hóa.
3. Đối với nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước thì còn phải thực hiện quản lý theo quy định về quản lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước; trong trường hợp được sử dụng làm nhà ở công vụ thì phải tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở công vụ quy định tại Luật Nhà ở và Nghị định này.
4. Bộ Xây dựng ban hành quy định về quản lý sử dụng nhà biệt thự để áp dụng thống nhất trong cả nước.
Nhà biệt thự được phân thành ba nhóm sau đây:
1. Biệt thự nhóm một là biệt thự được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; biệt thự có giá trị điển hình về kiến trúc, nhà cổ do các cơ quan có thẩm quyền về xây dựng, kiến trúc và văn hóa cấp tỉnh phối hợp xác định, lập danh sách và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Các biệt thự thuộc nhóm một phải được giữ nguyên hình dáng kiến trúc bên ngoài, cấu trúc bên trong, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao.
2. Biệt thự nhóm hai là biệt thự không thuộc nhóm một nhưng có giá trị về kiến trúc do cơ quan có thẩm quyền về xây dựng, kiến trúc cấp tỉnh phối hợp xác định, lập danh sách trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Các biệt thự thuộc nhóm hai phải được giữ nguyên kiến trúc bên ngoài;
3. Biệt thự nhóm ba là biệt thự không thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này.
1. Trường hợp bảo trì nhà biệt thự là di tích lịch sử - văn hóa thì phải tuân thủ các quy định về sửa chữa, tu bổ, bảo quản và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa.
2. Trường hợp bảo trì nhà biệt thự thuộc nhóm một mà có thay đổi về màu sắc, vật liệu xây dựng thì phải được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có biệt thự trước khi thực hiện bảo trì.
1. Đối với trường hợp cải tạo, xây dựng lại nhà biệt thự mà thuộc diện phải xin Giấy phép xây dựng thì chỉ được thực hiện cải tạo, xây dựng lại sau khi đã có Giấy phép xây dựng.
2. Đối với biệt thự thuộc nhóm một và nhóm hai còn phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Đối với biệt thự nhóm một:
- Không được làm thay đổi nguyên trạng ban đầu của nhà biệt thự;
- Không được phá dỡ nhà biệt thự cũ. Trường hợp phải phá dỡ để xây dựng lại do bị hư hỏng nặng có nguy cơ sập đổ theo kết luận của đơn vị có chức năng về kiểm định chất lượng công trình xây dựng thì phải xây dựng theo đúng kiến trúc ban đầu, sử dụng đúng loại vật liệu và phải tuân thủ quy hoạch (đúng mật độ xây dựng, đúng số tầng và chiều cao) của biệt thự cũ;
- Đối với nhà biệt thự là di tích lịch sử - văn hóa thì phải thực hiện đúng quy định về bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa;
- Không được tạo thêm kết cấu bằng các loại vật liệu khác để làm tăng diện tích hoặc cơi nới, chiếm dụng không gian bên ngoài nhà biệt thự.
b) Đối với biệt thự nhóm hai:
- Phải giữ nguyên kiến trúc bên ngoài;
- Trường hợp phải phá dỡ để xây dựng lại do bị hư hỏng nặng có nguy cơ sập đổ theo kết luận của đơn vị có chức năng về kiểm định chất lượng công trình xây dựng thì phải xây dựng theo đúng kiểu dáng kiến trúc bên ngoài của biệt thự cũ, phải tuân thủ quy hoạch (đúng mật độ xây dựng, đúng số tầng và chiều cao).
OWNERSHIP AND USE MANAGEMENT OF HOUSES
Article 44. Lawful establishment of houses A house may be lawfully established through:
1. Building under the Housing Law, this Decree and the construction law;
2. Purchase, donation, exchange or inheritance under the Housing Law, this Decree, the law on real estate business and the civil law;
3. Other forms provided for by law.
Article 45. Recognition of house ownership
1. Organizations and individuals eligible to own houses in Vietnam under the Housing Law and possessing papers evidencing the lawful establishment of houses under Article 44 of this Decree may have ownership of such houses recognized by the State without having to satisfy the conditions on household registration books evidencing permanent residence or on business registration in localities where exist the houses, except the case specified at Point c. Clause 2, Article 38 of this Decree.
In case households and individuals own houses before the effective date of this Decree through contracts to purchase and sell houses to be formed in the future under housing development projects, their ownership of these houses shall be recognized under the Construction Ministry's guidance.
2. Competent state agencies shall recognize ownership of houses through granting land use right certificates or house and land-attached asset ownership certificates to house owners under law.
3. Competent state agencies shall, pursuant to regulations on grant of land use right certificates or house and land-attached asset ownership certificates and this Decree, grant ownership certificates for houses to their owners. These certificates will not be granted for houses which fail to fully satisfy the conditions for having their ownership recognized under the Housing Law and this Decree.
1. Within the house warranty duration specified in Article 74 of the Housing Law, sellers shall provide warranty for houses, unless these houses are damaged by natural disasters, enemy sabotage or users.
2. Warranty for a house (including houses with multiple use purposes) covers repair and remedying of damages in the house's main structure (beam, column, floor, ceiling, roof, wall, and tiled and. plastered parts), or equipment installed in the house, such as door systems, fuel supply systems, daily-life and lighting electricity supply lines, daily-life water supply and wastewater drainage systems: and remedies in case of slant, subsidence or settlement of the house. Sellers shall provide warranty for other equipment installed to houses within the time limit prescribed by manufacturers of such equipment.
3. In case organizations or individuals that build or sell houses refuse to perform the warranty obligation under Article 74 of the Housing Law and this Article, house owners may initiate lawsuits at people's courts. If causing damage to others, violators shall pay compensation or be examined for penal liability under law.
1. Owners of houses shall maintain their houses under the Housing Law and relevant laws, unless otherwise agreed by owners and users. In case the owner of a house is unidentifiable, the current user of such house shall maintain it.
2. For a house with many owners, these owners shall maintain parts under private ownership and agree to contribute funds for maintaining areas under common ownership. If no agreement can be reached, expenses for maintaining areas under common ownership shall he divided in proportion to the area under each owner's private ownership.
The contribution of funds for the maintenance of condominiums complies with Article 51 of this Decree.
3. Contents and process of maintenance and management of house maintenance dossiers comply with the law on maintenance of construction works.
1. Owners of houses may renovate their houses and shall ensure safety for humans and assets, keep clean the surrounding environment and comply with the construction law.
2. In case construction licenses are required for the renovation of houses, owners may renovate their houses only after obtaining such licenses.
3. The renovation of houses under common ownership must be approved in writing by owners. Owners shall contribute funds for renovating areas under common ownership.
The renovation of old condominiums complies with Article 52 of this Decree.
Section 2. USE MANAGEMENT OF CONDOMINIUMS
Article 49. Areas under private ownership and areas under common ownership within condominiums with many owners
1. Areas under private ownership and equipment for private use within a condominium with many owners include:
a/ The area inside an apartment (including balcony and loggia attached to such apartment) of the apartment owner: other areas within a condominium sold by the investor to each apartment owner or to other organizations or individuals;
b/ The area under the investor's private ownership (the investor retains and neither sells such area nor allocates the value of such area into the price of apartments sold to apartment owners),
c/ Equipment for private use within an apartment or within other areas under private ownership of the apartment owner or other owners.
Owners of apartments or other areas within condominiums specified at Points a and b of this Clause are collectively referred to as condominium owners.
2. Parts under common ownership of a condominium with many owners, including areas and equipment for the condominiums common use. are stipulated as follows:
a/ The area under common ownership of the condominium owners includes space, corridors, staircases, lifts, terrace, frames, columns, force-bearing walls, surrounding walls, apartment-dividing walls, floor, roof, emergency exit, septic tanks, walking paths, playing grounds and other parts not under private ownership of the condominium owners;
b/ Other areas not under private ownership of the condominium owners as specified in Clause 1 of this Article;
c/ Places for vehicles (bicycles, vehicles for the disabled and motorbikes) shall be built according to construction regulations and may be arranged in the basement, ground floor or another area inside or outside the condominium. Car parks shall be built according to construction regulations but decided by the investor to be under common or private ownership of the condominium owners under Clause 1 of this Article;
d/ Equipment for the condominiums common use as specified in Clause 3. Article 70 of the Housing Law.
Areas under common ownership specified in this Clause are for common use by condominium owners under the Housing Law. this Decree and regulations on use management of condominiums.
3. Condominium parts under private ownership and parts under common ownership specified in this Article must be indicated in contracts on purchase and sale of condominium apartments.
Article 50. Operation management of condominiums
1. A condominium with many owners must have a management board elected by condominium owners and users under Article 71 of the Housing Law and regulations on use management of condominiums. The investor shall make preparations for forming a condominium management board under the Housing Law.
2. The condominium management board has the rights and responsibilities defined in Article 72 of the Housing Law and regulations on use management of condominiums. For condominiums that are social houses, the powers and responsibilities of the condominium management board comply with the Construction Ministry's guidance.
3. The operation of condominiums shall be managed by enterprises capable of managing the operation of condominiums.
4. Condominium operation management services are eligible for mechanisms like public-utility services under the Finance Ministry's guidance.
5. Condominium use service charges, including charges for car-keeping, must not exceed service charge levels prescribed by provincial-level People's Committees, unless otherwise agreed by the involved parties.
6. For a condominium with the sole owner, this owner shall him/her/itself organize the operation management of such condominium.
The Ministry of Construction shall issue regulations on use management of condominiums for uniform application nationwide.
Article 51. Funds for maintenance of parts under common ownership of condominiums with many owners
1. Funds for the maintenance of parts under common ownership of a condominium with many owners are specified as follows:
a/ In case the investor signs an apartment sale contract on or after the effective date of the Housing Law, he/she/it shall pay:
- 2% of the house sales, for the house area on sale, which shall be included in the money amount from the sale of the apartment or other areas to be paid by the purchaser and must be indicated in the house purchase and sale contract;
- 2% of the value of the house area which the investor does not sell (excluding the area for common use), which shall be calculated based on the highest sale price of the apartment of such condominium.
b/ The amounts specified at Point a of this Clause shall be deducted before tax (the State does not collect tax on these amounts) and deposited at commercial banks and managed by condominium management boards and used for the maintenance of parts under common ownership under regulations on use management of condominiums;
c/ In case the investor signed an apartment sale contract before the effective date of the Housing Law but did not yet collect 2% of the sales, the condominium owners shall contribute funds for maintaining parts under common ownership. These funds may be collected only when maintenance requirements arise and shall be determined for each specific maintenance job.
2. If the maintenance funds specified at Points a and b. Clause 1 of this Article are insufficient for the maintenance of parts under common ownership, condominium owners shall additionally contribute funds in proportion to the area under private ownership of each of them. When a condominium is to be dismantled while the maintenance funds specified in Clause 1 of this Article have not been used up, the unused funds may be used to support resettlement for rebuilding the condominium or put into the condominium maintenance fund after the condominium is rebuilt.
Article 52. Renovation and dismantlement of condominiums
1. When an old condominium is seriously damaged or degraded and in danger of collapse as concluded by a competent agency in charge of quality inspection of construction works, the provincial-level People's Committee shall relocate households currently living in such condominium to another place in order to dismantle this condominium.
Households shall move out of the condominium under a decision of the provincial-level People's Committee and are entitled to the rights and benefits like in case of ground clearance.
2. For a condominium with many owners which is to be dismantled for rebuilding at the request of these owners, such dismantlement must be approved by two-thirds of total owners of the condominium. The disapproving owners will be coerced by the provincial-level People's Committee to move and shall pay coercion expenses.
The State shall grant incentives for owners that voluntarily move to other places of residence (do not resettle in rebuilt condominiums) after condominiums are rebuilt.
3. For an old condominium which is not yet subject to dismantlement under Clause I of this Article but whose owners wish to upgrade or expand it, such upgrading or expansion must be approved by two-thirds of total owners of the condominium and comply with the construction law and construction planning.
Condominium renovation must adhere to the principles of socialization, ensuring that new condominiums are better than the old ones in housing quality and living environment. The State encourages renovation of degraded old condominiums in line with the general infrastructure project of the whole area.
4. Pursuant to the Housing Law and this Decree, the Ministry of Construction shall submit to the Government for promulgation specific policies on renovation and reconstruction of old condominiums.
Section 3. USE MANAGEMENT OF URBAN VILLUS
Article 53. Principles of use management of villas
1. The use management of villas must comply with approved plans, this Decree and relevant laws.
2. The maintenance, renovation and reconstruction of villas must comply with approved plans, regulations on maintenance of construction works, this Decree and the law on management of cultural heritages.
3. State-owned villas shall be managed under regulations on management of state owned properly. Villas which are used as public-duty houses must comply with regulations on management and use of public-duty houses under the Housing Law and this Decree.
4. The Ministry of Construction shall promulgate regulations on use management of villas for uniform application nationwide.
Article 54. Classification of villas
Villas shall be classified into the following three groups:
1. Group-1 villas include villas ranked as historical cultural relics under the law on cultural heritages, and villas of typical value in architecture and til11- IC1 ll houses which are jointly determined and listed by competent provincial-level agencies in charge of construction, architecture and culture and submitted to provincial-level People's Committees for approval. Group-1 villas must have their external architecture, internal structure, construction density, number of stories and height preserved;
2. Group-2 villas include villas other than those defined in group 1 which have architectural value as jointly determined and listed by competent provincial-level agencies in charge of construction and architecture and submitted to provincial-level People's Committees for approval. Group-2 villas must have their external architecture preserved;
3. Group-3 villas include villas other than those defined in Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 55, .Maintenance of villas
1. The maintenance of villas that are historical-cultural relics must comply with regulations on repair, embellishment, preservation and restoration of historical-cultural relics.
2. The maintenance of group-1 villas involving changes in color or construction materials must be approved by provincial-level People's Committees of localities where exist such villas before maintenance.
Article 56. Renovation and reconstruction of villas
1. The renovation or reconstruction of villas for which construction licenses are required may be conducted only after this license is obtained.
2. The renovation and reconstruction of group-1 and group-2 villas must also comply with the following regulations:
a/ For group-1 villas:
- Their original state must not be changed;
- Old villas may not be dismantled. Those which are seriously damaged or in danger of collapse as concluded by functional units in charge of quality inspection of construction works must be dismantled and rebuilt according to their original architecture with proper materials and planning (regarding construction density, number of stories and height!;
- For villas that are historical-cultural relics, their renovation and reconstruction must comply with regulations on preservation, embellishment and restoration of historical-cultural relics;
- Structural addition with other materials for the purpose of expanding the area or outside space of villas is disallowed.
b/ For group 2 villas:
Their external architecture must be preserved;
- Those which are seriously damaged or in danger of collapse as concluded by functional units in charge of quality inspection of construction works must be dismantled and rebuilt according to their original external architecture and planning (regarding construction density, number of stories and height).
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực