Chương IV: Nghị định 69/2024/NĐ-CP Căn cước điện tử
Số hiệu: | 69/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Lưu Quang |
Ngày ban hành: | 25/06/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 06/07/2024 | Số công báo: | Từ số 767 đến số 768 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam
Ngày 25/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử.
Trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam
- Cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01:
+ Công dân sử dụng thiết bị số tải và cài đặt Ứng dụng định danh quốc gia;
+ Công dân sử dụng Ứng dụng định danh quốc gia để nhập thông tin về số định danh cá nhân, số thuê bao di động chính chủ, địa chỉ thư điện tử của công dân (nếu có); kê khai thông tin theo hướng dẫn trên Ứng dụng định danh quốc gia; thu nhận ảnh khuôn mặt thông qua thiết bị số và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định đanh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử;
+ Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử tiến hành kiểm tra, xác thực thông tin công dân đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử và thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua Ứng dụng định danh quốc gia hoặc qua số thuê bao di động chính chủ hoặc địa chỉ thư điện tử;
+ Người đại điện, người giám hộ sử dụng số thuê bao di động chính chủ và tài khoản định danh điện tử mức độ 02 của mình để kê khai, đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01 cho người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện thông qua Ứng dụng định danh quốc gia.
- Cấp tài khoản định danh điện từ mức độ 02:
+ Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước không phụ thuộc vào nơi cư trú, xuất trình thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước còn hiệu lực và (thực hiện thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02;
+ Công dân cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin trên Phiếu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử theo mẫu TK01 ban hành kèm theo Nghị định 69/2024/NĐ-CP ; trong đó cung cấp rõ số thuê bao di động chính chủ, địa chỉ (thư điện tử của công dân (nếu có) và thông tin khác đề nghị tích hợp vào căn cước điện tử (nếu có nhu cầu) cho cán bộ tiếp nhận;
+ Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử để xác thực; xác thực ảnh khuôn mặt, vân tay của công dân đến làm thủ tục với Cơ sở dữ liệu căn cước;
+ Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử tiến hành kiểm tra, xác thực thông tin công dân đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 và thông báo kết quả đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 qua Ứng dụng định danh quốc gia hoặc số thuê bao di động chính chủ hoặc địa chỉ thư điện tử;
+ Người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện cùng người đại điện hoặc người giám hộ của mình đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ căn cước để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02;
Người đại diện, người giám hộ sử dụng số thuê bao di động chính chủ của mình đề kê khai, đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 cho công dân Việt Nam là người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện.
- Đối với trường hợp công dân chưa được cấp thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước thì thực hiện đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử đồng thời với việc thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước và thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 Nghị định 69/2024/NĐ-CP .
Nghị định 69/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và thay thế Nghị định 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Căn cước điện tử được thể hiện dưới dạng một tính năng, tiện ích của ứng dụng định danh quốc gia thông qua việc truy cập vào tài khoản định danh điện tử của công dân.
2. Căn cước điện tử được cấp cùng với việc cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 cho công dân Việt Nam và thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 10 Nghị định này.
3. Việc sử dụng căn cước điện tử thông qua việc truy cập vào tài khoản định danh điện tử mức độ 02 của công dân có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước còn hiệu lực trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác.
4. Căn cước điện tử được lưu trữ vĩnh viễn trong hệ thống định danh và xác thực điện tử. Thông tin lịch sử về việc sử dụng căn cước điện tử được lưu trữ trong hệ thống định danh và xác thực điện tử với thời hạn 05 năm kể từ thời điểm sử dụng.
5. Bộ trưởng Bộ Công an quy định hình thức thể hiện của căn cước điện tử trên ứng dụng định danh quốc gia.
1. Hệ thống định danh và xác thực điện tử tự động ghi nhận, kiểm tra, xác thực và khóa căn cước điện tử trong trường hợp quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 34 Luật Căn cước. Việc ghi nhận được thực hiện thông qua cập nhật thông tin vào hệ thống định danh và xác thực điện tử quy định tại Điều 8 Nghị định này.
2. Người được cấp căn cước điện tử thực hiện yêu cầu khóa căn cước điện tử trực tiếp tại Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện nơi gần nhất hoặc thông qua ứng dụng định danh quốc gia theo mẫu TK03 ban hành kèm theo Nghị định này. Cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm ghi nhận, kiểm tra, xác thực và khóa căn cước điện tử ngay sau khi nhận được yêu cầu khóa căn cước điện tử của công dân trên hệ thống định danh và xác thực điện tử.
3. Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền gửi văn bản đề nghị khóa căn cước điện tử tới đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện nơi gần nhất để tiếp nhận, xử lý.
4. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị khóa căn cước điện tử của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền, đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện nơi tiếp nhận đề nghị phải xem xét, chuyển đề nghị khóa căn cước điện tử đến thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an để xem xét, phê duyệt thông qua hệ thống định danh và xác thực điện tử.
5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất của Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện chuyển đến, thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an xem xét, phê duyệt đối với trường hợp yêu cầu khóa căn cước điện tử quy định tại khoản 2 Điều này và thông báo tới cơ quan đề nghị khóa căn cước điện tử và công dân. Trường hợp từ chối khóa căn cước điện tử thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1. Hệ thống định danh và xác thực điện tử tự động rà soát, kiểm tra và mở khóa căn cước điện tử khi không còn căn cứ khóa căn cước điện tử.
2. Người bị khóa căn cước điện tử thực hiện yêu cầu mở khóa căn cước điện tử trực tiếp tại Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện nơi gần nhất hoặc thông qua ứng dụng định danh quốc gia theo mẫu TK03 ban hành kèm theo Nghị định này. Cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm ghi nhận, kiểm tra, xác thực và mở khóa căn cước điện tử ngay sau khi nhận được yêu cầu mở khóa căn cước điện tử của công dân trên hệ thống định danh và xác thực điện tử.
3. Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền gửi văn bản đề nghị mở khóa căn cước điện tử đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện nơi gần nhất để tiếp nhận, xử lý.
4. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị mở khóa căn cước điện tử của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền, đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện nơi tiếp nhận đề nghị phải xem xét, chuyển đề nghị mở khóa căn cước điện tử đến thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an để xem xét, phê duyệt thông qua hệ thống định danh và xác thực điện tử.
5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất của Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện chuyển đến, thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an xem xét, phê duyệt đối với trường hợp yêu cầu mở khóa căn cước điện tử quy định tại khoản 2 Điều này và thông báo tới cơ quan đề nghị mở khóa căn cước điện tử và công dân. Trường hợp từ chối mở khóa căn cước điện tử thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Chapter IV
E-IDENTIFICATION
Article 28. Issuance of e-identification
1. E-identification is expressed in the form of a feature or utility of the national identification application through access to a citizen’s eID account.
2. The Vietnamese citizen’s e-identification and level-2 eID account shall be issued at the same time according to procedures specified in Article 10 of this Decree.
3. E-identification used by access to a citizen’s level-2 eID account shall have the same value as their citizen ID card or ID card that is still valid upon following administrative procedures, providing or using public services, or conducting other transactions and operations.
4. E-identification shall be stored permanently in the electronic identification and authentication system. History of access to e-identification shall be stored in the electronic identification and authentication system for 05 years after access.
5. The Minister of Public Security shall issue regulations on e-identification forms on the national identification application.
Article 29. Procedures for locking e-identification
1. The electronic identification and authentication system automatically remembers, inspects, authenticates and locks e-identification in the cases specified in points b, c and d Clause 1 Article 34 of the Law on Identification. The electronic identification and authentication system can remember through input of information to the system according to regulations in Article 8 of this Decree.
2. A person issued with e-identification can make request for locking the e-identification in person at the police authority of the commune, ward or town or the nearest identification-managing agency of the police authority of the province or district or via the national identification application according to Form TK03 enclosed with this Decree. The identification-managing agency shall take record, inspect, authenticate and lock the e-identification after receiving the request on the electronic identification and authentication system.
3. A procedure-conducting agency or another competent authority shall send a written request for locking e-identification to the police authority of the commune, ward or town or the nearest identification-managing agency of the police authority of the province or district for receipt and processing.
4. Within 01 working day from the date of receipt of the written request from the procedure-conducting agency or the competent authority, the police authority of the commune, ward or town or the nearest identification-managing agency of the police authority of the province or district shall consider transferring the written request to the head of the identification-managing agency affiliated to the Ministry of Public Security for consideration and approval through the electronic identification and authentication system.
5. Within 02 working days from the date of receipt of the request from the police authority of the commune, ward or town or the identification-managing agency of the police authority of the province or district, the head of the identification-managing agency affiliated to the Ministry of Public Security shall consider approving the e-identification locking request in the case specified in Clause 2 of this Article and notify this to the agency making the e-identification locking request and the e-identification holder. In case of rejection, a written reply with clear reasons for such rejection shall be sent.
Article 30. Procedures for unlocking e-identification
1. The electronic identification and authentication system automatically conducts review and inspection, and unlocks e-identification when grounds for automatically locking e-identification no longer exist.
2. A person who has their e-identification locked can make request for unlocking the e-identification in person at the police authority of the commune, ward or town or the nearest identification-managing agency of the police authority of the province or district or via the national identification application according to Form TK03 enclosed with this Decree. The identification-managing agency shall take record, inspect, authenticate and unlock the e-identification after receiving the request for unlocking e-identification on the electronic identification and authentication system.
3. A procedure-conducting agency or another competent authority shall send a written request for unlocking e-identification to the police authority of the commune, ward or town or the nearest identification-managing agency of the police authority of the province or district for receipt and processing.
4. Within 01 working day from the date of receipt of the written request from the procedure-conducting agency or the competent authority, the police authority of the commune, ward or town or the nearest identification-managing agency of the police authority of the province or district shall consider transferring the written request to the head of the identification-managing agency affiliated to the Ministry of Public Security for consideration and approval through the electronic identification and authentication system.
5. Within 02 working days from the date of receipt of the request from the police authority of the commune, ward or town or the identification-managing agency of the police authority of the province or district, the head of the identification-managing agency affiliated to the Ministry of Public Security shall consider approving the e-identification unlocking request in the case specified in Clause 2 of this Article and notify this to the agency making the e-identification unlocking request and the e-identification holder. In case of rejection, a written reply with clear reasons for such rejection shall be sent.