Chương I: Nghị định 69/2024/NĐ-CP Quy định chung
Số hiệu: | 69/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Lưu Quang |
Ngày ban hành: | 25/06/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 06/07/2024 | Số công báo: | Từ số 767 đến số 768 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam
Ngày 25/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử.
Trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam
- Cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01:
+ Công dân sử dụng thiết bị số tải và cài đặt Ứng dụng định danh quốc gia;
+ Công dân sử dụng Ứng dụng định danh quốc gia để nhập thông tin về số định danh cá nhân, số thuê bao di động chính chủ, địa chỉ thư điện tử của công dân (nếu có); kê khai thông tin theo hướng dẫn trên Ứng dụng định danh quốc gia; thu nhận ảnh khuôn mặt thông qua thiết bị số và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định đanh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử;
+ Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử tiến hành kiểm tra, xác thực thông tin công dân đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử và thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua Ứng dụng định danh quốc gia hoặc qua số thuê bao di động chính chủ hoặc địa chỉ thư điện tử;
+ Người đại điện, người giám hộ sử dụng số thuê bao di động chính chủ và tài khoản định danh điện tử mức độ 02 của mình để kê khai, đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01 cho người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện thông qua Ứng dụng định danh quốc gia.
- Cấp tài khoản định danh điện từ mức độ 02:
+ Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước không phụ thuộc vào nơi cư trú, xuất trình thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước còn hiệu lực và (thực hiện thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02;
+ Công dân cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin trên Phiếu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử theo mẫu TK01 ban hành kèm theo Nghị định 69/2024/NĐ-CP ; trong đó cung cấp rõ số thuê bao di động chính chủ, địa chỉ (thư điện tử của công dân (nếu có) và thông tin khác đề nghị tích hợp vào căn cước điện tử (nếu có nhu cầu) cho cán bộ tiếp nhận;
+ Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử để xác thực; xác thực ảnh khuôn mặt, vân tay của công dân đến làm thủ tục với Cơ sở dữ liệu căn cước;
+ Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử tiến hành kiểm tra, xác thực thông tin công dân đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 và thông báo kết quả đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 qua Ứng dụng định danh quốc gia hoặc số thuê bao di động chính chủ hoặc địa chỉ thư điện tử;
+ Người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện cùng người đại điện hoặc người giám hộ của mình đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ căn cước để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02;
Người đại diện, người giám hộ sử dụng số thuê bao di động chính chủ của mình đề kê khai, đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 cho công dân Việt Nam là người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện.
- Đối với trường hợp công dân chưa được cấp thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước thì thực hiện đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử đồng thời với việc thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước và thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 Nghị định 69/2024/NĐ-CP .
Nghị định 69/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và thay thế Nghị định 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết về danh tính điện tử; cấp, quản lý, sử dụng tài khoản định danh điện tử; cập nhật, lưu trữ thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử; điều kiện, trình tự kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử; dịch vụ xác thực điện tử; trình tự, thủ tục cấp, khóa và mở khóa căn cước điện tử và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về định danh, xác thực điện tử, căn cước điện tử.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động định danh, xác thực điện tử, căn cước điện tử.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Danh tính điện tử là thông tin của một cơ quan hoặc một tổ chức hoặc một cá nhân trong hệ thống định danh và xác thực điện tử cho phép xác định duy nhất cá nhân, cơ quan, tổ chức đó trên môi trường điện tử.
2. Chủ thể danh tính điện tử là cơ quan, tổ chức, cá nhân được xác định gắn với danh tính điện tử.
3. Định danh điện tử là hoạt động đăng ký, đối soát, tạo lập và gắn danh tính điện tử với chủ thể danh tính điện tử.
4. Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử là Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an.
5. Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc phương tiện xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử, được dùng để truy cập, sử dụng các tính năng, tiện ích, ứng dụng của hệ thống định danh và xác thực điện tử và hệ thống thông tin đã được kết nối, chia sẻ theo quy định của pháp luật.
6. Xác thực điện tử là hoạt động xác thực, xác nhận, khẳng định, chứng nhận, cung cấp danh tính điện tử, tài khoản định danh điện tử hoặc thông tin khác thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh qua Hệ thống định danh và xác thực điện tử, nền tảng định danh và xác thực điện tử.
7. Yếu tố xác thực là phương tiện xác thực được sử dụng để xác nhận, khẳng định chính xác chủ thể danh tính điện tử trước khi truy cập, khai thác thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử.
8. Phương tiện xác thực là một số phương pháp cho phép người dùng sử dụng để thực hiện việc xác thực điện tử: mật khẩu, mã bí mật, mã vạch, thiết bị đầu cuối, thiết bị hoặc phần mềm mật khẩu sử dụng một lần, thiết bị hoặc phần mềm mật mã, thẻ căn cước, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu, ảnh khuôn mặt, vân tay, giọng nói, mống mắt hoặc công cụ, phương pháp khác được sử dụng cho mục đích xác thực điện tử.
9. Tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử là đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp trong Công an nhân dân đáp ứng điều kiện về kinh doanh, cung cấp dịch vụ xác thực điện tử theo quy định tại Nghị định này.
10. Trang thông tin định danh điện tử là tiện ích do Bộ Công an tạo lập, phát triển từ hệ thống định danh và xác thực điện tử để thực hiện hoạt động định danh điện tử và xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và giao dịch khác trên môi trường điện tử; phát triển các tính năng, tiện ích, ứng dụng để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân.
11. Nền tảng định danh và xác thực điện tử là hệ thống thông tin phục vụ việc trao đổi thông tin giữa hệ thống định danh và xác thực điện tử với hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử và tổ chức, cá nhân khác.
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Bảo đảm tính chính xác, công khai, minh bạch trong quản lý, thuận tiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Bảo đảm an ninh, an toàn thiết bị, bảo mật dữ liệu khi thực hiện định danh và xác thực điện tử.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được khai thác và sử dụng danh tính điện tử phải bảo mật thông tin tài khoản định danh điện tử và tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
5. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về định danh và xác thực điện tử phải được phát hiện, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
6. Bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
7. Không được sử dụng tài khoản định danh điện tử vào hoạt động, giao dịch trái quy định của pháp luật; xâm phạm đến an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
8. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân không được can thiệp trái phép vào hoạt động của hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Decree elaborates electronic identities; issuance, management and use of e-identification accounts; update and storage of information in the electronic identification and authentication system; conditions and procedures for connection with the electronic identification and authentication system; electronic authentication services; procedures for issuing, locking and unlocking e-identification and responsibilities of relevant agencies, organizations and individuals for electronic identification and authentication and e-identification.
Article 2. Regulated entities
This Decree applies to Vietnamese agencies, organizations and citizens; foreign organizations and individuals operating and/or residing within the territory of the Socialist Republic of Vietnam that directly participate in or are associated with electronic identification and authentication.
Article 3. Definition of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. “Electronic identity” (hereinafter referred to as “eID”) refers to information about an agency or an organization or an individual existing in an electronic identification and authentication system that makes it possible to uniquely identify that individual or agency or organization in cyberspace.
2. “Electronic identity holder (hereinafter referred to as “eID holder”) refers to an agency, an organization or an individual that is identified as the one to whom an eID is attached.
3. “Electronic identification” refers to an act of registering, verifying, creating and binding an eID to an eID holder (hereinafter referred to as “e-identification”).
4. “Electronic identification and authentication regulator” refers to Police Department for Administrative Management of Social Order affiliated to the Ministry of Public Security.
5. “eID account" refers to a collection of username, password or other authentication methods, is created by the electronic identification and authentication regulator, and is used to access features, services and applications of an electronic identification and authentication system and an information system connected and shared according to regulations of law.
6. “Electronic authentication” refers to an act of authenticating, confirming, asserting, certifying or providing eIDs, eID accounts or other information existing in the national population database, the identification database, the entry/exit database via an electronic identification and authentication system, an electronic identification and authentication platform.
7. “Authentication factor” refers to a means of authentication used to confirm or assert an eID holder in an exact manner before access to or extraction of information from an electronic identification and authentication system.
8. “Means of authentication” refer to some methods allowing users to use them for e-authentication, including: password; secret key; barcode; terminal; one-time password device or software; cryptographic device or software; ID card; citizen ID card; passport; portrait photo; fingerprint; voice; irides or other tools and methods used for electronic authentication purposes.
9. “Electronic authentication service provider” refers to a public service provider or an enterprise of People's Public Security forces satisfying requirements for trade in and provision of electronic authentication services set out herein.
10. “E-identification webpage” refers to an utility created and developed by the Ministry of Public Security from the electronic identification and authentication system to enable access to e-identification and e-authentication services during the process of handling of administrative procedures, public administrative services and other transactions in cyberspace; help promote features, services and applications necessary for agencies, organizations and individuals.
11. “Electronic identification and authentication platform” refers to an information system which serves information exchange between the electronic identification and authentication system and information systems of state agencies, political organizations, socio-political organizations, electronic authentication service provider, and other organizations and individuals.
Article 4. Electronic identification and authentication principles
1. Abide by the Constitution and law; protect legitimate rights and interests of agencies, organizations and individuals.
2. Ensure accuracy, openness and transparency in management and convenience for agencies, organizations and individuals.
3. Secure devices and protect data security and privacy when carrying out electronic identification and authentication.
4. Agencies, organizations and individuals granted access to eIDs must secure eID accounts and comply with regulations of the law on protection of personal data.
5. Once being detected, any violation against law on electronic identification and authentication shall be promptly sanctioned under law.
6. Ensure conformity with international treaties to which Vietnam is a signatory.
7. Be prohibited from using eID accounts to perform illegal activities or transactions; infringe upon national security, defense, national interest, public interest, legitimate rights and interests of organizations and individuals.
8. Any unauthorized interference in the electronic identification and authentication system shall be prohibited.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực