Chương I Nghị định 64/2012/NĐ-CP : Quy định chung
Số hiệu: | 64/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 04/09/2012 | Ngày hiệu lực: | 20/10/2012 |
Ngày công báo: | 18/09/2012 | Số công báo: | Từ số 595 đến số 596 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
05/08/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xác định điều kiện cấp phép xây dựng
Hồ sơ thiết kế xây dựng phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện; thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn nhỏ hơn 250m2, dưới 3 tầng, không trong khu bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì chủ đầu tư được tự tổ chức thiết kế và xây dựng.
Đó là những điều kiện để cấp giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ theo quy định tại nghị định 64/2012/NĐ-CP về cấp phép xây dựng.
Ngoài ra, các công trình này cũng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư, các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và các điều kiện chung khác tùy thuộc vào quy mô, tính chất, địa điểm xây dựng, công trình được cấp phép như đảm bảo an toàn công trình và công trình lân cận, tuân thủ chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ…
Những quy định về hồ sơ, quy trình, thủ tục cấp lại, điều chỉnh, thu hồi giấy phép xây dựng công trình, nhà riêng lẻ cũng như các loại giấy phép xây dựng khác cũng được quy định chi tiết tại nghị định này.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 20/10/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng; giám sát thực hiện xây dựng theo giấy phép xây dựng; quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng.
2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài là chủ đầu tư xây dựng công trình; tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác cấp giấy phép xây dựng và giám sát thực hiện xây dựng theo giấy phép xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó
1. Giấy phép xây dựng: Là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.
2. Giấy phép xây dựng công trình: Là giấy phép được cấp để xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi và hạ tầng kỹ thuật.
3. Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ: Là giấy phép được cấp để xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị hoặc nhà ở riêng lẻ tại nông thôn.
4. Giấy phép xây dựng tạm: Là giấy phép được cấp để xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo thời hạn thực hiện quy hoạch xây dựng.
5. Giấy phép xây dựng theo giai đoạn: Là giấy phép được cấp cho từng phần của công trình hoặc công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của cả công trình hoặc của cả dự án chưa được thực hiện xong.
6. Giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo: Là giấy phép được cấp để thực hiện việc sửa chữa, cải tạo công trình đang tồn tại có thay đổi về kiến trúc các mặt đứng, thay đổi kết cấu chịu lực, thay đổi quy mô công trình và công năng sử dụng.
7. Công trình theo tuyến: Là công trình xây dựng kéo dài theo phương ngang, như đường bộ, đường sắt, đường dây tải điện, đường cáp viễn thông, đường ống dẫn dầu, dẫn khí, cấp thoát nước, các công trình khác.
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình sau đây:
a) Công trình bí mật nhà nước, công trình theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính và các công trình khác theo quy định của Chính phủ được miễn giấy phép xây dựng;
b) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
d) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kiến trúc các mặt ngoài, kết cấu chịu lực, công năng sử dụng và an toàn công trình;
đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật chỉ yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật và nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực chưa có quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Giấy phép xây dựng bao gồm các loại:
a) Xây dựng mới;
b) Sửa chữa, cải tạo;
c) Di dời công trình.
3. Đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt, nếu chủ đầu tư có nhu cầu thì có thể đề nghị để được xem xét cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn. Đối với công trình không theo tuyến, chỉ được cấp giấy phép xây dựng tối đa 2 giai đoạn, bao gồm giai đoạn xây dựng phần móng và tầng hầm (nếu có) và giai đoạn xây dựng phần thân của công trình.
4. Đối với dự án gồm nhiều công trình, chủ đầu tư có thể đề nghị để được xem xét cấp giấy phép xây dựng cho một, nhiều hoặc tất cả các công trình thuộc dự án.
Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng gồm:
1. Tên công trình (thuộc dự án).
2. Chủ đầu tư (tên chủ đầu tư, địa chỉ liên hệ).
3. Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình (đối với công trình theo tuyến).
4. Loại, cấp công trình.
5. Cốt xây dựng công trình.
6. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
7. Mật độ xây dựng.
8. Hệ số sử dụng đất.
9. Các yêu cầu về an toàn đối với công trình và công trình lân cận.
10. Các yêu cầu về môi trường, phòng cháy chữa cháy, hành lang an toàn.
11. Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài nội dung quy định tại các điểm nêu trên còn phải có nội dung về diện tích xây dựng tầng 1; tổng diện tích sàn xây dựng; số tầng bao gồm tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, gác xép, tum (nếu có); chiều cao tối đa toàn công trình; màu sắc, chất liệu xây dựng công trình.
12. Thời hạn khởi công xây dựng công trình: Chậm nhất 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.
13. Các yêu cầu đối với chủ đầu tư phải thực hiện trong quá trình xây dựng.
Article 1. Scope of governing and subjects of application
1. Scope of governing
This Decree prescribes the conditions, order, procedures, and competence to grant construction permits; supervision of the construction under the construction permits; rights and responsibilities of organizations and individuals involved in construction permit issue and construction management under construction permits.
2. Application subjects
This Decree applies to the domestic and foreign organizations, individuals to be investors of construction works; organizations and individuals concerned in the grant of construction permits and supervision of the construction under construction permit in the territory of Vietnam. In case the international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain otherwise provisions, then shall apply the provisions of the international treaties.
Article 2. Interpretation of terms
1. Construction Permit: means a legal document issued by the competent state agency for investor to build newly, repair, renovate, and relocate the works.
2. Work construction permit: means a permit issued for the construction of civil, industrial, transport, irrigation works, and infrastructure.
3. Individual housing construction permit: means a permit issued for the construction of individual houses in the urban or rural areas.
4. Temporary construction permit: means a permit issued for construction of works, individual houses used within a certain period by time limit to conduct construction planning.
5. Phased construction permit: means a permit issued for each part of the project or the work of the project as design for the construction of the whole work or the project which has not been done.
6. Construction permit for repair, renovation: means a permit issued for carrying out the repair, renovation of the existing building with architecture changes of the elevation, load-bearing structural change, and change of works and utilities scale.
7. Works by lines: mean the construction works extended horizontally, such as roads, railroads, power lines, telecommunication cables, oil and gas pipelines, water supply pipelines, and other works.
Article 3. Construction Permit
1. Before starting construction, the investor must have a construction permit, except for the construction of the following works:
a) The state secret works, works under urgent orders, temporary works for construction of main works and other works under the provisions of the Government exempted from construction permits;
b) Construction works by lines not passing through urban areas but in accordance with the construction plans which have been approved by the competent State agencies;
c) Works under construction investment projects decided on the investment by the Prime Minister, ministers, heads of ministerial-level agencies, the presidents of People's Committees at all levels;
d) The works of repair, renovation, equipment installation inside the building not changing the architecture of exterior sides, load-bearing structures, utilities and work safety;
đ) Technical infrastructure works required to establish the technical-economic reports and individual houses in remote areas of the region not yet planned rural residential places (new rural village commune construction planning) approved by the competent state agencies.
2. Construction permit includes the types of:
a) New construction;
b) Repair and renovation;
c) Removal of the works.
3. For special- level, level-I works, if the investors need, they can ask to be considered for the grant of construction permit by stages. For the works not following lines, only grant construction permit for maximum 2 stages, including stage of construction of the foundation and basement (if any) and the stage of construction of the body of work.
4. For the projects involving many works, the investors may request to be considered for the grant of construction permit for one, more, or all of the works under the project.
Article 4. Construction permit content
The major contents of a construction permit include:
1. Name of the work (of the project).
2. Owner (owner’s name, contact address).
3. Location, location of construction; construction line (for the works by line).
4. Type and level of work.
5. The work construction elevation.
6. Red line, construction boundaries.
7. Construction density.
8. Coefficient of land use.
9. The safety requirements for works and adjacent works.
10. Requirements on environment, fire protection and fighting, safety corridor.
11. For civil and industrial buildings, individual houses, in addition to the contents specified in the above points, it must also have the contents on the construction area of the first floor; total building floor area; number of floors including basement, attic, technical floor, garret, “tum” (if any); maximum height of the whole work; colors, construction materials.
12. The time limit for starting the work construction: Within 12 months from the date of issue of a construction permit.
13. The requirements for investors to make in the process of construction.