Chương V Nghị định 58/2017/NĐ-CP: An toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường
Số hiệu: | 58/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 10/05/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 |
Ngày công báo: | 28/05/2017 | Số công báo: | Từ số 377 đến số 378 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Tất cả các loại tàu thuyền phải được ghi rõ tên hoặc số hiệu, số IMO (nếu có) và tên cảng đăng ký theo quy định.
2. Thuyền trưởng có trách nhiệm bảo đảm an toàn, trật tự và vệ sinh trên tàu, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Ngoài những thuyền viên thuộc thuyền bộ và hành khách đi theo tàu thuyền, chỉ những người có nhiệm vụ do cơ quan có thẩm quyền giới thiệu mới được phép lên tàu thuyền đang neo đậu trong vùng nước cảng biển; khi lên tàu thuyền nước ngoài còn phải có giấy phép của Bộ đội Biên phòng hoặc Công an cửa khẩu cảng, trừ trường hợp là cán bộ của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đang thi hành công vụ. Thuyền trưởng hoàn toàn chịu trách nhiệm về những trường hợp để người không có nhiệm vụ lên tàu.
4. Tàu thuyền đang neo đậu trong vùng nước cảng biển không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Kéo còi hay dùng loa điện để thông tin, trừ trường hợp để phát tín hiệu cấp cứu hoặc kéo còi chào theo lệnh của Giám đốc Cảng vụ hàng hải;
b) Tiến hành các việc sửa chữa, thử máy, thử còi khi chưa có sự chấp thuận của Cảng vụ hàng hải;
c) Sử dụng trang thiết bị cứu sinh - chữa cháy vào các mục đích không phù hợp;
d) Bơi lội hoặc làm mất trật tự ở trong cảng;
đ) Việc tổ chức bắn pháo hoa của tàu thuyền trong các dịp nghi lễ của quốc gia tàu mang cờ được thực hiện theo quy định riêng của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
5. Cầu thang lên, xuống tàu phải được chiếu sáng và điều chỉnh phù hợp, bảo đảm an toàn cho người sử dụng; khu vực cầu thang thường xuyên phải có người trực ca và có phao cứu sinh theo quy định; cầu thang phải có tay vịn, phía dưới phải có lưới bảo hiểm.
1. Tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa và thủy phi cơ khi gặp nguy hiểm cần sự cứu giúp phải phát tín hiệu cấp cứu theo quy định. Khi phát hiện tai nạn hoặc nguy cơ xảy ra tai nạn, người phát hiện phải lập tức phát tín hiệu cấp cứu và tiến hành ngay các biện pháp cứu nạn, phòng ngừa phù hợp để cứu người, tài sản và ngăn ngừa hoặc hạn chế tổn thất tới mức thấp nhất.
2. Việc cứu người bị nạn là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân, tàu thuyền và các phương tiện khác khi đang hoạt động ở trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam. Tàu thuyền khi phát hiện hay nhận được tín hiệu cấp cứu của người hoặc tàu thuyền khác gặp nạn trên biển hoặc trong vùng nước cảng biển, nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho người và tàu thuyền của mình phải bằng mọi cách tiến hành cứu giúp người gặp nạn, kể cả việc phải đi chệch hướng, chệch khỏi hành trình đã định và phải kịp thời thông báo cho tổ chức, cá nhân có liên quan biết. Tàu thuyền bị thiệt hại nhẹ hơn phải cứu trợ tàu thuyền bị thiệt hại nặng hơn cho dù lỗi gây ra tai nạn, sự cố không phải là của tàu thuyền mình.
3. Giám đốc Cảng vụ hàng hải có quyền huy động mọi lực lượng, trang thiết bị của cảng, tàu thuyền và các phương tiện khác hiện có trong khu vực cảng biển để tìm kiếm, cứu nạn đối với người và phương tiện bị nạn; tất cả các đối tượng được huy động có nghĩa vụ chấp hành mệnh lệnh của Giám đốc Cảng vụ hàng hải. Đối với những tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải trên luồng hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng hải chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải tại khu vực để kịp thời tiến hành cảnh giới, lắp đặt báo hiệu hàng hải và ra thông báo hàng hải nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
4. Cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải phải sẵn sàng tổ chức và phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn kịp thời đối với người, phương tiện gặp nạn trong vùng tìm kiếm, cứu nạn do mình phụ trách và được quyền huy động người, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
5. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển và trên các vùng biển, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết về các chướng ngại vật mới phát hiện; hư hỏng, sai lệch của hệ thống báo hiệu hàng hải hoặc thông tin khác có liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.
1. Việc tổ chức các cuộc thi đấu thể thao trong vùng nước cảng biển phải thực hiện theo quy định của pháp luật, trước khi tiến hành phải thông báo và thực hiện theo chỉ dẫn của Cảng vụ hàng hải.
2. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức diễn tập công tác phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải, diễn tập về an ninh hàng hải theo quy định của pháp luật.
1. Hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa, khai thác khoáng sản trong vùng nước cảng biển phải tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật; trước khi tiến hành phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết.
2. Hoạt động khai thác khoáng sản, cắm đăng đáy, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản trong vùng nước cảng biển chỉ được thực hiện khi không ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường tại khu vực.
3. Việc cắm đăng đáy, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản trong vùng nước cảng biển phải được sự chấp thuận của Cảng vụ hàng hải theo trình tự sau:
a) Người đề nghị gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính cho Cảng vụ hàng hải văn bản theo Mẫu số 35 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Cảng vụ hàng hải có văn bản chấp thuận nếu việc cắm đăng đáy, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
c) Thời hạn hoạt động không quá 02 năm.
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản trong vùng nước cảng biển phải lấy ý kiến của Cảng vụ hàng hải khu vực trước khi quyết định cấp phép. Không ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.
1. Trước khi tiến hành các hoạt động bốc dỡ hàng hóa, sửa chữa và vệ sinh tàu thuyền, thuyền trưởng có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết về bảo đảm an toàn hàng hải, bảo hộ an toàn lao động và phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định có liên quan của pháp luật. Các dây buộc tàu phải có tấm chắn chuột theo quy định.
2. Thuyền trưởng chỉ được phép cho đóng nắp hầm hàng hoặc cho người xuống hầm hàng sau khi đã kiểm tra và bảo đảm chắc chắn không có tình trạng bất trắc xảy ra.
3. Trong quá trình tàu thuyền làm hàng, nếu phát hiện thấy dấu hiệu không an toàn, thuyền trưởng hoặc người điều hành hoạt động bốc, dỡ hàng hóa phải đình chỉ ngay công việc để xử lý.
4. Khi xảy ra tai nạn lao động trên tàu, thuyền trưởng phải nhanh chóng tổ chức cấp cứu người bị nạn, tiến hành các biện pháp cần thiết để hạn chế hậu quả phát sinh tiếp theo và thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải; đồng thời, thực hiện việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
1. Giám đốc doanh nghiệp cảng có trách nhiệm tổ chức và điều hành hoạt động của lực lượng bảo vệ cảng phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tế tại cảng.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển được sử dụng khu vực cổng cảng để thực hiện nhiệm vụ của mình sau khi đã thỏa thuận với doanh nghiệp cảng.
3. Tổ chức, cá nhân và các phương tiện khi hoạt động trong vùng đất cảng phải chấp hành đầy đủ các quy định có liên quan của pháp luật.
1. Thuyền trưởng của tàu thuyền hoạt động tại cảng biển có nghĩa vụ thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy, nổ.
2. Trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ của cảng biển và của tàu thuyền phải được đặt đúng nơi quy định và luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.
3. Tại tất cả những nơi dễ cháy, nổ hoặc tại các khu vực, địa điểm khác trong cảng, trên tàu thuyền phải có dấu hiệu cảnh báo hoặc chỉ dẫn theo quy định của pháp luật.
4. Những người làm nhiệm vụ tại nơi dễ cháy, nổ trên tàu thuyền, trong cảng phải được huấn luyện thành thạo về nghiệp vụ phòng, chống cháy, nổ.
5. Tàu thuyền khi tiếp nhận nhiên liệu cần phải:
a) Chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ;
b) Đóng kín các cửa mạn ở phía cấp nhiên liệu;
c) Chấp hành mọi quy trình, quy tắc an toàn kỹ thuật khi tiếp nhận nhiên liệu;
d) Bố trí người thường trực ở trên boong và ngay tại nơi tiếp nhận nhiên liệu.
6. Sử dụng các trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ của cảng và của tàu thuyền đúng mục đích.
7. Chỉ tiến hành các công việc có phát ra tia lửa ở trên mặt boong, trong hầm hàng, dưới buồng máy khi nhận được sự chấp thuận của Cảng vụ hàng hải.
8. Khi tiếp nhận nhiên liệu, không tiến hành những việc sau đây:
a) Cho tàu thuyền khác cập mạn;
b) Bơm nhiên liệu qua các loại ống, vòi hoặc khớp nối không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật.
9. Việc cho phép thực hiện sửa chữa, vệ sinh tàu thuyền hoặc thực hiện các hoạt động hàng hải khác trong vùng nước cảng biển nếu có thể ảnh hưởng đến phương án phòng, chống cháy, nổ, trước khi quyết định, Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về phòng, chống cháy, nổ tại khu vực. Thủ tục thực hiện như sau:
a) Người làm thủ tục gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cảng vụ hàng hải 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị theo Mẫu số 35 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản sao phương án phòng, chống cháy nổ.
b) Chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Cảng vụ hàng hải tổ chức lấy ý kiến và có văn bản trả lời, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
1. Giám đốc Cảng vụ hàng hải chịu trách nhiệm phối hợp với cơ quan phòng, chống cháy, nổ có thẩm quyền ở khu vực quản lý của mình, xây dựng các phương án phòng, chống cháy, nổ cần thiết cho tàu thuyền hoạt động ở khu vực đó theo quy định có liên quan của pháp luật.
2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm chỉ huy các hoạt động ứng cứu tàu thuyền bị cháy, nổ ở trong vùng nước cảng biển cho đến khi người chỉ huy có thẩm quyền của lực lượng phòng, chống cháy, nổ chuyên trách có mặt tại hiện trường.
3. Giám đốc doanh nghiệp cảng là người chịu trách nhiệm chỉ huy hoạt động ứng cứu sự cố cháy, nổ xảy ra trong vùng đất cảng cho đến khi người chỉ huy có thẩm quyền của lực lượng phòng, chống cháy, nổ chuyên trách có mặt tại hiện trường.
Ngoài các quy định có liên quan của pháp luật về bảo vệ môi trường, tất cả các loại tàu dầu và tàu chở hàng nguy hiểm khác khi hoạt động tại cảng biển còn phải chấp hành nghiêm chỉnh những yêu cầu sau đây:
1. Hai tàu không được phép cập mạn nhau cùng một lúc bốc, dỡ các loại hàng dễ cháy, nổ, trừ trường hợp cấp và nhận nhiên liệu hoặc chuyển tải dầu giữa hai tàu thuyền.
2. Tất cả các loại tàu chở dầu hoặc các loại hàng hóa nguy hiểm khác tại cảng biển chỉ được phép tiến hành bốc, dỡ hàng hóa ở những khu vực riêng đã được công bố.
3. Tại các khu vực quy định tại khoản 2 Điều này phải được trang bị các trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ và ứng phó sự cố môi trường cần thiết theo quy định; trong suốt thời gian bốc, dỡ hàng hóa, tất cả các trang thiết bị này phải được duy trì ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.
4. Việc bốc, dỡ và bảo quản các loại hàng hóa dễ cháy, nổ hoặc hàng hóa nguy hiểm khác phải được thực hiện đúng quy trình, quy tắc an toàn kỹ thuật quy định.
5. Khi tiến hành lắp ráp các thiết bị bơm dầu khí, xăng, dầu, khí hóa lỏng, cặn dầu hoặc các chất nguy hại khác, thuyền trưởng và các bên liên quan phải cử đại diện để cùng kiểm tra, giám sát.
6. Khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn liên quan đến việc bơm dầu hoặc việc bốc dỡ các loại hàng nguy hiểm khác, thuyền trưởng phải dừng ngay việc bơm dầu hoặc bốc, dỡ hàng hóa và kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả; đồng thời, phải báo cáo ngay cho Cảng vụ hàng hải và các cơ quan chức năng có liên quan biết để triển khai việc phối hợp ứng cứu.
Tàu thuyền đang neo đậu trong vùng nước cảng biển không được thực hiện các hành vi sau đây:
1. Nạo ống khói hoặc xả khói đen.
2. Cọ rửa hầm hàng hoặc mặt boong gây ô nhiễm môi trường.
3. Bơm xả các loại nước bẩn, cặn bẩn, chất thải, dầu hoặc hợp chất có dầu và các loại chất độc hại khác.
4. Vứt, đổ rác hoặc các đồ vật khác từ tàu xuống nước hoặc cầu cảng.
5. Gõ rỉ, sơn tàu làm nhiễm bẩn môi trường.
6. Tiến hành khử trùng, hun chuột khi chưa thông báo và không theo chỉ dẫn của Cảng vụ hàng hải.
1. Tàu thuyền khi hoạt động trong khu vực cảng biển phải thực hiện chế độ đổ rác, bơm xả nước bẩn và nước dằn tàu theo quy định và theo chỉ dẫn của Cảng vụ hàng hải.
2. Doanh nghiệp cảng phải bố trí phương tiện để tiếp nhận rác thải, nước bẩn, nước lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại khác từ tàu thuyền để xử lý hoặc cung cấp danh sách doanh nghiệp xử lý rác thải, nước bẩn, nước lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại khác theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết việc quản lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển.
1. Tất cả các tổ chức, cá nhân, tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển có nghĩa vụ thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển phải chấp hành những yêu cầu sau đây:
a) Tất cả các van và thiết bị của tàu thuyền mà chất độc hại có thể thoát ra ngoài đều phải được đóng kín, đưa về trạng thái ngừng hoạt động, niêm phong kẹp chì và phải có biển thông báo tại chỗ; việc tháo bỏ niêm phong hoặc việc bơm thải các chất thải, nước bẩn qua những van hoặc thiết bị quy định tại khoản này chỉ được thực hiện với sự đồng ý của Giám đốc Cảng vụ hàng hải và có sự giám sát trực tiếp của nhân viên Cảng vụ hàng hải đó. Thủ tục được thực hiện như sau:
- Người tiến hành thủ tục gửi trực tiếp hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng hải văn bản theo Mẫu số 35 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đề nghị chấp thuận tiến hành tháo bỏ niêm phong hoặc việc bơm thải các chất thải, nước bẩn qua những van hoặc thiết bị;
- Chậm nhất 04 giờ làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Cảng vụ hàng hải phải có văn bản trả lời, gửi văn bản trả lời trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến người tiến hành thủ tục; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do;
b) Khi tiến hành bơm các loại nước bẩn, nước thải có dầu hoặc các chất có đặc tính nguy hiểm khác qua đường ống trên mặt boong phải bịt kín các lỗ thoát nước mặt boong và có khay hứng ở những khớp nối của ống dẫn;
c) Tất cả các hoạt động liên quan đến việc bơm, xả dầu hoặc các chất nguy hiểm khác đều phải được ghi chép cụ thể vào nhật ký và sẵn sàng xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam kiểm tra khi cần thiết.
1. Việc báo cáo sự cố ô nhiễm môi trường xảy ra tại cảng biển phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, thuyền trưởng của các tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
a) Khi phát hiện có nguy cơ hoặc hành vi gây ô nhiễm môi trường phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết; đồng thời, ghi rõ vào nhật ký của tàu thuyền mình về thời gian, địa điểm và tính chất của sự cố ô nhiễm đó;
b) Nếu sự cố gây ô nhiễm môi trường phát sinh từ hoạt động của tàu thuyền mình, phải áp dụng ngay biện pháp ngăn ngừa hiệu quả và kịp thời thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết.
3. Tổ chức, cá nhân, tàu thuyền gây thiệt hại, ô nhiễm môi trường phải bồi thường và bị xử lý theo quy định.
MARITIME SAFETY AND SECURITY, AND ENVIRONMENTAL SAFETY
Section 1. MARITIME SAFETY AND SECURITY
Article 106. Requirements for assurance about maritime safety and security of operations of ships
1. All ships must have their names or numbers, IMO numbers (if any) and name of the port of registry displayed as prescribed.
2. The master shall ensure safety, order and sanitation on board his/her ship in accordance with Vietnamese law.
3. Apart from the seafarers and passengers, only persons on duty designated by a competent authority may board the ship that is being anchored within seaport waters; when boarding a foreign ship, a boarding pass issued by the port’s border guard or border checkpoint security public is required, except for on-duty officials of the regulatory authority. The master shall take total responsibility for letting unauthorized persons board the ship.
4. The following acts shall be prohibited during the anchoring of a ship within seaport waters:
a) Sounding the horn or using electric loudspeakers for communication, except for the cases where the distress signal is sent or horn is sounded under the order from the Director of the port authority;
b) Repairing or running engine or horn test without the consent of the port authority;
c) Using life-saving and fire-fighting equipment for improper purposes;
d) Swimming or creating disorder within the port;
dd) Fireworks shown on national holidays of the country whose flag is flown by the ships shall be organized in accordance with regulations of the Minister of Culture, Sports and Tourism.
5. The gangway shall be lighted and properly adjusted to ensure the safety of users; watchstanders and life buoys must be available at the gangway as prescribed; the gangway must have handrails and a safety net must be secured under the gangway.
Article 107. Search and rescue obligations
1. In case a ship, military ship, public service ship, fishing ship, domestic watercraft or seaplane is in distress, a distress signal shall be given as prescribed. In case an accident or a threat thereof is found, the person who found such shall immediately give a distress signal and take appropriate measures for rescuing persons and property and preventing and reducing the loss to an absolute minimum.
2. The rescue of persons in distress is an obligation of all organizations, individuals, ships and other crafts while operating within seaport waters and Vietnamese territorial waters. Any ship that discovers or receives a distress signal from people or other ships in distress at sea or within seaport waters must make every effort to help and rescue people in distress, even though such effort entails the ship's going off the predetermined course, and must promptly inform relevant organizations and individuals thereof, provided it is capable of rescuing and if the rescue does not pose any serious danger to the ship and people onboard. The less damaged ship shall assist more damaged ships even though the accident or emergency is not caused by the former.
3. The Director of the port authority may mobilize all forces and equipment of the port, ships and other vehicles available within seaport waters to search and rescue persons and salvage ships in distress. Such forces shall obey orders of the Director of the port authority. For the maritime accidents occurring within seaport waters and affecting maritime operations carried out on navigational channels, the Director of the port authority shall take charge and cooperate with a maritime safety enterprise in the area in promptly giving warnings, installing marine aids to navigation and issuing a notice to mariners in order to ensure maritime safety and security and prevent environmental pollution.
4. The maritime search and rescue cooperating authority shall stay ready to organize and cooperate in search and rescue operations in a timely manner to search and rescue people and vehicles in distress within the search and rescue area under its management and may mobilize people and vehicles for the purpose of participation in search and rescue efforts.
5. The Ministry of Transport shall take charge and cooperate with relevant ministries and central authorities in making and submitting regulations on cooperation in maritime search and rescue within seaport waters and territorial waters to the Prime Minister.
Article 108. Responsibility for provision of information for maritime safety and security assurance
Organizations and individuals shall inform the port authority of the newly-found obstacles; deviations from locations of the aids to navigation system and damages to the system or other information relating to maritime safety and security within seaport waters and Vietnamese territorial waters.
Article 109. Sports activities, maritime security and search and rescue drill
1. The organization of sports competitions within seaport waters must comply with regulations of law and instructions of the port authority, and must be informed in advance.
2. The Ministry of Transport shall direct the Vietnam Maritime Administration to take charge and cooperate with relevant authorities and units in organizing in coordinated maritime search and rescue and maritime security drill within seaport waters and Vietnamese territorial waters as prescribed by law.
Article 110. Transport of passengers and cargoes, mineral extraction, bottom-set gillnetting, fishing and aquaculture within seaport waters
1. The transport of passengers and cargoes, and mineral extraction shall comply with relevant regulations of law and instructions of the port authority, and must be informed to the port authority in advance.
2. The mineral extraction, bottom-set gillnetting, fishing and aquaculture within seaport waters may only be carried out if such activities do not affect maritime operations, maritime safety and security and environmental safety in the area.
3. The bottom-set gillnetting, fishing and aquaculture within seaport waters are required to obtain the consent of the port authority under the following procedures:
a) The applicant shall submit a written request made using the Form No. 35 provided in the Appendix enclosed herewith, directly or by post, to the port authority;
b) Within 01 working day since receipt of the request, the port authority shall submit a written consent if the bottom-set gillnetting, fishing and aquaculture satisfy the regulations specified in Clause 2 of this Article. In case of rejection, a written response specifying reasons thereof shall be given;
c) The duration of such activities is not later than 02 years.
4. The authority that has the power to issue the permit for mineral extraction within seaport waters shall send an enquiry from the local port authority before issuing the permit. The mineral extraction must not affect maritime operations, maritime safety and security and environmental safety in the area.
Article 111. Responsibility of the master for handling of cargoes, repair and sanitation control of ships within seaport waters
1. Before the handling of cargoes, repair and sanitation control of the ship, the master shall satisfy the necessary conditions for maritime safety and occupational safety, and strictly comply with relevant regulations of law. The mooring lines must be secured with rat guards as prescribed.
2. The master shall only allow the closure of cargo holds or allow persons to enter the cargo holds after checking and making sure that no emergency will occur.
3. In case there is a threat to safety during cargo handling, the master or person in charge of cargo handling shall immediately suspend the handling.
4. When an occupational accident occurs on board a ship, the master shall quickly administer emergency treatment to the victim(s), take necessary measures to mitigate its consequences, immediately inform such to the port authority; and at the same time declare, investigate, make records and prepare statistics and report on such occupational accident in accordance with the labor law.
Article 112. Assurance about order and safety within the port premises
1. The Director of the port enterprise shall organize and manage activities of port guards in accordance with relevant regulations of law and actual conditions of the port.
2. Regulatory authorities at the port may use the port gate to perform their duties after reaching an agreement with a port enterprise.
3. While operating within the port premises, organizations, individuals and vehicles must comply with all relevant regulations of law.
Article 113. Responsibilities of port enterprises and masters for fire and explosion prevention and fighting
1. The master of the ship operating at a port shall comply with, and inspect and supervise the implementation of regulations on fire and explosion prevention and fighting.
2. Fire and explosion prevention and fighting equipment of the port and ship must be placed at the prescribed place and always ready for use.
3. At all places prone to fire and explosion or in other areas and places in the port and on board the ship, warning signs or instructions must be given as prescribed by law.
4. The persons on duty at the places prone to fire or explosion on board the ship and in the port must be provided with professional training in fire and explosion fighting and prevention.
5. The following tasks must be performed upon receipt of fuel:
a) Have fire and explosion prevention and fighting equipment ready;
b) Securely close all doors at the side along which fuel is supplied;
c) Comply with all technical safety procedures and rules upon receipt of fuel;
d) Arrange person on duty on the deck and at the place of fuel receipt.
6. Fire and explosion prevention and fighting equipment of the port and ship shall be used for their intended purposes.
7. Spark-emitting work shall only be carried out on the deck, in cargo holds or engine cabins with the consent of the port authority.
8. Upon receipt of fuel, the following tasks shall not be performed:
a) Let other ships perform side-by-side mooring;
b) Pump fuel through the pipes, hoses or joints that fail to meet technical standards.
9. Before deciding to permit the repair and sanitation control of a ship or other maritime operations within seaport waters, which can affect the plan for fire and explosion fighting and prevention, the Director of the port authority shall send an enquiry form to a fire safety authority in the area. The procedures shall be carried out as follows:
a) The declarant shall submit an application, directly or by post, to the Vietnam Maritime Administration, including:
- A written request made using the Form No. 35 provided in the Appendix enclosed herewith;
- A copy of the plan for fire and explosion fighting and prevention.
b) Within 02 working days since receipt of the written request, the port authority shall send an enquiry form and submit a written response. In case of rejection, explanation shall be provided.
Article 114. Cooperation in fire and explosion fighting and prevention at seaports
1. The Director of the port authority shall cooperate with the fire safety authority in the area under his/her management in preparing a fire and explosion prevention and fighting plan necessary for the ships operating in such area in accordance with relevant regulations of law.
2. The Director of the port authority shall command the salvage of ships involved in a fire or explosion within seaport waters until a competent commander of a fire safety authority is present at the scene.
3. The Director of the port enterprise shall also command the salvage of ships involved in a fire or explosion within the port premises until a competent commander of a fire safety authority is present at the scene.
Article 115. Requirements applied to oil tankers and dangerous cargo ships
Apart from relevant regulations of the law on environmental safety, all oil tankers and other dangerous cargo ships must strictly comply with the following requirements when operating at a seaport:
1. The oil tanker and dangerous cargo ship must not moored side-by-side while flammable or explosive cargoes are handled, except for the case where fuel is supplied or received, or transshipment of oil between them.
2. All oil tankers or other types of dangerous cargoes at the seaport shall only be handled in the designated area.
3. The areas specified in Clause 2 of this Article must include equipment for fire and explosion prevention and fighting and environmental pollution emergency response as prescribed. During the handling of cargoes, such equipment must be kept ready for use.
4. The handling and storage of flammable or explosive cargoes or other dangerous cargoes must comply with technical safety procedures and rules as prescribed.
5. Upon the assembly of equipment for pumping petroleum, petrol, oil, liquefied gas, oil sludge or other hazardous substances, the master and relevant parties shall appoint their representatives for inspection and supervision.
6. Upon the occurrence of an emergency or accident related to oil pumping or handling of other dangerous cargoes, the master shall immediately stop the oil pumping, handling of such cargoes and promptly take preventive measures, and shall promptly report such emergency or accident to the port authority and relevant authorities for cooperation in the salvage.
Section 2. ENVIRONMENTAL PROTECTION
Article 116. Sanitation control of ships
The following acts shall be prohibited during the anchoring of a ship within seaport waters:
1. Scrapping the funnel or discharge black smoke.
2. Cleaning cargo holds or deck, causing environmental pollution.
3. Pumping or discharge dirty water, dirty residues, waste, oil or oily compounds and other harmful substances.
4. Throwing or dumping rubbish or other articles from the ship into the water or onto the wharf.
5. Removing rust and pain the ship, causing environmental pollution.
6. Carrying out fumigation or rat extermination without an advance notice and disobey the instructions of the port authority.
Article 117. Dumping rubbish and discharging wastewater and ballast water
1. The ship, while operating within a seaport, shall dump rubbish, discharge dirty water and ballast water in accordance with regulations and instructions of the port authority.
2. The port enterprise shall provide vehicles for receipt of rubbish, dirty water, water containing oil residues and other hazardous liquids discharged from the ship for treatment or provide a list of the enterprises charged with treating rubbish, dirty water, water containing oil residues and other hazardous liquids in accordance with regulations of law.
3. The Ministry of Transport shall elaborate the collection and treatment of wastes discharged from ships within seaport waters.
Article 118. Requirements for environmental emergency response and prevention
1. All organizations, individuals and ships shall comply with regulations of the law on environmental safety while operating at seaports.
2. Apart from the regulation specified in Clause 1 of this Article, the following requirements shall be complied with:
a) All ship’s valves and equipment through which hazardous substances may leak must be securely closed, shut down, sealed with lead and a notice shall be shown at their places. The seals shall only be removed from or the wastes and dirty water shall only be pumped through valves or equipment specified in this Clause with the consent of the Director of the port authority and under supervision of staff members of such port authority. The procedures shall be carried out as follows:
- The declarant shall submit a written request for granting of consent to the removal of seals from or pumping of wastes and dirty waters through valves or equipment, made using the Form No. 35 provided in the Appendix enclosed herewith, directly or in other appropriate forms, to the port authority;
- Within 04 working hours since receipt of the request, the port authority shall submit a written response, directly or by post, to the declarant. In case of rejection, explanation shall be provided;
b) Before pumping dirty water, oily wastewater or other hazardous substances through pipelines laid on deck, all deck scuppers must be securely covered and trays must be placed under pipeline joints;
c) All activities relating to the pumping or discharge of oil or other hazardous substances shall be made into a record book ready for presentation to a Vietnamese competent authority for inspection when necessary.
Article 119. Reporting environmental pollution emergencies at seaports
1. The reporting of environmental pollution emergencies at seaports shall comply with regulations of law.
2. Apart from the regulation specified in Clause 1 of this Article, the master of the ship operating at a seaport shall satisfy the following requirements:
a) If a threat to or an act causing environmental pollution is found, the master shall immediately report it to the port authority; clearly record the time, location and characteristics of such environmental pollution emergencies in the logbook;
b) If the environmental pollution emergency is caused by operations of the ship activities, the master shall immediately take preventive measures and report such measures to the port authority.
3. The organization, individual or ship causing damage or environmental pollution shall provide compensation and incur penalties as prescribed.