Chương II Nghị định 58/2017/NĐ-CP: Quản lý cảng biển và luồng hàng hải
Số hiệu: | 58/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 10/05/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 |
Ngày công báo: | 28/05/2017 | Số công báo: | Từ số 377 đến số 378 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu neo đậu, chuyển tải, luồng hàng hải phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
2. Việc đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu neo đậu, chuyển tải, luồng hàng hải phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển và các quy hoạch khác có liên quan đã được phê duyệt; trường hợp dự án đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu neo đậu, chuyển tải, luồng hàng hải có sự khác biệt so với quy hoạch phát triển cảng biển đã được phê duyệt, trước khi triển khai dự án, chủ đầu tư phải báo cáo và được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chấp thuận.
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu neo đậu, chuyển tải chuyên dùng có trách nhiệm đầu tư xây dựng, thiết lập kết cấu hạ tầng cảng biển, luồng hàng hải chuyên dùng, khu nước, vùng nước trừ trường hợp luồng hàng hải công cộng, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng quay trở hiện có tại khu vực đáp ứng được nhu cầu cho tàu thuyền hoạt động tại cảng chuyên dùng đó.
4. Việc quyết định chủ trương đầu tư cảng biển, bến cảng, cầu cảng và luồng hàng hải sử dụng nguồn vốn đầu tư công được thực hiện theo quy định của Luật đầu tư công.
5. Việc quyết định chủ trương đầu tư đối với cảng biển, bến cảng, cầu cảng và luồng hàng hải không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật đầu tư. Đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải.
1. Việc đầu tư xây dựng luồng hàng hải phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển đã được phê duyệt và tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật.
2. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức thực hiện việc lập, công bố và định kỳ hàng năm cập nhật danh bạ luồng hàng hải; tổ chức kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng luồng hàng hải theo quy hoạch cảng biển đã được phê duyệt.
1. Trước khi phê duyệt dự án đầu tư, chủ đầu tư gửi trực tiếp đến Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hồ sơ đề nghị thỏa thuận vị trí, thông số kỹ thuật chi tiết cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đề nghị thỏa thuận vị trí, thông số kỹ thuật chi tiết cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải;
b) Bản sao văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này;
c) Bản vẽ mặt bằng công trình thể hiện tọa độ vị trí công trình chính và các công trình phụ trợ khác, khoảng cách từ biên công trình đến các công trình liền kề;
d) Giấy tờ pháp lý về khu đất nghiên cứu dự án (cụ thể tọa độ biên khu đất);
đ) Ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy đối với các công trình có yêu cầu riêng về khoảng cách an toàn phòng cháy chữa cháy với công trình liền kề.
2. Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ của chủ đầu tư, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản lấy ý kiến các cơ quan liên quan về đề nghị của chủ đầu tư. Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến cùng hồ sơ liên quan kèm theo, các cơ quan liên quan có văn bản tham gia ý kiến gửi tới Cục Hàng hải Việt Nam.
3. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan đối với đề nghị của chủ đầu tư, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản thỏa thuận vị trí, thông số kỹ thuật chi tiết gửi chủ đầu tư trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
4. Trước khi tiến hành xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải, chủ đầu tư gửi Cục Hàng hải Việt Nam bản sao quyết định đầu tư xây dựng công trình kèm theo bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể, bản sao quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng công trình để phục vụ công tác quản lý.
1. Việc xây dựng các công trình khác trong vùng nước cảng biển không thuộc công trình quy định tại Điều 4 Nghị định này được thực hiện theo các quy định tại Nghị định này về bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
2. Trước khi tiến hành xây dựng công trình, chủ đầu tư gửi Cảng vụ hàng hải khu vực nơi thực hiện xây dựng công trình bản sao quyết định đầu tư và bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình để tổ chức theo dõi việc thực hiện xây dựng công trình của chủ đầu tư nhằm bảo đảm an toàn hàng hải. Quy định tại khoản này không áp dụng đối với công trình phải lập phương án đảm bảo an toàn hàng hải quy định tại Điều 8 Nghị định này.
3. Chủ đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển thực hiện các thủ tục theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
4. Đối với các dự án công trình giao cắt với vùng nước cảng biển, luồng hàng hải hoặc các công trình có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải như: Cầu, đường dây điện, cáp treo, các công trình ngầm và các công trình tương tự khác, trong quá trình đề xuất dự án, chủ đầu tư gửi Cục Hàng hải Việt Nam văn bản lấy ý kiến về sự cần thiết, vị trí, quy mô dự kiến của công trình, độ cao tĩnh không, độ sâu công trình.
Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến và bản sao bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản trả lời chủ đầu tư về các yêu cầu cần tuân thủ để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Chủ đầu tư các công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này, trong quá trình đề xuất đầu tư xây dựng công trình phải gửi Cảng vụ hàng hải khu vực văn bản lấy ý kiến về vị trí, quy mô dự kiến của công trình. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cảng vụ hàng hải khu vực có văn bản trả lời chủ đầu tư và nêu rõ các yêu cầu cần tuân thủ để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
6. Cảng vụ hàng hải khu vực tổ chức kiểm tra, giám sát: Điều kiện khởi công, thi công công trình theo quy định của pháp luật; vị trí, quy mô xây dựng, phương tiện thủy, thiết bị, biện pháp thi công, tiến độ thi công, công tác giám sát thi công của chủ đầu tư, phương án bảo đảm an toàn hàng hải và các nội dung cần thiết khác trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển, tuân thủ quy hoạch, dự án được duyệt, bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Việc kiểm tra, giám sát chỉ kết thúc khi chủ đầu tư hoàn tất việc thi công xây dựng công trình và thanh thải các chướng ngại vật (nếu có).
1. Trước khi tiến hành xây dựng, thi công các cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, chủ đầu tư có trách nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải và tổ chức thực hiện phương án bảo đảm an toàn hàng hải đã được phê duyệt.
2. Các trường hợp phải lập phương án bảo đảm an toàn hàng hải:
a) Xây dựng các công trình cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải và khu nước, vùng nước;
b) Xây dựng các công trình giao cắt với vùng nước cảng biển, luồng hàng hải hoặc các công trình có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải như cầu, đường dây điện, cáp treo, các công trình ngầm, giàn khoan, phong điện, thủy điện, nhiệt điện và các công trình tương tự khác;
c) Các công trình thi công, đầu tư xây dựng trong vùng biển Việt Nam ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải.
3. Cảng vụ hàng hải phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải; riêng đối với các công trình quy định tại điểm b khoản 2 Điều này trước khi phê duyệt, Cảng vụ hàng hải phải lấy ý kiến chấp thuận của Cục Hàng hải Việt Nam. Chậm nhất 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cảng vụ hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản chấp thuận phương án bảo đảm an toàn hàng hải gửi Cảng vụ hàng hải; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Nội dung cơ bản của phương án bảo đảm an toàn hàng hải, gồm:
a) Thông tin chung về công trình, dự án đầu tư xây dựng gồm: Tên công trình, dự án; tên và địa chỉ của chủ đầu tư; vị trí thi công, xây dựng; quy mô xây dựng;
b) Thời gian thi công, xây dựng;
c) Biện pháp thi công được duyệt;
d) Biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải;
đ) Phương án tổ chức và phối hợp thực hiện.
5. Thủ tục phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải: Chủ đầu tư gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ đến Cảng vụ hàng hải khu vực hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác. Hồ sơ phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao quyết định đầu tư xây dựng công trình;
c) Bản sao bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình;
d) Bản chính phương án bảo đảm an toàn hàng hải.
6. Trình tự nhận và xử lý hồ sơ:
Cảng vụ hàng hải khu vực tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cảng vụ hàng hải khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này; nếu hồ sơ hợp lệ thì chậm nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cảng vụ hàng hải khu vực phải có văn bản phê duyệt phương án đảm bảo an toàn hàng hải và gửi trực tiếp cho chủ đầu tư hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.
7. Quyết định phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải của Cảng vụ hàng hải phải ghi rõ: Thông tin chung về công trình, dự án; thời gian bàn giao mặt bằng; thời gian thi công, xây dựng; biện pháp thi công; biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải; việc lắp đặt, điều chỉnh báo hiệu; phương án tổ chức, phối hợp thực hiện, kiểm tra, giám sát và các nội dung cần thiết khác.
8. Trước khi phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải, Cảng vụ hàng hải khu vực tổ chức lấy ý kiến của doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải, hoa tiêu hàng hải và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan; doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện phương án bảo đảm an toàn hàng hải đã được phê duyệt theo quyết định của chủ đầu tư.
9. Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện phương án đảm bảo an toàn hàng hải đã được phê duyệt.
1. Cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước được đặt tên theo nguyên tắc được quy định tại Điều 77 Bộ luật Hàng hải Việt Nam.
2. Tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo tên bằng tiếng Anh, bắt đầu là cụm từ “Cảng biển”, “Cảng dầu khí ngoài khơi” và tên riêng đặt theo địa danh nơi có cảng biển hoặc tên riêng đối với cảng dầu khí ngoài khơi.
3. Tên bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo tên bằng tiếng Anh, bắt đầu là cụm từ “Bến cảng”, “Cầu cảng”, “Bến phao”, “Khu”, “Vùng” và tên riêng của công trình.
1. Việc đặt tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước được thực hiện khi cơ quan có thẩm quyền công bố mở cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan.
2. Thẩm quyền quyết định đổi tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước:
a) Bộ Giao thông vận tải quyết định đổi tên cảng biển và cảng dầu khí ngoài khơi;
b) Cục Hàng hải Việt Nam quyết định đổi tên bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước.
3. Thủ tục đổi tên cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước, cảng dầu khí ngoài khơi đã được công bố:
a) Chủ đầu tư hoặc người khai thác gửi trực tiếp hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam văn bản đề nghị đổi tên cảng biển theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản trình Bộ Giao thông vận tải xem xét quyết định đối với đề nghị đổi tên cảng biển hoặc cảng dầu khí ngoài khơi; quyết định đổi tên bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải xem xét và ra quyết định đổi tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi. Trường hợp Bộ Giao thông vận tải không chấp thuận, Bộ Giao thông vận tải thông báo cho Cục Hàng hải Việt Nam để có văn bản thông báo cho chủ đầu tư hoặc người khai thác cảng biển để đặt lại tên cho phù hợp.
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố mở, đóng cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi.
2. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam công bố mở, đóng bến cảng, cầu cảng, bến phao và các khu nước, vùng nước.
1. Chủ đầu tư gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ đến Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị công bố mở cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Biên bản nghiệm thu công trình cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, luồng hàng hải (trong trường hợp luồng hàng hải được công bố cùng thời điểm công bố mở cảng biển) đã hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng có kèm theo văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng theo quy định, bản vẽ hoàn công mặt bằng, mặt chiếu đứng và mặt cắt ngang công trình cảng; đối với cảng dầu khí ngoài khơi, không yêu cầu bản vẽ mặt chiếu đứng và mặt cắt ngang công trình cảng;
c) Biên bản nghiệm thu giữa chủ đầu tư và các cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền về kết quả khảo sát chướng ngại vật tại mặt đáy vùng nước trước cầu cảng và luồng hàng hải, trừ cảng dầu khí ngoài khơi;
d) Thông báo hàng hải về luồng hàng hải và vùng nước trước cầu cảng kèm theo bình đồ; đối với cảng dầu khí ngoài khơi, thông báo hàng hải về vùng an toàn khu vực cảng dầu khí ngoài khơi;
đ) Quyết định phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đối với cảng dầu khí ngoài khơi.
2. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này. Nếu hồ sơ hợp lệ thì chậm nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi và có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải công bố cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi kèm theo hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải công bố mở cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi cho chủ đầu tư thông qua hệ thống bưu chính hoặc chủ đầu tư đến nhận trực tiếp tại Bộ Giao thông vận tải.
4. Việc công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng thực hiện như sau:
a) Trường hợp luồng hàng hải được công bố cùng thời điểm công bố mở cảng biển, Bộ Giao thông vận tải công bố cùng với công bố mở cảng biển;
b) Trường hợp luồng hàng hải công bố sau thời điểm công bố mở cảng biển hoặc luồng hàng hải được đầu tư mới, công bố lại do điều chỉnh, mở rộng, nâng cấp thì Cục Hàng hải Việt Nam công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng.
5. Trình tự, thủ tục đề nghị công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng: Sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng mới, điều chỉnh, mở rộng, nâng cấp luồng hàng hải, chủ đầu tư hoặc tổ chức quản lý dự án nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đến Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Biên bản nghiệm thu để đưa công trình đã hoàn thành xây dựng vào sử dụng có kèm theo bản vẽ hoàn công luồng hàng hải, hệ thống báo hiệu hàng hải được đầu tư theo dự án;
c) Quy trình hướng dẫn khai thác luồng hàng hải bao gồm: Chuẩn tắc luồng, hệ thống báo hiệu hàng hải, thông số tàu thiết kế và các điều kiện khai thác cụ thể khác;
d) Thông báo hàng hải về các thông số kỹ thuật của luồng hàng hải kèm theo bình đồ của luồng hàng hải; thông báo hàng hải về hệ thống báo hiệu hàng hải được đầu tư theo dự án; biên bản nghiệm thu giữa chủ đầu tư và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về kết quả khảo sát rà quét chướng ngại vật mặt đáy luồng hàng hải và vùng nước liên quan.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại điểm này, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện công bố đưa tuyến luồng vào sử dụng theo quy định; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1. Sau khi hoàn thành việc xây dựng bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, chủ đầu tư nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đến Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác đề nghị công bố mở bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn tổ chức có chức năng thực hiện khảo sát, rà tìm chướng ngại vật và tiến hành thanh thải chướng ngại vật (nếu có) trong vùng nước bến phao, vùng nước trước bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải và các khu nước, vùng nước theo quy định.
Sau khi hoàn thành việc khảo sát, rà tìm và thanh thải chướng ngại vật theo quy định, các bên phải tổ chức nghiệm thu và lập Biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát, rà tìm chướng ngại vật, thanh thải chướng ngại vật trong vùng nước bến phao, vùng nước trước bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải và các khu nước, vùng nước.
3. Hồ sơ đề nghị công bố mở bến cảng, cầu cảng và các khu nước, vùng nước bao gồm:
a) Văn bản đề nghị công bố theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Biên bản nghiệm thu để đưa công trình đã hoàn thành xây dựng vào sử dụng có kèm theo Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng theo quy định, bản vẽ hoàn công mặt bằng, mặt chiếu đứng và mặt cắt ngang công trình bến cảng, cầu cảng và các khu nước, vùng nước;
c) Thông báo hàng hải kèm theo bình đồ của luồng hàng hải cho tàu thuyền vào, rời bến cảng, cầu cảng và các khu nước, vùng nước; biên bản nghiệm thu giữa chủ đầu tư và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về kết quả khảo sát mặt đáy vùng nước trước bến cảng, cầu cảng và các khu nước, vùng nước;
d) Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;
đ) Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
e) Bản sao văn bản chứng nhận an ninh bến cảng theo quy định.
4. Trình tự nhận và xử lý hồ sơ: Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này. Nếu hồ sơ hợp lệ thì chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam công bố mở bến cảng, cầu cảng, khu nước, vùng nước theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi cho chủ đầu tư qua hệ thống bưu chính hoặc chủ đầu tư đến nhận trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam.
5. Đối với cảng biển chỉ có một bến cảng, cầu cảng, sau khi hoàn thành thủ tục công bố mở cảng biển, trước khi đưa bến cảng, cầu cảng vào sử dụng, chủ đầu tư phải hoàn thành thủ tục công bố mở bến cảng, cầu cảng theo quy định tại Điều này.
6. Đối với khu nước, vùng nước, công trình chỉ phục vụ việc đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, tránh trú bão hay neo đậu tàu thuyền để chờ vào cảng, bến cảng, cầu cảng, neo đậu tàu công vụ, không thực hiện chuyển tải bốc xếp hàng hóa hoặc các dịch vụ vận tải khác thi khi công bố mở đưa vào sử dụng được miễn giảm các giấy tờ quy định tại các điểm d, đ và e khoản 3 Điều này.
1. Sau khi hoàn thành việc xây dựng công trình khác trong vùng nước cảng biển không thuộc công trình quy định tại Điều 6 Nghị định này, chủ đầu tư có trách nhiệm nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đến Cảng vụ hàng hải và doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải tại khu vực nơi thực hiện xây dựng công trình hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác để thông báo đưa công trình vào sử dụng. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản thông báo đưa công trình vào sử dụng theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Biên bản nghiệm thu bàn giao hoặc bản sao quyết định hoặc giấy phép của cơ quan có thẩm quyền về việc đưa công trình vào sử dụng.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm thông báo các thông tin về việc đưa công trình vào sử dụng quy định tại khoản 1 Điều này trên báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương trong ba số liên tiếp hoặc phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương hoặc địa phương 03 lần trong 03 ngày liên tiếp.
1. Cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi được xem xét công bố đóng trong các trường hợp sau đây:
a) Vì lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh hoặc các lý do đặc biệt khác;
b) Cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi không còn đủ điều kiện hoạt động theo quy định;
c) Khi có dịch bệnh, thiên tai, thảm họa và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tục công bố đóng cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi:
a) Thủ tục công bố đóng cảng biển quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Trường hợp khẩn cấp, Bộ Giao thông vận tải quyết định đóng cảng biển theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đối với các trường hợp khác, chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị đóng cảng biển, Bộ Giao thông vận tải tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan về việc đóng cảng biển và công bố đóng cảng biển theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.
b) Thủ tục công bố đóng cảng biển quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều này: Người đề nghị nộp trực tiếp đến Bộ Giao thông vận tải văn bản đề nghị theo Mẫu số 10 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác đề nghị công bố đóng cảng biển.
Bộ Giao thông vận tải tiếp nhận văn bản, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này. Nếu hồ sơ hợp lệ thì chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Giao thông vận tải tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan về việc đóng cảng biển và công bố đóng cảng biển theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi cho người đề nghị đóng cảng biển thông qua hệ thống bưu chính hoặc người đề nghị đóng cảng biển đến nhận trực tiếp tại Bộ Giao thông vận tải; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1. Bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước trong vùng nước cảng biển được xem xét, công bố đóng trong các trường hợp sau đây:
a) Bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước không còn tồn tại hoặc không đủ điều kiện hoạt động theo đề nghị của chủ đầu tư hoặc Cảng vụ hàng hải khu vực;
b) Bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước hoạt động không hiệu quả, theo đề nghị của chủ đầu tư;
c) Vì lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh hoặc các lý do đặc biệt khác.
2. Thủ tục đóng bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước:
a) Chủ đầu tư hoặc Cảng vụ hàng hải khu vực nộp trực tiếp 01 văn bản theo Mẫu số 10 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đến Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác;
b) Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận văn bản, nếu văn bản chưa phù hợp thì chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận, Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn hoàn thiện văn bản theo quy định tại Nghị định này. Nếu văn bản hợp lệ thì chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức lấy ý kiến các cơ quan hữu quan (nếu cần thiết), quyết định đóng bến cảng, cầu cảng, bến phao và các khu nước, vùng nước theo Mẫu số 11 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi cho người đề nghị thông qua hệ thống bưu chính hoặc người đề nghị đến nhận trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam.
1. Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức lập hồ sơ để trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, công bố vùng nước cảng biển, khu vực hàng hải và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải, hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị công bố vùng nước cảng biển;
b) Ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;
c) Hải đồ xác định giới hạn vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải.
2. Căn cứ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Giao thông vận tải xem xét, công bố vùng nước cảng biển, khu vực hàng hải và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải.
1. Cơ quan có thẩm quyền tổ chức quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa, cảng cá trong vùng nước cảng biển theo quy định của pháp luật có liên quan; trước khi trả lời chủ đầu tư về việc thỏa thuận cho phép đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa, cảng cá trong vùng nước cảng biển phải lấy ý kiến bằng văn bản của Cảng vụ hàng hải khu vực.
2. Sau khi hoàn thành việc xây dựng cảng, bến thủy nội địa, cảng cá trong vùng nước cảng biển, chủ đầu tư gửi các giấy tờ liên quan đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị công bố đưa công trình vào sử dụng theo quy định; đồng thời phải tiến hành thủ tục thông báo đưa công trình vào sử dụng theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
3. Cảng vụ hàng hải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với tàu thuyền và cảng, bến thủy nội địa, cảng cá trong vùng nước cảng biển.
4. Cơ quan có thẩm quyền tổ chức quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; tổ chức quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác cảng cá trong vùng nước cảng biển theo quy định của pháp luật về thủy sản.
5. Tàu biển trước khi vào, rời cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển, thuyền trưởng hoặc người làm thủ tục phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải khu vực và cơ quan quản lý nhà nước đối với cảng, bến thủy nội địa, cảng cá để lập kế hoạch và hướng dẫn thực hiện các quy định bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
1. Định kỳ 05 năm một lần vào quý I, Cục Hàng hải Việt Nam lập và trình Bộ Giao thông vận tải danh mục phân loại cảng biển Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét công bố theo quy định. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Tờ trình đề nghị công bố danh mục phân loại cảng biển;
b) Dự thảo danh mục phân loại cảng biển;
c) Bản sao Quyết định công bố cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi.
2. Định kỳ vào tháng 3 hàng năm, Cục Hàng hải Việt Nam lập và trình Bộ Giao thông vận tải danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị công bố danh mục bến cảng thuộc cảng biển Việt Nam;
b) Dự thảo danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam;
c) Bản sao Quyết định công bố bến cảng.
3. Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức phát hành danh mục phân loại cảng biển Việt Nam, luồng hàng hải và danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam sau khi được công bố.
4. Kinh phí xây dựng danh bạ cảng biển, bến cảng biển và luồng hàng hải được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Nội quy cảng biển bao gồm các quy định về tàu thuyền, công trình hàng hải, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường và các hoạt động khác liên quan đến hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải.
2. Nội quy cảng biển được xây dựng theo quy định Nghị định này, các quy định khác có liên quan của pháp luật và điều kiện thực tế hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải.
3. Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt Nội quy cảng biển theo đề nghị của Giám đốc Cảng vụ hàng hải và ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan.
4. Giám đốc Cảng vụ hàng hải ban hành, công bố công khai và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Nội quy cảng biển theo quy định.
5. Tổ chức, cá nhân, tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm chấp hành Nội quy cảng biển.
1. Cảng biển phải được quản lý, khai thác theo quy định của pháp luật, bảo đảm hiệu quả đầu tư và tránh thất thoát, lãng phí.
2. Kết cấu hạ tầng cảng biển phải được định kỳ tổ chức kiểm định chất lượng theo quy định.
3. Vùng nước trước cầu cảng, khu nước, vùng nước phải được định kỳ khảo sát và công bố thông báo hàng hải theo quy định.
4. Người đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng quyết định hình thức quản lý, khai thác theo nguyên tắc sau đây:
a) Kết cấu hạ tầng cảng biển được đầu tư bằng nguồn vốn của Nhà nước được cho thuê khai thác từng phần hoặc toàn bộ; nguồn thu từ việc cho thuê này là nguồn thu thuộc ngân sách nhà nước, được sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và được ưu tiên để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển;
b) Kết cấu hạ tầng cảng biển được đầu tư bằng các nguồn vốn khác không thuộc quy định tại điểm a khoản này do chủ đầu tư tự quyết định hình thức quản lý, khai thác phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển, đầu tư xây dựng, công bố đưa vào sử dụng và quản lý khai thác luồng hàng hải trong phạm vi cả nước.
2. Luồng hàng hải công cộng do doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải được giao trực tiếp thực hiện việc quản lý vận hành.
3. Luồng hàng hải chuyên dùng do doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý vận hành. Trường hợp luồng hàng hải chuyên dùng chuyển thành luồng hàng hải công cộng thì được xem xét hoàn trả một phần vốn đầu tư theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Đơn vị quản lý vận hành luồng hàng hải định kỳ tổ chức khảo sát để công bố thông báo hàng hải theo quy định.
5. Nội dung quản lý vận hành luồng hàng hải và báo hiệu hàng hải gồm:
a) Duy trì, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải và các công trình, thiết bị phụ trợ bảo đảm an toàn cho hoạt động hàng hải;
b) Vận hành hệ thống luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải;
c) Định kỳ khảo sát độ sâu và công bố thông báo hàng hải theo quy định;
d) Nạo vét, duy tu luồng hàng hải để đảm bảo độ sâu của luồng theo chuẩn tắc thiết kế.
6. Hàng năm, tổ chức quản lý vận hành các tuyến luồng hàng hải báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam về tình trạng hoạt động của tuyến luồng và kế hoạch quản lý vận hành, duy tu, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa, khảo sát, thông báo hàng hải theo quy định để trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt kế hoạch bảo trì theo quy định.
7. Khi phát hiện báo hiệu hàng hải bị sai lệch vị trí, hư hỏng hoặc bị mất, tổ chức quản lý vận hành, khai thác các tuyến luồng hàng hải phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải khu vực, bao gồm cả việc tạm dừng hoạt động, thay mới báo hiệu hàng hải; trường hợp cần phải thay đổi vị trí, đặc tính kỹ thuật, mục đích sử dụng của báo hiệu hàng hải so với thiết kế đã được duyệt thì phải lấy ý kiến bằng văn bản của Cảng vụ hàng hải khu vực, trình Cục Hàng hải Việt Nam chấp thuận trước khi thực hiện.
1. Dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải gồm:
a) Vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải;
b) Khảo sát, xây dựng và phát hành, cập nhật hải đồ vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải;
c) Thông báo hàng hải;
d) Nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng để đảm bảo độ sâu của luồng theo chuẩn tắc thiết kế;
đ) Thông tin điện tử hàng hải;
e) Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình, tài sản bảo đảm an toàn hàng hải;
g) Nhiệm vụ đột xuất bảo đảm an toàn hàng hải.
2. Bộ Giao thông vận tải tổ chức thực hiện việc đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch cho các doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích bảo đảm hàng hải theo quy định.
Kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời được thiết lập để phục vụ xây dựng các công trình, dự án hoặc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực trong thời gian nhất định.
1. Điều kiện thiết lập kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời:
a) Kết cấu hạ tầng cảng biển hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu cấp thiết tại khu vực;
b) Phục vụ mục đích xây dựng công trình, dự án;
c) Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực trong thời gian nhất định.
2. Thời hạn hoạt động của kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời chấm dứt khi công trình, dự án hoàn thành việc thi công xây dựng hoặc kết cấu hạ tầng cảng biển tại khu vực đã đáp ứng đủ nhu cầu, nhưng tối đa không quá 03 năm. Đối với kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời là bến phao, khu chuyển tải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực, được phép hoạt động trong thời gian phù hợp theo quy hoạch cảng biển.
3. Thủ tục thỏa thuận việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời.
a) Chủ đầu tư gửi trực tiếp 01 văn bản hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị thỏa thuận việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời.
b) Chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, Cục Hàng hải Việt Nam lấy ý kiến của Cảng vụ Hàng hải khu vực và các cơ quan liên quan. Chậm nhất 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản tham gia ý kiến của các cơ quan, Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải chấp thuận thỏa thuận việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời nếu đủ điều kiện. Chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải có văn bản trả lời Cục Hàng hải Việt Nam. Chậm nhất 03 ngày làm việc sau khi nhận được văn bản của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm trả lời chủ đầu tư về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận thỏa thuận việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời và gửi văn bản cho chủ đầu tư qua hệ thống bưu chính hoặc chủ đầu tư nhận trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam.
Đối với kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời là bến phao, khu chuyển tải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực, chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thiết lập bến phao, khu chuyển tải nếu cần. Chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giao thông vận tải có văn bản trả lời Cục Hàng hải Việt Nam. Chậm nhất 03 ngày làm việc sau khi nhận được văn bản của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm trả lời chủ đầu tư về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận thỏa thuận việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời và gửi văn bản cho chủ đầu tư qua hệ thống bưu chính hoặc chủ đầu tư nhận trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam.
4. Trường hợp kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời vượt quá thời hạn hoạt động được quy định tại khoản 2 Điều này, Chủ đầu tư phải có văn bản đề nghị gia hạn kèm theo ý kiến của Cảng vụ Hàng hải khu vực. Chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải chấp thuận gia hạn nếu đủ điều kiện. Chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải có văn bản trả lời Cục Hàng hải Việt Nam. Chậm nhất 03 ngày làm việc sau khi nhận được văn bản của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm trả lời chủ đầu tư về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận gia hạn hoạt động và gửi văn bản cho chủ đầu tư qua hệ thống bưu chính hoặc chủ đầu tư nhận trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam.
5. Thủ tục đề nghị thiết lập kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời:
a) Sau khi được thỏa thuận việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời, Chủ đầu tư gửi trực tiếp 01 văn bản hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị thiết lập kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời theo Mẫu số 12 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo hồ sơ về đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển;
b) Chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản chấp thuận thiết lập kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do và gửi văn bản cho chủ đầu tư qua hệ thống bưu chính hoặc chủ đầu tư nhận trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam.
6. Trước khi tiến hành xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời, chủ đầu tư gửi Cục Hàng hải Việt Nam bản sao quyết định đầu tư xây dựng công trình kèm theo bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể, bản sao quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng công trình và phương án đảm bảo an toàn hàng hải để phục vụ công tác quản lý.
7. Việc đưa kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời vào sử dụng được thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
1. Phí, lệ phí liên quan đến việc quản lý, khai thác sử dụng cảng biển và luồng hàng hải được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
2. Bộ Tài chính quy định mức trích nộp phí bảo đảm hàng hải đối với luồng hàng hải do doanh nghiệp tự đầu tư, khai thác để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường sau khi thống nhất với Bộ Giao thông vận tải.
1. Mọi hoạt động khảo sát, thăm dò, đầu tư xây dựng, thiết lập công trình trong vùng biển Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nhưng không được ảnh hưởng đến an toàn hàng hải trên tuyến hàng hải và luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.
2. Các công trình lắp đặt, xây dựng trong vùng biển Việt Nam phải có phạm vi an toàn ít nhất là 500 m tính từ mép ngoài cùng của công trình. Trong phạm vi 02 hải lý tính từ mép ngoài cùng của công trình, các tàu thuyền không có nhiệm vụ không được thả neo.
3. Kho chứa nổi lần đầu đưa vào hoạt động trong vùng biển Việt Nam với chức năng chính là cảng dầu khí ngoài khơi không quá 15 tuổi tính từ ngày đặt sống chính.
4. Khi hết hạn sử dụng, thiết bị, công trình trong vùng biển Việt Nam phải được tháo dỡ. Chủ đầu tư của các thiết bị, công trình trên biển chưa kịp tháo dỡ vì lý do kỹ thuật hoặc bất khả kháng phải thông báo Cảng vụ hàng hải khu vực biết về vị trí, kích thước, hình dạng, độ sâu và phải lắp đặt các tín hiệu, báo hiệu hàng hải theo quy định.
5. Chủ đầu tư của công trình phải tiến hành các biện pháp bảo vệ công trình của mình, thông báo Cảng vụ hàng hải khu vực biết để cảnh báo cho các tàu thuyền hoạt động gần khu vực biết.
Cơ quan quyết định đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án cho thuê khai thác và kết quả lựa chọn bên thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng.
1. Người cho thuê có trách nhiệm lập phương án cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng. Nội dung chính của phương án bao gồm:
a) Tên tổ chức cho thuê;
b) Danh mục và đặc tính kỹ thuật tài sản cho thuê;
c) Giá trị tài sản cho thuê;
d) Thời hạn cho thuê;
đ) Giá cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng trình cơ quan có thẩm quyền quyết định;
e) Điều kiện cho thuê;
g) Khả năng thu hồi vốn đầu tư;
h) Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của bên thuê và bên cho thuê;
i) Hình thức lựa chọn bên thuê;
k) Hình thức hợp đồng;
l) Thời gian tổ chức lựa chọn bên thuê khai thác.
2. Đối với kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng đang được đầu tư xây dựng, trước khi đưa vào sử dụng, người cho thuê phải lập phương án cho thuê.
1. Giá cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giá cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư hoặc cơ quan phê duyệt phương án cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng.
2. Giá cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng phải được cơ quan quyết định đầu tư cảng biển, bến cảng, cầu cảng đó phê duyệt nhưng không được thấp hơn giá đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
3. Giá cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được xác định trên cơ sở các nội dung chính sau đây:
a) Giá thu cố định là giá tính trên cơ sở tỷ lệ khấu hao tài sản hàng năm, tiền trả nợ vay và lãi vay (nếu có), chi phí phục vụ quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng cho thuê và các chi phí khác theo quy định. Thời gian sử dụng kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng để tính giá cho thuê tối đa là 50 năm. Giá cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng không thấp hơn giá thu cố định;
b) Giá thu thay đổi là giá thu theo tỷ lệ phần trăm (%) của doanh thu khai thác tài sản cho thuê hàng năm;
c) Giá trị tài sản cho thuê;
d) Đặc tính kỹ thuật tài sản cho thuê;
đ) Điều kiện cho thuê;
e) Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên;
g) Các điều kiện cần thiết khác.
4. Bên cho thuê kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng có trách nhiệm trình cơ quan quyết định đầu tư cảng biển, bến cảng, cầu cảng xem xét, phê duyệt việc điều chỉnh giá cho thuê trong các trường hợp sau đây:
a) Định kỳ 05 năm một lần;
b) Khi tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trên 15%/năm;
c) Các trường hợp khác do bên cho thuê hoặc bên thuê đề xuất và được cơ quan quyết định đầu tư chấp thuận.
Bên thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Các điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 86 Bộ luật Hàng hải Việt Nam.
2. Có kinh nghiệm quản lý khai thác cảng biển.
3. Có đủ nhân lực để quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng sẽ thuê.
4. Có giá thuê cao nhất và không thấp hơn giá cho thuê trong phương án cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng đã được phê duyệt.
1. Hình thức, trình tự, thủ tục lựa chọn bên thuê thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định tại Nghị định này.
2. Bộ Giao thông vận tải xây dựng, ban hành mẫu các hồ sơ về đấu thầu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được đầu tư bằng vốn nhà nước.
1. Việc cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng phải được thực hiện theo hợp đồng do hai bên thỏa thuận ký kết. Hợp đồng cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng phải được xây dựng trên cơ sở kết quả lựa chọn bên thuê đã được phê duyệt và phù hợp với các quy định liên quan của pháp luật.
2. Hợp đồng cho thuê bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ, số tài khoản của bên cho thuê;
b) Tên, địa chỉ, số tài khoản bên thuê;
c) Mục đích thuê;
d) Thời hạn cho thuê;
đ) Giá cho thuê và điều kiện, phương thức thanh toán;
e) Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê và bên thuê;
g) Danh mục tài sản cho thuê;
h) Điều kiện, trình tự điều chỉnh hợp đồng cho thuê;
i) Giải quyết tranh chấp.
1. Nguồn thu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được ưu tiên sử dụng vào các mục đích, chi phí sau đây:
a) Hoàn trả vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng;
b) Duy tu, sửa chữa kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng là tài sản cho thuê thuộc trách nhiệm của bên cho thuê;
c) Nâng cấp, cải tạo, mở rộng kết cấu hạ tầng cảng biển;
d) Đầu tư xây dựng mới bến cảng, cầu cảng và các mục đích khác để phát triển ngành hàng hải;
đ) Chi phí lập phương án và tổ chức lựa chọn bên thuê;
e) Chi phí của bên cho thuê trong hoạt động quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển;
g) Các mục đích và chi phí hợp lý khác.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về cơ chế tài chính thu, nộp và sử dụng nguồn thu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được đầu tư bằng vốn nhà nước.
1. Bên thuê có quyền cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài thuê lại một phần kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng đã thuê theo quy định tại Nghị định này và phải được sự chấp thuận bằng văn bản của bên cho thuê trước khi tiến hành cho thuê lại.
2. Việc cho thuê lại kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được thực hiện thông qua hợp đồng. Hợp đồng cho thuê lại kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng phải bảo đảm nguyên tắc không trái với nội dung của hợp đồng thuê đã ký với bên cho thuê.
3. Bên thuê phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước bên cho thuê về việc cho thuê lại của mình. Các nghĩa vụ, trách nhiệm phát sinh nếu có giữa bên thuê và bên thuê lại do hai bên tự giải quyết.
4. Bên thuê lại kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng có trách nhiệm quản lý khai thác bến cảng, cầu cảng theo quy định của pháp luật, hợp đồng thuê và không được tiếp tục cho thuê lại kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng đó.
1. Cơ quan quyết định đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng có trách nhiệm tổ chức quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng.
2. Cơ quan, tổ chức được giao quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng cơ chế quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng trình cơ quan quyết định đầu tư phê duyệt và tổ chức thực hiện;
b) Quản lý tài sản nhà nước và giám sát các hoạt động khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng cho thuê;
c) Giám sát việc thực hiện hợp đồng cho thuê khai thác;
d) Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng thường xuyên và định kỳ nhằm bảo đảm sử dụng kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng đúng chức năng, đặc tính kỹ thuật theo quy định;
đ) Tổ chức thu tiền cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng;
e) Yêu cầu bên thuê tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật khai thác, duy tu bảo dưỡng và sử dụng kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng theo quy định; trường hợp bên thuê không tuân thủ, báo cáo chủ đầu tư để giải quyết;
g) Phối hợp với bên khai thác xử lý những trường hợp xảy ra sự cố gây hư hỏng đối với kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng; tổ chức giám sát việc sửa chữa, khắc phục tình trạng hư hỏng kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng trong phạm vi quản lý;
h) Thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khi phát hiện độ sâu luồng hàng hải, vùng nước trước cầu cảng, vũng quay tàu, hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác không bảo đảm theo thiết kế kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
i) Tiếp nhận và đề xuất phương án thiết kế, xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp phát triển kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng khi có yêu cầu của bên thuê hoặc theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành;
k) Giám sát việc bảo đảm công tác phòng, chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn lao động trong phạm vi cảng biển, bến cảng, cầu cảng;
l) Tổng hợp tình hình khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng; định kỳ báo cáo chủ đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định;
m) Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
1. Nội dung và quy trình thủ tục tiến hành kiểm định kết cấu hạ tầng cảng biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức thực hiện việc kiểm định kết cấu hạ tầng cảng biển.
MANAGEMENT OF SEAPORTS AND NAVIGATIONAL CHANNELS
Section 1. INVESTMENT IN AND CONSTRUCTION OF SEAPORTS AND NAVIGATIONAL CHANNELS
Article 4. Rules for investment in and construction and power to decide the guidelines for investment in seaports and navigational channels
1. Vietnamese and foreign organizations and individuals investing in and constructing seaports, terminals, wharves, floating terminals, anchorages, transshipment areas and navigational channels shall comply with regulations of this Decree and relevant regulations of law.
2. The investment in and construction of seaports, terminals, wharves, floating terminals, anchorages, transshipment areas and navigational channels shall conform to the planning for seaport system development and other relevant approved planning; in the event a seaport or navigational channel project contravene the approved planning for seaport system development, before executing such project, the investor must inform and be accepted by the authority that has the power to approve the planning.
3. The organizations and individuals investing in and constructing specialized seaports, terminals, wharves, floating terminals, anchorages, transshipment areas and navigational channels shall invest in and construct seaport infrastructures, specialized navigational channels berth pockets or water areas unless the nearby current public navigational channel, pilot boarding area, phytosanitary inspection area or turning basin satisfies requirements for operations of ships at such specialized port.
4. The decision on guidelines for investment in seaports, terminals, wharves and navigational channels that is financed by funds for public investment shall be made in accordance with the Law on Public Investment.
5. The decision on guidelines for investment in seaports, terminals, wharves and navigational channels that is regulated in Clause 4 of this Article shall be made in accordance with the Law on Investment. The projects whose investment guidelines are decided by the President of the provincial People’s Committee shall obtain the written consent of the Ministry of Transport.
Article 5. Management of investment in and construction of navigational channels
1. The investment in and construction of navigational channels shall conform to the approved planning for seaport system development and comply with relevant regulations of law.
2. The Ministry of Transport shall direct the Vietnam Maritime Administration to compile, announce and annually update the list of navigational channels; inspect and supervise the investment in and construction of navigational channels in according to the approved planning.
Article 6. Agreement on locations and detailed technical specifications of seaports, terminals, wharves and navigational channels
1. Before approving the investment project, the investor shall submit the applications for agreement on locations and detailed technical specifications of seaports, terminals, wharves and navigational channels, directly or by post to the Vietnam Maritime Administration. The application includes:
a) A written request for agreement on location and detailed technical specifications of a seaport, terminal, wharf and navigational channel according to the Form No. 01 provided in the Appendix enclosed herewith.
b) A copy of the written consent to guidelines for investment given by a competent authority according to Clause 4, Article 4 of this Decree;
c) A drawing of the structure that shows the coordinates of the location of main structure and other auxiliary structures, the distance from the structure boundary to the adjacent structures;
d) Legal documents about the land area for the project (specifying the coordinates of the boundary of the land area);
dd) Comments of a competent authority about fire prevention and fighting measures applied to structures that require a fire safety distance from adjacent structures.
2. Within 02 working days from the day on which a valid application submitted by the investor is received, the Vietnam Maritime Administration shall send enquiry forms to relevant authorities about the investor’s request. Within 05 working days from the day on which the enquiry form and relevant documents are received, the receiving authority shall send a response to the Vietnam Maritime Administration.
3. Within 03 working days from the day on which the responses are sent by relevant authorities about the investor’s request is received, the Vietnam Maritime Administration shall send a written agreement on location and detailed technical specifications, directly or by post, to the investor. In case of rejection, a written response specifying reasons thereof shall be given.
4. Before constructing a seaport, terminal, wharf or navigational channel, the investor shall submit a copy of the investment and construction decision, enclosed with the overall contour map of the site and a copy of the decision on approval for design to the Vietnam Maritime Administration to serve the management.
Article 7. Supervision of construction of other structures within seaport waters
1. The construction of other structures within seaport waters that are not regulated in Article 4 of this Decree shall comply with regulations of this Decree on assurance about maritime safety and security and prevention of environmental pollution, and other relevant regulations of law.
2. Before the start of construction, the investor shall submit a copy of the investment decision and the overall contour map of the site of the structure to the local port authority responsible for the area where the structure is constructed, which will supervise the construction by the investor to ensure maritime safety. This Clause does not apply to the structure that is subject to the plan for maritime safety assurance prescribed in Article 8 of this Decree.
3. The investor in the construction of ports and inland landing stages within seaport waters shall follow procedures prescribed in Article 19 of this Decree.
4. For the project on construction of the structures that intersect seaport waters and navigational channels or that affect maritime operations, such as: bridges, power lines, cable cars, underground structures and other similar structures, upon his/her proposal for project, the investor shall submit an enquiry form to the Vietnam Maritime Administration about the necessity, expected location and scale, vertical clearance and depth of the structure.
Within 05 working days from the day on which the enquiry form and copy of overall contour map of the site are received, the Vietnam Maritime Administration shall give a written response specifying the requirements that need to be complied with to ensure maritime safety and security, and prevent environmental pollution, to the investor. In case of rejection, a written response specifying reasons thereof shall be given.
5. The investor in construction of other structures that are not regulated in Clause 3 and Clause 4 of this Article, upon his/her proposal for investment and construction, shall send an enquiry form for the expected location and scale of the structure to a local port authority. Within 05 working days from the day on which a valid application is received, the local port authority shall give a written response specifying the requirements that need to be complied with to ensure maritime safety and security, and prevent environmental pollution to the investor. In case of rejection, a written response specifying reasons thereof shall be given.
6. The local port authority shall inspect and supervise: conditions for start of the construction of structure in accordance with regulations of law; construction location and scale, watercrafts, equipment, construction measures, construction progress, construction supervision by the investor, measures for maritime safety assurance and other necessary contents throughout the investment in and construction of ports, inland landing stages within seaport waters, compliance with the approved planning and project, assurance about maritime safety and security and prevention of environmental pollution. The inspection and supervision shall only end when the investor completes the construction and clear the obstacles (if any).
Article 8. Plan for maritime safety assurance
1. Before constructing a seaport, terminal, wharf, floating terminal, berth pocket or water area, the investor shall request a competent authority to consider approving the plan for maritime safety assurance and shall organize the implementation of the approved plan.
2. The cases in which a plan for maritime safety assurance must be prepared:
a) Construction of seaports, terminals, wharves, floating terminals, navigational channels, aids to navigation, berth pockets and water areas;
b) Construction of the structures that intersect seaport waters and navigational channels or that affect maritime operations, such as: bridges, power lines, cable cars, underground structures, and other similar structures, drilling rig, wind power, hydropower, thermal power and other similar structures;
c) The structures that are constructed within Vietnamese territorial waters and affect maritime operations.
3. The port authority shall approve the plan for maritime safety assurance. For the structures specified in Point b, Clause 2 of this Article, the port authority shall obtain the consent of the Vietnam Maritime Administration before giving approval. Within 04 working days from the day on which the plan for maritime safety assurance submitted by the port authority is received, the Vietnam Maritime Administration shall submit a written consent to the plan for maritime safety assurance to the port authority. In case of rejection, a written response specifying reasons thereof shall be given.
4. Contents of the plan for maritime safety assurance include:
a) General information about the project: Name of the project; name and address of the investor; construction location and scale;
b) Duration of the construction;
c) Approved construction measures;
d) Plan for maritime safety assurance;
dd) Plan for organization and cooperation in implementation.
5. Procedures for approving the plan for maritime safety assurance: The investor shall submit 01 application, directly or in other appropriate forms, to the local port authority. An application for approval for the plan for maritime safety assurance includes:
a) A written request for approval for the plan for maritime safety assurance according to the Form No. 02. provided in the Appendix enclosed herewith;
b) A copy of the investment and construction decision;
c) A copy of overall contour map of the site of the structure;
d) The original of the plan for maritime safety assurance.
6. Procedures for receipt and processing of the application:
The local port authority shall receive application. If the application is invalid, within 03 working days from the day on which such application is received, the local port authority shall provide guidance on the completion of the application as prescribed in this Decree. If the application is valid, within 07 working days from the day on which such application is received, the local port authority shall submit a written approval for the plan for maritime safety assurance, directly or by post, to the investor.
7. The Decision on approval for the plan for maritime safety assurance about the port authority shall specify: general information about the structure and project; duration of transfer of land; duration of the construction; construction measures; plan for maritime safety assurance; installation and adjustment of the aids to navigation; plan for organization, cooperation in implementation, inspection and supervision, and other necessary contents.
8. Before approving the plan for maritime safety assurance, the local port authority shall send enquiry forms to the maritime safety enterprises, pilotage service providers and other relevant authorities and units; the maritime safety enterprise shall implement the approved plan for maritime safety assurance according to regulations of the investor.
9. The Vietnam Maritime Administration and the port authorities shall inspect the implementation of the approved plan for maritime safety assurance.
Section 2. REGULATIONS ON NAMING AND RENAMING OF SEAPORTS, OFFSHORE OIL PORTS, PORTS, WHARVES, FLOATING TERMINALS, BERTH POCKETS AND WATER AREAS
Article 9. Rules for naming and renaming of seaports, offshore oil ports, ports, wharves, floating terminals, berth pockets and water areas
1. Seaports, offshore oil ports, ports, wharves, floating terminals, berth pockets and water areas shall be named according to the rules prescribed in Article 77 of the Vietnam Maritime Code.
2. The name of a seaport and offshore oil port must be in Vietnamese and may be followed by an English name, starting with the word “Cảng biển” (“Seaport”) or phrase “Cảng dầu khí ngoài khơi” (“Offshore oil port”) then the proper name after the name of the place where the seaport or offshore oil port is located.
3. The name of a port, wharf, berth pocket or water area must be in Vietnamese and may be followed by an English name, starting with the word or phrase “Bến cảng" (Port), “Cầu cảng” (Wharf), “Khu” (”Pocket”), “Vùng” (“Area”) then the proper name of the structure.
Article 10. Naming and renaming of seaports, offshore oil ports, ports, wharves, floating terminals, berth pockets and water areas
1. A seaport, offshore oil port, port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area shall be named when a competent authority announces the opening of a seaport, offshore oil port, port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area at the request of the investor or relevant organizations.
2. The power to decide to rename a seaport, offshore oil port, port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area:
a) The Minister of Transport shall decide to rename a seaport or offshore oil port;
b) The Vietnam Maritime Administration shall decide to rename a port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area.
3. Procedures for renaming the announced seaport, offshore oil port, port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area:
a) The investor or operator shall submit a written request for renaming of the seaport according to the Form No. 03 provided in the Appendix enclosed herewith, directly or in other appropriate forms, to the Vietnam Maritime Administration.
b) Within 02 working days from the day on which a satisfactory application prescribed in Point a of this Clause is received, the Vietnam Maritime Administration shall submit a written request to the Ministry of Transport for permission to rename the seaport or offshore oil port and renaming of the port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area. Within 02 working days from the day on which the written request submitted by the Vietnam Maritime Administration is received, the Ministry of Transport shall consider and issue the decision on renaming of the seaport or offshore oil port. In case of rejection, the Ministry of Transport shall inform the Vietnam Maritime Administration thereof. The Vietnam Maritime Administration shall submit a written notice to the investor or operator of the seaport.
Section 3. ANNOUNCEMENT OF THE OPENING OR CLOSURE OF A SEAPORT, OFFSHORE OIL PORT, PORT, WHARF, FLOATING TERMINAL, BERTH POCKET OR WATER AREA
Article 11. Conditions for announcement of the opening or closure of a seaport, offshore oil port, port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area
1. The seaport, offshore oil port, port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area has been commissioned before its first use according to regulations.
2. The investor has all documents prescribed in Articles 13 and 14 of this Decree.
Article 12. Power to announce the opening or closure of a seaport, offshore oil port, port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area
1. The Minister of Transport shall decide to announce the opening or closure of a seaport or offshore oil port.
2. The Director General of the Vietnam Maritime Administration shall decide to announce the opening or closure of a port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area.
Article 13. Procedures for announcing the opening of a seaport or offshore oil port and announcing the first use of a navigational channel
1. The investor shall submit 01 application, directly or in other appropriate forms, to the Vietnam Maritime Administration. The application includes:
a) A written request for announcement of the opening of a seaport or offshore oil port according to the Form No. 04 provided in the Appendix enclosed herewith;
b) The record on the commissioning of the completed seaport, offshore oil port or navigational channel (in the event the navigational channel is opened at the same time as the opening of the seaport), enclosed with the written consent to the commissioning results, as-built drawing of the land, vertical and horizontal sections of the seaport (not mandatory for offshore oil ports).
c) The commissioning record signed by the investor and competent organizations on the results of survey of obstacles on the bottom of the area of water facing against the wharf or navigational channel, except for the offshore oil port;
d) A notice to mariners about the navigational and area of water facing against the wharf, enclosed with a contour map; or a notice to mariners about safety area of the offshore oil port, for the offshore oil port;
dd) The decision on approval for plan for offshore oil spill.
2. The Vietnam Maritime Administration shall receive the application. If the application is invalid, the Vietnam Maritime Administration shall instruct the investor to complete the application as prescribed in this Decree. If the application is valid, within 07 working days from the day on which such application is received, the Vietnam Maritime Administration shall send an enquiry to the People’s Committee of the province where the seaport or offshore oil port is located in writing and submit a written request for decision on the announcement of the seaport or offshore oil port, enclosed with the application prescribed in Clause 1 of this Article to the Ministry of Transport.
3. Within 03 working days from the day on which the written request submitted by the Vietnam Maritime Administration is received, the Ministry of Transport shall issue the decision on announcement of the opening of a seaport or offshore oil port, made using the Form No. 05 provided in the Appendix enclosed herewith and submit the decision by post to the investor or the investor shall receive it directly at the Ministry of Transport.
4. The first use of a navigational channel shall be announced as follows:
a) In the event the navigational channel is opened at the same time as the opening of the seaport, the Ministry of Transport shall make such announcement;
b) In the event the navigational channel is opened after the seaport is opened or the navigational channel is reinvested and reopened due to adjustment, expansion or upgradation, the Vietnam Maritime Administration shall make the announcement.
5. Procedures for request for announcement of the first use of a navigational channel: After the re-investment, adjustment, expansion or upgrade of the navigational channel is completed, the investor or project management organization shall submit 01 application, directly or in other appropriate forms, to the Vietnam Maritime Administration. The application includes:
a) A written request for approval for announcement of the first use of a navigational channel, made using the Form No. 04 provided in the Appendix enclosed herewith;
b) The record on the commissioning of the completely constructed structure before its first use, enclosed with the as-built drawing of the navigational channel and aids to navigation system that are invested according to the project;
c) Procedures for operation of a navigational channel, including: channel standards, aids to navigation system, design specifications of the ship and other specific conditions for operations;
d) Notice to mariners about the technical specifications of the navigational channel, enclosed with the contour map of the navigational channel; notice to mariners about the aids to navigation system that is invested according to the project; commissioning record signed by the investor and competent organization on the results of survey of obstacles on the bottom of the navigational channel and associated waters.
Within 03 working days from the day on which the application prescribed in this Point is received, the Vietnam Maritime Administration shall announce the first use of the navigational channel as prescribed. In case of rejection, a written response specifying reasons thereof shall be given.
Article 14. Procedures for the opening of a port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area
1. After the construction of a port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area is completed, the investor shall submit 01 application for announcement of the opening of a port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area, directly or in other appropriate forms, to the Vietnam Maritime Administration.
2. The investor shall select an organization licensed to survey and find obstacles, and clear the obstacles (if any) within the area of water facing against the floating terminal and the area of water facing against the port, wharf, navigational channel, berth pocket or water area in accordance with regulations.
After the survey, scanning and clearance of the obstacles, parties shall commission and make a record on commissioning of survey results, scanning and clearance of the obstacles within the area of water facing against the floating terminal and the area of water facing against the port, wharf, navigational channel, berth pocket or water area.
3. An application for announcement of the opening of a port, wharf, berth pocket or water area includes:
a) A written request for the announcement, made using Form No. 06 provided in the Appendix enclosed herewith;
b) The record on the commissioning of the completely constructed structure before its first use, enclosed with the written consent to the commissioning results, as-built drawing of land, vertical view and cross-section view of the port, wharf, berth pocket or water area;
c) The notice to mariners, enclosed with the contour map of the navigational channel through which ships arrive at or depart from a port, wharf, berth pocket or water area; commissioning record signed by the investor and competent organization on the results of survey of obstacles on the bottom of the area of water facing against the port, wharf, berth pocket or water area;
d) The decision on approval for the environmental impact assessment report of the project;
dd) Commissioning record on fire prevention and fighting;
e) A copy of the certificate of port security according to regulations.
4. Procedures for receipt and processing of applications: The Vietnam Maritime Administration shall receive the application. If the application is invalid, within 03 working days from the day on which such application is received, the Vietnam Maritime Administration shall provide guidance on the completion of the application as prescribed in this Decree. If the application is valid, within 03 working days from the day on which such application is received, the Vietnam Maritime Administration shall issue the decision on announcement of the opening of a port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area, made using the Form No. 07 provided in the Appendix enclosed herewith and submit the decision by post to the investor or the investor shall receive it directly at the Vietnam Maritime Administration.
5. For the seaport that has only one terminal or wharf, after completing the procedures for announcement of opening of a seaport, the investor shall follow the procedures for announcement of opening of the port or wharf as prescribed in this Article before putting it into operation.
6. The documents prescribed in Points d, dd and e, Clause 3 of this Article are not mandatory when announcing the opening of a berth pocket, water area, structure that only serves pilot boarding, quarantine areas, storm shelter or anchorage area used to anchor ships waiting to enter a port, terminal or wharf or anchor public service ships without transshipping or loading cargoes or providing other transport services.
Article 15. Announcement of the first use of other structures
1. After the construction of other structures within seaport waters that are not regulated in Article 4 of this Decree is completed, the investor shall submit the following documents, directly or in other appropriate forms, to a port authority and maritime safety enterprise in the area where the structure is constructed to announce the first use of the structure:
a) A written notice about the first use of the structure, made using the Form No. 08 provided in the Appendix enclosed herewith;
b) A record on commissioning or transfer of the structure or a copy of the decision or permit issued by a competent authority on the first use of the structure.
2. The investor shall publish information about the first use of the structure specified in Clause 1 of this Article on three consecutive issues of a central or local daily newspapers or broadcast it on central or local Radio or Television Stations 03 times in 03 consecutive days.
Article 16. Announcement of the closure of a seaport or offshore oil port
1. The closure of a seaport or offshore oil port shall be considered in the following cases:
a) The seaport or offshore oil port is closed for reasons of national defense and security assurance or other special reasons;
b) The seaport or offshore oil port is no longer eligible to operate as prescribed;
c) Epidemics and natural disasters occur and other cases according to regulations of law.
2. Procedures for announcing the closure of a seaport or offshore oil port:
a) Procedures for announcing the closure of a seaport under Point a, Clause 1 of this Article: In case of emergency, the Ministry of Transport shall issue a decision on closure of a seaport, which is made using the Form No. 09 provided in the Appendix enclosed herewith and report it to the Prime Minister. For other cases, within 05 working days from the day on which a written request for closure of a seaport, the Ministry of Transport shall collect comments from relevant authorities about the closure of the seaport and issue an announcement on the closure, which is made using the Form No. 09 provided in the Appendix enclosed herewith. In case of rejection, explanation shall be provided.
b) Procedures for announcing the closure of a seaport under Points b and c, Clause 1 of this Article: The applicant shall submit an application for permission for closure of a seaport according to the Form No. 10 provided in the Appendix enclosed herewith, directly or in other appropriate forms, to the Ministry of Transport.
The Ministry of Transport shall receive the application. If the application is satisfactory, within 01 working day from the day on which such request is received, the Ministry of Transport shall provide guidance on the completion of the request as prescribed in this Decree. If the application is satisfactory, within 05 working days from the day on which the application is received, the Ministry of Transport shall collect comments from relevant authorities about the closure of the seaport and issue an announcement on the closure, which is made using the Form No. 09 provided in the Appendix enclosed with this Decree, and shall submit the decision by post to the applicant or the applicant shall receive it directly at the Ministry of Transport. In case of rejection, a written response specifying reasons thereof shall be given.
Article 17. Announcement of the closure of a port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area
1. The closure of a port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area shall be considered in the following cases:
a) The port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area no longer exits or is ineligible to operate or its closure is requested by the investor or local port authority;
b) The port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area operates ineffectively or its closure is requested by the investor;
c) The seaport or offshore oil port is closed for reasons of defense and security assurance or other special reasons;
2. Procedures for announcing the closure of a port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area:
a) The investor or the local port authority shall submit an application form that is made using the Form No. 10 provided in the Appendix enclosed herewith, directly or in other appropriate forms, to the Vietnam Maritime Administration;
b) The Vietnam Maritime Administration shall receive the application form. If the application form is unsatisfactory, within 01 working day from the day on which such form is received, the Vietnam Maritime Administration shall provide guidance on the completion of the form as prescribed in this Decree. If the application form is satisfactory, within 05 working days from the day on which such form is received, the Vietnam Maritime Administration shall send enquiry forms to relevant authorities (if any) and issue the decision on announcement of the closure of a port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area according to the Form No. 11 provided in the Appendix enclosed herewith and send the decision by post to the applicant or the applicant shall receive it directly at the Vietnam Maritime Administration.
Article 18. Announcement of seaport waters, maritime areas and areas under the management of port authorities
1. The Vietnam Maritime Administration shall submit an application to the Ministry of Transport for consideration and announcement of seaport waters, maritime areas and areas under the management of a port authority, including:
a) A written request for announcement of seaport waters;
b) Written comments of the People's Committees of the provinces concerned;
c) The nautical chart showing the boundaries of the seaport waters and areas under the management of the port authority.
2. According to the application specified in Clause 1 of this Article, the Ministry of Transport shall consider announcing the seaport waters and areas under the management of port authorities.
Article 19. Operations of ports, inland landing stages and fishing ports within seaport waters
1. Competent authorities shall manage the investment in and construction of ports, inland landing stages and fishing ports within seaport waters in accordance with relevant regulations of law; before responding to the investor with the permission for investment in and construction of ports, inland landing stages and fishing ports within seaport waters, they shall send enquiry forms to local port authorities.
2. After the construction of ports, inland landing stages and fishing ports within seaport waters is completed, the investor shall submit relevant documents to a competent authority to request announcement of the first use of the structures as prescribed and shall follow procedures for issuing the announcement of the first use of the structures as prescribed in Article 15 of this Decree.
3. Port authorities are responsible for state management of ports, inland landing stages and fishing ports within seaport waters in terms of maritime safety and security and environmental safety.
4. Competent authorities shall organize state management of operations of ports and inland landing stages within seaport waters in accordance with regulations of the Law on Inland Waterway Transport; and organize state management of operations of fishing ports within seaport waters in accordance with regulations of law on fisheries.
5. Before a ship arrives or departs from a port or inland landing stage within seaport waters, the master or the declarant shall report such to the local port authority and authority performing state management of ports, inland landing stages and fishing ports in order to prepare a plan and provide guidelines for regulations on maritime safety and security assurance and environmental safety.
Article 20. Classification of seaports and announcement of the list of seaports and ports of Vietnam
1. Once every 05 years, in the first quarter, the Vietnam Maritime Administration shall prepare and submit the list of seaports of Vietnam to the Ministry of Transport, which will submit it to the Prime Minister for consideration and announcement in accordance with regulations. The application includes:
a) The written request for announcement of the list of seaports;
b) The draft list of seaports;
c) A copy of the decision on announcement of a seaport or offshore oil port.
2. Every March, the Vietnam Maritime Administration shall prepare and submit the list of ports of Vietnam to the Ministry of Transport. The application includes:
a) The application form for announcement of the list of ports of Vietnam;
b) The draft list of ports of Vietnam;
c) A copy of the decision on announcement of a port.
3. The Vietnam Maritime Administration shall announce the list of seaports of Vietnam and navigational channels and the list of announced ports of Vietnam.
4. The funding for compilation of the list of seaports, terminals and navigational channels shall be obtained from the state budget and other legal funding sources.
Article 21. Seaport regulations
1. Seaport regulations include regulations on ships, maritime structures, maritime safety and security, environmental safety and other operations related to maritime operations carried out at seaports and within areas under the management of the port authorities.
2. Seaport regulations shall be made as prescribed in this Decree, other relevant regulations of law and actual maritime operations carried out at seaports and within areas under the management of port authorities.
3. The Vietnam Maritime Administration shall approve the seaport regulations at the request of the Director of the port authority and comments from relevant organizations.
4. The Director of the port authority shall issue, publish and provide guidelines for and inspect the implementation of seaport regulations as prescribed.
5. Vietnamese and foreign organizations, individuals and ships shall comply with seaport regulations while operating within seaport waters and areas under the management of port authorities.
Section 4. MANAGEMENT AND OPERATION OF SEAPORTS, NAVIGATIONAL CHANNELS AND OTHER STRUCTURES WITHIN VIETNAMESE TERRITORIAL WATERS
Article 22. Rules for management and operation of seaports
1. A seaport shall be managed and operated as prescribed in law to ensure investment efficiency and avoid any possible loss and wastefulness.
2. Seaport infrastructures shall undergo quality survey on a periodic basis in accordance with regulations.
3. Surveys on areas of water facing against wharves, berth pockets and water areas shall be periodically made and included in the notices to mariners as prescribed.
4. The investor in the construction of a seaport, terminal and wharf shall decide the method of management and operation according to the following rules:
a) A seaport infrastructure project financed by the state budget shall be partially or entirely leased out in accordance with laws; the revenues generated from such leasing belong to the state budget, and are utilized as prescribed in the law on state budget and prioritized for seaport infrastructure development;
b) The method of management and operation of the seaport infrastructure that is financed by other capital sources not regulated in Point a of this Clause shall be decided by the investor in accordance with regulations of law.
Article 23. Rules for management and operation of navigational channels
1. The Ministry of Transport shall direct the Vietnam Maritime Administration to organize state management of the planning for development, investment in and construction of navigational channels nationwide, and announce the first use of, manage and operate these channels nationwide.
2. Maritime safety enterprises shall directly manage and operate the public navigational channels assigned to them.
3. Enterprises shall invest in, construct, manage and operate specialized navigational channels. In the event a specialized navigational channel is converted into a public one, part of investment capital shall be refunded to enterprises in accordance with regulations of the Ministry of Finance.
4. Every navigational channel operator shall conduct periodic survey in order to issue notices to mariners as prescribed.
5. Management and operation of navigational channels and aids to navigation systems include:
a) Maintenance, upgrade and repair of navigational channels, aids to navigation, and structures and auxiliary equipment for assurance about the safety of maritime operations;
b) Operation of navigational channel systems and aids to navigation systems;
c) Periodic surveys of depth and issuance of notices to mariners according to regulations;
d) Dredging and maintenance of navigational channels for assurance about their depth in accordance with design standards.
6. The organization charged with management and operation of navigational channel routes shall submit an annual report on condition of channel routes and plan for management, operation, maintenance, upgrade, repair, survey and issuance of notices to mariners according to regulations to the Vietnam Maritime Administration, which will submit the maintenance plan to the Ministry of Transport for approval.
7. When detecting deviations from disposition of aids to navigation or damage or loss of aids to navigation, including their suspension or replacement, the operating organization shall immediately inform the local port authority. In case of change of positions, specifications or purposes, enquiry forms shall be sent to the local port authority and submitted to the Vietnam Maritime Administration for approval.
Article 24. Public maritime safety assurance services
1. Public maritime safety assurance services include:
a) Operate and maintain aids to navigation, public navigational channels and maritime routes;
b) Survey, establish, publish and update nautical charts of seaport waters, navigational channels and maritime routes;
c) Issue notices to mariners;
d) Dredge and maintain public navigational channels to ensure their depth meets design standards;
dd) Provide electronic maritime information;
e) Repair, improve and upgrade structures and assets to ensure maritime safety;
g) Undertake unexpected missions to ensure maritime safety.
2. The Ministry of Transport shall implement the procurement procedures and assign maritime safety enterprises to provide maritime safety assurance services and products as prescribed.
Article 25. Investment in and construction of temporary seaport infrastructures
Temporary seaport infrastructures shall be established to serve the construction of structures and project or satisfy the needs for socio-economic development in the area for a certain period of time.
1. Conditions for establishment of a temporary seaport infrastructure:
a) The current seaport infrastructure fails to satisfy essential needs in the area;
b) The construction of structures or projects must be served;
c) The needs for socio-economic development must be satisfied for a certain period of time.
2. Operations of a temporary seaport infrastructure shall be suspended within 03 years when the construction and project is completed or the seaport infrastructure in the area has satisfied the need. For the temporary seaport infrastructure that is a floating terminal or transshipment area in service of local socio-economic development, operation is allowed within a period in conformity with the planning for seaport development.
3. Procedures for reaching an agreement on construction of a temporary seaport infrastructure:
a) The investor shall submit a written request for agreement on construction of a temporary seaport infrastructure, directly or in other appropriate forms, to the Vietnam Maritime Administration.
b) Within 02 working days from the day on which the request is received, the Vietnam Maritime Administration shall send enquiry forms to the local port authority and relevant authorities. Within 03 days from the day on which the written comments are received, the Vietnam Maritime Administration shall request the Ministry of Transport to consider granting a written consent if all conditions are satisfied. Within 03 working days from the day on which the written consent granted by the Vietnam Maritime Administration is received, the Ministry of Transport shall send a written response to the Vietnam Maritime Administration. Within 03 working days after the written response given by the Ministry of Transport is received, the Vietnam Maritime Administration shall send a written response specifying whether the construction of the temporary seaport infrastructure is approved, directly or by post, to the investor.
For the temporary seaport infrastructure that is a floating terminal or transshipment area in service of local socio-economic development in the area, within 03 working days from the day on which the written response sent by the Vietnam Maritime Administration is received, the Ministry of Transport shall, if necessary, send a written notice to the People’s Committee of the province where the floating terminal or transshipment area is established. Within 03 working days from the day on which the written notice sent by the People’s Committee of the province is received, the Ministry of Transport shall give a written response to the Vietnam Maritime Administration. Within 03 working days after the written response given by the Ministry of Transport is received, the Vietnam Maritime Administration shall send a written response specifying whether the construction of the temporary seaport infrastructure is approved, directly or by post, to the investor.
4. In the event the temporary seaport infrastructure operates beyond the duration prescribed in Clause 2 of this Article, the investor shall submit a written request for extension enclosed with comments from the local port authority. Within 02 working days from the day on which the written request is received, the Vietnam Maritime Administration shall grant a written consent to the extension to the Ministry of Transport if all conditions are satisfied. Within 03 working days from the day on which the written consent granted by the Vietnam Maritime Administration is received, the Ministry of Transport shall give a written response to the Vietnam Maritime Administration. Within 03 working days after the written response given by the Ministry of Transport is received, the Vietnam Maritime Administration shall a written response specifying whether the construction of the temporary seaport infrastructure is approved, directly or by post, to the investor.
5. Procedures for applying for establishment of a temporary seaport infrastructure:
a) After reaching an agreement on construction of a temporary seaport infrastructure, the investor shall submit a written request for establishment of the temporary seaport infrastructure, made using the Form No. 12 provided in the Appendix enclosed herewith and documents about investment in and operation of seaport infrastructures, directly or in other appropriate forms, to the Vietnam Maritime Administration.
b) Within 03 working days after the written request is received, the Vietnam Maritime Administration shall grant a written consent to the establishment of the temporary seaport infrastructure. In case of rejection, a written response specifying reasons thereof shall be given to the investor by post or the investor shall receive it directly at the Vietnam Maritime Administration.
6. Before constructing a temporary seaport infrastructure, the investor shall submit a copy of the investment and construction decision, enclosed with the overall contour map of the site, a copy of the decision on approval for design and plan for maritime safety assurance to the Vietnam Maritime Administration to serve the management.
7. The temporary seaport infrastructure shall be put into operation as prescribed in Article 14 of this Decree.
Article 26. Charges and fees for the management, operation and use of seaports and navigational channels invested in by enterprises
1. Charges and fees for the management, operation and use of seaports and navigational channels shall comply with regulations of law on fees and charges.
2. The Ministry of Finance shall, after reaching an agreement with the Ministry of Transport, specify the specific fee rates for assurance about maritime safety of the navigational channel invested in and operated by enterprises for the purposes of assuring maritime safety and security and preventing environmental pollution.
Article 27. Operations of the structures within Vietnamese territorial waters
1. The survey, exploration, investment in and construction, and establishment of the structures within Vietnamese territorial waters shall comply with regulations of Vietnam’s laws and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory but must not affect the operational safety of structures on maritime routes and traffic separation within Vietnamese territorial waters.
2. The structures that are installed and constructed within Vietnamese territorial waters must have a safety radius of at least 500 m from the furthermost outer edge of the structure. Within 2 nautical miles measured from the furthermost outer edge of the structure, unauthorized ships must not anchor.
3. The floating production storage and offloading unit that operates within Vietnamese territorial waters for the first time and functions as an offshore oil port within 15 years from the day on which its keel is laid.
4. When the service life of a structure within Vietnamese territorial waters expires, it must be dismantled. The investor whose equipment and structures at sea have not been dismantled for technical reasons or due to force majeure events shall inform the local port authority of their locations, sizes, shapes and depth, and install marine signs and aids to navigation according to regulations.
5. The investor shall take measures to protect his/her structures and inform such measures to the local port authority.
Section 5. MANAGEMENT AND OPERATION OF STATE-FUNDED PORT AND WHARF INFRASTRUCTURE
Article 28. Rules for management and operation, and power to decide the leasing of port and wharf infrastructures
The authority that makes a decision to invest in and construct port and wharf infrastructures has the power to approve the plan for leasing out such infrastructures and the lessee selection result.
Article 29. Plan for leasing out port and wharf infrastructures
1. The lessor shall prepare a plan for leasing out port and wharf infrastructures. Main contents of the plan include:
a) Name of the lessor;
b) List and specifications of leased assets;
c) Value of leased assets;
d) Lease term;
dd) Rent decided by a competent authority;
e) Lease conditions;
g) Capacity to recover investment capital;
h) Rights, obligations and responsibilities of the lessee and lessor;
i) Method of lessee selection;
k) Form of contract;
l) Time for selecting lessees.
2. For the port and wharf infrastructures that are under construction, the lessor shall prepare a leasing plan before putting such infrastructures into operation.
Article 30. Rent for port and wharf infrastructures
1. The rent for port and wharf infrastructures shall comply with regulations of the Law on Prices. The Ministry of Finance shall decide the rent for port and wharf infrastructures at the proposal of the investors or authorities approving plans for leasing out port and wharf infrastructures.
2. The rent for port and wharf infrastructures shall be approved by the authority that has decided the investment in seaports, terminals and wharves, which must not be lower than the rent already decided by the Minister of Finance.
3. The rent for port and wharf infrastructures shall be determined according to the following main contents:
a) The fixed price, which shall be calculated according to the annual asset depreciation rate, amounts used to pay loan principal and interest (if any), expense for management and operation of leased port and wharf infrastructures and other expenses as prescribed. The lifetime of port and wharf infrastructures used to calculate the rent is 50 years at most. The rent for port and wharf infrastructures shall not be lower than the fixed price;
b) The changeable price, which shall be collected according to a percentage (%) of the annual revenue from the operation of the leased assets;
c) Value of leased assets;
d) List and specifications of leased assets;
dd) Lease conditions;
e) Rights, obligations and responsibilities of related parties;
g) Other necessary conditions.
4. The lessor shall request the authority that has decided the investment in seaports, terminals and wharves to consider approving the adjustment of the rent in the following cases:
a) Once every 5 years;
b) When the inflation rate in Vietnam exceeds 15% a year;
c) Other circumstances as proposed by the lessor or lessee and approved by the investment-deciding authority.
Article 31. Conditions for selection of lessees of port and wharf infrastructures
A lessee of port and wharf infrastructures must:
1. satisfy all conditions prescribed in Clause 4, Article 86 of the Vietnam Maritime Code.
2. have experience in management and operation of seaports.
3. have adequate staff members for management and operation of port and wharf infrastructures to be leased.
4. offer the highest rent which is not lower than the rent stated in the approved plan for the leasing of port and wharf infrastructures.
Article 32. Methods of selection of lessees of port and wharf infrastructures
1. The methods and procedures for selection of lessees shall comply with the Law on Bidding and this Decree.
2. The Ministry of Transport shall prepare and issue the specimen of the documents about bidding for leasing of state-funded port and wharf infrastructures.
Article 33. Contract on leasing of port and wharf infrastructures
1. The leasing of port and wharf infrastructures shall be carried out under a contract signed by the two parties. Such contract shall be made according to the approved lessee selection result and in accordance with relevant regulations of law.
2. A lease contract must have the following main contents:
a) Name, address and bank account number of the lessor;
b) Name, address and bank account number of the lessee;
c) Purposes of the lease;
d) Lease term;
dd) Rent and payment conditions and method;
e) Rights and obligations of the lessor and lessee;
g) List of leased assets;
h) Conditions and procedures for modifying the lease contract;
i) Fulfillment of disputes.
Article 34. Use of revenues from the leasing of port and wharf infrastructures
1. Revenues from the leasing of port and wharf infrastructures shall be prioritized for use for the following purposes and expenses:
a) Return on investment capital for construction of port and wharf infrastructures;
b) Expenses for maintenance and repair of the port and wharf infrastructures that are leased out if they are covered by the lessor;
c) Upgrade, improvement and expansion of seaport infrastructures;
d) Investment in construction of new ports and wharves and for other purposes for the marine development;
dd) Expenses for preparation of a plan for and selection of lessee;
e) The lessor’s expenses for management and operation of seaport infrastructures;
g) Other proper purposes and reasonable expenses.
2. The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the Ministry of Transport in specifying a financial mechanism for collection, payment and use of revenues from the leasing of state-funded port and wharf infrastructures.
Article 35. Subleasing of port and wharf infrastructures
1. The lessee may sublease part of ports and wharf infrastructure to a Vietnamese or foreign organization or individual in accordance with this Decree and shall obtain the written consent of the lessor before effecting the sublease.
2. The subleasing of port and wharf infrastructures shall be carried out under a contract, which must not be contrary to the contents of the lease contract signed with the lessor.
3. The lessee must be responsible to the lessor for the sublease. The rights and responsibilities that arise (if any) between the lessor and lessee shall be decided by the two parties.
4. The sublessee of port and wharf infrastructures shall manage and operate ports and wharves in accordance with regulations of law, and the lease contract and may not continue to sublease such infrastructures.
Article 36. Organization of management and operation of port and wharf infrastructures
1. The authority that makes a decision to invest in and construct seaports, terminals and wharves shall organize the management and operation of port and wharf infrastructures.
2. The organization that is assigned to manage and operate port and wharf infrastructures has the following functions, tasks and rights:
a) Create a mechanism for management and operation of port and wharf infrastructures and submit it to the investment-deciding authority for approval and organize the implementation thereof;
b) Manage state assets and supervise the operation of the leased port and wharf infrastructures;
c) Supervise the execution of the lease contract;
d) Organize regular and periodical inspection and supervision of the operation of port and wharf infrastructures to ensure they are used according to their functions and specifications as prescribed;
dd) Organize the collection of rent for the leasing of port and wharf infrastructures;
e) Request the lessee to strictly observe the prescribed technical processes for operating, maintaining and using port and wharf infrastructures; report on the lessee’s violations, if any, to the investor;
g) Cooperate with the infrastructure operator in dealing with emergencies that damage port and wharf infrastructures; supervise the repair of damaged port and wharf infrastructures under its management;
h) Promptly inform regulatory authority when it is discovered that the depth of navigational channels, area of water facing against the wharf, turning basin, aids to navigation systems and other auxiliary structures fails to comply with the technical design approved by a competent authority;
i) Receive and propose plans for design, construction, improvement, expansion or upgrade of port and wharf infrastructures at the request of the lessee or regulatory authority;
k) Supervise the satisfaction of the requirements for fire and explosion prevention and fighting, environmental sanitation, security and order and occupational safety within the seaports, terminals and wharves;
l) Review the actual operation of port and wharf infrastructures; periodically report it to the investor and regulatory authorities under regulations;
m) Perform other assigned tasks.
Article 37. Inspection of seaport infrastructures
1. Contents and procedures for carrying out inspection of seaport infrastructures shall comply with regulations of law on construction.
2. The Ministry of Transport shall direct the Vietnam Maritime Administration to organize the survey of seaport infrastructures.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực