Chương I Nghị định 58/2017/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 58/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 10/05/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 |
Ngày công báo: | 28/05/2017 | Số công báo: | Từ số 377 đến số 378 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải, bao gồm: Đầu tư xây dựng, khai thác cảng biển, luồng hàng hải, công trình hàng hải, báo hiệu hàng hải, thông báo hàng hải, hoạt động của hoa tiêu hàng hải và quản lý hoạt động của tàu thuyền tại cảng biển và trong vùng biển Việt Nam.
2. Các quy định tại Nghị định này về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường cũng được áp dụng đối với cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thủy nội địa nằm trong vùng nước cảng biển.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân, tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan đến đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng biển, luồng hàng hải và quản lý hoạt động hàng hải tại vùng nước cảng biển, vùng biển của Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ chế một cửa quốc gia tại cảng (sau đây viết tắt là Cơ chế một cửa quốc gia) là việc cho phép người khai gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến tàu thuyền vào, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Các cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
2. Cổng thông tin một cửa quốc gia phục vụ thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia (sau đây viết tắt là Cổng thông tin một cửa quốc gia) là hệ thống thông tin tập trung, tích hợp phục vụ cho việc khai báo điện tử của người làm thủ tục đối với tàu thuyền vào, rời cảng và việc hoàn thành thủ tục của các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng.
3. Thủ tục điện tử đối với tàu thuyền là phương thức thực hiện thủ tục qua Cổng thông tin điện tử theo quy định.
4. Cổng thông tin điện tử là Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc Cổng thông tin điện tử chuyên ngành được dùng để thực hiện thủ tục điện tử cho tàu thuyền.
5. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển bao gồm: Cảng vụ hàng hải, Hải quan cửa khẩu, Biên phòng cửa khẩu cảng (sau đây viết tắt là Biên phòng cửa khẩu), Kiểm dịch y tế, Kiểm dịch động vật, Kiểm dịch thực vật.
6. Hệ thống thông tin nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước tại cảng (sau đây viết tắt là hệ thống thông tin nghiệp vụ) bao gồm các chức năng kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia và các phân hệ xử lý thông tin hồ sơ khai báo của doanh nghiệp thực hiện thủ tục thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.
7. Thủ tục cho tàu thuyền vào, rời cảng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (sau đây viết tắt là thủ tục điện tử đối với tàu thuyền) là quá trình xử lý các giao dịch điện tử kể từ khi người làm thủ tục khai các hồ sơ điện tử thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia tới khi nhận được quyết định hoàn thành thủ tục của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan được thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
8. Hồ sơ điện tử là thông tin điện tử thể hiện nội dung của các biểu mẫu, chứng từ mà người làm thủ tục phải nộp theo quy định; các thông báo, xác nhận liên quan đến nghiệp vụ được thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng và người làm thủ tục.
9. Chữ ký số của doanh nghiệp là chữ ký số được cấp bởi các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số hợp pháp và đã đăng ký với ổng thông tin điện tử.
10. Người làm thủ tục là chủ tàu hoặc người quản lý tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu, thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền thực hiện việc khai báo và làm thủ tục theo quy định tại Nghị định này với các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển.
11. Giấy phép rời cảng là văn bản do Cảng vụ hàng hải hoặc cơ quan có thẩm quyền nơi tàu thuyền rời cảng cuối cùng cấp hoặc xác nhận.
12. Giấy phép rời cảng điện tử là giấy phép do Cảng vụ hàng hải cấp cho người làm thủ tục dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử sau khi đã hoàn thành thủ tục điện tử cho tàu thuyền rời cảng. Giấy phép rời cảng điện tử có mã số để tra cứu và có giá trị pháp lý thay thế giấy phép rời cảng dạng giấy.
13. Giấy phép quá cảnh điện tử là giấy phép do Cảng vụ hàng hải cấp cho người làm thủ tục dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử sau khi hoàn thành thủ tục điện tử cho tàu biển nước ngoài quá cảnh. Giấy phép quá cảnh điện tử có mã số để tra cứu và có giá trị pháp lý thay thế giấy phép quá cảnh dạng giấy.
14. Lệnh điều động điện tử cho tàu thuyền vào cảng là việc chấp thuận của Cảng vụ hàng hải cho tàu thuyền vào cảng thông qua Kế hoạch điều động điện tử tại Cổng thông tin điện tử hoặc khi điều động tàu thuyền trong một khu vực hàng hải thuộc vùng nước cảng biển.
15. Khu vực hàng hải là vùng nước thuộc một cảng biển và khu vực quản lý của một cảng vụ hàng hải. Một cảng biển có một hoặc nhiều khu vực hàng hải.
16. Bến phao là hệ thống thiết bị phao neo, xích, rùa và các thiết bị khác được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
17. Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc (sau đây viết tắt là vùng hoa tiêu bắt buộc) là phần giới hạn trong vùng nước cảng biển hoặc khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi, được xác định từ vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển, cảng dầu khí ngoài khơi và ngược lại mà tàu biển khi di chuyển phải sử dụng hoa tiêu dẫn tàu theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam. Một vùng hoa tiêu bắt buộc bao gồm một hoặc nhiều tuyến dẫn tàu.
18. Vùng hoa tiêu hàng hải không bắt buộc (sau đây viết tắt là vùng hoa tiêu không bắt buộc) là vùng nước mà tàu biển khi di chuyển không bắt buộc sử dụng hoa tiêu dẫn tàu theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam.
19. Hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (sau đây viết tắt là hệ thống VTS): Là hệ thống được thiết lập để giám sát, hỗ trợ và điều phối giao thông hàng hải tại các khu vực có mật độ tàu thuyền hoạt động cao, khu vực có khả năng gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.
20. Vị trí dự kiến đến cảng biển là vị trí tàu thuyền đón hoa tiêu hoặc đến ranh giới vùng nước cảng biển hoặc vị trí tàu thuyền dự kiến hoạt động trong vùng biển Việt Nam.
1. This Decree provides for guidelines for some articles of the Vietnam Maritime Code on management of maritime operations, including: investment and construction, operation of seaports, navigational channels, maritime structures, aids to navigation, notices to mariners, operations of marine pilots and operations of ships at seaports and within Vietnamese territorial waters.
2. Regulations of this Decree on maritime safety and security and environmental safety shall be also applied to military ports, fishing ports and ports, inland landing stages within seaport waters.
This Decree applies to Vietnamese and foreign organizations, individuals or ships, specialized regulatory authorities involved in investment and construction, management and operation of seaports, navigational channels and management of maritime operations carried out within seaport waters and Vietnamese territorial waters.
For the purposes of this law; the terms below shall be construed as follows:
1. “National single-window system” means the system that allows a declarant to submit electronic information and documents to follow administrative procedures for ships’ arrival and departure at seaports, inland waterway ports and offshore oil ports via the National single-window portal. Regulatory authorities shall make decisions via the National single-window portal.
2. “National single-window portal serving the implementation of National single-window system” (hereinafter referred to as “National single-window portal”) refers to the centralized and integrated information system serving e-procedures for ships’ arrival at and departure from ports and completion of procedures at seaports.
3. “e-procedures” means a method of following procedures via the web portal according to regulations.
4. “web portal” means the National single-window portal or specialized web portal that is used to complete e-procedures for ships.
5. “regulatory authorities at ports” include: port authorities or inland waterway port authorities, border checkpoint customs authorities, border guards at ports (hereinafter referred to as “border guards”), quarantine authorities.
6. “professional information systems belonging to professional regulatory authorities at ports” (hereinafter referred to as “professional information systems”) has the functions that are connected to Nation single-window system portal and subsystems that process information and documents submitted by enterprises following procedures via the National single-window system.
7. “procedures for ships’ arrival at and departure from ports via the National single-window portal” (hereinafter referred to as “e-procedures”) means the processing of electronic transactions from the time when the declarant follows e-procedures via National single-window system until he/she receives the decision on completion of the procedures issued by relevant regulatory authorities.
8. “e-applications” means the electronic information including content of forms, documents to be submitted by the declarant as prescribed; notifications, confirmations of tasks performed through National single-window portal between regulatory authorities at ports and the declarant.
9. “digital signature” means digital signature provided by a digital signature authentication service provider that has registered with web portal.
10. “the declarant” includes shipowners or managers, charterers, operators, masters or persons authorized to follow procedures as prescribed in this Decree.
11. “Port Clearance Certificate” means a document issued by a port authority or competent authority in charge of the last port of dispatch.
12. “electronic Port Clearance Certificate” means a permit issued by a port authority to the declarant in the electronic form through the web portal upon completion of e-procedures for ships’ departure from seaports. The electronic Port Clearance Certificate may serve as a replacement for the paper Port Clearance Certificate.
13. “electronic permission for transit” means a permit issued by a port authority to the declarant in the electronic form through the web portal upon completion of e-procedures in transit. The electronic permission for transit may serve as a replacement for the paper permission for transit.
14. “e-dispatch order allowing a ship to arrive at a port" means a port authority allowing a ship to arrive a port according to the e-dispatching plan on the web portal or when a ship is dispatched within a maritime area of the seaport waters.
15. “maritime area” means the seaport waters and the area under the management of a port authority. A seaport may have more than one maritime areas.
16. "floating terminal” means a system of anchor buoys, chains, concrete blocks for buoy and equipment that are used for anchoring vessels, handling cargoes, embarking and disembarking passengers as well as providing other maritime services.
17. “compulsory marine pilotage area” (hereinafter referred to as “compulsory pilotage area”) means a restricted area within seaport waters or offshore oil field, stretching from the area where a pilot boards or leaves a wharf, floating terminal, port, anchorage, transshipment area, storm shelter, shipbuilding and repairing plant, offshore petroleum depot and vice versa, where ships must be steered by pilots in accordance with the Vietnam Maritime Code. A compulsory pilotage area includes one or more ship navigation routes.
18. “non-compulsory marine pilotage area” (hereinafter referred to as “non-compulsory pilotage area”) means the waters where ships are not required to be steered by pilots in accordance with the Vietnam Maritime Code.
19. ”vessel traffic service” (hereinafter referred to as “VTS system") means a system that is set up to monitor, assist and control marine traffic in high density traffic areas and areas that may threaten maritime operations to ensure maritime safety and security and environmental safety.
20. “expected arrival position” means the pilot boarding location or the boundary of the seaport waters of the operating area of the ship in Vietnamese territorial waters.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực