Chương 7 Nghị định 53/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tài nguyên nước: Trách nhiệm thực hiện và hiệu lực thi hành
Số hiệu: | 53/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 16/05/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 30/05/2024 | Số công báo: | Từ số 675 đến số 676 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Chưa có hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước từ 01/7/2024
Ngày 16/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước 2023.
Hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước
Trong đó, hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước bao gồm các hoạt động sau đây:
[1] Hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt được thực hiện trên sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá tự nhiên và nhân tạo gồm một hoặc một số hoạt động sau đây:
- Điều tra, đánh giá đặc trưng hình thái sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá; điều tra, đánh giá số lượng, chất lượng nước mặt;
- Điều tra, đánh giá tình hình suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước mặt;
- Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của nguồn nước mặt;
- Điều tra, xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối; điều tra, phân vùng chức năng nguồn nước mặt.
[2] Điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất gồm một hoặc một số hoạt động sau đây:
- Điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất theo các tỷ lệ 1:200.000; 1:100.000; 1:50.000; 1:25.000;
- Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất;
- Điều tra, đánh giá tình hình suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước dưới đất;
- Điều tra, khoanh vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
- Điều tra, xác định khả năng bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
[3] Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
[4] Điều tra, xác định danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp.
[5] Điều tra, đánh giá phục vụ lập bản đồ phân vùng nguy cơ hạn hán, thiếu nước.
[6] Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các hoạt động sau đây:
- Điều tra, đánh giá đối với các hoạt động sau trên phạm vi liên tỉnh:
+ Điều tra, đánh giá đặc trưng hình thái sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá; điều tra, đánh giá số lượng, chất lượng nước mặt
+ Điều tra, đánh giá tình hình suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước mặt;
+ Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của nguồn nước mặt;
+ Điều tra, xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối; điều tra, phân vùng chức năng nguồn nước mặt;
+ Điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất theo các tỷ lệ 1:200.000; 1:100.000; 1:50.000; 1:25.000;
+ Điều tra, đánh giá tình hình suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước dưới đất;
+ Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
+ Điều tra, xác định danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp.
- Điều tra, đánh giá đối với các hoạt động sau:
+ Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất;
+ Điều tra, đánh giá phục vụ lập bản đồ phân vùng nguy cơ hạn hán, thiếu nước;
[7] Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các hoạt động sau đây:
- Điều tra, đánh giá đối với các hoạt động sau trên địa bàn tỉnh:
+ Điều tra, đánh giá đặc trưng hình thái sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá; điều tra, đánh giá số lượng, chất lượng nước mặt;
+ Điều tra, đánh giá tình hình suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước mặt;
+ Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của nguồn nước mặt;
+ Điều tra, xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối; điều tra, phân vùng chức năng nguồn nước mặt;
+ Điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất theo các tỷ lệ 1:200.000; 1:100.000; 1:50.000; 1:25.000;
+ Điều tra, đánh giá tình hình suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước dưới đất;
+ Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
+ Điều tra, xác định danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp.
- Điều tra, đánh giá đối với các hoạt động sau:
+ Điều tra, khoanh vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
+ Điều tra, xác định khả năng bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
Xem chi tiết tại Nghị định 53/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2024
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các trách nhiệm theo quy định của Nghị định này và các trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành hướng dẫn kỹ thuật, định mức, đơn giá về quy hoạch, điều tra cơ bản tài nguyên nước, lập hành lang bảo vệ nguồn nước; hướng dẫn kỹ thuật thực hiện hạch toán tài nguyên nước; quy định kỹ thuật về cấu trúc, chuẩn dữ liệu đối với các thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước; hướng dẫn kỹ thuật về hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm và cập nhật cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia;
b) Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương thực hiện: việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; việc khoanh định cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; việc lập Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp; hướng dẫn các địa phương, tổ chức, cá nhân trong việc kết nối, chia sẻ thông tin trên Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia;
c) Tổ chức quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; tổ chức xây dựng, cập nhật phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước; chỉ đạo việc xây dựng vận hành hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định phục vụ điều hòa, phân phối tài nguyên nước;
d) Chấp thuận nội dung về phương án chuyển nước; xây dựng Đề án thành lập tổ chức lưu vực sông trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập;
đ) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện hạch toán tài nguyên nước theo lộ trình quy định tại Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện trách nhiệm theo quy định của Nghị định này và các trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất; tổ chức thực hiện việc lập Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp; tổ chức thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin trên Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia;
b) Tổ chức thực hiện việc xây dựng, phê duyệt quy chế phối hợp vận hành của các đập, hồ chứa trên sông, suối thuộc phạm vi quản lý;
c) Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ, phòng chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, hồ đối với nguồn nước mặt nội tỉnh; tổ chức điều tra, đánh giá quan trắc, giám sát diễn biến dòng chảy, bồi lắng, xói lở lòng, bờ, bãi sông trên các sông nội tỉnh; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quản lý, bảo vệ, phát triển, phục hồi, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra đối với các nguồn nước mặt nội tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các trách nhiệm theo quy định của Nghị định này và các trách nhiệm sau đây:
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc: xây dựng Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn; xây dựng phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác trên địa bàn và phối hợp thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa sau khi phương án cắm mốc giới được phê duyệt;
b) Tiếp nhận, quản lý, bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước theo phân công;
c) Phối hợp với tổ chức, cá nhân vận hành hồ chứa trong việc xây dựng phương án cắm mốc giới xác định hành lang bảo vệ hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên địa bàn và phối hợp thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa sau khi phương án cắm mốc giới được phê duyệt;
d) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc: khoanh định, công bố Danh mục và Bản đồ phân vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; giám sát các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong việc thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất theo Phương án được phê duyệt;
e) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện trách nhiệm theo quy định của Nghị định này và các trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật;
b) Tiếp nhận, quản lý, bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước theo phân công;
c) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp trên.
1. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 23 của Nghị định số 38/2016/NĐ- CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật khí tượng thủy văn, như sau:
“c) Phục vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương theo yêu cầu của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; chia sẻ thông tin, dữ liệu vào cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia theo quy định pháp luật về tài nguyên nước để phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước”.
2. Bãi bỏ Điều 1 của Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
3. Bãi bỏ các Điều 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 và khoản 5 Điều 33 Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.
1. Đối với các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước: trường hợp Đề cương dự án có hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước đã phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tùy vào điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc tiếp tục thực hiện theo Đề cương dự án đã được phê duyệt nếu phù hợp với quy định của Nghị định này. Trường hợp không phù hợp với Nghị định này thì rà soát, điều chỉnh để phù hợp.
2. Đối với quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước:
a) Đối với các hồ chứa thủy điện đã thực hiện cắm mốc giới hoặc đã phê duyệt phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện việc cắm mốc theo phương án được phê duyệt và được quản lý, bảo vệ mốc giới theo quy định của Nghị định này;
b) Đối với các hồ chứa thủy điện đã nộp phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì trình tự thẩm định, phê duyệt phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, quy định tại Điều 1 của Nghị định số 22/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường và thực hiện cắm mốc theo phương án được phê duyệt;
c) Đối với các địa phương đã phê duyệt, công bố Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì có kế hoạch thể hiện phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ địa chính hoặc bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này. Trường hợp nội dung Danh mục không đáp ứng điều kiện để thể hiện phạm vi trên bản đồ địa chính hoặc bản đồ hiện trạng sử dụng đất thì rà soát, điều chỉnh, cập nhật Danh mục theo quy định của Nghị định này;
d) Đối với các địa phương đã phê duyệt phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các nguồn nước theo quy định tại Điều 13 của Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 thì phải rà soát, điều chỉnh, cập nhật theo quy định của Nghị định này;
đ) Đối với các địa phương đang thực hiện lập Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì phải rà soát, điều chỉnh, cập nhật theo quy định của Nghị định này.
3. Đối với quy định các quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh đã được phê duyệt mà chưa quy định ngưỡng khai thác nước dưới đất thì được rà soát, cập nhật, bổ sung khi thực hiện quy hoạch được điều chỉnh.
4. Đối với các dự án có hoạt động chuyển nước quy định tại khoản 1 Điều 47 của Nghị định này đang trong quá trình thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc thẩm định quyết định đầu tư đối với các dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện.
5. Đối với việc lập danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp: Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp đã được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức rà soát, cập nhật, công bố hoặc điều chỉnh danh mục theo quy định của Nghị định này hoàn thành trước ngày 01 tháng 7 năm 2026.
6. Đối với quy định về bảo vệ, phòng, chống sạt lở, lòng, bờ bãi sông, hồ: trường hợp Hồ sơ đánh giá tác động môi trường của các dự án có hoạt động tại khoản 1 Điều 60 của Nghị định này được tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.
7. Đối với quy định về quan trắc, giám sát tài nguyên nước
a) Đối với các mạng quan trắc tài nguyên nước mặt, tài nguyên nước dưới đất của trung ương và địa phương đã được quy hoạch trong các quy hoạch có liên quan, mạng đang xây dựng hoặc đã vận hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện;
b) Tổ chức, cá nhân có công trình khai thác tài nguyên nước mặt quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 90 của Nghị định này, phải hoàn thành việc lắp đặt thiết bị, kết nối, truyền số liệu, thực hiện việc quan trắc tự động, liên tục để giám sát trực tuyến các thông số theo quy định của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2027 đối với công trình xây dựng trước ngày 01 tháng 01 năm 2013 và hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2025 đối với công trình xây dựng từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực.
Trong thời gian chưa hoàn thành việc lắp đặt thiết bị, kết nối, truyền số liệu để thực hiện việc giám sát trực tuyến thì tổ chức, cá nhân có công trình khai thác tài nguyên nước phải thực hiện việc cập nhật số liệu giám sát định kỳ đối với các thông số quy định tại khoản 1 Điều 90 của Nghị định này;
c) Tổ chức, cá nhân có công trình khai thác nước dưới đất có quy mô từ 3.000 m³/ngày đêm đã được cấp phép trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà khai thác từ 2 tầng chứa nước trở lên chưa đảm bảo số lượng giếng quan trắc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 92 của Nghị định này thì tiếp tục thực hiện cho đến khi giấy phép khai thác nước dưới đất hết hiệu lực và phải bổ sung giếng quan trắc khi đề nghị cấp, gia hạn giấy phép khai thác nước dưới đất.
Trường hợp không đủ điều kiện mặt bằng để bổ sung giếng quan trắc theo quy định thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép xem xét, quyết định trong quá trình cấp phép;
d) Tổ chức, cá nhân có công trình khai thác nước mặt có quy mô khai thác từ 10.000 m³/ngày đêm trở lên để sản xuất, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt xây dựng trước ngày Nghị định này có hiệu lực phải hoàn thành việc lắp đặt thiết bị, thực hiện việc quan trắc chất lượng nguồn nước khai thác theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 88 của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2026;
đ) Tổ chức, cá nhân có công trình khai thác nước dưới đất để sản xuất, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt có quy mô khai thác từ 5.000 m³/ngày đêm trở lên đã được cấp phép trước ngày Nghị định này có hiệu lực phải thực hiện việc quan trắc chất lượng nguồn nước khai thác theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 88 của Nghị định này khi đề nghị cấp, gia hạn giấy phép khai thác nước dưới đất.
Trường hợp không đủ giếng quan trắc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 92 của Nghị định này thì thực hiện quan trắc chất lượng nguồn nước tại một giếng khai thác đại diện đối với tầng chứa nước không có giếng quan trắc theo quy định;
e) Tổ chức, cá nhân có công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất đang phải quan trắc để giám sát trực tuyến trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà thuộc trường hợp chỉ phải quan trắc để giám sát định kỳ theo quy định của Nghị định này thì tự quyết định lựa chọn việc tiếp tục quan trắc tự động hoặc chuyển sang quan trắc định kỳ theo quy định của Nghị định này;
g) Tổ chức, cá nhân có công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất đang phải quan trắc lưu lượng khai thác tại từng giếng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì tự quyết định lựa chọn việc tiếp tục quan trắc lưu lượng khai thác tại từng giếng hoặc chuyển sang quan trắc tổng lưu lượng khai thác của công trình theo quy định của Nghị định này;
h) Tổ chức, cá nhân có công trình khai thác nước dưới đất có giếng khoan khai thác được xây dựng trước ngày 30 tháng 11 năm 2021 không lắp đặt được thiết bị đo mực nước tự động hoặc không đo được mực nước thủ công trong giếng khai thác, mà đã khoan bổ sung giếng quan trắc theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước năm 2012 thì tiếp tục quan trắc mực nước theo quy định của Nghị định này để phục vụ giám sát.
Trường hợp chưa khoan bổ sung giếng quan trắc thì khoan bổ sung tối thiểu 01 giếng quan trắc đại diện cho mỗi tầng chứa nước khai thác khi đề nghị cấp, gia hạn giấy phép khai thác nước dưới đất. Trường hợp không đủ điều kiện mặt bằng để bổ sung giếng quan trắc theo quy định thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép xem xét, quyết định trong quá trình cấp phép;
i) Tổ chức, cá nhân có công trình khai thác nước biển thuộc trường hợp phải có giấy phép, công trình khai thác nước mặt, nước dưới đất thuộc trường hợp phải đăng ký xây dựng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải hoàn thành việc lắp đặt thiết bị, thực hiện quan trắc theo quy định của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2026.
8. Tổ chức, cá nhân có công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc đối tượng phải giám sát theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước năm 2012 trước ngày Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia đi vào vận hành chính thức thì tiếp tục thực hiện cập nhật, kết nối, truyền số liệu về hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước của địa phương đối với đối tượng thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với đối tượng thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đối với địa phương chưa có hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tổ chức, cá nhân có công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện cập nhật, kết nối, truyền số liệu về hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước Bộ Tài nguyên và Môi trường để địa phương thực hiện giám sát.
9. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đang vận hành hoặc đang xây dựng hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước thì tiếp tục thực hiện và phải tích hợp vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia khi Hệ thống đi vào vận hành chính thức.
Sau khi Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia vận hành chính thức, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn việc sử dụng hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước của tỉnh hoặc sử dụng Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia để giám sát khai thác tài nguyên nước trên địa bàn.
10. Ủy ban lưu vực sông Mê Công Việt Nam được tiếp tục hoạt động theo Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các Nghị định của Chính phủ sau đây hết hiệu lực thi hành:
a) Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi;
b) Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định về Quản lý lưu vực sông;
c) Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước (trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 97 Nghị định này);
d) Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Yêu cầu của hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước
Điều 5. Điều tra, đánh giá tài nguyên nước
Điều 11. Thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch
Điều 19. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch
Điều 21. Nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ
Điều 30. Quản lý các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước
Điều 33. Phân loại vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất
Điều 40. Hoạt động điều hoà, phân phối tài nguyên nước
Điều 45. Trách nhiệm xây dựng, điều chỉnh, thực hiện phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước
Điều 47. Quy mô dự án chuyển nước phải lấy ý kiến chấp thuận và thời điểm lấy ý kiến
Điều 50. Điều kiện vận hành hồ chứa, liên hồ chứa theo thời gian thực
Điều 53. Các đập, hồ chứa trên sông, suối phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành
Điều 56. Lập Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp
Điều 60. Yêu cầu chung về bảo vệ, phòng, chống sạt lở lòng, bờ, bãi sông, hồ
Điều 67. Nội dung, yêu cầu đối với hoạt động điều phối, giám sát trên lưu vực sông
Điều 69. Hoạt động của tổ chức lưu vực sông
Điều 76. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia