Chương III Nghị định 53/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tài nguyên nước: Lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước và ngưỡng khai thác nước dưới đất, khoanh vùng cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất
Số hiệu: | 53/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 16/05/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 30/05/2024 | Số công báo: | Từ số 675 đến số 676 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Chưa có hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước từ 01/7/2024
Ngày 16/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước 2023.
Hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước
Trong đó, hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước bao gồm các hoạt động sau đây:
[1] Hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt được thực hiện trên sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá tự nhiên và nhân tạo gồm một hoặc một số hoạt động sau đây:
- Điều tra, đánh giá đặc trưng hình thái sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá; điều tra, đánh giá số lượng, chất lượng nước mặt;
- Điều tra, đánh giá tình hình suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước mặt;
- Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của nguồn nước mặt;
- Điều tra, xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối; điều tra, phân vùng chức năng nguồn nước mặt.
[2] Điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất gồm một hoặc một số hoạt động sau đây:
- Điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất theo các tỷ lệ 1:200.000; 1:100.000; 1:50.000; 1:25.000;
- Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất;
- Điều tra, đánh giá tình hình suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước dưới đất;
- Điều tra, khoanh vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
- Điều tra, xác định khả năng bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
[3] Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
[4] Điều tra, xác định danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp.
[5] Điều tra, đánh giá phục vụ lập bản đồ phân vùng nguy cơ hạn hán, thiếu nước.
[6] Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các hoạt động sau đây:
- Điều tra, đánh giá đối với các hoạt động sau trên phạm vi liên tỉnh:
+ Điều tra, đánh giá đặc trưng hình thái sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá; điều tra, đánh giá số lượng, chất lượng nước mặt
+ Điều tra, đánh giá tình hình suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước mặt;
+ Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của nguồn nước mặt;
+ Điều tra, xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối; điều tra, phân vùng chức năng nguồn nước mặt;
+ Điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất theo các tỷ lệ 1:200.000; 1:100.000; 1:50.000; 1:25.000;
+ Điều tra, đánh giá tình hình suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước dưới đất;
+ Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
+ Điều tra, xác định danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp.
- Điều tra, đánh giá đối với các hoạt động sau:
+ Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất;
+ Điều tra, đánh giá phục vụ lập bản đồ phân vùng nguy cơ hạn hán, thiếu nước;
[7] Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các hoạt động sau đây:
- Điều tra, đánh giá đối với các hoạt động sau trên địa bàn tỉnh:
+ Điều tra, đánh giá đặc trưng hình thái sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá; điều tra, đánh giá số lượng, chất lượng nước mặt;
+ Điều tra, đánh giá tình hình suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước mặt;
+ Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của nguồn nước mặt;
+ Điều tra, xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối; điều tra, phân vùng chức năng nguồn nước mặt;
+ Điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất theo các tỷ lệ 1:200.000; 1:100.000; 1:50.000; 1:25.000;
+ Điều tra, đánh giá tình hình suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước dưới đất;
+ Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
+ Điều tra, xác định danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp.
- Điều tra, đánh giá đối với các hoạt động sau:
+ Điều tra, khoanh vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
+ Điều tra, xác định khả năng bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
Xem chi tiết tại Nghị định 53/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2024
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ bao gồm các nguồn nước quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Tài nguyên nước.
2. Nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 23 Luật Tài nguyên nước bao gồm: hồ, ao, đầm, phá trong Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp có diện tích mặt nước từ 02 ha trở lên.
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đưa vào Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ, ao, đầm, phá trong Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp có diện tích mặt nước nhỏ hơn 02 ha.
3. Nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 23 Luật Tài nguyên nước bao gồm:
a) Đoạn sông, suối, kênh, mương rạch là nguồn cung cấp nước của công trình cấp nước sinh hoạt, sản xuất;
b) Đoạn sông, suối bị sạt lở hoặc có nguy cơ bị sạt lở;
c) Sông, suối, kênh, mương, rạch liên huyện, liên tỉnh là trục tiêu, thoát nước cho các đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp;
d) Đoạn sông, suối, kênh, rạch bị suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt, cần cải tạo, phục hồi nguồn nước;
đ) Sông, suối, kênh, rạch gắn liền với sinh kế của cộng đồng dân cư sống ven sông.
1. Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước.
2. Đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn, môi trường, sinh thái; diễn biến lòng dẫn, bờ sông, suối, kênh, mương, rạch.
3. Hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất, hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực ven nguồn nước.
4. Các quy định cụ thể về phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước tại các Điều 23, 24 và 25 của Nghị định này.
1. Đối với hồ chứa thủy điện có dung tích toàn bộ lớn hơn một tỷ mét khối (1.000.000.000 m³) hoặc có dung tích toàn bộ từ mười triệu mét khối (10.000.000 m³) đến một tỷ mét khối (1.000.000.000 m³) nhưng nằm ở địa bàn khu dân cư tập trung, địa bàn có công trình quốc phòng, an ninh thì phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước là vùng tính từ đường biên có cao trình bằng mực nước cao nhất ứng với lũ thiết kế đến đường biên có cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ.
2. Đối với các hồ chứa thủy điện khác khoản 1 Điều này và hồ chứa khác trên sông, suối, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước là vùng tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập đến đường biên có cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ.
3. Đối với đập, hồ chứa thủy lợi, phạm vi, mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước được xác định theo mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
1. Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước, phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước quy định như sau:
a) Không nhỏ hơn 10 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung;
b) Không nhỏ hơn 05 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung;
c) Trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch bị sạt lở hoặc có nguy cơ bị sạt lở, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào diễn biến lòng dẫn, tình trạng sạt lở để quyết định phạm vi hành lang bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, hạn chế các nguyên nhân gây sạt lở bờ, bảo vệ sự ổn định của bờ.
2. Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước quy định như sau:
a) Không nhỏ hơn 20 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung;
b) Không nhỏ hơn 15 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung.
3. Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng bảo vệ sự phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 30 m tính từ mép bờ hoặc bao gồm toàn bộ vùng đất ngập nước ven sông, suối, kênh, rạch.
4. Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học, phát triển du lịch liên quan đến nguồn nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phạm vi cụ thể của hành lang bảo vệ nguồn nước.
5. Trường hợp sông, suối, kênh, rạch đã được kè bờ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước nhỏ hơn phạm vi tối thiểu được quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
6. Trường hợp hành lang bảo vệ nguồn nước có từ hai chức năng trở lên thì phạm vi tối thiểu của hành lang được xác định theo chức năng có phạm vi tối thiểu rộng nhất.
7. Trường hợp hành lang bảo vệ nguồn nước quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này nhưng ở các đoạn sông, suối, kênh, rạch có công trình đê điều, các tuyến đường sắt, đường bộ, đường thủy hoặc các công trình kết cấu hạ tầng khác ở ven nguồn nước thì phạm vi tối đa của hành lang bảo vệ nguồn nước không vượt quá chỉ giới hành lang bảo vệ đê về phía sông hoặc hành lang an toàn của các công trình đó về phía bờ.
8. Trường hợp kênh, mương thuộc hệ thống công trình thủy lợi thì phạm vi, mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước được xác định theo mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
9. Trường hợp sông, suối, kênh, rạch nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên hoặc nằm trong phạm vi bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa.
1. Đối với hồ, ao, đầm, phá được xác định trong Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp thì phạm vi không nhỏ hơn 10 m tính từ mép bờ, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. Đối với hồ thủy điện, thủy lợi trong Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp thì phạm vi hành lang thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
2. Đối với đầm, phá tự nhiên và các nguồn nước liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, có giá trị cao về đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa và bảo vệ, phát triển hệ sinh thái tự nhiên, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 30 m tính từ mép bờ.
3. Trường hợp nguồn nước nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên hoặc nằm trong phạm vi bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa
4. Trường hợp hồ, ao ở các đô thị, khu dân cư tập trung không bảo đảm phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước nhỏ hơn phạm vi tối thiểu được quy định.
1. Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ bao gồm các nội dung chính sau:
a) Tên, địa giới hành chính của các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ;
b) Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước. Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước được xác định cho toàn bộ hành lang hoặc từng đoạn hành lang theo yêu cầu bảo vệ nguồn nước;
c) Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước; tọa độ vị trí các điểm giới hạn phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước;
d) Danh sách nguồn nước phải thực hiện việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ theo quy định tại khoản 2 Điều 28 và khoản 1 Điều 29 của Nghị định này và kế hoạch cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước.
Ưu tiên thực hiện cắm mốc giới đối với các nguồn nước tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung, tại các đoạn sông, suối bị sạt lở hoặc có nguy cơ bị sạt lở để phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước, bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng chống nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước.
2. Danh mục hành lang bảo vệ nguồn nước phải bảo đảm đầy đủ thông tin, số liệu để thể hiện được phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ địa chính hoặc bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở khu vực theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Lập, công bố Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước:
a) Căn cứ quy định tại các Điều 21 và Điều 22 của Nghị định này, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) lập Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn, lấy ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải và các sở, ngành có liên quan, trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
Hồ sơ gửi lấy ý kiến bao gồm: dự thảo Tờ trình; dự thảo Quyết định phê duyệt Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ và các tài liệu khác có liên quan.
Dự thảo Tờ trình phải bao gồm các nội dung chính sau: thuyết minh về việc lựa chọn các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ; cơ sở xác định chức năng của từng hành lang bảo vệ; quá trình tổ chức xây dựng Danh mục;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở ý kiến góp ý của các đơn vị, cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a khoản này, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.
Hồ sơ trình bao gồm: Tờ trình; dự thảo Quyết định phê duyệt Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ, bản tổng hợp, bản chụp ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định tại điểm a khoản này và các tài liệu khác có liên quan;
c) Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức công bố Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên các phương tiện thông tin đại chúng, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ.
4. Trường hợp cần điều chỉnh Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ hoặc điều chỉnh phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đã được phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, đánh giá, lấy ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan và tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ.
Việc thực hiện điều chỉnh Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ hoặc điều chỉnh phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước được thực hiện như việc lập, công bố danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ theo quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Căn cứ vào phạm vi hành lang trong Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ đã được phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã xác định mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ địa chính đối với các khu vực đã có bản đồ địa chính. Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải được thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất và đưa vào kế hoạch sử dụng đất; cập nhật, bổ sung mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước sau khi bản đồ địa chính được thành lập.
Việc thể hiện phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ địa chính hoặc bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ địa chính được quản lý và công bố theo quy định của pháp luật về đất đai.
1. Việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với đập, hồ chứa thủy lợi được thực hiện theo quy định cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi của pháp luật về thủy lợi.
2. Việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước thực hiện đối với hồ chứa thủy điện có dung tích toàn bộ từ một triệu mét khối (1.000.000 m³) trở lên. Khuyến khích các hồ chứa thủy điện có dung tích toàn bộ dưới một triệu mét khối (1.000.000 m³) thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước. Việc cắm mốc, bàn giao mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện phải hoàn thành trước khi thực hiện việc tích nước hồ chứa.
3. Tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa thủy điện quy định tại khoản 2 Điều này chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có hồ chứa xây dựng phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước của hồ chứa. Phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước của hồ chứa thủy điện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Thông số cơ bản của hồ chứa;
b) Hiện trạng quản lý, sử dụng đất quanh hồ chứa;
b) Xác định phạm vi cụ thể hành lang bảo vệ nguồn nước của hồ chứa trên sơ đồ mặt bằng;
c) Tọa độ, vị trí hành chính của các mốc giới, khoảng cách của các mốc giới;
d) Phương án huy động nhân lực, vật tư, vật liệu, thi công, giải phóng mặt bằng trên thực địa;
đ) Tiến độ cắm mốc, bàn giao mốc giới, kinh phí thực hiện.
4. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước của hồ chứa thủy điện quy định như sau:
a) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
Tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa nộp 01 bản phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến tại cổng dịch vụ công đến Bộ phận một cửa hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp địa phương chưa thành lập Bộ phận một cửa hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công thì Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước của tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra phương án. Trường hợp chưa đạt yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều này, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa để bổ sung hoàn thiện;
b) Thẩm định phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước của hồ chứa thủy điện:
Trong thời hạn 42 ngày, kể từ ngày nhận được phương án đạt yêu cầu quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lấy ý kiến của Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có hồ chứa, các cơ quan, đơn vị có liên quan; nếu cần thiết thì tiến hành tổ chức kiểm tra thực địa, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước của hồ chứa.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, các cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp ý kiến và gửi tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa để hoàn thiện. Tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa có trách nhiệm tiếp thu, giải trình các ý kiến, hoàn thiện hồ sơ. Thời gian bổ sung, hoàn thiện phương án không tính vào thời gian thẩm định phương án.
Trường hợp đủ điều kiện, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án cắm mốc; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt thì trả lại phương án cho tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa và thông báo bằng văn bản cho tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa biết và nêu rõ lý do;
5. Căn cứ phương án cắm mốc giới đã được phê duyệt, tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa thủy điện chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có hồ chứa thủy điện thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa; bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có hồ chứa.
Căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa thủy điện để quản lý, bảo vệ.
6. Kinh phí cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện do tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa thủy điện đảm bảo; kinh phí cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với đập, hồ chứa thủy lợi được thực hiện theo quy định pháp luật về thủy lợi.
7. Trường hợp hồ chứa thủy điện nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên thì việc thực hiện cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này được thực hiện tại từng tỉnh.
1. Việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước chỉ thực hiện đối với khu vực chưa có bản đồ địa chính và thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đoạn sông, suối, kênh, rạch bị sạt lở hoặc có công trình khai thác nước để cấp nước cho sinh hoạt với công suất từ 5.000 m³/ngày đêm trở lên;
b) Các nguồn nước quy định tại khoản 2 Điều 21 của Nghị định này bị sạt lở hoặc có công trình khai thác nước để cấp nước cho sinh hoạt với công suất từ 5.000 m³/ngày đêm trở lên.
2. Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch cắm mốc giới hành lang trong Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ được phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn.
3. Phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước có các nội dung chính sau đây:
a) Phạm vi cụ thể của hành lang bảo vệ nguồn nước trên sơ đồ mặt bằng;
b) Tọa độ các mốc giới; vị trí hành chính, khoảng cách của các mốc giới;
c) Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có);
d) Phương án tổ chức, huy động vật tư, vật liệu, trang thiết bị, nhân lực, giải pháp kỹ thuật để triển khai trên hiện trường;
đ) Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện;
e) Tiến độ cắm mốc, bàn giao mốc giới;
g) Cơ quan thực hiện cắm mốc giới; cơ quan nhận bàn giao mốc giới để quản lý, bảo vệ.
4. Việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước được thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước các sông, suối, kênh, rạch được xác định trùng với mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng hoặc trùng với mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê thì sử dụng mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa hoặc mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê theo quy định của pháp luật về đê điều.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc cắm mốc giới, cơ quan được giao thực hiện cắm mốc giới có trách nhiệm bàn giao cho cơ quan nhận mốc giới để quản lý, bảo vệ.
5. Kinh phí cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước quy định tại Điều này được lấy từ ngân sách địa phương, nguồn chi sự nghiệp bảo vệ môi trường hoặc từ nguồn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải tuân thủ các quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 23 của Luật Tài nguyên nước.
2. Việc sử dụng đất trong hành lang bảo vệ nguồn nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương thực hiện việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định của Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, tổ chức lập và phê duyệt Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ, phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước; tổ chức thực hiện và bàn giao mốc giới để quản lý, bảo vệ trên địa bàn;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định về quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn;
c) Bố trí kinh phí lập Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn và kinh phí cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước trong dự toán ngân sách địa phương hằng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách;
d) Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cập nhật cơ sở dữ liệu về hành lang bảo vệ nguồn nước vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm:
a) Tổ chức quản lý, bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; giám sát các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước;
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn; thể hiện mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn theo bản đồ địa chính;
c) Phối hợp với tổ chức, cá nhân vận hành hồ chứa thủy điện trong việc xây dựng phương án cắm mốc giới xác định hành lang bảo vệ nguồn nước của hồ chứa thủy điện trên địa bàn và thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa sau khi phương án cắm mốc giới được phê duyệt.
1. Ngưỡng khai thác nước dưới đất được thể hiện qua giới hạn về lượng nước có thể khai thác của từng tầng chứa nước tại từng khu vực và được tính toán trên cơ sở giới hạn mực nước khai thác của tầng chứa nước quy định tại khoản 2 Điều này.
Ngưỡng khai thác nước dưới đất được quy định trong các quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh. Trường hợp quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh đã được phê duyệt mà chưa quy định ngưỡng khai thác nước dưới đất thì được rà soát, cập nhật, bổ sung khi điều chỉnh quy hoạch.
2. Giới hạn mực nước khai thác của tầng chứa nước là chiều sâu mực nước động lớn nhất được phép khai thác tại giếng thuộc công trình khai thác nước dưới đất. Giới hạn mực nước khai thác của tầng chứa nước được tính từ mặt đất tại khu vực xung quanh giếng đến một nửa bề dày của tầng chứa nước không áp hoặc đến mái của tầng chứa nước có áp, nhưng không được vượt quá quy định sau đây:
a) Đối với các tầng chứa nước lỗ hổng ở các địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng: không vượt quá 35 m đối với khu vực nội thành của thành phố Hà Nội và các thành phố, thị xã khác; không vượt quá 30 m đối với các khu vực còn lại;
b) Đối với các tầng chứa nước lỗ hổng ở khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long: không vượt quá 40 m đối với khu vực nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ; không vượt quá 35 m đối với các thành phố, thị xã khác; không vượt quá 30 m đối với các khu vực còn lại;
c) Đối với các tầng chứa nước lỗ hổng ở các vùng không quy định tại điểm a, điểm b khoản này không vượt quá 30 m;
d) Đối với các tầng chứa nước trong đá bazan, khe nứt ở các địa phương thuộc khu vực Tây Nguyên và các địa phương khác không vượt quá 50 m.
1. Vùng cấm khai thác nước dưới đất được khoanh định đối với khu vực đã xảy ra sụt, lún đất quy định tại điểm b khoản 5 Điều 31 Luật Tài nguyên nước.
2. Vùng hạn chế khai thác nước dưới đất bao gồm các vùng sau đây:
a) Vùng hạn chế 1 bao gồm khu vực có nguy cơ sụt, lún đất quy định tại điểm b khoản 5 Điều 31 Luật Tài nguyên nước; khu vực có nguồn nước dưới đất có nguy cơ bị xâm nhập mặn quy định tại điểm c khoản 5 Điều 31 Luật Tài nguyên nước.
Khu vực có nguy cơ sụt, lún đất là vùng liền kề với khu vực đã xảy ra sụt, lún đất quy định tại khoản 1 Điều này; khu vực có nguy cơ xâm nhập mặn là vùng liền kề với khu vực bị nhiễm mặn có hàm lượng tổng chất rắn hòa tan từ 1.500 mg/l trở lên;
b) Vùng hạn chế 2 bao gồm khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ vượt ngưỡng khai thác nước dưới đất quy định tại điểm a khoản 5 Điều 31 Luật Tài nguyên nước.
Khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ vượt ngưỡng khai thác nước dưới đất là khu vực có mực nước động trung bình tại giếng khai thác trong 06 tháng mùa khô suy giảm trong 03 năm liên tục và vượt quá 95% giới hạn mực nước khai thác của tầng chứa nước quy định tại khoản 2 Điều 32 của Nghị định này, trừ trường hợp giếng khoan khai thác bị suy thoái nghiêm trọng dẫn đến mực nước động bị hạ thấp quá mức.
c) Vùng hạn chế hỗn hợp là các khu vực chồng lấn của Vùng hạn chế 1 và Vùng hạn chế 2.
1. Nguyên tắc khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất:
a) Bảo đảm phù hợp với quy mô, tính chất của các khu vực đã xảy ra sụt, lún đất hoặc nguy cơ sụt, lún; khu vực có nguy cơ bị xâm nhập mặn; khu vực mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ vượt ngưỡng khai thác nước dưới đất, đặc điểm của các tầng chứa nước; tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan;
b) Ranh giới vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất phải thể hiện trên bản đồ phân vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và được thành lập trên nền bản đồ hành chính hoặc địa hình có cùng tỷ lệ;
c) Tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí khoanh định cụ thể đối với từng tầng chứa nước, từng vùng, từng khu vực cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định của Nghị định này, các quy định khác của pháp luật có liên quan và phải bảo đảm công khai, minh bạch.
Không mở rộng phạm vi khoanh định các khu vực cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất vượt quá phạm vi quy định tại Nghị định này. Trường hợp nguồn nước dưới đất đã phục hồi thì được xem xét đưa ra khỏi danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
d) Việc khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất ở mỗi địa phương phải bảo đảm thống nhất với việc khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất của các địa phương liền kề (nếu có);
đ) Thông tin, số liệu sử dụng để làm căn cứ khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực. Chỉ thực hiện việc khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khi có đầy đủ thông tin, số liệu và phải được rà soát, cập nhập đến thời điểm thực hiện việc khoanh định.
2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất:
a) Bảo đảm yêu cầu bảo vệ nguồn nước dưới đất, đồng thời phải bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan;
b) Tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất được áp dụng cụ thể đối với từng vùng, từng khu vực cấm, hạn chế nước dưới đất và thứ tự thực hiện đối với từng đối tượng, trường hợp theo quy định của Nghị định này. Không áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất khác với các biện pháp quy định tại Nghị định này;
c) Ưu tiên cho việc cấp nước sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng, chống thiên tai và phòng cháy, chữa cháy;
d) Việc thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất phải theo kế hoạch, lộ trình phù hợp được phê duyệt, bảo đảm không gây gián đoạn việc cấp nước, trừ trường hợp sự cố, gây sụt, lún đất hoặc các tình huống khẩn cấp cần phải xử lý, trám lấp giếng để khắc phục sự cố;
đ) Việc thực hiện các biện pháp cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất mà có liên quan đến trám lấp giếng thì thực hiện theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về xử lý, trám lấp giếng không sử dụng; trường hợp liên quan đến cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi, cấp lại giấy phép khai thác tài nguyên nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;
e) Việc cấm khai thác nước dưới đất áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân có hoạt động thăm dò, khai thác nước dưới đất; việc hạn chế khai thác nước dưới đất chỉ áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động thăm dò, khai thác nước dưới đất thuộc trường hợp phải có giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác nước dưới đất hoặc thuộc trường hợp phải đăng ký khai thác nước dưới đất theo quy định, không áp dụng đối với trường hợp phải kê khai khai thác, sử dụng nước dưới đất cho sinh hoạt của hộ gia đình và các hoạt động quy định tại điểm c khoản này.
3. Trường hợp phát hiện việc khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế hoặc áp dụng các biện pháp cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất không phù hợp với các tiêu chí quy định tại Nghị định này thì phải tạm dừng việc thực hiện các biện pháp cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất đối với các trường hợp đó để rà soát, điều chỉnh cho phù hợp.
1. Phạm vi vùng cấm khai thác nước dưới đất bao gồm toàn bộ diện tích khu vực đã xảy ra sụt, lún đất quy định tại khoản 1 Điều 33 của Nghị định này.
2. Đối với các khu vực quy định tại khoản 1 Điều này thì cấm toàn bộ hoạt động thăm dò nước dưới đất, xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất, bao gồm cả trường hợp khai thác, sử dụng nước dưới đất cho sinh hoạt của hộ gia đình. Đối với công trình khai thác nước dưới đất đang khai thác thì thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Trường hợp công trình đã có giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất hoặc giấy phép khai thác nước dưới đất hoặc đã đăng ký khai thác nước dưới đất thì phải dừng khai thác và cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thu hồi giấy phép, điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền và yêu cầu thực hiện trám lấp giếng theo quy định;
b) Trường hợp công trình không có giấy phép khai thác nước dưới đất hoặc không đăng ký khai thác nước dưới đất thì phải dừng khai thác và cơ quan quản lý nhà nước thực hiện việc xử lý vi phạm đối với việc khai thác nước dưới đất không có giấy phép theo thẩm quyền và yêu cầu thực hiện trám lấp giếng theo quy định;
c) Trường hợp khai thác nước cho sinh hoạt của hộ gia đình thì thực hiện việc trám lấp giếng sau khi được thay thế bằng nguồn nước khác.
1. Phạm vi khoanh định Vùng hạn chế 1 được quy định như sau:
a) Khu vực có nguy cơ sụt, lún đất có phạm vi không vượt quá 500 m kể từ đường biên vùng cấm khai thác nước dưới đất quy định tại khoản 1 Điều 35 của Nghị định này;
b) Khu vực có nguồn nước dưới đất có nguy cơ bị xâm nhập mặn có phạm vi không vượt quá 1.000 m kể từ khu vực bị nhiễm mặn.
2. Phạm vi khoanh định Vùng hạn chế 2 được quy định như sau:
a) Không vượt quá 200 m kể từ miệng giếng đối với công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ 10 m³/ngày đêm đến dưới 200 m³/ngày đêm;
b) Không vượt quá 500 m kể từ miệng giếng đối với công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ 200 m³/ngày đêm đến dưới 3.000 m³/ngày đêm;
c) Không vượt quá 1.000 m kể từ miệng giếng đối với công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ 3.000 m³/ngày đêm trở lên.
Ngoài việc khoanh định phạm vi xung quanh giếng, còn phải xác định tầng chứa nước khai thác của giếng hoặc chiều sâu của giếng khai thác để làm căn cứ xác định tầng chứa nước hoặc khoảng chiều sâu cần hạn chế khai thác.
Trường hợp khi khoanh định theo quy định tại khoản này mà có các khu vực hạn chế cách nhau không quá 500 m trong cùng một tầng chứa nước hoặc trong cùng khoảng chiều sâu khai thác thì ghép chung thành một khu vực hạn chế.
3. Phạm vi khoanh định Vùng hạn chế hỗn hợp trên cơ sở tổng hợp kết quả khoanh định các vùng, khu vực hạn chế theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trường hợp có các khu vực hạn chế bị chồng lấn nhau, thì phần diện tích chồng lấn được khoanh định vào Vùng hạn chế hỗn hợp.
4. Các biện pháp hạn chế khai thác trong các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất:
a) Không chấp thuận việc đăng ký, cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác nước dưới đất để xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới (trừ trường hợp khoan thay thế giếng thuộc công trình đã được cấp giấy phép theo quy định) và thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất quy định tại các điểm b, c và d khoản này đối với các công trình hiện có;
b) Trường hợp công trình đang khai thác nước dưới đất nhưng không có giấy phép khai thác nước dưới đất hoặc không đăng ký khai thác nước dưới đất thì phải dừng khai thác và cơ quan nhà nước thực hiện việc xử lý vi phạm đối với việc khai thác nước dưới đất không có giấy phép theo thẩm quyền.
Các trường hợp quy định tại điểm này phải thực hiện trám lấp giếng theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
c) Trường hợp công trình có giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất hoặc giấy phép khai thác nước dưới đất thì được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép và được xem xét cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép nhưng không vượt quá lưu lượng nước khai thác đã được cấp phép trước đó; trường hợp công trình đã được đăng ký thì được tiếp tục khai thác, nhưng không được tăng lưu lượng khai thác đã đăng ký;
d) Công trình đang khai thác nước dưới đất để cấp nước cho mục đích sinh hoạt thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước dưới đất hoặc đăng ký nhưng chưa có giấy phép hoặc chưa đăng ký thì được xem xét cấp giấy phép khai thác hoặc đăng ký nếu đủ điều kiện cấp phép, đăng ký theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;
đ) Đối với Vùng hạn chế 2, trường hợp công trình đã có giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất hoặc giấy phép khai thác nước dưới đất nhưng mực nước động trong giếng thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 33 của Nghị định này thì chủ giấy phép phải điều chỉnh chế độ khai thác hoặc giảm lưu lượng khai thác tại giếng đó cho phù hợp với quy định về mực nước động cho phép tại giếng khai thác.
1. Căn cứ quy định tại các Điều 33, 34, 35 và 36 của Nghị định này, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc điều tra, thống kê, tổng hợp thông tin, số liệu và khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn; phân loại, tổng hợp các vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và xác định các biện pháp cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất; lập Danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, lập Bản đồ phân vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và xây dựng phương án, lộ trình tổ chức thực hiện việc cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất.
2. Danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất phải bao gồm danh sách từng vùng, từng khu vực cấm, hạn chế trong vùng đó. Mỗi vùng, mỗi khu vực cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Diện tích vùng cấm, vùng hạn chế khai thác;
b) Phạm vi hành chính vùng cấm, vùng hạn chế khai thác;
c) Phạm vi chiều sâu, tầng chứa nước hạn chế khai thác đối với các vùng hạn chế khai thác;
d) Các biện pháp cấm, hạn chế khai thác áp dụng.
3. Trên cơ sở Danh mục các vùng quy định tại khoản 2 Điều này, lập Bản đồ phân vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất. Bản đồ phân vùng phải thể hiện kết quả khoanh định các khu vực thuộc các vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và các nội dung thông tin chủ yếu của từng khu vực, từng vùng thuộc Danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.
Bản đồ phân vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất được lập trên nền bản đồ hành chính hoặc địa hình theo hệ tọa độ VN2000, có tỷ lệ từ 1:100.000 đến 1:10.000 phù hợp với từng địa phương.
4. Xây dựng phương án, lộ trình tổ chức thực hiện việc cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất bao gồm các nội dung chính sau:
a) Danh sách các công trình khai thác nước dưới đất hiện có (đã có giấy phép, không có giấy phép) thuộc từng khu vực, từng vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
b) Phương án, lộ trình tổ chức thực hiện việc cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất đối với từng khu vực, từng công trình nằm trong vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng hồ sơ phê duyệt vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; phương án, lộ trình tổ chức thực hiện việc cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất và gửi lấy ý kiến theo quy định tại khoản 2 Điều này. Hồ sơ bao gồm:
a) Dự thảo Tờ trình;
b) Dự thảo Quyết định phê duyệt vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và phương án, lộ trình tổ chức thực hiện việc cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất;
c) Dự thảo Danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
d) Dự thảo Bản đồ phân vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
đ) Dự thảo phương án, lộ trình tổ chức thực hiện việc cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất;
e) Báo cáo thuyết minh kết quả khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất. Báo cáo thuyết minh phải luận chứng, thuyết minh rõ về căn cứ để khoanh định, phạm vi khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường gửi hồ sơ lấy ý kiến bằng văn bản tới các cơ quan, đơn vị liên quan, bao gồm:
a) Các Sở: Xây dựng, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế và các sở, ban, ngành khác có liên quan;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện có phạm vi thuộc vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
c) Đại diện cộng đồng dân cư có phạm vi thuộc vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
d) Các tổ chức, cá nhân có công trình khai thác nước dưới đất nằm trong phương án.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được lấy ý kiến tại khoản này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở ý kiến góp ý của các đơn vị, cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều này, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hội đồng thẩm định với sự tham gia của các sở, ban, ngành có liên quan và các chuyên gia, nhà khoa học về tài nguyên nước.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến hội đồng thẩm định và gửi hồ sơ kèm theo Báo cáo tiếp thu, giải trình đến Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương liền kề có liên quan và Bộ Tài nguyên và Môi trường để lấy ý kiến góp ý bằng văn bản. Thời hạn trả lời không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
5. Trên cơ sở ý kiến của các cơ quan quy định tại khoản 4 Điều này, Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.
Hồ sơ trình bao gồm: Tờ trình kèm theo dự thảo Quyết định phê duyệt; dự thảo Danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; dự thảo Bản đồ phân vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; dự thảo phương án, lộ trình tổ chức thực hiện việc cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất; bản tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, bản chụp văn bản góp ý của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị có liên quan và các tài liệu khác có liên quan.
Tờ trình phải bao gồm các nội dung chính sau đây: quá trình tổ chức thực hiện; thuyết minh về căn cứ, kết quả khoanh định; thuyết minh phương án, lộ trình tổ chức thực hiện việc cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất đối với từng khu vực, từng công trình nằm trong vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và việc tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý.
6. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có Quyết định phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức công bố Danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và phương án, lộ trình tổ chức thực hiện việc cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất trên các phương tiện thông tin đại chúng và gửi để đăng tải lên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; thông báo tới các tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức thực hiện, đồng thời gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện việc cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định của Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức việc khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, công bố Danh mục, Bản đồ phân vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và lập phương án tổ chức thực hiện việc cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn;
b) Phê duyệt Danh mục, Bản đồ phân vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và Phương án tổ chức thực hiện việc cấm, hạn chế khai thác trên địa bàn và chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
c) Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về việc xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh;
d) Bố trí kinh phí để thực hiện xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh trong dự toán ngân sách địa phương hằng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách;
đ) Tổ chức rà soát, công bố đưa các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất không phù hợp với quy định của Nghị định này ra khỏi Danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất đã được ban hành theo Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, công bố Danh mục và Bản đồ phân vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; giám sát các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong việc thực hiện các biện pháp cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất theo Phương án được phê duyệt.
4. Các tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất có trách nhiệm sau đây:
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc khoanh định và xác định phương án, lộ trình thực hiện các biện pháp cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất (nếu có) đối với công trình khai thác nước dưới đất của mình theo quy định của Nghị định này;
b) Thực hiện các biện pháp cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất theo phương án đã được phê duyệt.
Tình trạng hiệu lực: Chưa có hiệu lực