Nghị định 167/2018/NĐ-CP quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất
Số hiệu: | 167/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 26/12/2018 | Ngày hiệu lực: | 10/02/0219 |
Ngày công báo: | 21/01/2019 | Số công báo: | Từ số 73 đến số 74 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
30/06/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phương án thực hiện hạn chế khai thác nước dưới đất
Ngày 26/12/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 167/2018/NĐ-CP quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất.
Theo đó, phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất phải được xây dựng cụ thể cho từng khu vực, từng vùng hạn chế; Phương án phải có các nội dung sau:
- Danh sách các công trình khai thác hiện có (đã có giấy phép, không có giấy phép) thuộc từng khu vực, từng vùng;
- Biện pháp hạn chế khai thác cụ thể đối với từng công trình;
- Kế hoạch, lộ trình thực hiện từng biện pháp hạn chế khai thác đối với từng công trình.
Lưu ý: Vùng hạn chế khai thác nước dưới đất được phân loại thành: Vùng hạn chế 1; Vùng hạn chế 2; Vùng hạn chế 3; Vùng hạn chế 4 và vùng hạn chế hỗn hợp.
Nghị định 167/2018/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 10/02/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất ở các vùng chứa nước ngọt thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến việc khoanh định, công bố vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và việc áp dụng các hình thức, biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất.
2. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất thuộc trường hợp phải có giấy phép thăm dò, khai thác theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật tài nguyên nước.
1. Việc khoanh định và áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất phải bảo đảm tuân thủ đúng, đầy đủ các tiêu chí khoanh định và các biện pháp hạn chế cụ thể đối với từng vùng, từng khu vực theo quy định tại các Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 của Nghị định này.
2. Nguyên tắc khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất:
a) Bảo đảm phù hợp với quy mô, tính chất của các khu vực gây sụt, lún, ô nhiễm, xâm nhập mặn, cạn kiệt nguồn nước dưới đất, đặc điểm của các tầng chứa nước; tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan;
b) Ranh giới vùng hạn chế khai thác nước dưới đất phải thể hiện trên bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất được thành lập trên nền bản đồ hành chính hoặc địa hình có cùng tỷ lệ;
c) Tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí khoanh định cụ thể đối với từng vùng, từng khu vực hạn chế theo quy định của Nghị định này, các quy định của pháp luật về tài nguyên nước, pháp luật khác có liên quan và phải bảo đảm công khai, minh bạch. Không mở rộng phạm vi khoanh định các khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất vượt quá phạm vi quy định tại Nghị định này;
d) Thông tin, số liệu sử dụng để làm căn cứ khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.
3. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất:
a) Bảo đảm yêu cầu bảo vệ nguồn nước dưới đất, đồng thời phải bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan, bao gồm cả việc bồi thường thiệt hại, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (nếu có) trong trường hợp bị thu hồi giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy định của pháp luật;
b) Tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp hạn chế khai thác được áp dụng cụ thể đối với từng vùng, từng khu vực hạn chế và thứ tự thực hiện đối với từng đối tượng, trường hợp theo quy định của Nghị định này. Không áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất khác với các biện pháp quy định tại Nghị định này;
c) Ưu tiên cho việc cấp nước sinh hoạt, cấp nước phục vụ phòng, chống thiên tai;
d) Thực hiện theo phương án, lộ trình phù hợp được phê duyệt, đảm bảo không gây gián đoạn việc cấp nước.
4. Trường hợp phát hiện việc khoanh định hoặc áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất không phù hợp với các tiêu chí quy định của Nghị định này thì phải tạm dừng việc thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất đối với các trường hợp đó để rà soát, điều chỉnh cho phù hợp. Trường hợp gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1. Vùng hạn chế khai thác nước dưới đất (sau đây gọi tắt là vùng hạn chế) được phân loại bao gồm các vùng sau đây:
a) Vùng hạn chế 1;
b) Vùng hạn chế 2;
c) Vùng hạn chế 3;
d) Vùng hạn chế 4;
đ) Vùng hạn chế hỗn hợp.
2. Mỗi vùng hạn chế quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm một hoặc một số khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất (sau đây gọi tắt là khu vực hạn chế) quy định tại khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước và được quy định như sau:
a) Vùng hạn chế 1, bao gồm các khu vực quy định tại các điểm c, điểm d khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước được khoanh định theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;
b) Vùng hạn chế 2, bao gồm các khu vực quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước được khoanh định theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này;
c) Vùng hạn chế 3, bao gồm các khu vực quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước, được khoanh định theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này;
d) Vùng hạn chế 4, bao gồm các khu vực quy định tại điểm a khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước, được khoanh định theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này;
đ) Trường hợp có các khu vực hạn chế thuộc vùng hạn chế quy định tại điểm a, b, c và điểm d khoản này bị chồng lấn nhau thì phần diện tích chồng lấn được xếp vào Vùng hạn chế hỗn hợp.
1. Việc áp dụng các hình thức hạn chế khai thác nước dưới đất quy định tại khoản 5 Điều 52 của Luật tài nguyên nước phải trên cơ sở phân loại các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất quy định tại Điều 4 của Nghị định này, hiện trạng khai thác, sử dụng nước và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thông qua việc áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất cụ thể quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 của Nghị định này.
2. Việc thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất phải theo kế hoạch, lộ trình cụ thể trong phương án quy định tại Điều 13 của Nghị định này, trừ trường hợp sự cố, gây sụt, lún đất hoặc các tình huống khẩn cấp cần phải xử lý, trám lấp giếng để khắc phục sự cố.
3. Việc thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất mà có liên quan đến trám lấp giếng thì thực hiện theo quy định về xử lý, trám lấp giếng không sử dụng (sau đây gọi tắt là quy định về xử lý, trám lấp giếng); trường hợp liên quan đến cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi, cấp lại giấy phép tài nguyên nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
1. Việc khoanh định Vùng hạn chế 1 được thực hiện đối với các khu vực sau đây:
a) Khu vực đã từng xảy ra sự cố sụt, lún đất, biến dạng địa hình (sau đây gọi tắt là khu vực sụt, lún);
b) Khu vực có biên mặn, có hàm lượng tổng chất rắn hòa tan (TDS) từ 1.500 mg/l trở lên;
c) Khu vực có bãi chôn lấp chất thải rắn tập trung theo quy định của pháp luật về quy hoạch, xây dựng và bảo vệ môi trường;
d) Khu vực có giếng khai thác nước dưới đất bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và sinh vật mà chưa có giải pháp công nghệ để xử lý để bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt;
đ) Khu vực có nghĩa trang tập trung hoặc các khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất khác do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định.
2. Phạm vi khoanh định khu vực hạn chế bao gồm phạm vi của các khu vực quy định tại khoản 1 Điều này và phạm vi của khu vực liền kề với từng khu vực đó và được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều này.
3. Căn cứ phạm vi, tính chất, mức độ của sự cố sụt, lún đất, xâm nhập mặn; hiện trạng chất lượng nước dưới đất và các nguy cơ gây ô nhiễm, xâm nhập mặn nước dưới đất, các khu vực liền kề được quy định như sau:
a) Không vượt quá 500 m kể từ đường biên khu vực bị sụt, lún đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Không vượt quá 1.000 m kể từ biên mặn đối với trường hợp tầng chứa nước có biên mặn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Không vượt quá 3.000 m kể từ đường biên của bãi chôn, lấp chất thải rắn tập trung đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
d) Đối với trường hợp khu vực có giếng bị ô nhiễm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thì phạm vi khoanh định được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 7 của Nghị định này;
đ) Đối với khu vực có nghĩa trang tập trung, các khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất khác thì căn cứ nguy cơ, mức độ gây ô nhiễm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể phạm vi khoanh định khu vực liền kề;
e) Đối với vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng khan hiếm nước ngọt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phạm vi khoanh định khu vực liền kề quy định tại các điểm a, b, c và điểm d khoản này.
4. Các biện pháp hạn chế khai thác trong Vùng hạn chế 1:
a) Đối với các khu vực quy định tại khoản 1 Điều này thì dừng toàn bộ mọi hoạt động khai thác nước dưới đất hiện có (nếu có) và thực hiện xử lý, trám lấp giếng theo quy định;
b) Đối với các khu vực liền kề quy định tại khoản 3 Điều này thì không cấp phép thăm dò, khai thác để xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới và thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản này đối với các công trình hiện có;
c) Trường hợp công trình không có giấy phép, bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật còn phải dừng hoạt động khai thác và thực hiện việc xử lý, trám lấp giếng theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
d) Công trình đang khai thác nước dưới đất để cấp nước cho các mục đích sử dụng quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 của Nghị định này, thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước dưới đất nhưng không có giấy phép thì được cấp giấy phép nếu đủ điều kiện để được cấp giấy phép khai thác theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, sau khi chấp hành các quy định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
đ) Trường hợp công trình có giấy phép thì được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép và chỉ gia hạn, điều chỉnh, cấp lại đối với công trình cấp nước theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 Nghị định này nếu đủ điều kiện để được gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
1. Việc khoanh định Vùng hạn chế 2 được thực hiện đối với các khu vực, tầng chứa nước sau đây:
a) Các tầng chứa nước lỗ hổng ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long;
b) Đối với các tầng chứa nước lỗ hổng ở các địa phương không quy định tại điểm a khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy mô, mức độ khai thác nước dưới đất, mức độ hạ thấp mực nước dưới đất và yêu cầu về bảo vệ nguồn nước dưới đất trên địa bàn quyết định việc khoanh định;
c) Các tầng chứa nước trong đá bazan ở các địa phương thuộc khu vực Tây Nguyên.
2. Căn cứ mực nước động trong các giếng khai thác nước dưới đất hiện có, các khu vực có giếng khai thác bị suy giảm mực nước thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được khoanh định vào Vùng hạn chế 2:
a) Khu vực có mực nước động trong giếng khai thác vượt quá mực nước động quy định trong giấy phép liên tục từ 03 tháng trở lên, đối với trường hợp giếng khoan khai thác thuộc công trình có giấy phép và có quy định về mực nước động cho phép của từng giếng, trừ trường hợp giếng khoan khai thác bị suy thoái nghiêm trọng dẫn đến mực nước động bị hạ thấp quá mức;
b) Khu vực có mực nước động trong giếng khai thác vượt quá mực nước động cho phép quy định tại khoản 3 Điều này đối với trường hợp giếng khoan khai thác thuộc công trình không có giấy phép hoặc giấy phép không quy định mực nước động cho phép của từng giếng.
3. Mực nước động cho phép của từng giếng được tính từ mặt đất tại khu vực xung quanh giếng đến một nửa bề dày của tầng chứa nước không áp hoặc đến mái của tầng chứa nước có áp, nhưng không được vượt quá quy định sau đây:
a) Trường hợp các tầng chứa nước lỗ hổng ở các địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng: Không vượt quá 35 m đối với khu vực nội thành của thành phố Hà Nội và các thành phố, thị xã khác; không vượt quá 30 m đối với các khu vực còn lại;
b) Trường hợp các tầng chứa nước lỗ hổng ở thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Không vượt quá 40 m đối với khu vực nội thành của thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ; không vượt quá 35 m đối với các thành phố, thị xã khác; không vượt quá 30 m đối với các khu vực còn lại;
c) Trường hợp các tầng chứa nước lỗ hổng ở các vùng không quy định tại điểm a, điểm b khoản này: Không vượt quá 30 m;
d) Đối với các tầng chứa nước trong đá bazan ở các địa phương thuộc khu vực Tây Nguyên: Không vượt quá 50 m.
Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất được cấp sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì phải ghi rõ mực nước động cho phép đối với từng giếng. Mực nước động lớn nhất quy định trong giấy phép được xác định trên cơ sở kết quả thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép, nhưng tối đa không được vượt quá quy định tại khoản này.
4. Phạm vi khoanh định khu vực hạn chế bao gồm giếng khoan khai thác, phạm vi của khu vực xung quanh giếng và được quy định như sau:
a) Không vượt quá 200 m đối với giếng khoan thuộc công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ 10 m3/ngày đêm đến dưới 200 m3/ngày đêm;
b) Không vượt quá 500 m đối với giếng khoan thuộc công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm;
c) Không vượt quá 1.000 m đối với giếng khoan thuộc công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên.
Ngoài việc khoanh định phạm vi xung quanh giếng, còn phải xác định tầng chứa nước khai thác của giếng hoặc chiều sâu của giếng khai thác để làm căn cứ xác định tầng chứa nước hoặc khoảng chiều sâu cần hạn chế khai thác.
Trường hợp khi khoanh định theo quy định tại khoản này mà có các khu vực hạn chế cách nhau không quá 500 m trong cùng một tầng chứa nước hoặc trong cùng khoảng chiều sâu khai thác thì ghép chung thành một khu vực hạn chế.
5. Các biện pháp hạn chế khai thác trong Vùng hạn chế 2:
a) Không cấp phép thăm dò, khai thác để xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới;
b) Trường hợp công trình không có giấy phép thì dừng khai thác và thực hiện việc trám lấp giếng theo quy định, trừ trường hợp công trình khai thác để cấp nước cho các mục đích sử dụng theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 của Nghị định này thì thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 6 của Nghị định này;
c) Trường hợp công trình đã có giấy phép thì tạm dừng khai thác theo quy định đối với các giếng có mực nước động vượt quá mực nước động cho phép và điều chỉnh chế độ khai thác hoặc giảm lưu lượng khai thác tại giếng đó cho phù hợp.
Việc điều chỉnh các nội dung quy định tại điểm này được thực hiện sau khi đã hoàn thành việc thực hiện các biện pháp quy định tại điểm b khoản này. Trường hợp mực nước động trong giếng đã hồi phục, không còn vượt quá mực nước động cho phép thì không thực hiện việc điều chỉnh và được tiếp tục khai thác theo giấy phép đã được cấp.
1. Căn cứ hiện trạng sơ đồ hệ thống cấp nước tập trung hiện có, bao gồm cả các điểm đấu nối, nếu các khu dân cư, khu công nghiệp tập trung thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được khoanh định vào Vùng hạn chế 3:
a) Đã được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung, bảo đảm nhu cầu sử dụng nước cả về thời gian, lưu lượng và chất lượng nước phù hợp với mục đích sử dụng nước;
b) Chưa được đấu nối nhưng có điểm đấu nối liền kề của hệ thống cấp nước tập trung và sẵn sàng để cung cấp nước sạch, bảo đảm nhu cầu sử dụng nước cả về thời gian, lưu lượng và chất lượng nước phù hợp với mục đích sử dụng nước.
2. Phạm vi khoanh định khu vực hạn chế quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm phạm vi của các khu dân cư, khu công nghiệp tập trung hiện có hoặc đã được phê duyệt quy hoạch.
3. Các biện pháp hạn chế khai thác trong Vùng hạn chế 3:
a) Không cấp phép thăm dò, khai thác để xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới;
b) Đối với công trình không có giấy phép thì dừng khai thác và thực hiện việc xử lý, trám lấp giếng theo quy định, trừ trường hợp công trình khai thác để cấp nước cho các mục đích sử dụng theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 của Nghị định này thì thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 6 của Nghị định này;
c) Đối với công trình đã có giấy phép thì được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép và tiếp tục được cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép nếu đủ điều kiện được cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
1. Trên cơ sở kết quả khoanh định vùng hạn chế quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này, trường hợp khu dân cư, khu công nghiệp tập trung không thuộc Vùng hạn chế 3 mà cách sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa (sau đây gọi tắt là nguồn nước mặt) không vượt quá 1.000 m và nguồn nước mặt đó đáp ứng đủ các điều kiện sau đây, thì được khoanh định vào Vùng hạn chế 4:
a) Có chức năng cấp nước sinh hoạt hoặc được quy hoạch để cấp nước sinh hoạt;
b) Có chế độ dòng chảy ổn định, dòng chảy tối thiểu từ 10 m3/s trở lên đối với sông, suối, kênh, rạch hoặc tổng dung tích từ 10 triệu m3 trở lên đối với hồ chứa;
c) Có chất lượng nước đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt cột A1 trở lên.
2. Phạm vi khoanh định khu vực hạn chế bao gồm phạm vi của các khu dân cư, khu công nghiệp tập trung hiện có hoặc đã được phê duyệt quy hoạch mà đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Các biện pháp hạn chế khai thác trong Vùng hạn chế 4:
a) Không cấp phép thăm dò, khai thác để xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới có quy mô khai thác từ 10.000 m3/ngày trở lên, trừ trường hợp công trình khai thác để cấp nước cho các mục đích sử dụng theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 của Nghị định này;
b) Đối với các công trình không có giấy phép thì dừng hoạt động khai thác, được cấp giấy phép theo quy định và chỉ được khai thác khi được cấp giấy phép;
c) Đối với công trình đã có giấy phép thì được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép và được cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép nếu đủ điều kiện được cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
1. Trên cơ sở tổng hợp kết quả khoanh định các vùng, khu vực hạn chế theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 của Nghị định này, trường hợp có các khu vực hạn chế bị chồng lấn nhau, thì phần diện tích chồng lấn được khoanh định vào Vùng hạn chế hỗn hợp.
2. Phạm vi khoanh định Vùng hạn chế hỗn hợp bao gồm phần diện tích chồng lấn của các khu vực hạn chế.
3. Các biện pháp hạn chế khai thác trong Vùng hạn chế hỗn hợp:
Việc áp dụng các biện pháp hạn chế đối với Vùng hạn chế hỗn hợp được quyết định trên cơ sở các biện pháp hạn chế khai thác tương ứng với từng vùng quy định tại các Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 của Nghị định này theo thứ tự quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
1. Căn cứ quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 của Nghị định này, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Sở Tài nguyên và Môi trường) tổ chức thực hiện việc điều tra, thống kê, tổng hợp thông tin, số liệu và khoanh định các vùng, khu vực hạn chế khai thác trên địa bàn; phân loại, tổng hợp các khu vực hạn chế, vùng hạn chế và xác định các biện pháp hạn chế khai thác; lập Danh mục các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và lập Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.
2. Danh mục các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất phải bao gồm danh sách từng vùng, từng khu vực hạn chế trong vùng đó. Mỗi vùng, mỗi khu vực hạn chế phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Diện tích hạn chế khai thác;
b) Phạm vi hành chính hạn chế khai thác;
c) Phạm vi chiều sâu, tầng chứa nước hạn chế khai thác (nếu có);
d) Các biện pháp hạn chế khai thác áp dụng.
3. Trên cơ sở Danh mục các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất quy định tại khoản 2 Điều này, lập Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất. Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất phải thể hiện kết quả khoanh định các khu vực, vùng hạn chế và các nội dung thông tin chủ yếu của từng khu vực, từng vùng hạn chế thuộc Danh mục các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.
Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất được lập trên nền bản đồ hành chính hoặc địa hình theo hệ tọa độ VN2000, có tỷ lệ từ 1:100.000 đến 1:10.000 phù hợp với từng địa phương.
4. Trường hợp phạm vi khu vực, vùng hạn chế có liên quan đến địa phương khác thì Sở Tài nguyên và Môi trường quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thông báo tới Sở Tài nguyên và Môi trường có liên quan để khoanh định, đồng thời gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để đôn đốc, chỉ đạo.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường gửi lấy ý kiến bằng văn bản về kết quả khoanh định vùng hạn chế tới các Sở: Xây dựng, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và đại diện cộng đồng dân cư, đại diện một số tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước dưới đất có liên quan.
Hồ sơ gửi lấy ý kiến bao gồm:
a) Dự thảo Quyết định phê duyệt các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất kèm theo dự thảo Tờ trình;
b) Dự thảo Danh mục các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
c) Dự thảo Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
d) Báo cáo thuyết minh kết quả khoanh định các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất. Báo cáo thuyết minh kết quả khoanh định phải luận chứng, thuyết minh rõ về căn cứ để khoanh định, phạm vi khoanh định, việc áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác đối với từng khu vực, từng vùng và kèm theo thông tin, số liệu để chứng minh.
2. Trên cơ sở ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, tiếp thu, giải trình và hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hội đồng thẩm định với sự tham gia của các sở, ngành có liên quan và các chuyên gia, nhà khoa học về tài nguyên nước.
Trên cơ sở kết quả thẩm định, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục hoàn thiện hồ sơ và lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể gửi hồ sơ để xin ý kiến của các chuyên gia, tổ chức cuộc họp với các cơ quan, đơn vị liên quan, các chuyên gia để cho ý kiến góp ý. Thời hạn Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Hồ sơ gửi lấy ý kiến bao gồm:
a) Các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này sau khi đã được hoàn chỉnh;
b) Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị và của hội đồng thẩm định.
3. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.
Hồ sơ trình bao gồm: Tờ trình kèm theo dự thảo Quyết định phê duyệt; dự thảo Danh mục các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; dự thảo Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; văn bản góp ý của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tài liệu khác có liên quan.
Tờ trình phải bao gồm các nội dung chính sau đây: Quá trình tổ chức thực hiện việc khoanh định khu vực, vùng hạn chế; thuyết minh về căn cứ, kết quả khoanh định các khu vực, vùng hạn chế; việc áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác đối với từng khu vực và việc tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý.
4. Công bố Danh mục và Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất:
a) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức công bố Danh mục và Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên các phương tiện thông tin đại chúng và đăng tải lên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi có vùng, khu vực hạn chế khai thác.
b) Việc phê duyệt, công bố Danh mục và Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất phải hoàn thành trong thời hạn không quá 03 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
5. Việc rà soát, điều chỉnh vùng hạn chế khai thác được thực hiện định kỳ 05 năm một lần hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung vùng hạn chế khai thác khi có một trong các trường hợp sau:
a) Có sự thay đổi về căn cứ khoanh định vùng hạn chế theo quy định của Nghị định này làm thay đổi phạm vi khoanh định khu vực hạn chế khai thác;
b) Có sự biến động về điều kiện tự nhiên làm thay đổi phạm vi vùng hạn chế hoặc xuất hiện các khu vực cần khoanh định vùng hạn chế hoặc cần đưa ra khỏi Danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.
6. Trên cơ sở Danh mục và Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất của các địa phương đã được phê duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, công bố các Vùng hạn chế 2 trong vùng hạn chế khai thác ở khu vực Hà Nội, khu vực đồng bằng sông Hồng, khu vực Tây Nguyên, khu vực thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long.
1. Căn cứ Danh mục các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất đã được phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức điều tra, thống kê, cập nhật, bổ sung thông tin, số liệu và lập danh sách các công trình khai thác hiện có thuộc các vùng, khu vực hạn chế đã được công bố; lập phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất (sau đây gọi tắt là Phương án) theo quy định của Nghị định này.
2. Phương án phải được xây dựng cụ thể cho từng khu vực, từng vùng hạn chế và bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Danh sách các công trình khai thác hiện có (đã có giấy phép, không có giấy phép) thuộc từng khu vực, từng vùng;
b) Biện pháp hạn chế khai thác cụ thể đối với từng công trình;
c) Kế hoạch, lộ trình thực hiện từng biện pháp hạn chế khai thác đối với từng công trình.
3. Trình tự phê duyệt Phương án:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường gửi Phương án để lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân có công trình khai thác nước trong Phương án. Trường hợp, Phương án có công trình khai thác nước dưới đất đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép thì còn phải gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để cho ý kiến về biện pháp áp dụng và kế hoạch, lộ trình thực hiện;
b) Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a khoản này có trách nhiệm cho ý kiến bằng văn bản về biện pháp áp dụng và kế hoạch, lộ trình thực hiện và gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp;
c) Căn cứ ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b khoản này, Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, hoàn chỉnh Phương án trên cơ sở bảo đảm tuân thủ các quy định của Nghị định này, các quy định khác của pháp luật có liên quan, đồng thời đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến việc cấp nước, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.
4. Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo tới các tổ chức, cá nhân có liên quan, đồng thời gửi Phương án tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thực hiện.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Chỉ đạo các địa phương thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định của Nghị định này;
b) Hướng dẫn việc khoanh định vùng hạn chế khai thác, cho ý kiến về Danh mục và Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và phương án hạn chế khai thác nước dưới đất của các địa phương theo quy định của Nghị định này;
c) Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về việc hạn chế khai thác nước dưới đất.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện các quy định về hạn chế khai thác theo quy định của Nghị định này.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức việc khoanh định, công bố Danh mục, Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và lập phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác trên địa bàn;
b) Phê duyệt Danh mục, Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và Phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác trên địa bàn và chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
c) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về việc hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn;
d) Bố trí kinh phí để thực hiện việc hạn chế khai thác trên địa bàn tỉnh trong dự toán ngân sách địa phương hằng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc khoanh định, công bố Danh mục và Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; giám sát các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong việc thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác theo Phương án được phê duyệt.
3. Các tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất:
a) Cung cấp các thông tin, số liệu liên quan đến công trình khai thác và hoạt động khai thác của công trình theo yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường để phục vụ việc khoanh định các vùng hạn chế khai thác theo quy định của Nghị định này;
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xác định phương án, lộ trình thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất (nếu có) đối với công trình khai thác nước dưới đất của mình theo quy định của Nghị định này;
c) Thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất theo phương án đã được phê duyệt.
1. Đối với các vùng hạn chế đã được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà phù hợp với quy định của Nghị định này thì tiếp tục thực hiện; trường hợp không phù hợp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với quy định của Nghị định này trước ngày 31 tháng 12 năm 2020.
2. Các tổ chức, cá nhân chưa thực hiện hoặc đang thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành vẫn chưa hoàn thành thì tiếp tục thực hiện. Trường hợp Nghị định này quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn thì được áp dụng theo quy định tại Nghị định này.
3. Các quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà có nội dung liên quan đến việc hạn chế khai thác nước dưới đất thì thực hiện việc hạn chế khai thác theo quy định của Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 167/2018/ND-CP |
Hanoi, December 26, 2018 |
ON RESTRICTION ON GROUNDWATER EXTRACTION
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Water Resources dated June 21, 2012;
At the request of the Minister of Natural Resources and Environment;
The Government hereby promulgates the Decree on restriction on groundwater extraction
This Decree provides regulations on the restriction on groundwater extraction in freshwater areas within the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
1. Regulatory agencies which are related to the delineation and announcement of areas where groundwater extraction is restricted and to the implementation of measures to restrain such extraction.
2. Organizations and individuals participating in the activities for exploring, extracting and using groundwater and are required to obtain an exploration or extraction license according to the regulations specified in clause 1 and clause 2, Article 52 of the Law on Water Resources.
Article 3. Rules for delineating restricted areas and implementing measures to restrain groundwater extraction
1. The delineation of restricted areas and implementation of measures to restrain groundwater extraction shall fully satisfy the criteria for each specific area according to the Articles 6, 7, 8, 9 and 10 hereof.
2. Rules for delineating the areas where groundwater extraction is restricted:
a. The delineation must be suitable to the scale and properties of the areas where there are land subsidence, pollution, salt-water intrusion and exhaustion of freshwater, and the characteristics of the aquifer; such delineation must comply with the technical regulations and the related economic and technical norms;
b. The boundary of the areas where groundwater extraction is restricted must be specified in the zoning map established on the basis of the administrative map or the topography map of the same ratio.
c. The specific delineation rules for each restricted area or zone shall be complied with according to the regulations hereof, law regulations on water resources and other related laws. Also, the implementation process must ensure transparency. The delineation scope of areas where groundwater extraction is restricted shall not exceed the scope regulated in this Decree.
d. Information and data which are used as the basis for delineation of areas where groundwater extraction is restricted shall be adequate, clear, accurate and true.
3. Rules for implementing measures to restrain groundwater extraction:
a. The measures must satisfy the requirements for groundwater protection, at the same time, they must ensure the legal rights and benefits of related entities, including the granting of compensations and the reimbursement of funding used for water resource extraction (if any). Such legal rights and benefits shall be ensured in case where the licenses issued to extract and use groundwater for the national and public interests are revoked in accordance with the law regulations.
b. The extraction-restraining measures implemented for each restricted area shall be complied with and the order of entities subject to such implementation shall be executed in accordance with the regulations hereof. Measures for restraining groundwater extraction which are different from those specified in the regulations hereof shall not be implemented.
c. The domestic water supply and the supply of water used for prevention and control of natural disasters shall be prioritized.
d. Approved plans and road maps shall be implemented to ensure that the water supply process is not interrupted.
4. If the delineation of restricted areas or the implementation of measures to restrain groundwater extraction is detected as being unsuitable to the criteria regulated in this Decree, such implementation shall be terminated in order to carry out inspection and adjustment for such measures. If the legal rights of entities extracting groundwater are violated, compensations must be provided for them as specified in the laws.
Article 4. Classification of the areas where groundwater extraction is restricted
1. Areas where groundwater extraction is restricted (hereinafter referred to as “restricted areas”) shall be categorized as follows:
a. Restricted area 1
b. Restricted area 2
c. Restricted area 3
d. Restricted area 4
dd. Mixed-restriction area
2. Each restricted area mentioned in clause 1 of this Article includes one or some zones where groundwater extraction is restricted (hereinafter referred to as “restricted zones”) according to clause 4, Article 52 of the Law on Water Resources and shall be regulated as follows:
Restricted area 1 shall include the zones mentioned in points c and d, clause 4, Article 52 of the Law on Water Resources and shall be delineated in accordance with the regulations of Article 6 hereof.
b. Restricted area 2 shall include the zones mentioned in Clause 4b, Article 52 of the Law on Water Resources and shall be delineated in accordance with the regulations of Article 7 hereof.
c. Restricted area 3 shall include the zones mentioned in Clause 4dd, Article 52 of the Law on Water Resources and shall be delineated in accordance with the regulations of Article 8 hereof.
c. Restricted area 4 shall include the zones mentioned in clause 4a, Article 52 of the Law on Water Resources and shall be delineated in accordance with the regulations of Article 9 hereof.
dd. In case where the restricted areas mentioned in points a, b, c, and d of this clause include restricted zones which overlap each other, the overlap area shall be categorized as a mixed-restriction area.
Article 5. Forms and measures for restraining groundwater extraction
1. The forms of restraining groundwater extraction specified in clause 5, Article 52 of the Law on Water Resources shall be applied in accordance with the classification of the restricted areas specified in Article 4 hereof and the current state of water use and extraction. Also, they shall be decided by the competent regulatory agencies through the implementation of measures to restrain groundwater extraction according to the Articles 6, 7, 8, 9 and 10 hereof.
2. The implementation of measures to restrain groundwater extraction shall follow the specific plans and road maps specified in Article 13 hereof, except for cases where there are problems that cause land subsidence or other emergency cases that require wells to be filled to rectify the consequences.
3. The measures for restraining groundwater extraction which are related to the well filling shall be implemented in accordance with the regulations on filling of unused wells (hereinafter referred to as "regulations on well filling"); if the measures are related to the issuance, extension, adjustment, revocation and re-issuance of the water resource license, they shall be implemented in accordance with the regulations on water resources.
Article 6. Delineation of Restricted Area 1 and implementation of measures to restrain extraction in such area
1. The delineation of restricted area 1 shall be carried out for the following zones:
a. Zones where land subsidence and deformation of topography (hereinafter referred to as land subsidence area) have occurred.
b. Zones where there is saltwater intrusion and the total dissolved solids (TDS) are from 1.500 mg/l or above.
c. Zones where there are landfills as specified in the regulations on environmental planning, development and protection.
d. Zones where there are wells which contain polluted groundwater and negatively affect the health of human and living beings and no technological measures have been developed to handle such cases and to ensure that the national technical regulations on the quality of domestic water are satisfied.
dd. Concentrated cemetery zones or other zones at risk of groundwater pollution listed by the People's Committees of provinces or central-affiliated cities (hereinafter referred to as "provincial People's Committees).
2. Delineation scope of restricted zones shall include the scope of zones specified in clause 1 of this Article and the scope of adjacent zones specified in clause 3 of this Article.
3. Based on the scope, properties and level of land subsidence, salt-water intrusion, current quality of groundwater and risks of pollution and salt-water intrusion, the adjacent zones shall:
a. Not exceed 500 m from the sideline of the land subsidence area. This criterion is applicable to the cases specified in clause 1 of this Article.
b. Not exceed 1.000m from the saltwater area. This criterion is applicable to the cases where the aquifer has the amount of salinity mentioned in clause 1b of this Article.
c. Not exceed 3.000 m from the sideline of the concentrated landfills. This criterion is applicable to the cases specified in clause 1c of this Article.
d. For the cases where there are polluted wells specified in clause 1d of this Article, the delineation scope shall be followed in accordance with the regulations in clause 4, Article 7 hereof.
dd. As for concentrated cemetery zones and zones at risk of groundwater pollution, the provincial People's Committees shall decide the specific delineation scope for the adjacent areas based on the risks and levels of pollution.
e. As for the mountainous areas, ethnic minority areas, border areas, island areas and water-scarce areas, the People's Committees of provinces shall decide the delineation scope for the adjacent areas mentioned in points a, b, c and d of this clause.
4. Measures for restraining extraction in restricted area 1:
a. As for the areas mentioned in clause 1 of this Article, all existing groundwater extraction activities (if any) shall be terminated and the wells shall be filled in accordance with the regulations.
b. The adjacent areas mentioned in clause 3 of this Article shall not be issued with exploration and extraction licenses to build more groundwater extraction works and shall carry out the restriction measures specified in points c, d and dd of this clause for the existing works.
c. If the works have not obtained a license, apart from handling the administrative violations, the authorities shall also terminate the extraction activities and fill the wells as specified in the regulations, except for the cases mentioned in point d of this clause.
d. The existing groundwater extraction works which are carried out for the purposes mentioned in clause 3c, Article 3 hereof shall obtain a groundwater extraction license. If they do not have one but are eligible for it, they shall be issued with such license as specified in the Law on Water Resources after implementing the regulations on penalties for administrative offences.
dd. If the works have obtained the license, they shall be allowed to continue the extraction until the expiry date of such license. If they are eligible for the extension, adjustment or re-issuance of such license, they shall receive the approval for the requests thereof as specified in the Law on Water Resources.
Article 7. Delineation of Restricted Area 2 and implementation of measures to restrain extraction in such area
1. The delineation of Restricted Area 2 shall be carried out for the following zones and aquifers:
a. The Pleistocene aquifers in Hanoi City, Ho Chi Minh City and other localities within the Red River Delta and Mekong Delta.
b. For the Pleistocene aquifers in localities unspecified in point a of this clause, the People's Committees shall decide the delineation based on the scale and level of groundwater extraction, the lower level of water-table and the requirements for groundwater protection.
c. The basaltic aquifers in localities within the Central Highlands.
2. Based on the rough water within the existing bored wells, if the zones where the water level of bored wells is reduced fall into the following cases, they shall be delineated as Restricted Area 2:
a. Zones where the rough water level within the wells exceeds the level specified in the license for 03 consecutive months or above. In this case, the bored wells are located within the area of construction works which have obtained the license and the permissibly rough water level in each well is regulated. Except the cases where the bored wells are seriously degraded and make the rough water level becomes excessively lowered down.
b. Areas where the choppy water within the bored wells exceeds the permitted level mentioned in clause 3 of this Article. In this case, the bored wells of the works have not obtained the license or the license does not specify the permitted level of choppy water of each well.
3. The permitted rough water level of each well shall be determined from the ground of the surrounding area to half of the thickness of the unconfined aquifer or the roof of the confined aquifer. However, such permitted level shall not exceed the following level:
a. For the Pleistocene aquifers of the localities within the Red River Delta: the permitted rough water level of the inner-city areas of Hanoi and other communes shall not exceed 35m; and shall not exceed 30m for the remaining areas.
b. For the Pleistocene aquifers of Ho Chi Minh City and other localities within the Mekong Delta, the rough water level of the inner-city areas of Ho Chi Minh City and Can Tho City shall not exceed 40m; and shall not exceed 35m for other cities and communes; and shall not exceed 30m for the remaining areas.
c. For the Pleistocene aquifers of the areas unspecified in points a and b of this clause, the rough water level shall not exceed 30m.
d. For the basaltic aquifers of the localities within the Central Highlands, the rough water level shall not exceed 50m.
The licenses for groundwater extraction and use issued after this Decree comes into effect shall specify the permitted rough water level for each well. The highest rough water level specified in the licenses shall be determined based on the appraisal results of the application. However, the maximum level shall not exceed the level regulated in this clause.
4. The delineation scope of the restricted zones shall include the bored wells and their surrounding areas. It shall:
a. Not exceed 20m regarding the wells of the groundwater extraction works of which the flow is from 10m3 per day and less than 20m3 per day.
b. Not exceed 500m, regarding the wells of the groundwater extraction works of which the flow is from 200 m3 per day to 3.000 m3 per day.
c. Not exceed 1.000 m, regarding the wells of the groundwater extraction works of which the flow is from 3.000 m3 per day or above.
Apart from delineating the surrounding scope of the wells, the authorities shall also determine the aquifers of the wells or the depth of the bored wells, in order to use them as the basis for determining the aquifers or the depth required to be restrained from extraction.
If during the delineation process mentioned in this clause, the restricted zones within the same aquifer and having the same extraction depth are apart from each other for less than 500 m, they shall be integrated together as one restricted zone only.
5. Measures for restraining extraction within the Restricted Area 2:
a. Do not issue exploration and extraction licenses to build more groundwater extraction works.
b. If the works have not obtained the licenses, the extraction shall be terminated and the wells shall be filled in accordance with the regulations, unless the extraction works are carried out to supply water for the use purposes specified in clause 3c, Article 3 hereof, the regulations specified in clause 4d, Article 6 hereof shall be complied with.
c. If the works have obtained the licenses and the rough water level of the wells exceeds the permitted one, the extraction of such wells shall be terminated in accordance with the regulations and the extraction system shall be adjusted or the extraction flow of such wells shall be reduced.
The adjustment made to the contents specified in this point shall be carried out after the implementation of the measures specified in point b of this clause is completed. If the rough water level of the wells becomes steady and does not exceed the permitted level, no adjustment should be made and the extraction shall continue to be carried out in accordance with the issued license.
Article 8. Delineation of restricted area 3 and implementation of measures to restrain extraction in such area
1. If the residential areas and concentrated industrial areas fall into the following cases, they shall be delineated as Restricted Area 3 based on the current state of the existing water supply system diagram, including the connection points:
a. The areas are connected with the concentrated water supply system and ensure that the demand for water, including the time of use, water flow and quality are conformable with the water use purpose.
b. The areas have not been connected with the concentrated water supply system but there are adjacent connection points and the clean water is ready to supply. The demand for water, including the time of use, water flow and quality are conformable with the water use purpose.
2. The delineation scope of the restricted zones specified in clause 1 of this Article shall include the scope of existing residential areas and concentrated industrial areas or shall be approved.
3. Measures for restraining extraction within the Restricted Area 3:
a. Do not issue exploration and extraction licenses for the purpose of building more groundwater extraction works.
b. If the works have not obtained the licenses, the extraction shall be terminated and the wells shall be filled in accordance with the regulations, unless the extraction works are carried out to supply water for the use purposes specified in clause 3c, Article 3 hereof, the regulations specified in clause 4d, Article 6 hereof shall be complied with.
c. If the works had obtained the license, they shall be allowed to continue the extraction until the expiry date of such license. If they are eligible for the extension, adjustment or re-issuance of the license, they shall receive the approval for the requests thereof as specified in the Law on Water Resources.
Article 9. Delineation of Restricted Area 4 and implementation of measures to restrain extraction in such area
1. Based on the delineation results of the restricted areas mentioned in clause 2, Article 8 hereof, if the residential areas and concentrated industrial areas are not categorized as restricted areas 3 and they are less than 1.000 m away from rivers, streams, canals and lakes (hereinafter referred to as "surface water sources") and these sources satisfy the following requirements, such areas shall be delineated as restricted areas 4:
a. The surface water sources are used or planned to supply such domestic water.
b. The flow regime is stable and the minimum flow of rivers, streams and canals is from 10m3/s or above or the total volumetric capacity of lakes is from 10 million m3 or above.
c. The water quality satisfies the national technical standards for surface water of column A1 or higher standards.
2. The delineation scope of restricted zones shall include the scope of existing residential areas or concentrated industrial areas of which the planning has been approved as it satisfies the requirements specified in clause 1 of this Article.
3. Measures for restraining extraction within the Restricted Area 4:
a. Do not issue exploration and extraction licenses for the purpose of building more groundwater extraction works of which the scale is 10.000 m3/day or above, unless the extraction works are carried out to supply water for the use purposes mentioned in clause 3c, Article 3 hereof.
b. If the works have not obtained the license, the extraction shall be terminated and they shall be issued with a license as regulated by lawsoft and therefore can carry out the extraction with such license.
c. If the works had obtained the license, they shall be allowed to continue the extraction until the expiry date of such license. If they are eligible for the extension, adjustment or re-issuance of the license, they shall receive the approval for the requests thereof as specified in the Law on Water Resources.
Article 10. Delineation of Mixed-restriction Area and implementation of measures to restrain extraction in such area
1. Based on the general delineation results of restricted zones or areas specified in Articles 6, 7, 8 and 9 hereof, if the restricted zones overlap each other, the overlap area shall be delineated as a mixed-restriction area.
2. The delineation scope of mixed-restriction areas shall include the overlap area of the restricted zones.
3. Measures for restraining extraction within the Mixed-restriction area:
The mixed-restriction areas shall be restrained from extraction by using the restriction measures which are applicable to each area mentioned in Articles 6, 7, 8 and 9 hereof and in the order specified in clause 1, Article 4 hereof.
Article 11. List and map of areas where groundwater extraction is restricted
1. Based on the regulations specified in Articles 6, 7, 8, 9 and 10 hereof, the Department of Natural Resources and Environment in provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as "Department of Natural Resources and Environment") shall carry out inspection and enumeration, collect information and data, and delineate the areas and zones where extraction is restricted; classify those restricted areas and zones and determine the measures for restraining extraction; make a list of areas where groundwater extraction is restricted and draw a map of such areas.
2. The list of areas where groundwater extraction is restricted shall include the restricted zones within such area. The information about each restricted zone of area shall include the following contents:
a. Area restrained from extraction.
b. Administrative scope restrained from extraction.
c. Scope of depth of aquifer restrained from extraction (if any).
d. Measures for restraining extraction.
3. Create a map of areas where groundwater extraction is restricted based on the list of areas thereof specified in clause 2 of this Article. The map of areas where groundwater extraction is restricted shall specify the delineation results and the essential information about each area mentioned in the list of areas restrained from groundwater extraction.
The above-mentioned map shall be created on the basis of the administrative or topography map according to the VN2000 and have a scale from 1:100.000 to 1:10.000 depending on each province.
4. If the scope of restricted areas is related to another locality, the Department of Natural Resources and Environment mentioned in clause 1 of this Article shall send a notification to the related Department of Natural Resources and Environment to delineate such areas and send another notification to the Ministry of Natural Resources and Environment for supervision and directions.
Article 12. Approval and announcement of the list and the map of areas where groundwater extraction is restricted
1. The Department of Natural Resources and Environment shall send a report about the delineation results to the following Departments for receiving their opinions on such results: Department of Construction, Department of Industry and Trade, Department of Agriculture and Rural Development, Department of Health, People’s Committees of districts and provincial-affiliated cities (hereinafter referred to as “district People's Committees") and representatives of the residential community or other entities related to the groundwater extraction.
Application documents for such opinions shall contain:
A draft of the Approval Decision for groundwater extraction areas which is enclosed with the Statement Draft.
b. A draft of the List of areas where groundwater extraction is restricted.
c. A draft map of areas where groundwater extraction is restricted.
d. A report on the delineation results of areas where groundwater extraction is restricted. The report on the delineation results shall provide facts and clear explanations about the delineation basis and scope and the implementation of measures to restrain extraction in each zone or area. Information and data shall be provided to prove such facts and explanations.
2. Based on the opinions from the entities mentioned in clause 1 of this Article, the Department of Natural Resources and Environment shall collect and adapt such opinions and provide explanations about them to complete the application documents. They shall send a report to the provincial People’s Committee for it to establish an appraisal team of which the participants include the related departments and sectors, as well as experts and scientists who specialize in the field of water resources.
Based on the appraisal results, the Department of Natural Resources and Environment shall complete the application and receive opinions from the Ministry of Natural Resources and Environment. In necessary cases, the Ministry of Natural Resources and Environment shall send an application to the experts for counsels and organize a meeting with related agencies, units and experts for getting their opinions. The Ministry Of Natural Resources and Environment shall reply within 30 working days from the date on which the complete application is received.
Application documents for opinions shall contain:
a. The completed documents specified in clause 1 of this Article.
b. A report on the adaptation of opinions from agencies/units and appraisal team and written explanations about such opinions.
3. The Department of Natural Resources and Environment shall complete the application based on the opinions from the Ministry of Natural Resources and Environment and submit a report to the provincial People’s Committee for consideration and approval.
The application shall include a statement enclosed with a draft of the Approval Decision; a draft of the list of areas where groundwater extraction is restricted; a draft map of the areas where groundwater extraction is restricted; a document specified the opinions from the Ministry of Natural Resources and Environment and other related documents.
The statement shall specify the delineation process of restricted areas; a written explanation about the delineation results of restricted areas, the implementation of measures to restrain extraction in each area and the adaptation of opinions.
4. Announcement of the List and Map of areas where groundwater extraction is restricted:
a. Within 15 working days from the date on which the Approval Decision is received, the Department of Natural Resources and Environment shall announce the List and Map of areas where groundwater extraction is restricted on the mass media and publish such List and Map on the website of the provincial People's Committee; send reports to the People's Committees in the district, commune and village (hereinafter referred to as “Communal People’s Committee”) where extraction is restricted.
b. The List and Map of areas where groundwater extraction is restricted shall be approved and announced within 03 years from the date on which this Decree comes into force.
5. The list and map of areas where groundwater extraction is restricted shall be reviewed and modified once every 05 years or approved to be reviewed or amended by the Provincial People's Committee if:
a. The delineation basis is changed in accordance with this Decree and it changes the delineation scope of areas restrained from extraction.
b. Changes to natural conditions occur and change the scope of restricted area or there are areas requiring delineation or required to be excluded from the List of areas where groundwater extraction is restricted.
6. The Ministry of Natural Resources and Environment shall collect and announce information about the Restricted Areas 2 within Hanoi City, Red River Delta, Central Highlands, Ho Chi Minh City and Mekong Delta.
Article 13. Plan for imposing restriction on groundwater extraction
1. The Department of Natural Resources and Environment shall carry out inspection and enumeration, update and add information and data to the list of existing works within the restricted areas or zones which have been announced; make a plan to impose restriction on groundwater extraction (hereinafter referred to as “Plan”) in accordance with this Decree.
2. The above-mentioned plan shall be developed for each restricted area or zone and shall contain:
a. A list of existing extraction works (with or without licenses) of each zone or area.
a. Specific measures for restraining extraction from each work.
c. A plan and a road map for implementing the measures for restraining extraction from each work.
3. Plan approval procedures:
a. The Department of Natural Resources and Environment shall send the Plan to the entities carrying out the works specified in such Plan, in order to get their opinions. If the groundwater extraction works specified in the plan have obtained the license from the Ministry of Natural Resources and Environment, such plan shall be sent to the Ministry of Natural Resources and Environment for getting their opinions about the application methods and the implementation plan and/or road map.
b. Within 30 working days, the entities mentioned in point a of this Clause shall provide their opinions in writing about the application methods and the implementation plan and/or road map and send such opinions to the Department of Natural Resources and Environment for them to make a general report.
c. Based on the opinions from the entities mentioned in point b of this Clause, the Department of Natural Resources and Environment shall complete the Plan on the basis of adhering to the regulations hereof and regulations of related laws, as well as ensuring the legal rights and interests of such entities without interrupting or affecting the water supply process and send such completed Plan to the Provincial People’s Committee for consideration and approval.
4. Within 15 working days from the date on which the Plan is approved, the Department of Natural Resources and Environment shall send a notification to the related entities and at the same time, send the Plan to the District People’s Committee, the Department of Water Resources Management and the Ministry of Natural Resources and Environment for implementation.
Article 14. Responsibilities of ministries and ministerial agencies
1. Ministry of Natural Resources and Environment:
Direct the localities to impose restriction on groundwater extraction as specified in this Decree.
b. Provide guidance on the delineation of restricted areas and provide opinions about the List and Map of areas where groundwater extraction is restricted and about the plan for imposing restriction thereof of each locality as specified in this Decree.
c. Carry out inspection and handle violations against the law regulations on restriction on groundwater extraction.
2. Related ministries and/or ministerial agencies shall, within their competence, cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment and the provincial People’s Committee in implementing the regulations on extraction restriction as specified in this Decree.
Article 15. Responsibilities of the People's Committees of all levels and organizations and individuals extracting groundwater
1. Provincial People’s Committee:
Direct the Department of Natural Resources and Environment in carrying out delineation and announce the List and Map of areas where groundwater extraction is restricted, as well as making a plan to restrain the extraction within their area.
b. Approve the above-mentioned List and Map and the Plan for imposing restriction on extraction within their area, as well as directing the Department of Natural Resources and Environment, People’s Committees of provinces and communes to carry out implementation after the approval is received.
c. Carry out inspection and handle violations against the law regulations on restriction on groundwater extraction within their area.
d. Allocate funds derived from the provincial state budget for restraining extraction within the province as specified in the Law on Budget.
2. People’s Committees of districts and communes shall cooperate with the Department of Natural Resources and Environment in delineating areas where groundwater extraction is restricted and announce the List and Map thereof; carry out supervision for the implementation of restriction measures of organizations and individuals within their area as specified in approved Plan.
3. Organizations and individuals extracting groundwater:
a. Provide information and data which are related to the extraction works and extraction activities as requested by the Department of Natural Resources and Environment, in order to serve the delineation of areas where extraction is restricted as specified in the regulations hereof.
b. Cooperate with the Department of Natural Resources and Environment in determining the plan and road map for implementing the measures to restrain groundwater extraction (if any) from the works under their management as specified in this Decree.
c. Implement the measures to restrain groundwater extraction as specified in the approved plan.
Article 16. Transitional provisions
1. If the restricted areas get an approval before this Decree comes into force and comply with the regulations hereof, they shall continue to apply the restriction measures; if such areas do not comply with the regulations, the provincial People's Committees shall review and amend the measures until they comply with the regulations hereof before December 31, 2020.
2. Entities who have not implemented the measures to restrain groundwater extraction or are currently implementing them as requested by the competent regulatory agency or such measures have not been fully implemented by the time this Decree came into force, shall continue to implement such measures. If this Decree imposes lesser liability, the regulations hereof shall be implemented.
3. The plans on natural resources of provinces and central-affiliated cities which have been approved before this Decree comes into force and the contents related to the restriction on groundwater extraction shall be implemented in accordance with the regulations hereof.
Article 17. Entry into force and implementation responsibilities
1. This Decree shall come into force from February 10, 2019.
2. Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with the related ministries and sectors in implementing this Decree.
3. Ministers and Heads of ministerial agencies, Heads of governmental agencies, Chairpersons of People's Committees of provinces and central-affiliated cities, related organizations and individuals shall be responsible for implementing this Decree./.
|
PP. GOVERNMENT |