Nghị định 53/2006/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập
Số hiệu: | 53/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 25/05/2006 | Ngày hiệu lực: | 24/06/2006 |
Ngày công báo: | 09/06/2006 | Số công báo: | Từ số 8 đến số 9 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này áp dụng đối với cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực: giáo dục - đào tạo; y tế; văn hoá; thể dục thể thao; khoa học và công nghệ; môi trường; xã hội; dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em.
2. Tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực nêu tại khoản 1 Điều này hoạt động theo Luật Doanh nghiệp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
1. Cơ sở ngoài công lập là cơ sở do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc cộng đồng dân cư thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tự bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước và hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở ngoài công lập được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, khoa học - công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em.
3. Cơ sở ngoài công lập được thành lập theo quy định của pháp luật có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng. Cùng với việc củng cố các cơ sở công lập, Nhà nước khuyến khích phát triển các cơ sở ngoài công lập, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vốn và huy động các nguồn lực trong nhân dân, của các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế để thành lập, xây dựng và phát triển các cơ sở ngoài công lập phù hợp với định hướng phát triển của nhà nước.
1. Nhà nước, xã hội coi trọng và đối xử bình đẳng đối với các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở ngoài công lập như cơ sở công lập.
2. Nhà nước áp dụng mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ sở ngoài công lập để khuyến khích đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ.
3. Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng chính sách xã hội khi thụ hưởng các dịch vụ do cơ sở ngoài công lập cung cấp; phương thức hỗ trợ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Các cơ sở ngoài công lập được tham gia các dịch vụ công do Nhà nước tài trợ, đặt hàng; tham gia đấu thầu nhận các hợp đồng, dự án sử dụng nguồn vốn trong và ngoài nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hoạt động theo quy định của pháp luật.
Cơ sở y tế ngoài công lập có đủ điều kiện khám, chữa bệnh theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về y tế, được phép tổ chức khám chữa bệnh cho các đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế và do người có thẻ bảo hiếm y tế tự lựa chọn nơi khám, chữa bệnh.
5. Các cơ sở ngoài công lập được liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hoạt động nhằm huy động vốn, nhân lực và công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ.
6. Tài sản được hiến, tặng hoặc viện trợ không hoàn lại trong quá trình hoạt động của cơ sở ngoài công lập không được chia cho cá nhân, chỉ sử dụng chung cho lợi ích của cơ sở và cộng đồng.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sử dựng quỹ nhà, cơ sở hạ tầng hiện có, hoặc xây dựng nhà cửa, cơ sở hạ tầng để cho các cơ sở ngoài công lập thuê dài hạn với giá ưu đãi. Mức giá ưu đãi tối đa không bao gồm tiền thuê đất, tiền đền bù giải phóng mặt bằng và tiền lãi vay vốn xây dựng.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở ngoài công lập đầu tư xây dựng trường học, bệnh viện, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở bảo vệ chăm sóc trẻ em, cơ sở nghiên cứu và phát triển công nghệ, khu vui chơi, khu thể thao, bảo tàng, thư viện, nhà văn hoá, rạp hát, rạp chiếu phim... theo quy hoạch được cấp có thẩm quyên phê duyệt.
1. Các cơ sở ngoài công lập được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để xây dựng các công trình hoạt động trong lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định này theo các hình thức:
a) Giao đất không thu tiền sử dụng đất;
b) Giao đất miễn thu tiền sử dụng đất;
c) Cho thuê đất và miễn tiền thuê đất.
2. Cơ sở ngoài công lập sử dụng đất hợp pháp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được nhà nước bảo hộ quyền sử dụng đất hợp pháp, quyền sở hữu nhà và tài sản theo quy định của pháp luật. Trình tự và thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của địa phương, ưu tiên dành quỹ đất cho các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, khoa học - công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em.
4. Các cơ sở ngoài công lập phải sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy hoạch và chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đất đai. Khi hết thời hạn giao đất, thuê đất nếu cơ sở không có nhu cầu tiếp tục sử dụng, bị giải thể, chuyển đi nơi khác hoặc sử dụng đất không đúng mục đích, không có hiệu quả thì nhà nước sẽ thu hồi lại đất và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Cơ sở ngoài công lập được nhà nước giao đất và miễn thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất và miễn thu tiền thuê đất không được tính giá trị đất đai đang sử dụng vào giá trị tài sản của mình và không được đùng đất đai làm tài sản thế chấp đế vay vốn.
6. Đối với đất nhận chuyển nhượng hợp pháp từ các tổ chức cá nhân, cơ sở ngoài công lập được tính giá trị quyền sử dụng đất đang sử dụng vào tài sản của mình.
1. Đối với đất: các cơ sở công lập, bán công được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển sang loại hình ngoài công lập hoặc doanh nghiệp, được Nhà nước tiếp tục giao đất cho cơ sở hoạt động. Đối với đất không đưa vào sử dụng, hoặc sử dụng không đúng mục đích cơ sở phải trả lại cho Nhà nước.
2. Đối với tài sản trên đất: phần tài sản của nhà nước đã đầu tư được kiểm kê, đánh giá lại theo quy định và cho cơ sở ngoài công lập thuê hoặc ưu tiên mua lại.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển cơ sở công lập, bán công thành cơ sở ngoài công lập có quyền quyết định việc bán và cho thuê phần tài sản thuộc sở hữu nhà nước cho cơ sở ngoài công lập theo quy định quản lý tài sản hiện hành.
Đối với cơ sở do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, nay chuyển sang loại hình ngoài công lập hoặc doanh nghiệp, việc chuyển giao tài sản nhà nước giao Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
3. Trường hợp bộ phận bán công thuộc các cơ sở công lập được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển trở về cơ sở công lập phải tiến hành kiểm kê, định giá tài sản theo quy định để theo dõi, quản lý theo chế độ quản lý tài sản hiện hành.
Tài sản hình thành từ vốn huy động ngoài ngân sách nhà nước để mua sắm, xây dựng trong quá trình hoạt động của bộ phận bán công được xử lý như sau:
a) Trường hợp người góp vốn muốn nhận lại tài sản thì tài sản sẽ được trả lại cho người góp vốn;
b) Trường hợp cơ sở công lập tiếp nhận có nhu cầu sử dụng và đồng ý tiếp nhận tài sản thì thông qua Hội đồng định giá để xác định giá làm cơ sở thanh toán với người góp vốn;
c) Trường hợp cơ sở công lập không có nhu cầu sử dụng tài sản và người góp vốn không muốn nhận, tài sản sẽ được bán thanh lý để trả lại cho người góp vốn;
4. Trường hợp cơ sở dân lập chuyển đổi thành cơ sở tư thục (tư nhân) trong đó, số tài sản được tích lũy từ kết quả hoạt động của cơ sở dân lập là thuộc sở hữu tập thể, được xác định và chuyển giao cho cơ sở tư thục quản lý và sử dụng theo nguyên tắc bảo tồn, phát triển, không được chia cho cá nhân và dược nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật.
1. Đối với đất: các cơ sở công lập, bán công được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển sang loại hình ngoài công lập hoặc doanh nghiệp, được Nhà nước tiếp tục giao đất cho cơ sở hoạt động. Đối với đất không đưa vào sử dụng, hoặc sử dụng không đúng mục đích cơ sở phải trả lại cho Nhà nước.
2. Đối với tài sản trên đất: phần tài sản của nhà nước đã đầu tư được kiểm kê, đánh giá lại theo quy định và cho cơ sở ngoài công lập thuê hoặc ưu tiên mua lại.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển cơ sở công lập, bán công thành cơ sở ngoài công lập có quyền quyết định việc bán và cho thuê phần tài sản thuộc sở hữu nhà nước cho cơ sở ngoài công lập theo quy định quản lý tài sản hiện hành.
Đối với cơ sở do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, nay chuyển sang loại hình ngoài công lập hoặc doanh nghiệp, việc chuyển giao tài sản nhà nước giao Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
3. Trường hợp bộ phận bán công thuộc các cơ sở công lập được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển trở về cơ sở công lập phải tiến hành kiểm kê, định giá tài sản theo quy định để theo dõi, quản lý theo chế độ quản lý tài sản hiện hành.
Tài sản hình thành từ vốn huy động ngoài ngân sách nhà nước để mua sắm, xây dựng trong quá trình hoạt động của bộ phận bán công được xử lý như sau:
a) Trường hợp người góp vốn muốn nhận lại tài sản thì tài sản sẽ được trả lại cho người góp vốn;
b) Trường hợp cơ sở công lập tiếp nhận có nhu cầu sử dụng và đồng ý tiếp nhận tài sản thì thông qua Hội đồng định giá để xác định giá làm cơ sở thanh toán với người góp vốn;
c) Trường hợp cơ sở công lập không có nhu cầu sử dụng tài sản và người góp vốn không muốn nhận, tài sản sẽ được bán thanh lý để trả lại cho người góp vốn;
4. Trường hợp cơ sở dân lập chuyển đổi thành cơ sở tư thục (tư nhân) trong đó, số tài sản được tích lũy từ kết quả hoạt động của cơ sở dân lập là thuộc sở hữu tập thể, được xác định và chuyển giao cho cơ sở tư thục quản lý và sử dụng theo nguyên tắc bảo tồn, phát triển, không được chia cho cá nhân và dược nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật.
1. Các cơ sở ngoài công lập được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà.
2. Các cơ sở ngoài công lập được ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các quy định hiện hành.
1. Nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp:
Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức cao cho các cơ sở ngoài công lập nhằm khuyến khích cơ sở sử dụng chênh lệch thu chi (lãi thu được trong quá trình hoạt động) để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất hoặc hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng dịch vụ do cơ sở cung cấp.
a) Cơ sở ngoài công lập trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em có các hoạt động: dạy học; dạy nghề; y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và kế hoạch hoá gia đình; biểu diễn ca, múa, nhạc dân tộc, nghệ thuật dân tộc, chiếu phim; sưu tầm, bảo tồn, phát triển, phổ biến văn hoá dân tộc; triển lãm và hoạt động thể dục thể thao, nghiên cứu triển khai, vệ sinh môi trường; chăm sóc người già, chăm sóc trẻ em, người tàn tật; cai nghiện ma tuý, được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian hoạt động.
b) Cơ sở ngoài công lập có các hoạt động khác thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
3. Về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp:
Việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ sở ngoài công lập thực hiện theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Trình tự, thủ tục, phương pháp xác định số thuế được miễn, giảm theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành.
1. Cơ sở ngoài công lập đầu tư các dự án hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và y tế được hưởng các loại hình ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở ngoài công lập được phép huy động vốn dưới dạng góp cổ phần, vốn góp từ người lao động trong đơn vị, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác thông qua hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tùy theo khả năng ngân sách của địa phương xem xét, quyết định việc hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi vay cho các cơ sở ngoài công lập thực hiện đầu tư cho các dự án thuộc các lĩnh vực nêu tại Điều 1 Nghị định này.
Người lao động thuộc cơ sở ngoài công lập thực hiện chế độ bảo hiếm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành của Nhà nước.
1. Cơ sở ngoài công lập có kế hoạch và chủ động thực hiện các hình thức đào tạo để nâng cao trình độ cho người lao động, bảo đảm đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ theo quy định của ngành, nghề hoạt động.
2. Ủy ban nhân dân các cấp tuỳ theo khả năng ngân sách của địa phương xem xét hỗ trợ kinh phí đào tạo cho đội ngũ cán bộ thuộc các cơ sở ngoài công lập trong trường hợp cần thiết.
1. Tập thể và người lao động trong các cơ sở ngoài công lập có thành tích xuất sắc được Nhà nước khen thưởng theo quy định của Chính phủ.
2. Theo phạm vi quản lý, các Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn quy trình, thủ tục xét, khen thưởng các danh hiệu thi đua đối với tập thể và người lao động làm việc tại các cơ sở ngoài công lập.
1. Thu phí, lệ phí theo quy định của Nhà nước.
Đối với những khoản thu phí, lệ phí Nhà nước không quy định mức thu, cơ sở ngoài công lập được tự quyết định.
2. Thu từ hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ khác.
3. Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi từ tiền gửi ngân hàng, trái phiếu.
4. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp (nếu có) bao gồm:
a) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng;
b) Kinh phí hỗ trợ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ;
c) Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
d) Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng người lao động;
đ) Các khoản tài trợ, hỗ trợ lãi suất;
e) Khoản kinh phí khác.
5. Nguồn khác: viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng.
1. Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính hàng năm, thu nhập của cơ sở ngoài công lập sau khi đã trang trải các khoản chi phí, chi trả lại vay, nộp đủ thuế cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật được phân phối để trích lập các quỹ và chia lãi cho các thành viên góp vốn.
2. Việc trích lập các quỹ, mức chi trả thu nhập cho người lao động và chia lãi cho các thành viên góp vốn do Hội đồng quản trị (hay Hội đồng trường) hoặc Thủ trưởng (đối với cơ sở không có Hội đồng quản trị) cơ sở ngoài công lập quyết định phù hợp với Điều lệ tổ chức hoạt động của cơ sở.
1. Các cơ sở ngoài công lập phải đăng ký với cơ quan thuế khi hoạt động làm căn cứ xác định ưu đãi về thuế.
2. Cơ sở ngoài công lập phải tuân thủ theo điều lệ hoạt động, bảo đảm các điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, nhân lực, cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật để cung cấp cho xã hội các sản phẩm, dịch vụ đạt yêu cầu, tiêu chuẩn về nội dung và chất lượng.
3. Cơ sở ngoài công lập có trách nhiệm thực hiện công khai hoạt động, công khai tài chính theo quy định của pháp luật, công khai mức hỗ trợ và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ (nếu có).
Định kỳ báo cáo tình hình hoạt động và tài chính của cơ sở gửi cơ quan quản lý ngành, cơ quan tài chính và cơ quan thuế cùng cấp theo quy định của pháp luật.
4. Cơ sở ngoài công lập có trách nhiệm thực hiện yêu cầu về thanh tra, kiểm tra của cơ quan tài chính và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra, và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu cung cấp.
5. Cơ sở ngoài công lập có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê, kiểm toán theo quy định của pháp luật.
1. Các Bộ chuyên ngành và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở ngoài công lập theo phạm vi, chức năng, nhiệm vụ và phân cấp của cơ quan có thẩm quyền; trong đó, cần tập trung thực hiện:
a) Xây dựng định hướng xã hội hoá trong từng lĩnh vực làm căn cứ cho các cấp, các ngành và nhà đầu tư có cơ sở thực hiện;
b) Ban hành các chính sách, chế độ khuyến khích xã hội hoá phù hợp với các hình thức hoạt động, phù hợp với yêu cầu phát triển của từng lĩnh vực trong từng thời kỳ và từng khu vực;
c) Quản lý thống nhất về nội dung, chương trình, yêu cầu về số lượng, chất lượng dịch vụ trong từng lĩnh vực làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện và theo dõi, giám sát của các cấp, các ngành và toàn xã hội;
d) Cấp giấy phép và thu hồi giấy phép theo quy định đối với các cơ sở ngoài công lập;
đ) Quản lý, tạo điều kiện về hợp tác quốc tế đối với các cơ sở ngoài công lập thuộc phạm vi phụ trách;
e) Thanh tra, kiếm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước đối với các cơ sở ngoài công lập; xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Văn hoá - Thông tin, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Ủy ban Thể dục Thể thao, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em theo chức năng, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định:
a) Quy định điều kiện thành lập và hoạt động đối với cơ sở ngoài công lập. Ban hành tiêu chuẩn hoá về lao động nghiệp vụ, cơ sở vật chất đối với cơ sở ngoài công lập;
b) Quy định điều kiện, thủ tục và danh sách các cơ sở công lập chuyển sang loại hình ngoài công lập hoặc hoạt động theo loại hình doanh nghiệp;
c) Xác định lộ trình và thủ tục chuyển các cơ sở bán công sang loại hình ngoài công lập hoặc hoạt động theo loại hình doanh nghiệp.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương để có các chính sách chế độ ưu đãi thêm nhằm khuyến khích, thúc đẩy, mở rộng các hình thức xã hội hoá trên địa bàn.
4. Các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng chương trình và có biện pháp quản lý chặt chẽ hoạt động của các cơ sở ngoài công lập, bảo đảm đúng mục đích, nội dung hoạt động và chất lượng dịch vụ theo quy định của từng chuyên ngành.
5. Định kỳ hàng năm các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đánh giá tình hình thực hiện xã hội hoá thuộc phạm vi quản lý, gửi báo cáo về Bộ Tài chính, Bộ chuyên ngành và các cơ quan có liên quan để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập các cơ sở công lập, bán công thì có quyền quyết định việc chuyển đổi loại hình hoạt động từ công lập, bán công sang ngoài công lập, hoặc chuyển đổi cơ sở công lập sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp.
2. Thẩm quyền cho phép thành lập mới cơ sở ngoài công lập thuộc các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập các cơ sở ngoài công lập thì có quyền đình chỉ hoạt động hoặc giải thể khi các cơ sở ngoài công lập vi phạm nghiêm trọng giấy phép hoạt động được cấp hoặc vi phạm các quy định của pháp luật.
Việc thành lập các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em thực hiện theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.
Các quy định trước đây về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao trái với quy định tại Nghị định này đều bãi bỏ.
Các cơ sở ngoài công lập được thành lập theo Nghị định số 73/1999NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ phải đăng ký với cơ quan cấp phép hoạt động và cơ quan thuế để tiếp tục được hưởng các chính sách ưu đãi quy định tại Nghị định này.
Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Văn hoá - Thông tin, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ và Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể việc áp dụng Nghị định này phù hợp với đặc điểm hoạt động và tổ chức của từng lĩnh vực.
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 53/2006/ND-CP |
Hanoi, May 25, 2006 |
ON POLICIES TO ENCOURAGE THE DEVELOPMENT OF NON-PUBLIC SERVICE ESTABLISHMENTS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Government's Resolution No. 05/2005/ND-CP of April 18, 2005, on stepping up socialization in the educational, healthcare, cultural, physical training and sport activities;
At the proposal of the Minister of Finance,
DECREES:
Article 1.- Governing subjects
1. This Decree applies to non-public establishments operating in the domains of education and training; healthcare; culture; physical training and sports; science and technology; environment; and social affairs, population, family and child protection and care.
2. Enterprises set up by organizations or individuals and operating in the domains stated in Clause 1 of this Article under the Enterprise Law shall not be governed by this Decree.
Article 2.- Non-public establishments
1. Non-public establishments are establishments which are set up by social organizations, socio-professional organizations, economic organizations, individuals, groups of individuals or communities and operate according to the provisions of law. Their material foundations are built and their operation funds are ensured with non-state budget capital.
2. Non-public establishments shall be set up under the State's plannings and plans aiming to develop the cause of education and training, healthcare, culture, physical training and sports, science and technology, environment, social affairs, population, family and child protection and care.
3. Non-public establishments set up under the provisions of law shall have the legal person status, conduct independent cost accounting and have their own seals and accounts. While consolidating public establishments, the State encourages the development of non-public establishments and, at the same time, creates favorable conditions for organizations and individuals to invest in, and mobilize resources from the people and organizations of all economic sectors for, setting up, building and developing non-public establishments in line with development orientations set by the State.
Article 3.- Operation principles
1. The State and society shall appreciate and treat equally the products and services provided by non-public establishments and those provided by public establishments.
2. The State shall apply preferential enterprise income tax rates to non-public establishment so as to encourage them to increase investment in improving their material foundations and raise their service quality.
3. The State shall support policy beneficiaries when they use services provided by non-public establishments; the modes of support shall be decided by the Prime Minister.
4. Non-public establishments may provide public services financed and ordered by the State and participate in bidding for contracts or projects funded with domestic and foreign capital sources in accordance with their functions and tasks provided for by law.
Non-public medical establishments meeting all conditions for providing medical examination and treatment prescribed by state management agencies in charge of healthcare shall be allowed to provide medical examination and treatment to health insurance card holders, who shall be entitled to select medical examination and treatment establishments.
5. Non-public establishments may enter into joint ventures or partnerships with domestic and foreign organizations within the ambit of their functions and tasks in order to mobilize capital, human resources and technology and raise service quality.
6. Properties, which are donated, presented or given as non-refundable aids to non-public establishments during their operation, shall not be distributed to any individuals and shall be used only for the common interests of the establishments and the community.
POLICIES TO ENCOURAGE THE DEVELOPMENT OF NON-PUBLIC ESTABLISHMENTS
Article 4.- Lease and construction of material foundations
1. Provincial/municipal People's Committees shall use existing land areas and infrastructures or build new houses and infrastructures for long-term lease to non-public establishments at preferential rates. The maximum preferential rates are exclusive of land rentals, compensation money for ground clearance and interests on loans for the construction of infrastructures.
2. Provincial/municipal People's Committees shall have to create favorable conditions for non-public establishments to invest in the construction of schools, hospitals, social sponsoring establishments, child protection and care establishments, technological research and development establishments, recreation parks, sport centers, museums, libraries, cultural houses, theaters, cinemas, etc., under plannings approved by competent authorities.
Article 5.- Land allocation and land lease
1. Non-public establishments shall be allocated or leased land by the State for the construction of facilities for activities defined in Clause 1, Article 1 of this Decree in the following forms:
a/ Land allocation without the collection of land use levy.
b/ Land allocation with the exemption of land use levy.
c/ Land lease with the exemption of land rental.
2. Non-public establishments lawfully using land shall be granted land-use right certificates and have their land-use rights and house and property ownership rights protected by the State according to law. The order and procedures of land allocation, land lease, and grant of land-use right certificates shall comply with current provisions of land law.
3. Provincial/municipal People's Committees shall have to adjust their land-use plannings, prioritizing the allocation of land areas to non-public establishments engaged in education and training, healthcare, culture, physical training and sports, science and technology, environment, social affairs, population, family and child protection and care.
4. Non-public establishments shall use land for proper purposes in accordance with planning and strictly abide by current provisions of land law. Upon the expiration of land allocation or land lease duration, if establishments no longer need to use such land, are dissolved or relocated, or have used land improperly or inefficiently, the State shall recover land and pay compensation and support according to current provisions of law.
5. Non-public establishments which are allocated or leased land by the State without the collection of land use levy or land rentals must not include the value of land currently in use in the value of their properties or use land as pledge property for borrowing loans.
6. For land lawfully transferred from organizations or individuals, non-public establishments may include the value of the right to use land currently in use in the value of their properties.
Article 6.- Disposal of properties upon transformation of operation models
1. For land: Public and semi-public establishments which are transformed into non-public establishments or enterprises under decisions of competent authorities shall be allocated land by the State for operation. Establishments shall have to return to the State land areas, which they do not use or have used for improper purposes.
2. For assets attached to land: Assets which are invested by the State shall be inventoried and re-valued according to regulations and then leased or sold to non-public establishments.
Agencies competent to decide on transformation of public or semi-public establishments into non-public ones shall have the right to decide on the sale or lease of properties under state ownership to non-public establishments according to current regulations on property management.
For establishments set up under the Prime Minister's decisions which are now transformed into non-public ones or enterprises, the transfer of state-owned properties shall be decided by the Minister of Finance.
3. In cases where competent authorities decide to transfer semi-public sections of public establishments back to such establishments, it is necessary to inventory and valuate their properties according to regulations so as to monitor and manage such properties under the current regime on property management.
Properties procured or built with non-budget capital during the operation of semi-public sections shall be disposed of as follows:
a/ If capital contributors wish to receive back their properties, such properties shall be returned to them.
b/ If public establishments wish to use and agree to receive such properties, payment shall be made to capital contributors at the prices determined by price determination councils.
c/ If public establishments do not wish to use such properties and capital contributors do not want to receive the properties, the properties shall be sold and the proceeds therefrom shall be returned to capital contributors.
4. In cases where people-founded establishments are transformed into private ones, properties accumulated during the operation of people-founded establishments shall be placed under collective ownership and shall not be distributed to any individuals but handed over to such private establishments for management and use on the principle of security and development under the protection of the State according to the provisions of law.
Article 7.- Registration fee, value added tax, import tax and export tax
1. Non-public establishments shall be exempt from registration fee when registering land use rights and house ownership rights.
2. Non-public establishments shall enjoy value added tax, import tax and export tax preferences according to the provisions of the Law on Value Added Tax, the Law on Import Tax and Export Tax, and current regulations.
Article 8.- On the application of enterprise income tax
1. Principles on the application of enterprise income tax preferences
High enterprise income tax preferences shall be applied to non-public establishments so as to encourage them to invest revenue-expenditure differences (profits earned in the course of operation) in improving their material foundations or render supports to users of their services.
2. Tax rates:
a/ Non-public establishments operating in the domains of education, healthcare, culture, physical training, science and technology, environment, social affairs, population, family, child protection and care and engaged in activities of teaching; vocational training; preventive medicine, medical examination and treatment, functional rehabilitation, and family planning; traditional art performance and film projection; collection, conservation, development and popularization of traditional culture; exhibition and physical training and sport activities; research into and application of measures for environmental sanitation; care for elderly people, children and disabled people; and drug detoxification shall enjoy enterprise income tax rate of 10% throughout the course of operation.
b/ Non-public establishments which conduct other activities shall perform tax obligations according to the provisions of law.
3. Enterprise income tax exemption or reduction:
The enterprise income tax exemption or reduction applicable to non-public establishments shall comply with the provisions of the Law on Enterprise Income Tax. The order, procedures and methods of determining exempted or reduced tax amounts shall comply with current provisions of tax laws.
Article 9.- Mobilization of investment capital
1. Non-public establishments which invest in education-training and healthcare projects shall be eligible for the State's preferential development investment credit according to the provisions of law.
2. For investment in the construction of their material foundations, non-public establishments may mobilize capital in the forms of issuance of shares to and capital contribution from their laborers and from other lawful sources through cooperation and association with enterprises, economic organizations, financial organizations and individuals at home and abroad.
3. Provincial/municipal People's Committees shall, depending on their local budget capacity, consider and decide on the support of part or whole of interests on loans borrowed by non-public establishments for investment in projects in the domains stated in Article 1 of this Decree.
Article 10.- Social insurance and health insurance
Laborers working in non-public establishments shall implement the social insurance regime and health insurance regime according to current regulations of the State.
1. Non-public establishments shall work out plans on and take initiative in providing training in various forms to their laborers to meet the professional requirements of their operation domains.
2. People's Committees of various levels shall, depending on their local budget capacity, consider and provide supports for the training of staffs of non-public establishments in case of necessity.
Article 12.- Commendation and reward
1. Collectives and laborers in non-public establishments that record outstanding achievements shall be commended and rewarded by the State according to the Government's regulations.
2. Ministries, branches and localities shall, within the scope of their management, guide the order of, and procedures for, consideration and conferment of emulation titles to collectives and laborers working in non-public establishments.
REVENUE SOURCES AND DISTRIBUTION OF FINANCIAL RESULTS
Article 13.- Revenue sources of non-public establishments
1. Fees and charges collected according to the State's regulations.
Non-public establishments may decide on rates of charges and fees for which the State does not set the collection rates.
2. Proceeds from provision of other goods and services.
3. Profits divided from joint ventures or partnerships; interests on bank deposits or bonds.
4. Funds allocated by the state budget (if any), including:
a/ Funds for the performance of tasks ordered by the State.
b/ Funds in support of the implementation of scientific and technological research projects.
c/ Funds for the implementation of national target programs.
d/ Funds for the implementation of programs on training and re-training of laborers.
e/ Interest rate supports.
f/ Other funds.
5. Other sources: donations, aid, presents and gifts.
Article 14.- Distribution of financial results of non-public establishments
1. Based on their annual financial results, incomes of non-public establishments, after paying all expenses, loan interests and taxes to the state budget according to the provisions of law, shall be used for setting up assorted funds and paying profits to capital-contributing members.
2. The levels of deduction for setting up funds, the levels of remuneration paid to laborers and the levels of profits divided to capital-contributing members shall be decided by the managing boards (or school councils) or the heads (for establishments without managing boards) in accordance with their operation charters.
Article 15.- Responsibilities of non-public establishments
1. When operating, non-public establishments shall make registration with tax offices as a basis for determining their tax preferences.
2. Non-public establishments shall observe their operation charters and satisfy conditions on professional operations, human resources and material foundations prescribed by law in order to provide the society with products and goods meeting content and quality requirements and criteria.
3. Non-public establishments shall have to make public their operation and finance according to the provisions of law as well as the support levels and state budget support amounts (if any).
Periodically, the establishments shall report on their operation and finance to branch-managing agencies, financial agencies and tax agencies of the same level according to the provisions of law.
4. Non-public establishments shall have to comply with inspection and examination requirements of financial agencies and competent state agencies. To supply materials related to inspection and examination contents in a full and timely manner and bear responsibility for the accuracy and truthfulness of such information and materials.
5. Non-public establishments shall conduct accounting, statistic and audit work according to the provisions of law.
STATE MANAGEMENT OF NON-PUBLIC ESTABLISHMENTS
Article 16.- State management of non-public establishments
1. Specialized management ministries and People's Committees of various levels shall perform the state management of non-public establishments within the scope of their functions and tasks and according to the decentralization of competent agencies, focusing on:
a/ Setting orientations for socialization in each domain, serving as a basis for implementation by authorities, branches and investors.
b/ Policies and regimes to encourage socialization in compatibility with each form of operation and with development requirements of each domain in each period and each region.
c/ Performing the uniform management of contents, programs, and service quality and quantity requirements in each domain so as to create grounds for the organization of implementation as well as monitoring and supervision by authorities, branches and society.
d/ Granting and withdrawing licenses of non-public establishments according to regulations.
e/ Managing and facilitating the international cooperation of non-public establishments under their management.
f/ Inspecting and examining the observation of state regulations by non-public establishments; handling violations according to the provisions of law.
2. The ministers of: Education and Training; Labor, War Invalids and Social Affairs; Health; Culture and Information; Science and Technology; Natural Resources and Environment, and Home Affairs; and the directors of the Committee for Physical Training and Sports and the Committee for Population, Family and Children shall, within the ambit of their functions and powers, coordinate with the Ministry of Finance and concerned ministries and branches in promulgating according to their competence or proposing competent authorities to decide on:
a/ Conditions for the setting up and operation of non-public establishments. Standards of professional operations and material foundations applicable to non-public establishments.
b/ Conditions, procedures for, and lists of, public establishments to be transformed into non-pubic establishments or enterprises.
c/ Roadmaps and procedures for transforming semi-public establishments into non-public ones or enterprises.
3. Presidents of provincial/municipal People's Committees shall base on the practical situations of their localities to adopt additional preferential policies so as to encourage, promote and diversify forms of socialization in their localities.
4. Concerned ministries, branches and provincial/municipal People's Committees shall formulate programs and apply measures to strictly manage the operation of non-public establishments so as to ensure the proper objectives and contents of their operations as well as their service quality as prescribed for each domain.
5. Annually, ministries, branches and provincial/municipal People's Committees shall evaluate the socialization in the domains under their management and report thereon to the Ministry of Finance, specialized management ministries and concerned agencies for sum-up and reporting to the Government.
Article 17.- Competence to permit the setting up of non-public establishments, transformation of public establishments into non-public ones, stoppage of operation and dissolution
1. Agencies competent to decide on the setting up of public and semi-public establishments shall have competence to decide on switching their operation from public and semi-public to non-public form and on switching public establishments to operate like enterprises.
2. The competence to permit the setting up of non-public establishments in the domains of education and training, healthcare, culture, physical training and sports, science and technology, environment, social affairs, population, family, and child protection and care shall comply with the provisions of law.
3. Agencies competent to permit the setting up of non-public establishments shall be competent to stop the operation of such establishments or dissolve them when they seriously breach terms of their operation licenses or violate the provisions of law.
Article 18.- Setting up of foreign-invested establishments
The setting up of foreign-invested establishments in the domains of education and training, healthcare, culture, physical training and sports, science and technology, environment, social affairs, population, family and child protection and care shall comply with the provisions of law.
Article 19.- This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO" and replaces the Government's Decree No. 73/1999/ND-CP of August 19, 1999, on policies to encourage the socialization of activities in the domains of education, health, culture and sports.
Previous regulations on policies to encourage the socialization of activities in the domains of education, healthcare, culture and sports, which are contrary to this Decree, are hereby annulled.
Non-public establishments set up under the Government's Decree No. 73/1999/ND-CP of August 19, 1999, shall have to register with licensing agencies and tax agencies so as to enjoy preferential policies provided for in this Decree.
Article 20.- The ministers of: Education and Training; Labor, War Invalids and Social Affairs; Health; Culture and Information; Science and Technology; Natural Resources and Environment and Home Affairs; the directors of the Committee for Physical Training and Sports and the Committee for Population, Family and Children shall have to coordinate with concerned ministries and branches in guiding the application of this Decree to suit operational and organizational characteristics of each domain.
Article 21.- Ministers, heads of ministerial-level agencies and Government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decree.