Chương 4 Nghị định 53/2006/NĐ-CP: Quản lý nhà nước đối với các cơ sớ ngoài công lập
Số hiệu: | 53/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 25/05/2006 | Ngày hiệu lực: | 24/06/2006 |
Ngày công báo: | 09/06/2006 | Số công báo: | Từ số 8 đến số 9 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các Bộ chuyên ngành và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở ngoài công lập theo phạm vi, chức năng, nhiệm vụ và phân cấp của cơ quan có thẩm quyền; trong đó, cần tập trung thực hiện:
a) Xây dựng định hướng xã hội hoá trong từng lĩnh vực làm căn cứ cho các cấp, các ngành và nhà đầu tư có cơ sở thực hiện;
b) Ban hành các chính sách, chế độ khuyến khích xã hội hoá phù hợp với các hình thức hoạt động, phù hợp với yêu cầu phát triển của từng lĩnh vực trong từng thời kỳ và từng khu vực;
c) Quản lý thống nhất về nội dung, chương trình, yêu cầu về số lượng, chất lượng dịch vụ trong từng lĩnh vực làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện và theo dõi, giám sát của các cấp, các ngành và toàn xã hội;
d) Cấp giấy phép và thu hồi giấy phép theo quy định đối với các cơ sở ngoài công lập;
đ) Quản lý, tạo điều kiện về hợp tác quốc tế đối với các cơ sở ngoài công lập thuộc phạm vi phụ trách;
e) Thanh tra, kiếm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước đối với các cơ sở ngoài công lập; xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Văn hoá - Thông tin, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Ủy ban Thể dục Thể thao, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em theo chức năng, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định:
a) Quy định điều kiện thành lập và hoạt động đối với cơ sở ngoài công lập. Ban hành tiêu chuẩn hoá về lao động nghiệp vụ, cơ sở vật chất đối với cơ sở ngoài công lập;
b) Quy định điều kiện, thủ tục và danh sách các cơ sở công lập chuyển sang loại hình ngoài công lập hoặc hoạt động theo loại hình doanh nghiệp;
c) Xác định lộ trình và thủ tục chuyển các cơ sở bán công sang loại hình ngoài công lập hoặc hoạt động theo loại hình doanh nghiệp.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương để có các chính sách chế độ ưu đãi thêm nhằm khuyến khích, thúc đẩy, mở rộng các hình thức xã hội hoá trên địa bàn.
4. Các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng chương trình và có biện pháp quản lý chặt chẽ hoạt động của các cơ sở ngoài công lập, bảo đảm đúng mục đích, nội dung hoạt động và chất lượng dịch vụ theo quy định của từng chuyên ngành.
5. Định kỳ hàng năm các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đánh giá tình hình thực hiện xã hội hoá thuộc phạm vi quản lý, gửi báo cáo về Bộ Tài chính, Bộ chuyên ngành và các cơ quan có liên quan để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập các cơ sở công lập, bán công thì có quyền quyết định việc chuyển đổi loại hình hoạt động từ công lập, bán công sang ngoài công lập, hoặc chuyển đổi cơ sở công lập sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp.
2. Thẩm quyền cho phép thành lập mới cơ sở ngoài công lập thuộc các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập các cơ sở ngoài công lập thì có quyền đình chỉ hoạt động hoặc giải thể khi các cơ sở ngoài công lập vi phạm nghiêm trọng giấy phép hoạt động được cấp hoặc vi phạm các quy định của pháp luật.
Việc thành lập các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em thực hiện theo quy định của pháp luật.
STATE MANAGEMENT OF NON-PUBLIC ESTABLISHMENTS
Article 16.- State management of non-public establishments
1. Specialized management ministries and People's Committees of various levels shall perform the state management of non-public establishments within the scope of their functions and tasks and according to the decentralization of competent agencies, focusing on:
a/ Setting orientations for socialization in each domain, serving as a basis for implementation by authorities, branches and investors.
b/ Policies and regimes to encourage socialization in compatibility with each form of operation and with development requirements of each domain in each period and each region.
c/ Performing the uniform management of contents, programs, and service quality and quantity requirements in each domain so as to create grounds for the organization of implementation as well as monitoring and supervision by authorities, branches and society.
d/ Granting and withdrawing licenses of non-public establishments according to regulations.
e/ Managing and facilitating the international cooperation of non-public establishments under their management.
f/ Inspecting and examining the observation of state regulations by non-public establishments; handling violations according to the provisions of law.
2. The ministers of: Education and Training; Labor, War Invalids and Social Affairs; Health; Culture and Information; Science and Technology; Natural Resources and Environment, and Home Affairs; and the directors of the Committee for Physical Training and Sports and the Committee for Population, Family and Children shall, within the ambit of their functions and powers, coordinate with the Ministry of Finance and concerned ministries and branches in promulgating according to their competence or proposing competent authorities to decide on:
a/ Conditions for the setting up and operation of non-public establishments. Standards of professional operations and material foundations applicable to non-public establishments.
b/ Conditions, procedures for, and lists of, public establishments to be transformed into non-pubic establishments or enterprises.
c/ Roadmaps and procedures for transforming semi-public establishments into non-public ones or enterprises.
3. Presidents of provincial/municipal People's Committees shall base on the practical situations of their localities to adopt additional preferential policies so as to encourage, promote and diversify forms of socialization in their localities.
4. Concerned ministries, branches and provincial/municipal People's Committees shall formulate programs and apply measures to strictly manage the operation of non-public establishments so as to ensure the proper objectives and contents of their operations as well as their service quality as prescribed for each domain.
5. Annually, ministries, branches and provincial/municipal People's Committees shall evaluate the socialization in the domains under their management and report thereon to the Ministry of Finance, specialized management ministries and concerned agencies for sum-up and reporting to the Government.
Article 17.- Competence to permit the setting up of non-public establishments, transformation of public establishments into non-public ones, stoppage of operation and dissolution
1. Agencies competent to decide on the setting up of public and semi-public establishments shall have competence to decide on switching their operation from public and semi-public to non-public form and on switching public establishments to operate like enterprises.
2. The competence to permit the setting up of non-public establishments in the domains of education and training, healthcare, culture, physical training and sports, science and technology, environment, social affairs, population, family, and child protection and care shall comply with the provisions of law.
3. Agencies competent to permit the setting up of non-public establishments shall be competent to stop the operation of such establishments or dissolve them when they seriously breach terms of their operation licenses or violate the provisions of law.
Article 18.- Setting up of foreign-invested establishments
The setting up of foreign-invested establishments in the domains of education and training, healthcare, culture, physical training and sports, science and technology, environment, social affairs, population, family and child protection and care shall comply with the provisions of law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực