Luật Thuế giá trị gia tăng 1997 số 57/1997/L-CTN
Số hiệu: | 57/1997/L-CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Lê Đức Anh |
Ngày ban hành: | 10/05/1997 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1999 |
Ngày công báo: | 15/07/1997 | Số công báo: | Số 13 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2009 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/1997/L-CTN |
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 1997 |
Để góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hóa và dịch vụ, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách Nhà nước;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định thuế giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Hàng hóa, dịch vụ dưới đây không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng:
1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của các tổ chức, cá nhân tự sản xuất và bán ra;
2. Sản phẩm muối;
3. Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không phải nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;
4. Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được mà cơ sở có dự án đầu tư nhập khẩu để làm tài sản cố định theo dự án đó;
5. Chuyển quyền sử dụng đất thuộc diện chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất;
6. Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê;
7. Dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư;
8. Bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm học sinh; bảo hiểm vật nuôi, cây trồng và các loại bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh;
9. Dịch vụ y tế;
10. Hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục thể thao không nhằm mục đích kinh doanh; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; phát hành và chiếu phim nhựa, phim vi-đi-ô tài liệu;
12. Phát sóng truyền thanh, truyền hình theo chương trình bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước;
13. In, xuất bản và phát hành: báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách in bằng tiếng dân tộc thiểu số; tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động; in tiền;
14. Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ;
15. Duy tu, sửa chữa, xây dựng các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà tình nghĩa bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân và vốn viện trợ nhân đạo;
16. Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt;
17. Điều tra, thăm dò địa chất, đo đạc, lập bản đồ thuộc loại điều tra cơ bản của Nhà nước;
18. Tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; nước sạch do tổ chức, cá nhân tự khai thác để phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;
19. Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh;
20. Hàng nhập khẩu trong các trường hợp sau: hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; đồ dùng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy chế miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế;
21. Hàng hoá chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu;
22. Hàng hóa, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế và các đối tượng tiêu dùng ngoài Việt Nam;
23. Chuyển giao công nghệ;
24. Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành các sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác;
25. Một số sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản khai thác chưa qua chế biến do Chính phủ quy định cụ thể;
26. Hàng hóa, dịch vụ của những cá nhân kinh doanh có mức thu nhập thấp. Mức thu nhập thấp do Chính phủ quy định.
Hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều này không được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Trong trường hợp cần thiết, ủy ban thường vụ Quốc hội có thể sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều này và báo cáo để Quốc hội phê chuẩn trong kỳ họp gần nhất.
1. Cơ sở kinh doanh và người nhập khẩu có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng hạn theo quy định của Luật này.
2. Cơ quan thuế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của Luật này.
3. Các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát, phối hợp với cơ quan thuế trong việc thi hành Luật thuế giá trị gia tăng.
4. Công dân Việt Nam có trách nhiệm giúp cơ quan thuế, cán bộ thuế trong việc thi hành Luật này.
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.
Giá tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
1. Đối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng;
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu, cộng với thuế nhập khẩu;
3. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu, tặng là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này;
4. Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền thuê thu từng kỳ;
5. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp là giá bán của hàng hóa, tính theo giá bán trả một lần, không tính theo số tiền trả từng kỳ;
6. Đối với gia công hàng hóa là giá gia công;
7. Đối với hàng hóa, dịch vụ khác là giá do Chính phủ quy định;
Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Trường hợp đối tượng nộp thuế có doanh số mua, bán bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh số để xác định giá tính thuế.
Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
1. Mức thuế suất 0% đối với hàng hóa xuất khẩu;
2. Mức thuế suất 5% đối với hàng hoá, dịch vụ:
a) Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;
b) Phân bón, quặng để sản xuất phân bón; thuốc trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;
c) Thiết bị và dụng cụ y tế; bông và băng vệ sinh y tế;
d) Thuốc chữa bệnh, phòng bệnh;
đ) Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập;
e) Đồ chơi cho trẻ em; sách khoa học - kỹ thuật, sách văn học nghệ thuật, sách phục vụ thiếu nhi, sách pháp luật, trừ sách văn bản pháp luật quy định tại khoản 13 Điều 4 của Luật này;
g) Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chưa qua chế biến gồm cả con giống, cây giống, hạt giống, trừ đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này;
h) Lâm sản (trừ gỗ, măng) chưa qua chế biến; thực phẩm tươi sống;
i) Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá;
k) Bông sơ chế từ bông trồng ở trong nước;
l) Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;
m) Dịch vụ khoa học, kỹ thuật;
n) Dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp;
3. Mức thuế suất 10% đối với hàng hoá, dịch vụ:
a) Dầu mỏ, khí đốt, than đá, quặng và sản phẩm khai khoáng khác;
c) Sản phẩm điện tử, cơ khí, đồ điện;
d) Hóa chất, mỹ phẩm;
đ) Sợi, vải, sản phẩm may mặc, thêu ren;
e) Giấy và sản phẩm bằng giấy;
g) Đường, sữa, bánh, kẹo, nước giải khát và các loại thực phẩm chế biến khác;
h) Sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh, cao su, nhựa, gỗ và sản phẩm bằng gỗ; xi măng, gạch, ngói và vật liệu xây dựng khác;
k) Vận tải, bốc xếp;
l) Dịch vụ bưu điện, bưu chính, viễn thông;
m) Cho thuê nhà, kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải;
n) Dịch vụ tư vấn pháp luật;
o) Chụp, in, phóng ảnh; in băng, sang băng, cho thuê băng; quay vi-đi-ô, chiếu vi-đi-ô; sao chụp;
p) Uốn tóc, may đo quần áo, nhuộm, giặt là, tẩy hấp;
q) Các loại hàng hóa, dịch vụ khác không quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều này, trừ hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu sản xuất, khâu nhập khẩu;
4. Mức thuế suất 20% đối với hàng hoá, dịch vụ:
a) Vàng, bạc, đá quý do cơ sở kinh doanh mua vào,bán ra;
b) Khách sạn, du lịch, ăn uống;
c) Xổ số kiến thiết và các loại hình xổ số khác;
d) Đại lý tàu biển;
đ) Dịch vụ môi giới.
Trong trường hợp cần thiết, ủy ban thường vụ Quốc hội có thể sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ theo các mức thuế suất quy định tại Điều này và phải báo cáo để Quốc hội phê chuẩn trong kỳ họp gần nhất.
Thuế giá trị gia tăng phải nộp được tính theo phương pháp khấu trừ thuế hoặc phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
1. Phương pháp khấu trừ thuế
Số thuế phải nộp bằng thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất.
Thuế giá trị gia tăng đầu vào bằng tổng số thuế giá trị gia tăng đã thanh toán được ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu.
2. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
Số thuế phải nộp bằng giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng.
Giá trị gia tăng bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng.
Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng chỉ áp dụng đối với các đối tượng sau:
a) Cá nhân sản xuất, kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế;
b) Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý.
1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào (gọi là thuế đầu vào) như sau:
a) Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ toàn bộ;
b) Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng;
c) Thuế đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó;
Riêng đối với tài sản cố định, nếu có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế theo quy định của Chính phủ;
d) Trong trường hợp cơ sở sản xuất, chế biến mua nông sản, lâm sản, thủy sản chưa qua chế biến của người sản xuất mà không có hóa đơn giá trị gia tăng thì được khấu trừ thuế đầu vào từ 1% đến 5% tính trên giá nông sản, lâm sản, thủy sản mua vào; tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại hàng hóa do Chính phủ quy định;
Việc khấu trừ thuế quy định tại điểm này không áp dụng đối với trường hợp xuất khẩu;
đ) Việc khấu trừ thuế đầu vào đối với một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
2. Căn cứ để xác định số thuế đầu vào được khấu trừ là:
a) Số thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng khi mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu; đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn không ghi khoản thuế giá trị gia tăng thì không được khấu trừ thuế;
b) Bản kê hàng hóa mua vào theo mẫu của cơ quan thuế đối với loại hàng hóa quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
1. Việc mua, bán hàng hóa, dịch vụ đều phải có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
2. Các cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế phải sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng và phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định, trong đó ghi rõ giá bán, khoản phụ thu, phí thu thêm, khoản thuế giá trị gia tăng, giá thanh toán.
Trong trường hợp hóa đơn không ghi khoản thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng được xác định bằng giá thanh toán theo hóa đơn nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng.
3. Đối với các loại tem, vé được coi là chứng từ thanh toán đã in sẵn giá thanh toán thì giá thanh toán tem, vé đó đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.
1. Cơ sở kinh doanh kể cả các cơ sở trực thuộc của cơ sở đó phải đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập, thời gian đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản hoặc thay đổi kinh doanh, cơ sở kinh doanh phải khai báo với cơ quan thuế chậm nhất là năm ngày trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản hoặc thay đổi kinh doanh.
2. Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng nếu thực hiện đầy đủ chế độ chứng từ, hóa đơn, sổ kế toán, tự nguyện đăng ký áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế thì cơ quan thuế xem xét để thực hiện.
1. Cơ sở kinh doanh phải kê khai thuế giá trị gia tăng từng tháng và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế trong mười ngày đầu của tháng tiếp theo. Trong trường hợp không phát sinh thuế đầu vào, thuế đầu ra, cơ sở kinh doanh vẫn phải kê khai và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế. Cơ sở kinh doanh phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai.
2. Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hoá phải kê khai và nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan thu thuế nơi có cửa khẩu nhập hàng hóa.
3. Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng, trước khi vận chuyển hàng đi.
4. Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất thuế giá trị gia tăng khác nhau phải kê khai thuế giá trị gia tăng theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định được theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở có sản xuất, kinh doanh.
Bộ tài chính quy định mẫu tờ khai thuế và hướng dẫn việc kê khai.
Thuế giá trị gia tăng được nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định sau:
1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách Nhà nước theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế.
Thời hạn nộp thuế của tháng được ghi trong thông báo chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo;
2. Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hóa phải nộp thuế giá trị gia tăng theo từng lần nhập khẩu.
Thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá nhập khẩu thực hiện theo thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế nhập khẩu;
3. Trong kỳ tính thuế, cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế, nếu có số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra thì được khấu trừ vào kỳ tính thuế tiếp theo.
Trong trường hợp cơ sở kinh doanh đầu tư mới tài sản cố định, có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 của Luật này;
4. Thuế giá trị gia tăng nộp vào ngân sách Nhà nước bằng đồng Việt Nam.
Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế. Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày kết thúc năm, cơ sở kinh doanh phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế và phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách Nhà nước trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán, nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp kỳ tiếp theo.
Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế và gửi báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày có quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản.
Việc hoàn thuế giá trị gia tăng chỉ thực hiện trong các trường hợp sau:
1. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế hàng quý nếu số thuế đầu vào được khấu trừ của các tháng trong quý lớn hơn số thuế đầu ra hoặc được hoàn thuế đầu vào của tài sản cố định theo điểm c khoản 1 Điều 10 của Luật này;
2. Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản có số thuế nộp thừa;
3. Quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Bộ tài chính quy định cụ thể thủ tục và thẩm quyền giải quyết hoàn thuế theo quy định tại Điều này.
Cơ quan thuế có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
1. Hướng dẫn các cơ sở đã đăng ký kinh doanh thực hiện chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế theo đúng quy định của Luật này;
2 . Thông báo cho cơ sở kinh doanh về số thuế phải nộp và thời hạn nộp thuế theo đúng quy định; nếu quá thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo mà cơ sở kinh doanh chưa nộp thì tiếp tục ra thông báo về số thuế phải nộp và số tiền phạt chậm nộp theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này; nếu cơ sở kinh doanh vẫn không nộp đủ số thuế, số tiền phạt theo thông báo thì có quyền áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật này để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt; nếu đã thực hiện các biện pháp xử lý trên mà cơ sở kinh doanh vẫn không nộp đủ số thuế, số tiền phạt thì chuyển hồ sơ sang cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;
3. Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật;
4. Xử lý vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế;
5. Yêu cầu đối tượng nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan tới việc tính thuế, nộp thuế; yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng và tổ chức, cá nhân có liên quan khác cung cấp tài liệu có liên quan đến việc tính thuế và nộp thuế;
6. Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ sở kinh doanh và đối tượng khác cung cấp theo chế độ quy định.
1. Cơ quan thuế ấn định số thuế giá trị gia tăng phải nộp đối với đối tượng nộp thuế trong các trường hợp sau:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ;
b) Không kê khai hoặc quá thời hạn quy định nộp tờ khai đã được thông báo nhưng vẫn không thực hiện đúng; đã nộp tờ khai thuế nhưng kê khai không đúng các căn cứ để xác định số thuế giá trị gia tăng;
c) Từ chối việc xuất trình sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan tới việc tính thuế giá trị gia tăng;
d) Kinh doanh không có đăng ký kinh doanh mà bị phát hiện.
2. Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu điều tra về tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh hoặc căn cứ vào số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, có quy mô kinh doanh tương đương để ấn định số thuế phải nộp.
Trong trường hợp không đồng ý với số thuế phải nộp được ấn định thì cơ sở kinh doanh có quyền khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên trực tiếp; trong khi chờ giải quyết, cơ sở kinh doanh vẫn phải nộp thuế theo mức đã ấn định.
Đối tượng nộp thuế vi phạm Luật thuế giá trị gia tăng thì bị xử lý như sau:
1. Không thực hiện đúng những quy định về đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế, chế độ kế toán và lưu giữ chứng từ, hoá đơn theo quy định tại các điều 11, 12, 13, 14 và 15 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế;
2. Nộp chậm tiền thuế, tiền phạt so với ngày quy định phải nộp hoặc quyết định xử lý về thuế thì ngoài việc nộp đủ số thuế, số tiền phạt, mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp phạt bằng 0,1% (một phần nghìn) số tiền nộp chậm;
3. Khai man thuế, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế theo quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị phạt tiền từ một đến năm lần số tiền thuế gian lận; trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà còn vi phạm hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
4. Không nộp thuế, nộp phạt theo thông báo hoặc quyết định xử lý về thuế thì bị xử lý như sau:
a) Trích tiền gửi của đối tượng nộp thuế tại ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng để nộp thuế, nộp phạt;
Ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của đối tượng nộp thuế để nộp thuế, nộp phạt vào ngân sách Nhà nước theo quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền trước khi thu nợ;
b) Giữ hàng hoá, tang vật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt;
c) Kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt còn thiếu.
1. Thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế được quyền xử lý đối với các vi phạm của đối tượng nộp thuế quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này.
2. Cục trưởng, Chi cục trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế được áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật này và chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật này.
1. Cán bộ thuế, cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép, chiếm đoạt tiền thuế, tiền phạt thì phải bồi hoàn cho Nhà nước toàn bộ số tiền thuế, số tiền phạt đã sử dụng trái phép, chiếm đoạt và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Cán bộ thuế, cá nhân khác thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc xử lý sai gây thiệt hại cho người nộp thuế thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Cán bộ thuế, cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thông đồng, bao che cho người vi phạm Luật thuế giá trị gia tăng hoặc có hành vi khác vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
4. Người cản trở hoặc xúi giục người khác cản trở việc thi hành Luật thuế giá trị gia tăng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Cơ quan thuế, cán bộ thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng; đối tượng nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế thì được khen thưởng.
Chính phủ quy định cụ thể việc khen thưởng.
1. Đối tượng nộp thuế có quyền khiếu nại việc cán bộ thuế, cơ quan thuế thi hành không đúng Luật thuế giá trị gia tăng.
Đơn khiếu nại được gửi đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo hoặc quyết định xử lý của cán bộ thuế, cơ quan thuế.
Trong khi chờ giải quyết, đối tượng nộp thuế vẫn phải thực hiện theo thông báo hoặc quyết định xử lý của cơ quan thuế.
2. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định của cơ quan giải quyết khiếu nại hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 24 của Luật này mà chưa được giải quyết thì có quyền khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện đến Tòa án theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan thuế khi nhận được khiếu nại về thuế phải xem xét giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, đối với những vụ việc phức tạp thì thời hạn đó có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày; nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển hồ sơ hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
2. Cơ quan thuế nhận khiếu nại có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; nếu người khiếu nại từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu thì có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại.
3. Cơ quan thuế phải hoàn trả số tiền thuế, số tiền phạt thu không đúng cho đối tượng nộp thuế trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan thuế cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Nếu phát hiện và kết luận có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm truy thu tiền thuế, tiền phạt hoặc hoàn trả tiền thuế trong thời hạn 05 năm trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh không đăng ký kê khai, nộp thuế thì thời hạn truy thu tiền thuế, tiền phạt kể từ khi cơ sở kinh doanh bắt đầu hoạt động.
5. Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại về thuế của đối tượng nộp thuế đối với cơ quan thuế cấp dưới.
Quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính giải quyết khiếu nại về thuế là quyết định cuối cùng.
Chính phủ chỉ đạo việc tổ chức thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng trong cả nước.
Bộ trưởng Bộ tài chính có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng trong cả nước.
Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo việc thực hiện và kiểm tra việc chấp hành Luật thuế giá trị gia tăng ở địa phương mình.
Luật thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1999.
Bãi bỏ Luật thuế doanh thu, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế doanh thu và các quy định về thuế doanh thu trong các văn bản quy phạm pháp luật khác, kể từ ngày Luật thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành.
Việc giải quyết những tồn tại về thuế, quyết toán thuế, miễn giảm thuế và xử lý các vi phạm về thuế doanh thu trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 được thực hiện theo các quy định tương ứng của Luật thuế doanh thu, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế doanh thu và các quy định về thuế doanh thu trong các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Đối với những cơ sở sản xuất, xây dựng, vận tải trong những năm đầu áp dụng thuế giá trị gia tăng mà bị lỗ do số thuế giá trị gia tăng phải nộp lớn hơn số thuế tính theo mức thuế doanh thu trước đây thì được xét giảm thuế giá trị gia tăng phải nộp. Mức được xét giảm thuế giá trị gia tăng tương ứng với số lỗ được xác định do nguyên nhân này nhưng tối đa không quá 50% số thuế phải nộp. Thời gian giảm thuế được xét từng năm và tính theo năm dương lịch nhưng tối đa không quá 03 năm, kể từ ngày Luật thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành.
Chính phủ quy định cụ thể việc xét giảm thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều này.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Luật này thì thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo những quy định tại điều ước quốc tế đó.
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10 tháng 5 năm 1997.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10 tháng 5 năm 1997.
|
Lê Đức Anh (Đã ký) |
THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY ---------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
In order to boost production, to expand the circulation of goods and services, to promote the development of the national economy and to mobilize part of consumers income for the State Budget;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
This Law defines the value added tax.
Value added tax is the tax imposed on the added value of goods or services in the process of their production, circulation and consumption.
Goods and services used for production, business and consumption in Vietnam shall be subject to the value added tax, except for those subjects defined in Article 4 of this Law.
An organization or an individual that produces and trades in taxable goods and services (commonly referred to as "business establishments") and any organizations and individuals that import taxable goods (commonly referred to as "importers") are liable to value added tax.
Article 4.- Subjects not liable to the value added tax
The following goods and services shall not be subject to value added tax:
1. Agricultural, husbandry and aquaculture products that are not yet processed into other products or are only primarily processed by organizations or individuals.
2. Salt products;
3. Goods and services that are subject to special consumption tax shall be exempt from the value added tax;
4. Equipment, machinery, specialized transport means which are not manufactured in the country but imported by business establishments to be used as fixed assets of their investment projects;
5. Transfer of land use right, which is subject to the transfer of land use right tax;
6. State-owned houses sold to their present tenants;
7. Credit services, investment funds;
8. Life insurance; school insurance; insurance on domestic animals and plants; and other kinds of insurance of non-business character;
9. Health care services;
10. Non-profit cultural, exhibition and sports activities; art performances; making, distribution and showing of motion pictures and video documentaries;
11. Educational and vocational training;
12. Radio and television broadcast under programs financed by the State Budget;
13. Printing, publishing and distributing of newspapers, magazines, professional news bulletins, political books, text books, books on legal documents, books in ethnic minority languages, money; propaganda postcards, pictures, posters;
14. Public services: sanitation and water drainage in streets and residential quarters, maintenance of zoos, gardens, parks, street greenery, public lighting; funeral services;
15. Maintenance, renovation and construction of cultural, art and public works, infrastructures and "houses of gratitude" financed by contributions of people and humanitarian aid;
16. Mass transit by bus;
17. Geological surveys and exploration, measuring and mapping which are included in the national basic surveys;
18. Irrigation and drainage in service of agricultural production; clean water exploited by organizations and individuals for daily life in rural and mountainous regions, islands, deep-lying and remote areas;
19. Weapons and ammunition for special use in service of national defense and security;
20. Goods imported in the following cases: humanitarian aid; non-refundable aid, gifts for State agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, peoples armed forces units; belongings of foreign organizations and individuals under diplomatic immunity regulations; duty free luggage;
21. Goods on transfer across the border, in transit or transported via Vietnam; goods temporarily imported for re-export; goods temporarily exported for re-import;
22. Goods and services directly supplied for international transportation and consumers outside Vietnam;
23. Transfer of technology;
24. Gold imported in form of ingots or pieces not yet processed into fine art items, jewelleries or other products;
25. Several export products which are unprocessed minerals and shall be specified by the Government;
26. Goods and services of business and production households with low incomes as determined by the Government.
Goods and services that are not subject to value added tax as provided for in this Article shall not be entitled to deductions and rebates on the input value added tax .
Article 5.- Obligations and responsibility to implement the Law on Value Added Tax
1. Business establishments and importers shall be obliged to pay the full amount of tax on time as prescribed by this Law.
2. Tax authorities, within their duties and capacity, shall have to strictly observe the provisions of this Law.
3. State bodies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, and peoples armed forces units shall, within their functions, duties and capacity supervise and co-ordinate with tax authorities in enforcing the Law on Value Added Tax.
4. Vietnamese citizens shall have to assist tax authorities and tax officials in enforcing this Law.
BASIS AND METHOD OF TAX CALCULATION
Article 6.- Basis of tax calculation
The bases for the calculation of value added tax shall be the taxable price and tax rate.
The price for the value added tax calculation is provided for as follows:
1. For goods and services, it shall be the selling price without value added tax.
2. For import goods, it shall be the import price at the border gate plus (+) import tax.
3. For goods and services used for purposes of exchange, internal use, gifts, donations, it shall be the price for value added tax calculation applied to goods and services of similar or same types at the time such activities occur.
4. For property leasing activities, it shall be the rental collected in each period of time.
5. For goods sold in the mode of deferred payment, it shall be the selling price paid in a lump sum but not the amount of money paid in each installment.
6. For the processing of goods, it shall be the processing price.
7. For other goods and services, it shall be decided by the Government.
The price for the calculation of value added tax on goods and services defined in this Article shall include the surtax and surcharge enjoyed by business establishments.
Where a tax payer has his/her sale and purchase turnover in foreign currency(ies), he/she must convert such foreign currency(ies) to the Vietnamese Dong at the official rate of exchange announced by the State Bank of Vietnam at the time such turnovers occur to determine the tax calculation price.
Value added tax rates are as follows:
1. 0% for export goods;
2. 5% for the following goods and services:
a/ Clean water in service of production and daily life;
b/ Fertilizer, ore used for the production of fertilizer; insecticide; growth stimulants for domestic animals and plants;
c/ Medical equipment and instruments; medical bandage and cotton;
d/ Curative and preventive medicines;
e/ Teaching and learning aids;
f/ Children toys; scientific-technical books, literary and stipulated books, books for children, law books excluding legal document books stipulated in Clause 13, Article 4 of this Law;
g/ Agricultural, husbandry and aquaculture products that have not yet been processed, including animal and plant breeds, seeds excluding those defined in Clause 1 Article 4 of this Law.
h/ Unprocessed forest products (excluding timber and bamboo shoots) fresh and raw foodstuffs;
i/ Products made of jute, reed, bamboo, sedge;
j/ Primarily processed home-grown cotton;
k/ Feeds for cattle, poultry and other domestic animals;
l/ Scientific and technical services;
m/ Services in direct service of agricultural production.
3. 10% tax for the following goods and services:
a/ Oil, gas, coal, ore and other mineral products;
b/ Commercial electricity;
c/ Electronic and engineering products, electric items;
d/ Chemicals, cosmetics;
e/ Yarn, fabrics, garments and embroideries;
f/ Paper and paper products;
g/ Sugar, milk, confectionery, drinks and other processed foodstuff .
h/ Pottery, ceramic, glass, rubber and plastic products, wood and wood products; cement, bricks, tiles and other construction materials;
i/ Construction and installation;
j/ Transportation and loading;
k/ Post, mail and telecommunications services;
l/ Leasing houses, stores, ports, buildings, machinery, equipment and transportation means;
m/ Legal consultancy services;
n/ Photographing, printing and developing films, cassette tape recording, dubbing and renting; video shooting, projecting and reproducing;
o/ Hair dressing, tailoring, dyeing, laundering, bleaching;
p/ Other goods and services that are not defined in clauses 1, 2 and 4 of this Article, excluding goods the production or import of which are liable to special consumption tax.
4. A tax rate of 20% on the following goods and services:
a/ Gold, silver and gems sold and bought by business establishments;;
b/ Hotels, tourism, catering services;
c/ Lottery of all kinds;
d/ Shipping agents;
e/ Brokerage services.
Where necessary, the Standing Committee of the National Assembly may make amendments or supplements to the list of goods and services according to various tax rates prescribed in this Article and submit them to the National Assembly for approval in its nearest session.
Article 9.- Tax calculation method
The payable value added tax shall be calculated either by the method of tax deduction or the method of direct calculation on the added value.
1. The method of tax deduction:
The tax amount payable is equal (=) to the output value-added tax minus (-) the input value added tax.
An output value added tax amount is equal to the tax-calculating price of goods and services to be sold or provided multiplied by the tax rate.
An input value added tax amount is equal to the total paid value added tax written on the invoice of added value of a goods purchase or service provision or a voucher of paid value added tax on import goods.
2. The method of direct calculation on the added value
The tax amount payable is equal (=) to the added value of goods, services multiplied by (x) the value added tax rate.
The added value is equal (=) to the payment price of goods sold and services provided minus (-) the payment price of equivalent goods and services purchased.
The method of direct calculation on added value shall be applied only to the following subjects:
a/ Individuals producing goods and doing business, foreign organizations and individuals doing business in Vietnam that are not governed by the Law on Foreign Investment in Vietnam and that fail to fully implement regulations on accounting, invoices, vouchers to serve as bases for tax calculation by the method of tax deduction;
b/ Business establishments selling and purchasing gold, silver and gem stones.
Article 10.- Deduction of input value added tax
1. A business establishment that pays value added tax by the method of tax deduction shall be entitled to the deduction of input value added tax (called "input tax") as follows:
a/ Input tax imposed on goods and services used for the production and trading of goods and services liable to value added tax shall be fully deducted.
b/ Input tax imposed on goods and services which are used for the production and trading of goods and services liable to value added tax and which are not subject to value added tax shall be deducted only from the input tax imposed on goods and services used for the production and trading of goods and services liable to value added tax.
c/ Any input tax incurred in a month shall be declared and deducted upon the calculation of payable tax amount of such month.
In particular, with respect to fixed assets, if the amount of input tax deduction is large, it shall be deducted gradually or the tax shall be returned in accordance with the regulations of the Government.
d/ In cases where a production and/or processing establishment purchases unprocessed agricultural, forest or aquatic products without added value invoice, the input tax shall be deducted at a rate of 1% to 5% on the price of agricultural, forestry and aquatic products bought. Specific deduction rates for each kind of goods shall be determined by the Government.
The tax deduction provided for in this Article shall not be apply to exports.
e/ For a number of other exceptional cases, the input tax deduction shall be determined by the Government.
2. The following bases shall be used to determine the input tax amount to be deducted:
a/ The amount of value added tax written on the added value invoice for the purchase of goods or services or the voucher of the payment of the value added tax. For goods or services bought without added value invoices or with invoices that fail to state the added value amount tax deductions must not be made.
b/ The invoice shall comply with the form set by the tax authority for the types of goods defined at Point d, Clause 1 of this Article.
Article 11.- Invoices, vouchers
1. Any purchases and sales of goods and services must have invoices and vouchers as prescribed by law.
2. Business establishments paying tax by the method of tax deduction shall have to use the added value invoice where all prescribed items including sale price, surcharges, surtax, value added tax amounts, payment price must be fully and accurately stated.
Where the invoice fails to state the value added tax amount, such value added tax shall be determined by the invoiced payment price multiplied by (x) the value added tax rate.
3. With respect to the stamps and tickets that are considered payment vouchers with the prices for payment being already printed therein, such payment prices are considered having already included the value added tax.
REGISTRATION, DECLARATION, PAYMENT AND SETTLEMENT OF TAX
Article 12.- Tax payment registration
1. All business establishments including their member units shall have to register their value added tax payment at the tax authorities that directly manage them according to the latter�s guidances. For newly set up business establishments, the time-limit for registration of value added tax payment shall not be more than 10 days from the date they are granted business registration certificates. In case of a merger, consolidation, splitting, division, dissolution, bankruptcy or change in business line, a business establishment shall have to make declaration with the tax authority within 5 in advance.
2. If the business establishments that pay tax by the method of direct calculation on added value fully comply with all regulations on vouchers, invoices, books of account and voluntarily apply for tax payment by the method of tax deduction, the tax authority shall consider and decide the implementation.
1. A business establishment shall have to make monthly declaration of value added tax and submit such declaration to the tax authority within the first ten days of the following month. Where input tax and output tax do not incur, the business establishment still have to make and submit the tax declaration to the tax authority. Business establishments must fully complete the declaration form and be responsible for the accuracy of their declaration.
2. Business establishments and goods importers shall have to make and submit a declaration of value added tax upon each importation, together with a declaration of import tax to the tax authority at the border gate where the goods are imported.
3. Business establishments engaged in consignment trade must declare and pay tax for each consignment of goods to the tax authority of the locality where they purchase goods before transporting such goods.
4. A business establishment that trades different kinds of goods and services with different value added tax rates, shall have to declare the value added tax according to the tax rate set for each kind of goods and service; if a business establishment fails to determine payable tax amount according to each tax rate, it shall have to calculate and pay tax at the highest rate imposed on goods and services of such business establishments.
The Ministry of Finance shall issue the tax declaration form and provide guidance on the declaration.
Value added tax shall be paid to the State budget in accordance with the following regulations:
1. Business establishments shall have to pay fully and on time the value added tax into the State budget under the tax payment notice issued by the tax authority.
The deadline for tax payment for a month as stated in the notice shall not be later than the 25th day of the following month;
2. Business establishments and importers shall have to pay the value added tax upon each importation;
The deadlines for issuing notice and payment of value added tax on import goods shall be the deadlines for the import tax notice and payment;
3. During a taxation period if a business establishment that pays the value added tax by the method of tax deduction has the input tax amount larger than the output tax, it shall be entitled to tax deduction for the following taxation period.
Where a business establishment makes new investment on fixed assets and has large amount of deducted input tax, Point c, Clause 1, Article 10 of this Law shall apply.
4. Value added tax shall be paid into the State budget in Vietnamese Dong.
Business establishments shall have to make the annual tax settlement with the tax authority. A tax settlement year shall be the solar calendar year. Within 60 days from the end of a year, a business establishment shall have to submit a report on tax settlement to the tax authority and pay the outstanding tax amount to the State budget within 10 days from the date of submitting the report; in case of overpayment, such amount of overpayment shall be minused from the tax amount payable for the following period.
In case of a merger, amalgation, division, splitting up, dissolution or bankruptcy, a business establishment shall have to make the tax settlement and submit the report thereon to the tax authority within 45 days from the date of the issue of the decision on merger, amalgation, division, splitting up, dissolution or bankruptcy.
Article 16.- Tax reimbursement
The value added tax shall be reimbursed in the following cases:
1. A business establishment that is subject to the tax payment by the method of tax deduction shall be considered for quarterly tax reimbursement if its deducted input tax amount of the quarter is larger than the output tax or the input tax on its fixed assets is reimbursed according to Point c, Clause 1, Article 10 of this Law;
2. There is an overpaid tax amount in the tax settlement upon a merger, amalgamation, division, splitting, dissolution or bankruptcy
3. Decision on tax reimbursement, issued by the competent authority as prescribed by law.
The Ministry of Finance shall provide for in details procedures and powers to settle the tax reimbursement prescribed in this Article.
Article 17.- Duties, power and responsibilities of tax authorities
A tax authority shall have the following duties:
1. To guide business establishments that have business registration in observing the regulations on tax registration, declaration and payment as prescribed by this Law.
2. To send business establishments notices on payable tax amount and the deadline for such payment in conformity with the regulations; to issue another notice on the payable tax amount and fine for deferred payment under Clause 2 Article 19 of this Law if past the deadline stated in the first notice a business establishment still fails to pay tax; if a business establishment still fail to fully pay tax and fine for deferred payment stated in the second notice, handling measures provided for in Clause 4 Article 19 of this Law shall be applied to guarantee full collection of tax and fine; if a business establishment still fails to pay full amount of tax and fine even after the handling measures have been taken, the dossier shall be submitted to the competent State body for handling in accordance with law;
3. To examine and inspect the tax declaration, payment and settlement by business establishments to ensure compliance with law.
4. To deal with administrative violations of tax and settle complaints and protests about tax;
5. To request taxpayers to provide books of accounts, invoices, vouchers, and other documents relating to the calculation and payment of tax; to request concerned credit institutions, banks, organizations and individuals to provide documents relating to the calculation and payment of tax;
6. To keep and use data, materials provided by business establishments and other subjects in accordance with regulations.
1. Tax authorities shall set the payable value added tax amount for a taxpayer in the following cases:
(a) Failure to implement or having implemented improperly the regulations on accounting, invoices and vouchers;
(b) Failure to declare tax or to submit the tax declaration within the time-limit stated in the notice; or having submitted the tax declaration but falsely declared the basis for determining the amount of value added tax;
(c) Refusing to produce books of accounts, invoices, vouchers and necessary documents relating to the calculation of value added tax;
(d) Found out to conduct business without business registration.
2. The tax authorities shall set the payable tax amount, based on their studies of business operations of specific business establishments or on the payable tax amounts of other business establishments with similar business lines and scale.
Where a business establishment disagrees with the set payable tax amount, it shall be entitled to lodge complaints directly to a senior tax authority; pending a resolution, such business establishment is still obliged to pay the set amount of tax.
Article 19.- Handling tax violations by tax payers
A tax payer who violates the Law on Value Added Tax shall be dealt with as follows:
1. A tax payer who fails to comply with the regulations on tax registration, declaration, payment and settlement, on the regime of accounting and vouchers and invoices as provided for in Articles 11, 12, 13, 14 and 15 of this Law shall, depending on the seriousness of their violations, be administratively sanctioned for tax violations.
2. A tax payer who fails to pay tax or fine on time as prescribed or as prescribed by a decision on tax settlement shall, in addition to the full payment of such amounts of tax and fine, be subject to a fine equal to 0.1% (zero Point one percent) of the deferred payment each day.
3. A tax payer who makes a false tax declaration or evades tax shall, in addition to the full payment of value added tax prescribed by this Law, be subject to a fine equal to one to five times of the fraudulent tax amount, depending on the nature and seriousness of the violation; A tax payer evades a large amount of tax or repeats a tax violation for which he/she/it was administratively sanctioned, or commits another serious violation, shall be examined for penal liability as prescribed by law;
4. A tax payer who fails to pay tax or fine under the notice or decision on tax settlement shall be dealt with as follows:
a/ An amount of money shall be deducted from the tax payers deposit account at the bank, treasury, credit institution to pay such tax and fine;
The bank, treasury or credit institution shall have to deduct a sum of money from the tax payers deposit account for payment of tax and fine into the State budget under the tax settlement decision of the tax authority or the competent authority prior to debt collection.
b/ To seize goods, material evidences to guarantee the full collection of tax and fine;
c/ To inventorize the properties according to the provisions of law so as to secure full collection of outstanding tax and fine.
Article 20.- Tax authorities competence to handle tax violations
1. The head of the tax authority that directly manage the tax collection shall be entitled to handle violations committed by tax payers defined in Clauses 1, 2 and 3, Article 19 of this Law.
2. The head of the Tax Department or sub-department that directly manages the tax collection shall be entitled to apply measures prescribed in Clause 4, Article 19 of this Law, and forward dossiers to the competent body for handling in accordance with the provisions of law with regard to the violations described in Clause 3, Article 19 of this Law.
Article 21.- Handling violations committed by tax officials and other individuals
A tax official or individual who abuses his/her position and power to misuse, misappropriate tax payments or fines shall have to return to the State the whole tax payments or fines he/she has misused or misappropriated and shall, depending on the seriousness and nature of his/her breach, be disciplined or examined for penal liability as prescribed by law.
2. A tax official or individual who, due to irresponsibility or mishandling, causes damage to taxpayers shall have to make compensation in accordance with the provisions of law and depending on the seriousness and nature of his/her breach, be disciplined or examined for penal liability as prescribed by law.
3. A tax official or individual who abuses his/her position and power to act in complicity with or cover up the violators of the Law on Value Added Tax or commits other acts of violating the provisions of this Law, shall, depending on the nature and seriousness of his/her breach, be disciplined or examined for penal liability as prescribed by law.
4. Those who hinder or incite other people to hinder the enforcement of the Law on Value Added Tax shall, depending on the nature and seriousness of his/her violation, be subject to administrative sanctions or examination for penal liability as prescribed by law.
Any tax authorities or tax official that well perform their assigned tasks; any organizations or individuals that record achievements in implementing the Law on Value Added Tax; and any tax payers who fulfil their tax obligations shall be rewarded.
The Government shall provide for details of the reward.
COMPLAINTS AND THE STATUTE OF LIMITATIONS
Article 23.- Rights and responsibilities of taxpayers in making complaints about tax
1. Tax payers shall have the right to complain about improper enforcement of the Law on Value Added Tax by tax officials and tax authorities.
Complaints shall be lodged to the tax authority that directly manages the tax collection within 30 days from the date of receipt of notice or handling decision of tax officials or tax authorities.
Pending a resolution, a tax payer shall still have to comply with the notice or the handling decision of the tax authority.
2. In cases where a complainant disagrees with a decision of the agency in charge of handling complaints, or the complaint is not settled within the time limit set out in Article 24 of this Law, he/she shall be entitled to lodge a complaint to the immediate higher tax authority or initiate a lawsuit in accordance with the provisions of law.
Article 24.- Rights and responsibilities of the tax authority handling tax complaints
1. Within 15 days from the date of receipt of a tax complaint, the tax authority shall have to consider and settle such complaint; for complicated cases, such time limit may be extended but not exceeding 30 days; if the case is not within its jurisdiction, the tax authority shall have to forward the dossiers or send a report to a competent body for settlement and inform the complainant thereof within 10 days from the date of receipt of the complaint.
2. The tax authority that receives complaints shall have the right to request complainants to provide dossiers and documents relating to their complaints; if the complainants refuse to do so, the tax authority shall be entitled to decline the consideration and settlement of such complaints.
3. The tax authority shall have to return to tax payers the amounts of tax or fines improperly collected within 15 days from the date of receipt of a decision from the superior tax authority or the competent agency as provided for by law.
4. Upon the discovery of and the conclusion on a false tax declaration, tax evasion or errors, the tax authority shall have to collect the tax or fine arrears or reimburse tax payment dating back 5 years from the date of discovery of false tax declaration, tax evasion, tax errors. In cases where a business establishment fails to register, declare and pay tax, the duration for collection of tax shortfall or fines shall be dated back to the date the business establishment commenced its operation.
5. The head of a superior tax authority shall have to handle tax complaints lodged by tax payers against the subordinate tax authorities.
The Minister of Finances decisions on the settlement of tax complaints shall be final.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 25.- The Government shall direct the organization of the implementation of the Law on Value Added Tax throughout the country.
Article 26.- The Minister of Finance shall have to organize and inspect the implementation of the Law on Value Added Tax throughout the country.
Article 27.- The Peoples Committees of all levels shall, within their respective duties and power, direct the implementation and inspect the observance of the Law on Value Added Tax in their localities.
Article 28.- The Law on Value Added Tax shall come into effect from 1 January 1999.
The Law on Turnover Tax, the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Turnover Tax and regulations on turnover tax in other legal documents shall be repealed as from the effective date of the Law on Value Added Tax.
All remaining issues relating to tax, tax settlement, tax exemption and reduction and the settlement of breaches of the Law on Turnover Tax prior to 1 January 1999 shall be dealt with in accordance with relevant regulations of the Law on Turnover Tax, the Law Amending and Supplementing a Number of Articles to the Law on Turnover Tax and regulations on turnover tax in other legal documents.
For production, construction and transportation establishments which, during the first years of application of the Law on Value Added Tax, suffer from losses due to the fact that the amount of payable value added tax is larger than the tax amount they previously paid according to the turnover tax, they shall be considered and entitled to reduction of payable value added tax amount. The value added tax amount to be reduced shall be equal to the losses they have suffered due to this reason but shall not exceed 50% of the payable tax amount. The duration of tax reduction shall be considered annually and calculated according to the solar year but shall not exceed 3 years from the effective date of the Law on Value Added Tax.
The Government shall provide for detail of the reduction of value added tax in accordance with the provisions of this Article.
Article 29.- In cases where an international treaty which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contains provisions different from those of this Law, the value added tax shall be applied in accordance with the provisions of such treaty.
Article 30.- The Government shall detail the implementation of this Law.
This Law was adopted by the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 11th session, on 10 May 1997.
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực