Chương 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 1997: Xử lý vi phạm, khen thưởng
Số hiệu: | 57/1997/L-CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Lê Đức Anh |
Ngày ban hành: | 10/05/1997 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1999 |
Ngày công báo: | 15/07/1997 | Số công báo: | Số 13 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2009 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Đối tượng nộp thuế vi phạm Luật thuế giá trị gia tăng thì bị xử lý như sau:
1. Không thực hiện đúng những quy định về đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế, chế độ kế toán và lưu giữ chứng từ, hoá đơn theo quy định tại các điều 11, 12, 13, 14 và 15 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế;
2. Nộp chậm tiền thuế, tiền phạt so với ngày quy định phải nộp hoặc quyết định xử lý về thuế thì ngoài việc nộp đủ số thuế, số tiền phạt, mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp phạt bằng 0,1% (một phần nghìn) số tiền nộp chậm;
3. Khai man thuế, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế theo quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị phạt tiền từ một đến năm lần số tiền thuế gian lận; trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà còn vi phạm hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
4. Không nộp thuế, nộp phạt theo thông báo hoặc quyết định xử lý về thuế thì bị xử lý như sau:
a) Trích tiền gửi của đối tượng nộp thuế tại ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng để nộp thuế, nộp phạt;
Ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của đối tượng nộp thuế để nộp thuế, nộp phạt vào ngân sách Nhà nước theo quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền trước khi thu nợ;
b) Giữ hàng hoá, tang vật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt;
c) Kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt còn thiếu.
1. Thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế được quyền xử lý đối với các vi phạm của đối tượng nộp thuế quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này.
2. Cục trưởng, Chi cục trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế được áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật này và chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật này.
1. Cán bộ thuế, cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép, chiếm đoạt tiền thuế, tiền phạt thì phải bồi hoàn cho Nhà nước toàn bộ số tiền thuế, số tiền phạt đã sử dụng trái phép, chiếm đoạt và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Cán bộ thuế, cá nhân khác thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc xử lý sai gây thiệt hại cho người nộp thuế thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Cán bộ thuế, cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thông đồng, bao che cho người vi phạm Luật thuế giá trị gia tăng hoặc có hành vi khác vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
4. Người cản trở hoặc xúi giục người khác cản trở việc thi hành Luật thuế giá trị gia tăng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Cơ quan thuế, cán bộ thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng; đối tượng nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế thì được khen thưởng.
Chính phủ quy định cụ thể việc khen thưởng.
Article 19.- Handling tax violations by tax payers
A tax payer who violates the Law on Value Added Tax shall be dealt with as follows:
1. A tax payer who fails to comply with the regulations on tax registration, declaration, payment and settlement, on the regime of accounting and vouchers and invoices as provided for in Articles 11, 12, 13, 14 and 15 of this Law shall, depending on the seriousness of their violations, be administratively sanctioned for tax violations.
2. A tax payer who fails to pay tax or fine on time as prescribed or as prescribed by a decision on tax settlement shall, in addition to the full payment of such amounts of tax and fine, be subject to a fine equal to 0.1% (zero Point one percent) of the deferred payment each day.
3. A tax payer who makes a false tax declaration or evades tax shall, in addition to the full payment of value added tax prescribed by this Law, be subject to a fine equal to one to five times of the fraudulent tax amount, depending on the nature and seriousness of the violation; A tax payer evades a large amount of tax or repeats a tax violation for which he/she/it was administratively sanctioned, or commits another serious violation, shall be examined for penal liability as prescribed by law;
4. A tax payer who fails to pay tax or fine under the notice or decision on tax settlement shall be dealt with as follows:
a/ An amount of money shall be deducted from the tax payers deposit account at the bank, treasury, credit institution to pay such tax and fine;
The bank, treasury or credit institution shall have to deduct a sum of money from the tax payers deposit account for payment of tax and fine into the State budget under the tax settlement decision of the tax authority or the competent authority prior to debt collection.
b/ To seize goods, material evidences to guarantee the full collection of tax and fine;
c/ To inventorize the properties according to the provisions of law so as to secure full collection of outstanding tax and fine.
Article 20.- Tax authorities competence to handle tax violations
1. The head of the tax authority that directly manage the tax collection shall be entitled to handle violations committed by tax payers defined in Clauses 1, 2 and 3, Article 19 of this Law.
2. The head of the Tax Department or sub-department that directly manages the tax collection shall be entitled to apply measures prescribed in Clause 4, Article 19 of this Law, and forward dossiers to the competent body for handling in accordance with the provisions of law with regard to the violations described in Clause 3, Article 19 of this Law.
Article 21.- Handling violations committed by tax officials and other individuals
A tax official or individual who abuses his/her position and power to misuse, misappropriate tax payments or fines shall have to return to the State the whole tax payments or fines he/she has misused or misappropriated and shall, depending on the seriousness and nature of his/her breach, be disciplined or examined for penal liability as prescribed by law.
2. A tax official or individual who, due to irresponsibility or mishandling, causes damage to taxpayers shall have to make compensation in accordance with the provisions of law and depending on the seriousness and nature of his/her breach, be disciplined or examined for penal liability as prescribed by law.
3. A tax official or individual who abuses his/her position and power to act in complicity with or cover up the violators of the Law on Value Added Tax or commits other acts of violating the provisions of this Law, shall, depending on the nature and seriousness of his/her breach, be disciplined or examined for penal liability as prescribed by law.
4. Those who hinder or incite other people to hinder the enforcement of the Law on Value Added Tax shall, depending on the nature and seriousness of his/her violation, be subject to administrative sanctions or examination for penal liability as prescribed by law.
Any tax authorities or tax official that well perform their assigned tasks; any organizations or individuals that record achievements in implementing the Law on Value Added Tax; and any tax payers who fulfil their tax obligations shall be rewarded.
The Government shall provide for details of the reward.