Chương V: Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt Điều khoản thi hành
Số hiệu: | 46/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 26/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/08/2016 |
Ngày công báo: | 07/06/2016 | Số công báo: | Từ số 375 đến số 376 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
1. Hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
- Theo Nghị định 46, tăng mức phạt tiền lên từ 3 triệu đến 4 triệu đồng (thay vì mức cũ là 2 triệu đến 3 triệu đồng) đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
+ Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
- Nghị định số 46/2016 tăng mức phạt từ 6 triệu đến 8 triệu đối với cá nhân, từ 12 triệu đến 16 triệu đối với tổ chức (Mức cũ là 5 triệu đến 7 triệu đối với cá nhân, từ 10 triệu đến 14 triệu) thực hiện hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10 m2 đến dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.
- Nghị định 46 năm 2016 bổ sung quy định phạt tiền từ 4 triệu đến 6 triệu đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bị tẩy xóa;
+ Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
2. Hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt
- Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.
- Nghị định 46/2016/NĐ tăng mức phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt vào mục đích canh tác nông nghiệp làm sạt lở, lún, nứt, hư hỏng công trình đường sắt, cản trở giao thông đường sắt. (Quy định cũ là từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức)
3. Thẩm quyền, thủ tục xử phạt
Theo quy định tại Nghị định 46 năm 2016 thì người có thẩm quyền xử phạt tại Điều 71, Điều 72 và Điều 73 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP được sử dụng kết quả thu được từ thiết bị cần kiểm tra tải trọng xe cơ giới, máy đo tốc độ có ghi hình ảnh, thiết bị ghi âm và ghi hình, thiết bị đo tải trọng trục bánh toa xe do các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt cung cấp làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Nghị định 46 có hiệu lực từ ngày 01/08/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2016.
2. Nghị định này thay thế các Nghị định sau đây:
a) Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
b) Nghị định số 107/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
3. Việc áp dụng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 30 Nghị định này để xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
4. Việc áp dụng các quy định về tải trọng trục xe tại Điểm d Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Điểm a Khoản 6 Điều 33 Nghị định này để xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
5. Việc áp dụng quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 28 Nghị định này để xử phạt đối với cá nhân, tổ chức trong trường hợp sử dụng xe taxi chở hành khách không có thiết bị in hóa đơn theo quy định được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
6. Việc áp dụng quy định tại Điểm l Khoản 3 Điều 5 Nghị định này để xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
7. Việc áp dụng quy định tại Điểm k, Điểm l Khoản 1 Điều 5 Nghị định này để xử phạt đối với người điều khiển, người được chở trên xe ô tô trong trường hợp người được chở ở hàng ghế phía sau trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Chapter V
IMPLEMENTATION
Article 80. Effect
1. This Decree comes into force from August 01, 2016.
2. This Decree replaces:
a) The Government's Decree No. 171/2013/ND-CP dated November 13, 2013 on administrative penalties for road traffic offences and rail transport offences;
b) The Government's Decree No. 107/2014/ND-CP on amendments to Decree No. 171/2013/ND-CP.
3. Point b Clause 1 Article 30 of this Decree shall come into force from January 01, 2017.
4. Regulations on gross axle weight specified in Point d Clause 3, Clause 4, Clause 5, Point a Clause 6 Article 33 of this Decree shall come into force from January 01, 2017.
5. Point d Clause 3 Article 28 of this Decree shall apply to imposition of penalties upon organizations and individuals using passenger taxies without invoice-printing devices from January 01, 2017.
6. Point l Clause 3 Article 5 of this Decree shall apply to imposition of penalties upon violating car drivers from January 01, 2017.
7. Point k, Point l Clause 1 Article 5 of this Decree shall apply to imposition of penalties for failure to fasten the seatbelt (where available) while sitting on the back seats upon operators and passengers of cars from January 01, 2018.
Article 81. Transition clause
The road traffic offences and rail transport offences committed before this Decree takes effect and discovered afterwards, the regulations that are advantageous to the organizations and individuals at fault shall apply.
Article 82. Responsibility for implementation
Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces are responsible for the implementation of this Decree./.