Chương I: Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt Những quy định chung
Số hiệu: | 46/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 26/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/08/2016 |
Ngày công báo: | 07/06/2016 | Số công báo: | Từ số 375 đến số 376 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
1. Hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
- Theo Nghị định 46, tăng mức phạt tiền lên từ 3 triệu đến 4 triệu đồng (thay vì mức cũ là 2 triệu đến 3 triệu đồng) đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
+ Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
- Nghị định số 46/2016 tăng mức phạt từ 6 triệu đến 8 triệu đối với cá nhân, từ 12 triệu đến 16 triệu đối với tổ chức (Mức cũ là 5 triệu đến 7 triệu đối với cá nhân, từ 10 triệu đến 14 triệu) thực hiện hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10 m2 đến dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.
- Nghị định 46 năm 2016 bổ sung quy định phạt tiền từ 4 triệu đến 6 triệu đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bị tẩy xóa;
+ Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
2. Hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt
- Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.
- Nghị định 46/2016/NĐ tăng mức phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt vào mục đích canh tác nông nghiệp làm sạt lở, lún, nứt, hư hỏng công trình đường sắt, cản trở giao thông đường sắt. (Quy định cũ là từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức)
3. Thẩm quyền, thủ tục xử phạt
Theo quy định tại Nghị định 46 năm 2016 thì người có thẩm quyền xử phạt tại Điều 71, Điều 72 và Điều 73 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP được sử dụng kết quả thu được từ thiết bị cần kiểm tra tải trọng xe cơ giới, máy đo tốc độ có ghi hình ảnh, thiết bị ghi âm và ghi hình, thiết bị đo tải trọng trục bánh toa xe do các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt cung cấp làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Nghị định 46 có hiệu lực từ ngày 01/08/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đó để xử phạt.
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Người có thẩm quyền xử phạt.
3. Cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lĩnh vực giao thông đường bộ:
a) Máy kéo là loại xe gồm phần đầu máy tự di chuyển, được lái bằng càng hoặc vô lăng và rơ moóc được kéo theo (có thể tháo rời với phần đầu kéo);
b) Các loại xe tương tự xe ô tô là loại phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ có từ hai trục, bốn bánh xe trở lên, có phần động cơ và thùng hàng (nếu có) lắp trên cùng một xát xi (kể cả loại xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện);
c) Các loại xe tương tự xe mô tô là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh, có dung tích làm việc của động cơ từ 50 cm3 trở lên, có vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 50 km/h, có khối lượng bản thân không lớn hơn 400 kg;
d) Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;
đ) Các loại xe tương tự xe gắn máy là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h, trừ các xe quy định tại Điểm e Khoản này;
e) Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).
2. Lĩnh vực giao thông đường sắt:
a) Dốc gù là hệ thống thiết bị phục vụ công tác dồn tàu mà khi đầu máy đẩy đoàn toa xe đến đỉnh dốc, sẽ tiến hành tác nghiệp cắt nối toa xe để các toa xe lợi dụng thế năng của đỉnh dốc tự chạy vào các đường trong bãi dồn;
b) Dồn phóng là phương pháp lợi dụng động năng của đoàn dồn để phóng toa xe hoặc cụm toa xe vào các đường trong bãi dồn;
c) Thả trôi là phương pháp lợi dụng thế năng của đường dồn tàu để thả cho toa xe hoặc cụm toa xe tự chạy vào các đường trong bãi dồn;
d) Cắt hớt là phương pháp cắt cụm toa xe khi đoàn dồn đang dịch chuyển;
đ) Chế độ hô đáp là quy định bắt buộc mà người được quy định hô các mệnh lệnh, thực hiện các biểu thị và người chấp hành các mệnh lệnh, biểu thị phải đáp lại đúng nội dung đã nhận được;
e) Cấp cảnh báo là thông báo bằng văn bản cho các nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu liên quan về tình trạng bất bình thường của kết cấu hạ tầng đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt và các trường hợp cần thiết khác, kèm theo các biện pháp thực hiện nhằm bảo đảm an toàn chạy tàu;
g) Khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt là khoảng không gian dọc theo đường sắt đủ để tàu chạy qua không bị va quệt;
h) Phạm vi đường ngang là đoạn đường bộ đi qua đường sắt nằm giữa hai cần chắn, giàn chắn (bao gồm cả cần chắn, giàn chắn) hoặc nằm giữa hai ray chính ngoài cùng và hai bên đường sắt cách má ray ngoài cùng trở ra 06 m nơi không có chắn;
i) Phạm vi cầu chung là phạm vi giữa hai cần chắn, giàn chắn (bao gồm cả cần chắn, giàn chắn) hoặc phạm vi từ mép trong của mố (giáp đầu dầm) hai đầu cầu trở ra mỗi bên 10 m ở nơi không có cần chắn, giàn chắn.
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
c) Buộc thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất phương tiện;
đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;
e) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này.
2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
1. This Decree deals with administrative violations, penalties, fines, remedial measures, the power to impose penalties and fines for road traffic offences and rail transport offences.
2. Other Decrees on administrative penalties for corresponding violations shall apply to administrative violations pertaining road traffic and rail transport that are not regulated by this Decree.
Article 2. Regulated entities
1. Organizations and individuals that commit road traffic offences and rail transport offences within the territory of Socialist Republic of Vietnam.
2. The persons having the power to impose penalties.
3. Relevant organizations and individuals.
Article 3. Definitions
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Road traffic:
a) Tractor-trailer means a motor vehicle with a steering wheel that tows a trailer (which can be detached from the tractor);
b) A car-like vehicle means a motor vehicle that has two axles and four or more wheels, the engine and cargo bed (if any) of which are on the same chassis (including electricity-powered 4-wheel vehicles).
c) A motorcycle-like vehicle means a motor vehicle that has two or three wheels with a cylinder capacity of ≥ 50 cm3, maximum speed over 50 km/h, and net weight not exceeding 400 kg;
d) An electric motorcycle means a two-wheel vehicle run by an electric engine with power not exceeding 4 kW, maximum speed not exceeding 50 km/h;
dd) A moped means a motor vehicle that has two or three wheels with a maximum speed not exceeding 50 km/h, except for the vehicles in Point e of this Clause;
e) Motored bicycle means a two-wheel bicycle that is equipped with an engine with a maximum speed not exceeding 25 km/h. A motor bicycle is still operational with its engine off.
2. Rail transport:
a) Humps are a system serving railway shunting. When the consist is shoved by a locomotive to the top of the hump, the coaches shall be detached and propelled by gravity to various tracks in the classification yard;
b) Kicking means a method where momentum of the consist is used to propel the coaches to various tracks in the classification yard;
c) Dropping means a method where potential energy of the classification track is used to propel the coaches to various tracks in the classification yard;
d) Detachment means a method where a group of coaches is detached while the consist is moving;
dd) Signalling code means the regulations on orders, signals and proper responses to such orders and signals;
e) Warnings are written notifications to railway workers that directly serve the train operation of unusual conditions of the railway infrastructure, the railway vehicles, and other cases, specifying measures for ensuring train operation safety;
g) Railway clearance means the space along the railway line that ensures the train is not struck against while running;
h) Crossing length means the length of the part of road that crosses the railway line and lies between two barriers, or the distance between two outer rails of the bridge plus (+) 06 meters to both sides if no barriers are available.
i) Length of the road-rail bridge means the distance between two barriers, or the distance between two abutments of the bridge plus (+) 10 meters to both sides if no barriers are available.
Article 4. Remedial measures and implementation rules
1. Remedial measures for damage caused by administrative road traffic offences and rail transport offences:
a) Repair the damage caused by the violations.
b) Removal of the construction or part of the construction that is not licensed or built against the license;
c) Elimination of environmental pollution caused by the violations;
d) Removal from Vietnam or re-export of vehicles;
dd) Return of the illegal profits generated by the violation;
e) Other remedial measures specified in Chapter II and Chapter III of this Decree.
2. The rules for taking remedial measures are specified in Clause 2 Article 28 of the Law on Penalties for administrative violations.