Chương III: Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt Hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt
Số hiệu: | 46/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 26/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/08/2016 |
Ngày công báo: | 07/06/2016 | Số công báo: | Từ số 375 đến số 376 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
1. Hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
- Theo Nghị định 46, tăng mức phạt tiền lên từ 3 triệu đến 4 triệu đồng (thay vì mức cũ là 2 triệu đến 3 triệu đồng) đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
+ Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
- Nghị định số 46/2016 tăng mức phạt từ 6 triệu đến 8 triệu đối với cá nhân, từ 12 triệu đến 16 triệu đối với tổ chức (Mức cũ là 5 triệu đến 7 triệu đối với cá nhân, từ 10 triệu đến 14 triệu) thực hiện hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10 m2 đến dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.
- Nghị định 46 năm 2016 bổ sung quy định phạt tiền từ 4 triệu đến 6 triệu đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bị tẩy xóa;
+ Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
2. Hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt
- Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.
- Nghị định 46/2016/NĐ tăng mức phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt vào mục đích canh tác nông nghiệp làm sạt lở, lún, nứt, hư hỏng công trình đường sắt, cản trở giao thông đường sắt. (Quy định cũ là từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức)
3. Thẩm quyền, thủ tục xử phạt
Theo quy định tại Nghị định 46 năm 2016 thì người có thẩm quyền xử phạt tại Điều 71, Điều 72 và Điều 73 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP được sử dụng kết quả thu được từ thiết bị cần kiểm tra tải trọng xe cơ giới, máy đo tốc độ có ghi hình ảnh, thiết bị ghi âm và ghi hình, thiết bị đo tải trọng trục bánh toa xe do các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt cung cấp làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Nghị định 46 có hiệu lực từ ngày 01/08/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt, đường bộ không lắp đặt, lắp đặt không đúng, không đủ, không duy trì hệ thống báo hiệu, thiết bị tại đường ngang theo quy định.
2. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt, đường bộ thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải lắp đặt đầy đủ hệ thống báo hiệu, thiết bị theo quy định.
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với nhân viên khám xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện việc khám, sửa chữa đoàn tàu đi, đến hoặc thực hiện khám, sửa chữa đoàn tàu đi, đến không đúng, không đủ nội dung theo quy định;
b) Tiến hành sửa chữa toa xe trên đường sắt trong ga khi chưa có tín hiệu phòng vệ theo quy định;
c) Để toa xe không đủ tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật nối vào đoàn tàu;
d) Không phát hiện hoặc không sửa chữa kịp thời các hư hỏng của toa xe gây chậm tàu.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với nhân viên điều độ chạy tàu, trực ban chạy tàu ga thực hiện hành vi lập tàu không đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với nhân viên điều độ chạy tàu, trực ban chạy tàu ga thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lập tàu có ghép nối toa xe không đủ tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật;
b) Lập tàu có ghép nối toa xe vận tải động vật, hàng hóa có mùi hôi thối, chất dễ cháy, dễ nổ, độc hại, hàng nguy hiểm khác vào tàu khách.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu, lái tàu, nhân viên khám xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cho tàu chạy từ ga lập tàu hoặc các ga có quy định về thử hãm đoàn tàu mà không đủ áp lực hãm theo quy định;
b) Cho tàu chạy mà không thử hãm theo quy định.
5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải tổ chức thử hãm theo quy định.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với lái tàu điều khiển máy dồn, trưởng dồn, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cho đầu máy dịch chuyển khi chưa nhận được kế hoạch dồn hoặc tín hiệu của người chỉ huy dồn cho phép;
b) Vượt quá tốc độ dồn cho phép;
c) Dồn phóng, thả trôi từ dốc gù toa xe có ghi “cấm phóng”, toa xe khác theo quy định không được dồn phóng hoặc tại ga có quy định cấm dồn phóng;
d) Dồn phóng vào đường có toa xe đang tác nghiệp kỹ thuật, đang sửa chữa, đang xếp, dỡ hàng; dồn phóng vào đường nhánh trong khu gian, vào đường chưa được chiếu sáng đầy đủ hoặc khi có sương mù, mưa to, gió lớn;
đ) Để toa xe ngoài mốc tránh va chạm sau mỗi cú dồn, trừ các trường hợp đặc biệt theo quy định;
e) Để đầu máy, toa xe đỗ trên đường an toàn, đường lánh nạn khi không có lệnh của người có thẩm quyền;
g) Đặt chèn trên đường sắt tại các vị trí cấm đặt chèn;
h) Tiến hành dồn khi các toa xe trong đoàn dồn chưa treo hàm nối ống mềm vào chỗ quy định;
i) Để toa xe chưa dồn trên đường ga, đường nhánh trong khu gian, đường dùng riêng mà không nối liền với nhau, không siết chặt hãm tay ở hai đầu đoàn xe, không chèn chắc chắn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với lái tàu, trưởng dồn thực hiện hành vi dồn tàu ra khỏi giới hạn ga khi chưa có chứng vật chạy tàu cho đoàn dồn chiếm dụng khu gian.
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với lái tàu, trưởng tàu, trực ban chạy tàu ga thực hiện hành vi không ký xác nhận trong tồn căn cảnh báo.
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng đối với lái tàu, trưởng tàu, trực ban chạy tàu ga, nhân viên khám xe phụ trách thử hãm thực hiện hành vi không ký xác nhận vào Giấy xác nhận tác dụng hãm theo quy định.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với lái tàu thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển tàu chạy lùi khi sương mù, mưa to, gió lớn mà không xác nhận được tín hiệu;
b) Điều khiển tàu chạy lùi khi thông tin bị gián đoạn mà phía sau tàu đó có tàu chạy cùng chiều;
c) Điều khiển tàu chạy lùi trong khu gian đóng đường tự động khi chưa có lệnh;
d) Điều khiển tàu chạy tiến hoặc lùi trong trường hợp đã xin cứu viện mà chưa được phép bằng mệnh lệnh;
đ) Điều khiển tàu chạy lùi trong trường hợp tàu có đầu máy đẩy vào khu gian rồi trở về.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trực ban chạy tàu ga, lái tàu, trưởng tàu thực hiện hành vi cho tàu chạy vào khu gian mà chưa có chứng vật chạy tàu.
5. Ngoài việc bị phạt tiền, người lái tàu thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 01 tháng đến 03 tháng.
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với nhân viên đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Trực ban chạy tàu ga, gác ghi, gác chắn đường ngang, gác cầu chung, tuần cầu, tuần đường không đón, tiễn tàu hoặc tác nghiệp đón, tiễn tàu không đúng quy định;
b) Trực ban chạy tàu ga không ghi chép đầy đủ các mẫu điện tín;
c) Trực ban chạy tàu ga, gác chắn đường ngang, gác cầu chung, không ghi chép đầy đủ thông tin về giờ tàu chạy qua ga, chắn, cầu chung theo quy định.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trực ban chạy tàu ga để tàu đỗ trước cột tín hiệu vào ga khi không có lý do chính đáng.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với nhân viên gác chắn đường ngang, cầu chung không đóng chắn hoặc đóng chắn không đúng thời gian quy định.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với trực ban chạy tàu ga thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tổ chức đón tàu vào đường không thanh thoát mà không áp dụng các biện pháp an toàn theo quy định;
b) Đón, gửi nhầm tàu;
c) Đón, gửi tàu mà không thu chìa khóa ghi hoặc không áp dụng các biện pháp khống chế ghi;
d) Cho tàu chạy vào khu gian mà không thông báo cho gác chắn đường ngang theo quy định.
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với lái tàu, trưởng dồn, nhân viên ghép nối đầu máy toa xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đã xác nhận được các tín hiệu dồn nhưng không kéo còi làm tín hiệu hô đáp;
b) Khi dồn tàu không thực hiện đúng các tín hiệu dồn theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lái tàu, trưởng tàu cho tàu chạy khi chưa nhận được tín hiệu an toàn của trực ban chạy tàu ga hoặc người làm tín hiệu truyền;
b) Lái tàu điều khiển tàu chạy vượt qua tín hiệu vào ga, ra ga đang ở trạng thái đóng khi chưa được phép của người chỉ huy chạy tàu ở ga;
c) Lái tàu không dừng tàu khi tàu đã đè lên pháo phòng vệ và pháo phòng vệ đã nổ bình thường;
d) Lái tàu tiếp tục cho tàu chạy khi đã nhận được tín hiệu ngừng tàu.
3. Ngoài việc bị phạt tiền, người lái tàu thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 2 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 01 tháng đến 03 tháng.
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với nhân viên điều độ chạy tàu không kiểm tra các ga về việc thi hành biểu đồ chạy tàu và kế hoạch lập tàu.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với nhân viên điều độ chạy tàu thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Phát mệnh lệnh liên quan đến chạy tàu không đúng thẩm quyền;
b) Không phát lệnh cho trực ban chạy tàu ga cấp cảnh báo kịp thời cho lái tàu;
c) Không phát lệnh phong tỏa khu gian theo quy định để: Tổ chức thi công, sửa chữa kết cấu hạ tầng đường sắt; tổ chức chạy tàu cứu viện, tàu công trình vào khu gian cần phải phong tỏa;
d) Không kịp thời phát các mệnh lệnh thuộc thẩm quyền quy định gây chậm tàu, ách tắc giao thông.
1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người đi bộ vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng; vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường hoặc hướng dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung, hầm khi đi qua đường ngang, cầu chung, hầm;
b) Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, cầu chung.
2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy dừng xe, đỗ xe trong phạm vi đường ngang, cầu chung; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, cầu chung.
4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.
5. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dừng xe, đỗ xe quay đầu xe trong phạm vi đường ngang, cầu chung; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, cầu chung;
b) Vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.
6. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trong phạm vi đường ngang, cầu chung; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, cầu chung.
7. Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.
8. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ làm hỏng cần chắn, giàn chắn, các thiết bị khác tại đường ngang;
b) Điều khiển xe bánh xích, xe lu bánh sắt, các phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, quá khổ giới hạn đi qua đường ngang mà không thông báo cho tổ chức quản lý đường ngang, không thực hiện đúng các biện pháp bảo đảm an toàn.
9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4, Điểm b Khoản 5, Khoản 7 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
10. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 8 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân biết tai nạn giao thông xảy ra trên đường sắt mà không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho nhà ga, đơn vị đường sắt, chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an nơi gần nhất.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân có trách nhiệm mà không phát hiện kịp thời sự cố, chướng ngại vật trên đường sắt có ảnh hưởng đến an toàn giao thông hoặc đã phát hiện mà không thông báo kịp thời, không phòng vệ hoặc phòng vệ không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân có trách nhiệm không lập hoặc lập không đầy đủ hồ sơ tai nạn ban đầu; không thực hiện thông tin, báo cáo kịp thời về tai nạn giao thông đường sắt cho các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không cung cấp hoặc cung cấp không đủ các tài liệu, vật chứng liên quan đến tai nạn giao thông đường sắt;
b) Không thực hiện nghĩa vụ cứu nạn khi có điều kiện cứu nạn;
c) Khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt không đến ngay hiện trường để giải quyết;
d) Không kịp thời có biện pháp xử lý, biện pháp ngăn ngừa tai nạn giao thông đường sắt khi phát hiện hoặc nhận được tin báo công trình đường sắt bị hư hỏng;
đ) Không kịp thời sửa chữa, khắc phục sự cố làm ảnh hưởng đến việc chạy tàu;
e) Gây trở ngại cho việc khôi phục đường sắt sau khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thay đổi, xóa dấu vết hiện trường vụ tai nạn giao thông đường sắt;
b) Lợi dụng tai nạn giao thông đường sắt để xâm phạm tài sản, phương tiện bị nạn; làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông đường sắt;
c) Gây tai nạn giao thông đường sắt mà không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền;
d) Không phối hợp, không chấp hành mệnh lệnh của người, cơ quan có thẩm quyền trong việc khắc phục hậu quả, khôi phục giao thông đường sắt.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức quản lý, kinh doanh đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tổ chức phòng, chống và khắc phục kịp thời hậu quả do sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt để bảo đảm giao thông đường sắt an toàn, thông suốt;
b) Không tuân thủ sự chỉ đạo, điều phối lực lượng của tổ chức phòng, chống sự cố, thiên tai, xử lý tai nạn giao thông đường sắt;
c) Không thông báo kịp thời sự cố đe dọa an toàn chạy tàu và việc tạm đình chỉ chạy tàu cho trực ban chạy tàu ga ở hai đầu khu gian nơi xảy ra sự cố hoặc nhân viên điều hành giao thông vận tải đường sắt;
d) Không đình chỉ chạy tàu khi thấy kết cấu hạ tầng đường sắt có nguy cơ gây mất an toàn chạy tàu.
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đi, đứng, nằm, ngồi trong cầu, hầm dành riêng cho đường sắt trừ người đang làm nhiệm vụ;
b) Vượt tường rào, hàng rào ngăn cách giữa đường sắt với khu vực xung quanh;
c) Để súc vật đi qua đường sắt không đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển;
d) Đi, đứng, nằm, ngồi trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên, xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và các vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy, trừ người đang thi hành nhiệm vụ;
đ) Phơi rơm, rạ, nông sản, để các vật phẩm khác trên đường sắt hoặc các công trình đường sắt khác;
e) Để rơi vãi đất, cát, các loại vật tư, vật liệu khác lên đường sắt.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Neo đậu phương tiện vận tải thủy, bè, mảng hoặc các vật thể khác trong phạm vi bảo vệ cầu đường sắt;
b) Để phương tiện giao thông đường bộ, thiết bị, vật liệu, hàng hóa vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ngăn cản việc chạy tàu, tùy tiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để dừng tàu, trừ trường hợp phát hiện có sự cố gây mất an toàn giao thông đường sắt;
b) Để vật chướng ngại lên đường sắt làm cản trở giao thông đường sắt.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân làm rơi gỗ, đá hoặc các vật thể khác gây sự cố, tai nạn chạy tàu.
5. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này buộc phải ra khỏi phạm vi cầu, hầm đường sắt;
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này buộc phải đưa rơm, rạ, nông sản, các vật phẩm khác ra khỏi đường sắt hoặc các công trình đường sắt khác;
c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm e Khoản 1, Điểm b Khoản 3 Điều này buộc phải đưa đất, cát, vật chướng ngại, các loại vật tư, vật liệu khác ra khỏi đường sắt;
d) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này buộc phải đưa bè, mảng, phương tiện vận tải thủy hoặc các vật thể khác ra khỏi phạm vi bảo vệ cầu đường sắt;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này buộc phải đưa phương tiện giao thông đường bộ, thiết bị, vật liệu, hàng hóa ra khỏi khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân đổ, để rác thải sinh hoạt lên đường sắt hoặc xả rác thải sinh hoạt từ trên tàu xuống đường sắt.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đổ, để chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt hoặc đổ chất độc hại, chất phế thải từ trên tàu xuống đường sắt;
b) Đổ trái phép đất, đá, vật liệu khác lên đường sắt hoặc để rơi đất, đá, vật liệu khác từ trên tàu xuống đường sắt trong quá trình vận chuyển;
c) Để chất dễ cháy, dễ nổ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt;
d) Che khuất biển hiệu, mốc hiệu, tín hiệu của công trình đường sắt;
đ) Làm hư hỏng hoặc làm mất tác dụng của hệ thống thoát nước công trình đường sắt;
e) Đặt tấm đan bê tông, gỗ, sắt thép, các vật liệu khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đào đất, đá; lấy đất, đá trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt;
b) Làm hỏng, tháo dỡ trái phép tường rào, hàng rào ngăn cách giữa đường sắt với khu vực xung quanh; di chuyển hoặc phá trái phép mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, mốc chỉ giới phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt;
c) Làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch biển hiệu, mốc hiệu, tín hiệu của công trình đường sắt.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mở đường ngang, kéo đường dây thông tin, đường dây tải điện, xây dựng cầu vượt, hầm chui, cống, các công trình khác trái phép qua đường sắt;
b) Khoan, đào, xẻ đường sắt trái phép;
c) Tháo dỡ, làm xê dịch trái phép ray, tà vẹt, cấu kiện, phụ kiện, vật tư, trang thiết bị, hệ thống thông tin tín hiệu của đường sắt.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng chất nổ; khai thác đất, đá, cát, sỏi, các vật liệu khác làm lún, nứt, sạt lở, rạn vỡ công trình đường sắt, cản trở giao thông đường sắt;
b) Kết nối đường sắt khác vào đường sắt quốc gia trái quy định.
6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1; Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều này buộc phải đưa rác thải sinh hoạt; đất, đá, chất độc hại, chất phế thải và các vật liệu khác ra khỏi đường sắt;
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này buộc phải đưa chất dễ cháy, dễ nổ ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt;
c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm d Khoản 2 buộc phải tự dỡ bỏ vật che khuất biển hiệu, mốc hiệu, tín hiệu của công trình đường sắt;
d) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của hệ thống thoát nước công trình đường sắt;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều này buộc phải đưa tấm đan bê tông, gỗ, sắt thép, các vật liệu khác (đặt trái phép) ra khỏi phạm vi bảo vệ công trình đường sắt;
e) Thực hiện hành vi quy định Khoản 3 Điều này buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
g) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều này buộc phải tự dỡ bỏ công trình xây dựng trái phép, khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn công trình đường sắt và an toàn giao thông đường sắt.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xây dựng lò vôi, lò gốm, lò gạch, lò nấu gang, thép, xi măng, thủy tinh cách ngoài chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt nhỏ hơn 10 m;
b) Xây dựng nhà bằng vật liệu dễ cháy cách ngoài chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt nhỏ hơn 05 m;
c) Xây dựng công trình trong phạm vi góc cắt tầm nhìn làm cản trở tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt tại đường ngang không bố trí người gác;
d) Xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt làm hư hỏng công trình đường sắt.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này mà gây tai nạn giao thông đường sắt.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn công trình đường sắt và an toàn giao thông đường sắt;
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng gây ảnh hưởng đến an toàn công trình đường sắt, an toàn giao thông đường sắt;
c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều này buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của công trình đường sắt đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Trong hành lang an toàn giao thông đường sắt, trồng cây cao trên 1,5 m, trồng cây trong khoảng 02 m tính từ chân nền đường đắp, 05 m tính từ mép đỉnh mái đường đào hoặc 03 m tính từ mép ngoài rãnh thoát nước dọc, rãnh thoát nước đỉnh của đường;
b) Mua bán hàng hóa, họp chợ, thả trâu, bò, gia súc trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt vào mục đích canh tác nông nghiệp làm sạt lở, lún, nứt, hư hỏng công trình đường sắt, cản trở giao thông đường sắt.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Để phương tiện, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, chất phế thải hoặc các vật phẩm khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt;
b) Dựng lều quán, nhà tạm, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt;
c) Đặt, treo biển quảng cáo, biển chỉ dẫn hoặc các vật che chắn khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt;
d) Di chuyển chậm trễ các công trình, nhà ở, lều quán hoặc cố tình trì hoãn việc di chuyển gây trở ngại cho việc xây dựng, cải tạo, mở rộng và bảo đảm an toàn công trình đường sắt khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xây dựng nhà, công trình kiên cố khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt;
b) Dựng biển quảng cáo hoặc các biển chỉ dẫn khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt.
5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này buộc phải chặt, nhổ bỏ cây trồng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này buộc đưa phương tiện, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, chất phế thải, các vật phẩm khác (để trái phép) ra khỏi phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt;
d) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này buộc phải tự dỡ bỏ và di chuyển lều quán, nhà tạm, công trình tạm thời khác dựng trái phép ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này buộc phải tự dỡ bỏ và di chuyển biển quảng cáo, các biển chỉ dẫn hoặc các vật che chắn khác (đặt trái phép) ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt;
e) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này buộc phải tự dỡ bỏ và di chuyển nhà, công trình kiên cố, biển quảng cáo hoặc các biển chỉ dẫn xây dựng trái phép ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không lập hồ sơ theo dõi các vị trí xung yếu hoặc lập hồ sơ không đúng quy định;
b) Không phát hiện hoặc đã phát hiện mà không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời những hành vi vi phạm phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt trong phạm vi quản lý;
c) Không lập, không lưu trữ hồ sơ quản lý công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt hoặc lập, lưu trữ hồ sơ nhưng không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện chế độ kiểm tra hoặc thực hiện chế độ kiểm tra không đúng quy định;
b) Để công trình đường sắt bị hư hỏng mà không kịp thời có biện pháp khắc phục, sửa chữa cần thiết;
c) Không kịp thời tổ chức sửa chữa, bổ sung, gia cố, thay thế các hư hỏng kết cấu hạ tầng đường sắt để bảo đảm chất lượng theo công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng đã công bố.
3. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều này buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt theo đúng quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này buộc phải tổ chức sửa chữa, bổ sung, gia cố, thay thế các hư hỏng kết cấu hạ tầng đường sắt để bảo đảm chất lượng theo công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng đã công bố.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thi công công trình có Giấy phép thi công nhưng không thông báo bằng văn bản cho tổ chức trực tiếp quản lý công trình đường sắt biết trước khi thi công;
b) Không bố trí đủ thiết bị an toàn và tín hiệu theo quy định đối với phương tiện, thiết bị thi công;
c) Không bố trí hoặc bố trí không đúng vị trí quy định, không đủ biển báo, tín hiệu phòng vệ theo quy định, không có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình thi công;
d) Điều khiển phương tiện, thiết bị thi công mà không có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định;
đ) Để phương tiện, vật liệu, thiết bị thi công không đúng quy định gây cản trở chạy tàu, không bảo đảm an toàn giao thông;
e) Thi công công trình đường sắt khi Giấy phép thi công đã hết hạn sử dụng;
g) Để thiết bị thi công, biển phòng vệ, biển báo tạm thời, các vật liệu khác vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt khi hết thời gian phong tỏa để thi công công trình;
h) Không thông báo bằng văn bản cho đơn vị quản lý công trình đường sắt biết khi hoàn thành việc thi công công trình.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thi công công trình không có Giấy phép thi công hoặc sử dụng Giấy phép thi công không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc không thực hiện đúng quy định trong Giấy phép thi công của cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Không kịp thời có biện pháp xử lý, biện pháp ngăn ngừa tai nạn khi phát hiện công trình đường sắt đang thi công đe dọa an toàn chạy tàu.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thi công trên đường sắt đang khai thác không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định để xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm e Khoản 1, Điểm a Khoản 2, Khoản 3 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ thi công từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thi công (nếu có) từ 01 tháng đến 03 tháng.
5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này buộc phải bố trí đủ thiết bị an toàn và tín hiệu theo quy định;
b) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này buộc phải bố trí đủ biển báo, tín hiệu phòng vệ, biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định;
c) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này buộc phải để phương tiện, vật liệu, thiết bị thi công theo đúng quy định;
d) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều này buộc phải di chuyển vật liệu, thiết bị thi công ra khỏi phạm vi khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt;
đ) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này buộc phải thực hiện ngay các biện pháp để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt theo quy định.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức đưa phương tiện tự tạo chạy trên đường sắt.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trên mỗi phương tiện đối với tổ chức trực tiếp quản lý, khai thác phương tiện giao thông đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đưa phương tiện không có giấy chứng nhận đăng ký, phương tiện không có giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường chạy trên đường sắt, trừ việc di chuyển phương tiện mới nhập khẩu, phương tiện chạy thử nghiệm, phương tiện hư hỏng đưa về cơ sở sửa chữa;
b) Đưa phương tiện không phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện chạy trên đường sắt;
c) Đưa phương tiện giao thông đường sắt không được phép vận dụng ra khai thác trên đường sắt.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này mà gây tai nạn giao thông đường sắt.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện tự tạo.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức trực tiếp quản lý, khai thác phương tiện giao thông đường sắt không có bảng niêm yết hoặc có bảng niêm yết nhưng không đầy đủ về nội quy đi tàu, hành trình của tàu, tên ga dừng, đỗ trên tuyến đường, cách xử lý tình huống khi xảy ra hỏa hoạn, sự cố trên mỗi toa xe khách theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức trực tiếp quản lý, khai thác phương tiện giao thông đường sắt không kẻ, kẻ không đủ, không đúng số hiệu, số đăng ký và các ký hiệu khác theo quy định trên mỗi phương tiện giao thông đường sắt.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức trực tiếp quản lý, khai thác phương tiện giao thông đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Trên phương tiện giao thông đường sắt không lắp thiết bị hãm tự động, hãm bằng tay hoặc có lắp thiết bị này nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định;
b) Không lắp van hãm khẩn cấp trên toa xe khách, tại vị trí làm việc của trưởng tàu hoặc có lắp thiết bị này nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định;
c) Không kiểm tra định kỳ và kẹp chì niêm phong van hãm khẩn cấp, đồng hồ áp suất theo quy định;
d) Không lắp đồng hồ áp suất tại vị trí làm việc của trưởng tàu, trên một số toa xe khách theo quy định hoặc có lắp thiết bị này nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định;
đ) Để thiết bị ghép nối đầu máy, toa xe không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức trực tiếp quản lý, khai thác phương tiện giao thông đường sắt thực hiện hành vi sử dụng thiết bị tín hiệu đuôi tàu không có giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc sử dụng thiết bị tín hiệu đuôi tàu không hoạt động theo quy định.
3. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này buộc phải lắp thiết bị hãm tự động, hãm bằng tay theo quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này buộc phải lắp van hãm khẩn cấp tại vị trí làm việc của trưởng tàu và trên toa xe khách theo quy định;
c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này buộc phải lắp đồng hồ áp suất tại vị trí làm việc của trưởng tàu, trên một số toa xe khách theo quy định;
d) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này buộc phải lắp thiết bị ghép nối đầu máy, toa xe theo quy định;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này buộc phải thay thế thiết bị tín hiệu đuôi tàu theo quy định.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trưởng tàu, lái tàu phụ trách đoàn tàu thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có hoặc có không đầy đủ thiết bị, dụng cụ, vật liệu chữa cháy, thuốc sơ, cấp cứu, dụng cụ chèn tàu, tín hiệu cầm tay trên tàu hàng theo quy định;
b) Không có hoặc có không đầy đủ thiết bị, dụng cụ, vật liệu chữa cháy, thuốc sơ, cấp cứu, dụng cụ thoát hiểm, dụng cụ chèn tàu, dụng cụ, vật liệu để sửa chữa đơn giản, tín hiệu cầm tay trên tàu khách theo quy định;
c) Không thông báo bằng phương tiện thông tin khác cho hành khách về nội quy đi tàu, hành trình của tàu, tên ga dừng, đỗ trên tuyến đường, cách xử lý tình huống khi xảy ra hỏa hoạn, sự cố trên tàu khách theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức trực tiếp quản lý, khai thác phương tiện giao thông đường sắt đưa toa xe ra chở khách mà không có đủ các thiết bị hoặc có nhưng không hoạt động theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức trực tiếp quản lý, khai thác phương tiện giao thông đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đầu máy, phương tiện động lực chuyên dùng không có đồng hồ báo tốc độ, thiết bị ghi tốc độ và các thông tin liên quan đến việc điều hành chạy tàu (hộp đen), thiết bị cảnh báo để lái tàu tỉnh táo trong khi lái tàu (đối với loại phương tiện được quy định phải có các thiết bị này) hoặc có các thiết bị này nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định;
b) Không có thiết bị đo tốc độ tàu, thiết bị thông tin liên lạc giữa trưởng tàu và lái tàu tại vị trí làm việc của trưởng tàu theo quy định hoặc có lắp thiết bị này nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này buộc phải bổ sung thiết bị, dụng cụ và vật liệu chữa cháy, thuốc sơ, cấp cứu, dụng cụ chèn tàu, tín hiệu cầm tay trên tàu hàng;
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này buộc phải bổ sung dụng cụ thoát hiểm, thiết bị, dụng cụ và vật liệu chữa cháy, thuốc sơ, cấp cứu, dụng cụ chèn tàu, dụng cụ và vật liệu để sửa chữa đơn giản, tín hiệu cầm tay trên tàu khách;
c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này buộc phải lắp đồng hồ báo tốc độ, thiết bị ghi tốc độ và các thông tin liên quan đến việc điều hành chạy tàu (hộp đen), thiết bị cảnh báo để lái tàu tỉnh táo trong khi lái tàu trên đầu máy, phương tiện động lực chuyên dùng;
d) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này buộc phải lắp thiết bị đo tốc độ tàu, thiết bị thông tin liên lạc giữa trưởng tàu và lái tàu tại vị trí làm việc của trưởng tàu theo quy định.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lái tàu thực hiện hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường sắt mà không mang theo Giấy phép lái tàu hoặc sử dụng Giấy phép lái tàu quá hạn hoặc Giấy phép lái tàu không phù hợp với phương tiện điều khiển.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn giả, Giấy phép lái tàu giả hoặc không có Giấy phép lái tàu.
3. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu bằng, chứng chỉ chuyên môn giả, Giấy phép lái tàu giả.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khi lên ban mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa tới mức quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
2. Phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Khi lên ban mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
c) Sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với nhân viên đường sắt có liên quan đến công tác chạy tàu, công tác phục vụ hành khách khi làm nhiệm vụ mà không mặc đồng phục, không đeo phù hiệu, cấp hiệu, biển chức danh theo đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Trưởng tàu để người đi, đứng, nằm, ngồi trên nóc toa xe, đu bám ngoài thành toa xe, đầu máy, chỗ nối hai đầu toa xe;
b) Trưởng tàu hoặc lái tàu phụ trách đoàn tàu để người đi trên tàu hàng trái quy định;
c) Nhân viên phục vụ hành khách trên tàu để người bán hàng rong trên tàu, để người không có vé đi tàu, để người lên, xuống tàu khi tàu đang chạy;
d) Nhân viên tuần đường, tuần cầu, tuần hầm không kiểm tra, phát hiện kịp thời những hư hỏng của hầm, cầu, đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt hoặc đã phát hiện mà không có biện pháp xử lý theo thẩm quyền, không báo cáo người có thẩm quyền giải quyết;
đ) Nhân viên đường sắt không tuân thủ quy trình tác nghiệp kỹ thuật gây chậm tàu.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này mà xảy ra tai nạn giao thông đường sắt,
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải hướng dẫn người vi phạm về vị trí quy định.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức trực tiếp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện hành vi bán vé vượt quá số chỗ được phép chở của toa xe tính trên mỗi hành khách bị vượt nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 150.000.000 đồng, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức trực tiếp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện hành vi vận chuyển hàng hóa trên mỗi toa xe vượt quá tải trọng cho phép chở của toa xe trên 10% đến 40%.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức trực tiếp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện hành vi vận chuyển hàng hóa trên mỗi toa xe vượt quá tải trọng cho phép chở của toa xe trên 40% đến 100%.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức trực tiếp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện hành vi vận chuyển hàng hóa trên mỗi toa xe vượt quá tải trọng cho phép chở của toa xe trên 100%.
5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của toa xe;
b) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều này buộc phải đưa xuống khỏi toa xe số hàng hóa chở quá tải trọng.
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phụ lái tàu không thực hiện đúng chế độ hô đáp, không giám sát tốc độ chạy tàu, không quan sát tín hiệu, biển báo, biển hiệu để báo cho lái tàu theo quy định.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với lái tàu thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Rời vị trí lái máy khi đầu máy đang hoạt động;
b) Chở người không có trách nhiệm hoặc chở hàng hóa trên đầu máy;
c) Làm mất tác dụng của thiết bị cảnh báo để lái tàu tỉnh táo trong khi lái tàu;
d) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của tín hiệu, biển hiệu, của người chỉ huy chạy tàu;
đ) Không có hoặc có không đầy đủ cờ, đèn tín hiệu, pháo, chèn trên đầu máy khi lên ban theo quy định.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với lái tàu thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dừng tàu không đúng quy định mà không có lý do chính đáng;
b) Điều khiển tàu chạy vượt quá tín hiệu ngừng;
c) Điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến 10 km/h.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định trên 10 km/h đến 20 km/h;
b) Khi lên ban mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa tới mức vi phạm quy định tại Khoản 6, Điểm a Khoản 7 Điều này.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với lái tàu điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h.
6. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khi lên ban mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Khi lên ban mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
c) Sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
8. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 01 tháng đến 03 tháng.
9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải đưa người, hàng hóa ra khỏi đầu máy.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức sử dụng lao động thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Sử dụng nhân viên không có bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc giấy phép phù hợp, không đủ tiêu chuẩn với chức danh mà nhân viên đó đang đảm nhận; sử dụng nhân viên không đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn đối với cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu theo quy định;
b) Không thực hiện đúng, đầy đủ quy chế tuyển sinh, nội dung, chương trình đào tạo, quy chế thi, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Ngoài việc bị phạt tiền, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ tuyển sinh từ 01 tháng đến 03 tháng.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc thu hồi và tiêu hủy bằng, chứng chỉ chuyên môn đã cấp trái phép.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với Trưởng ga, Trưởng trạm không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ Bản trích lục Quy tắc quản lý kỹ thuật ga, trạm theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với Ga không thực hiện việc xây dựng Quy tắc quản lý kỹ thuật ga hoặc xây dựng nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh xếp, dỡ hàng hóa tại ga, bãi hàng đường sắt; doanh nghiệp kinh doanh lưu kho, bảo quản hàng hóa tại ga đường sắt; doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, lắp ráp, hoán cải, phục hồi phương tiện giao thông; doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt; doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Doanh nghiệp kinh doanh xếp, dỡ hàng hóa sử dụng thiết bị xếp, dỡ hàng hóa không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định; sử dụng người điều khiển thiết bị xếp, dỡ hàng hóa không có giấy phép, bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định;
b) Doanh nghiệp kinh doanh lưu kho, bảo quản hàng hóa không bảo đảm quy định về phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường; sử dụng kho, bãi không đủ tiêu chuẩn theo quy định;
c) Doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, lắp ráp, hoán cải, phục hồi phương tiện giao thông không có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng; không có cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành cơ khí về phương tiện giao thông đường sắt theo quy định; không có phương án phòng cháy, chữa cháy và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định;
d) Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt không có chứng chỉ an toàn, sử dụng chứng chỉ an toàn giả hoặc chứng chỉ an toàn đã hết hạn sử dụng;
đ) Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt không có hợp đồng bảo hiểm theo quy định (đối với doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hành khách và kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm bằng đường sắt); sử dụng người được giao trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật khai thác vận tải không có trình độ đại học về khai thác vận tải đường sắt hoặc có nhưng chưa đủ 03 năm kinh nghiệm về khai thác vận tải;
e) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt sử dụng người được giao trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật kết cấu hạ tầng đường sắt không có trình độ đại học chuyên ngành theo quy định hoặc có nhưng chưa đủ 03 năm kinh nghiệm về khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt.
2. Ngoài việc bị phạt tiền, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu chứng chỉ an toàn giả, chứng chỉ an toàn đã hết hạn sử dụng.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển tử thi, hài cốt trái quy định;
b) Vận chuyển động vật sống không đúng quy định;
c) Không thực hiện việc niêm yết hoặc niêm yết không đúng quy định về: Giờ tàu, giá vé, giá cước, các loại chi phí khác, kế hoạch bán vé, danh mục hàng hóa cấm vận chuyển bằng tàu khách, các quy định của doanh nghiệp về trách nhiệm phục vụ hành khách;
d) Không thực hiện việc thông báo số chỗ còn lại cho hành khách đối với các tàu bán vé bằng hệ thống điện tử theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt không thực hiện việc miễn, giảm giá vé hoặc thực hiện miễn, giảm giá vé không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện các nhiệm vụ vận tải đặc biệt theo yêu cầu của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Không thực hiện đúng quy định về vận tải hàng siêu trường, siêu trọng;
c) Không thực hiện đúng các quy định về xếp, dỡ, vận chuyển hàng nguy hiểm;
d) Không bảo đảm các điều kiện sinh hoạt tối thiểu của hành khách trong trường hợp vận tải bị gián đoạn do tai nạn giao thông hoặc thiên tai, địch họa;
đ) Không thực hiện đúng quy định về xếp hàng và gia cố hàng trên toa xe.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này buộc phải đưa tử thi, hài cốt, động vật sống xuống tàu tại ga gần nhất để xử lý theo quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này buộc phải thực hiện ngay nhiệm vụ vận tải đặc biệt theo yêu cầu của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm đ Khoản 3 Điều này buộc phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi sử dụng vé tàu giả để đi tàu.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhân viên bán vé của nhà ga, nhân viên bán vé của đại lý bán vé tàu, nhân viên bán vé trên tàu bán vé tàu trái quy định;
b) Mua, bán vé tàu nhằm mục đích thu lợi bất chính.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển vé tàu giả;
b) Bán vé tàu giả;
c) Tàng trữ vé tàu giả.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này bị tịch thu vé tàu giả;
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này bị tịch thu toàn bộ số vé tàu hiện có;
c) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này bị tịch thu toàn bộ vé tàu giả.
5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán hàng rong trên tàu, dưới ga;
b) Không chấp hành nội quy đi tàu;
c) Ném đất, đá hoặc các vật khác từ trên tàu xuống khi tàu đang chạy.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Gây mất trật tự, an toàn trên tàu, dưới ga;
b) Đe dọa, xâm phạm sức khỏe, tài sản của hành khách và nhân viên đường sắt đang thi hành nhiệm vụ;
c) Mang theo động vật có dịch bệnh vào ga, lên tàu;
d) Mang tử thi, hài cốt, chất dễ cháy, dễ nổ, vũ khí, hàng nguy hiểm vào ga, lên tàu trái quy định;
đ) Mang theo động vật sống lên tàu trái quy định.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi ném gạch, đất, đá, cát hoặc các vật thể khác vào tàu khi tàu đang chạy.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm c, Điểm d, Điểm đ Khoản 2 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đưa động vật có dịch bệnh, tử thi, hài cốt, chất dễ cháy, dễ nổ, vũ khí, hàng nguy hiểm, động vật sống xuống tàu, ra ga để xử lý theo quy định.
Chapter III
VIOLATIONS, PENALTIES, FINES, AND REMEDIAL MEASURES FOR RAIL TRANSPORT OFFENCES
SECTION 1. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON RAILWAY SIGNALS, RAILWAY RULES, AND RAILWAY SAFETY
Article 39. Penalties for violations against regulations on installation of signalling systems and devices at railroad crossings
1. A fine of VND 3,000,000 - VND 5,000,000 shall be imposed upon the organization in charge of administration of railway or road infrastructure that fails to install or properly and adequately install signalling systems and devices at railroad crossings as prescribed.
2. Apart from the penalties, the organization that commits the violation specified in Clause 1 of this Article shall be compelled to adequately install signalling systems and devices at railroad crossings as prescribed.
Article 40. Penalties for violations against regulations on inspection and repair of coaches, train assembly and brake testing
1. A fine of VND 300,000 - VND 500,000 shall be imposed upon the inspector that:
a) Fails to inspect and repair inbound and outbound trains or inadequately inspects and repairs inbound and outbound trains;
b) Repairs coaches on the rail in a station without warning signals;
c) Connects a coach that fails to meet safety requirements to the train; or
d) Fails to detect or repair damage to the coaches and thus causes train delay.
2. A fine of VND 500,000 - VND 1,000,000 shall be imposed upon a train dispatcher or traffic controller who assembles a train against National Technical Regulations on rail operation.
3. A fine of VND 1,000,000 - VND 2,000,000 shall be imposed upon a train dispatcher or traffic controller that:
a) Assembles coaches that fail to meet safety requirements; or
b) Assembles cargo coaches that contain animals, stinky goods, flammable/explosive substances, hazardous substances, or other dangerous goods into a passenger train.
4. A fine of VND 2,000,000 - VND 3.000,000 shall be imposed upon a traffic controller, train captain, train driver, or train inspector that:
a) Allows a train without sufficient brake pressure to run from the assembly station to another station that requires brake testing; or
b) Allows a train to run without brake testing.
5. Apart from incurring penalties, the person that commits any of the violations specified in Clause 4 of this Article shall be compelled to carry out brake testing as prescribed.
Article 41. Penalties for violations against regulations on shunting
1. A fine of VND 500,000 - VND 1,000,000 shall be imposed upon the driver of the shunter, shunting commander or worker that:
a) Allows the locomotive to move before receiving a shunting plan or signal from the shunting commander;
b) Exceeds the permissible shunting limit;
c) Kicks or drops a coach marked “No kicking”, or in a station where kicking is prohibited;
d) Kicks a coach to a track where another coach is under repair or loading; kicks a coach to a track in the rail section or a track where lighting is insufficient, or in a foggy or storming whether;
dd) Lets the coach pass the safety mark after shunting, except for prescribed special cases;
e) Leaves a locomotive or coach on a safety track without order from a competent person;
g) Place chokes on the rail where prohibited;
h) Carries out shunting before the coaches are connected as prescribed; or
i) Leaves unclassified and coaches on the station rail in the rail section or separate track without connecting them or applying the brakes at the ends of the consists or choking properly.
2. A fine of VND 1,000,000 - VND 1,500,000 shall be imposed upon the train driver or shunting commander who shunts the train beyond the station perimeter.
Article 42. Penalties for violations against regulations on train operation
1. A fine of VND 200,000 - VND 400,000 shall be imposed upon the train driver, train captain, or traffic controller who fails to sign the warning.
2. A fine of VND 400,000 - VND 500,000 shall be imposed upon the train driver, train captain, traffic controller, or train inspector responsible for brake testing who fails to sign the certification of brake functionality as prescribed.
3. A fine of VND 1,000,000 - VND 3,000,000 shall be imposed upon the train driver that:
a) Reverses the train in a foggy or stormy weather without receiving signals;
b) Reverses the train while the signal transmission is interrupted while another train in the same direction is running behind;
c) Reverses the train in the rail section without orders;
d) Runs or reverses the train without permission after a distress signal has been sent; or
dd) Reverses the train when is pushed by a locomotive to the rail section.
4. A fine of VND 3,000,000 - VND 5,000,000 shall be imposed upon the traffic controller, train driver, or captain that allow the train to enter the rail section without evident permission.
5. Apart from incurring fines, the train driver that commits any of the violations mentioned in Clause 3, Clause 4 of this Article shall also have his train driver’s license suspended for 1 - 3 months.
Article 43. Penalties for violations against regulations on receiving and sending trains
1. A fine of VND 200,000 - VND 400,000 shall be imposed upon a rail worker that commits any of the following violations on guard duty:
a) Failure to receive or send inbound and outbound trains while on watch at the station, switch, crossing, road-rail bridge, or while patrolling a bridge or road, or failure to do so properly;
b) Failure to record every telegram while on watch at the station;
a) Failure to record sufficient information about the times when trains pass by while on watch at the station, crossing, or road-rail bridge.
2. A fine of VND 500,000 - VND 1,000,000 shall be imposed upon the traffic controller allows the train to park before the entrance signal post without acceptable explanation.
3. A fine of VND 1,000,000 - VND 3,000,000 shall be imposed upon the flagman at the crossing or road-rail bridge that fails to erect the barrier on time.
4. A fine of VND 2,000,000 - VND 4,000,000 shall be imposed upon the traffic controller that commits any of the following violations:
a) Failure to take safety measures when a train is approaching;
b) Mistaking the trains;
c) Receiving or sending a train without taking the switch key or lock the switch;
d) Allows a train to enter a rail section without notifying the flagman as prescribed.
Article 44. Penalties for violations against regulations on observance of railway signals
1. A fine of VND 300,000 - VND 500,000 shall be imposed upon the train driver, shunting commander or worker that commits any of the following violations:
a) Failure to respond to shunting signals by blowing the train whistle;
b) Failure to send appropriate signals while shunting.
2. A fine of VND 2,000,000 - VND 3,000,000 shall be imposed upon:
a) The train driver or captain who allows the train to run without receiving a safety signal from the traffic controller or the signaling employee;
b) The train driver who drives the train pass the signals to enter or leave a closed station without permission from the chief traffic controller;
c) The train driver who fails to stop the train when it reaches the protective flare and the flare sets off;
d) The train driver who keeps the train running after receiving the stop signal.
3. Apart from incurring fines, the train driver that commits any of the violations specified in Point b, Point c, Point d Clause 2 of this Article shall also have his train driver’s license suspended for 1 - 3 months.
Article 45. Penalties for violations against regulations on train dispatching
1. A fine of VND 5,000,000 - VND 7,000,000 shall be imposed upon the train dispatcher that fails to check the adherence to the timetable and train assembly plan.
2. A fine of VND 2,000,000 - VND 3,000,000 shall be imposed upon the train dispatcher that commits any of the following violations:
a) Sending train orders ultra vires;
b) Failure to order the traffic controller to send warnings to the train driver in time;
c) Failure to order the blockade of a rail section to execute construction or repair railway infrastructure; sending a rescue train or building train to the section that need blocking;
d) Causing train delay or traffic congestion due to late transmission of orders.
Article 46. Penalties for violations against regulations traffic at railroad crossings, road-rail bridges, and tunnels
1. A fine of VND 50,000 - VND 60,000 shall be imposed upon:
a) Any pedestrian who trespasses the barrier of the crossing or road-rail bridge when barrier is moving or has closed or the light has turned red; disobeys the signals, signs, road markings, or instructions of the flagman when going through the crossing or road-rail bridge, or tunnel;
b) Any bicycle, motored bicycle, or non-motorized vehicle operator that disobeys the signals, signs, or road markings when going through the crossing or road-rail bridge.
2. A fine of VND 80,000 - VND 100,000 shall be imposed upon any bicycle, motored bicycle, non-motorized vehicle operator that trespasses the barrier of the crossing or road-rail bridge while the barrier is moving or when the light has turned red; disobeys the signals or instructions of the flagman when going through the crossing or road-rail bridge.
3. A fine of VND 100,000 - VND 200,000 shall be imposed upon the operator of a motorcycle, moped or motorcycle-like vehicle (including electric motorcycles) who stops or parks within the length of the crossing or road-rail bridge, or disobeys the signals, signs, or road markings when going through the crossing or road-rail bridge.
4. A fine of VND 300,000 - VND 400,000 shall be imposed upon the operator of a motorcycle, moped or motorcycle-like vehicle (including electric motorcycles) that trespasses the barrier of the crossing or road-rail bridge while the barrier is moving or when the light has turned red; disobeys the signals or instructions of the flagman when going through the crossing or road-rail bridge.
5. A fine of VND 400,000 - VND 600,000 shall be imposed upon any operator of a tractor or heavy-duty vehicle who:
a) Stops, parks, or makes an u-turn within the length of the crossing or road-rail bridge; disobeys the signals, signs, or road markings when going through the crossing or road-rail bridge; or
b) Trespasses the barrier of the crossing or road-rail bridge while the barrier is moving or when the light has turned red; disobeys the signals or instructions of the flagman when going through the crossing or road-rail bridge.
6. A fine of VND 600,000 - VND 800,000 shall be imposed upon any operator of a car or car-like vehicle who stops parks or makes an u-turn within the length of the crossing or road-rail bridge; disobeys the signals, signs, or road markings when going through the crossing or road-rail bridge.
7. A fine of VND 1,200,000 - VND 2,000,000 shall be imposed upon any operator of a car or car-like vehicle who trespasses the barrier of the crossing or road-rail bridge while the barrier is moving or when the light has turned red; disobeys the signals or instructions of the flagman when going through the crossing or road-rail bridge.
8. A fine of VND 3,000,000 - VND 5,000,000 shall be imposed upon any operator of a road vehicle who:
a) Damages the barrier or other equipment at the crossing while operating the motor vehicle; or
b) Drives a tracked vehicle, iron-wheel road roller, transporter of oversized cargo or cargo exceeding the dimensional limit across the crossing without notifying the crossing management unit, or without taking safety measures properly.
9. Apart from incurring fines, the vehicle operator who commits any of the violations mentioned in Clause 4, Point b Clause 5, Clause 7 of this Article shall also have his driving license suspended for 1 - 3 months.
10. Apart from incurring the penalties, the vehicle operator who commits any of the violations specified in Clause 8 of this Article shall be compelled to repair the damage caused by the violation.
Article 47. Penalties for violations against regulations on prevention and settlement of railway accidents
1. A fine of VND 100,000 - VND 200,000 shall be imposed upon the individual that fails to report the railway accident to the nearest train station, railway authority, local authority, or police station.
2. A fine of VND 1,000,000 - VND 2,000,000 shall be imposed upon the responsible individual who fails to discover incidents or obstacles on the railway that threaten the rail transport safety, or fails to report them or take protective measures properly.
3. A fine of VND 2,000,000 - VND 3,000,000 shall be imposed upon the responsible individual who fails compile initial documents about the accident; fails to report the railway accident relevant entities as prescribed.
4. A fine of VND 3,000,000 - VND 4,000,000 shall be imposed upon an individual, VND 6,000,000 - VND 8,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:
a) Failure to provide sufficient information or documents related to the railway accident;
b) Failure to perform rescue duty while capable;
c) Failure to be present at the crash scene when informed of a railway accident;
d) Failure to take measures for preventing railway accidents when discovering or informed of damage to a railway work;
dd) Failure to resolve the issues affecting the train operation;
e) Obstructing the restoration of the railway when an accident happens.
5. A fine of VND 4,000,000 - VND 6,000,000 shall be imposed for:
a) Changing the crash scene;
b) Taking advantage of the railway accident to appropriate property or vehicle involved in the accident; disturbing, obstructing the handling of the railway accident;
c) Failure to report to a competent authority after causing a railway accident;
d) Failure to cooperate or disobeying orders of competent persons or authorities for repair of damage and restoration of rail transport.
6. A fine of VND 15,000,000 - VND 20,000,000 shall be imposed upon the rail transport company that commits any of the following violations:
a) Failure to prevent and handle railway accidents to ensure safe and continuous rail transport;
b) Disobeying the direction of the organization in charge of preventing and handling railway accidents;
c) Failure to report threats to train operation and suspension of train operation to the traffic controllers at two ends of the rail section where the threat is found, or to the rail transport operators;
d) Failure to suspend train operation when the rail infrastructure is found threatening train operation safety.
Article 48. Penalties for violations against regulations on railway safety assurance
1. A fine of VND 300,000 - VND 500,000 shall be imposed for:
a) Walking, standing, lying, sitting on/in railway bridges/tunnels, except for the workers on duty;
b) Trespassing the fences or walls that separate the railway from the surrounding;
c) Taking animals across the railway at inappropriate positions, or leaving animals to pull a vehicle across the railway without a rider;
d) Walking, standing, lying, sitting on the roof of the coach, locomotive, steps; hanging, standing, sitting on the sides of the coach, locomotive, or connector; opening the train doors; poking the head, arm, leg, or other stuff out the coach when the train is running, except for the workers on duty;
dd) Placing farm produce and other objects on the railway line or other railway works;
e) Spilling debris or other materials on the railway line.
2. A fine of VND 2,000,000 - VND 3,000,000 shall be imposed for:
a) Anchoring a ship, boat, other watercraft or object within the safety perimeter of the railway bridge;
b) Placing a road vehicle, equipment, materials, or cargo in the railway clearance, except for the violations specified in Point b Clause 3 of this Article.
3. A fine of VND 3,000,000 - VND 5,000,000 shall be imposed for:
a) Obstructing the train operation; arbitrarily using signals or equipment to stop the train, unless a threat to railway safety is found;
b) Placing obstacles on the railway line.
4. A warning or fine of from 5,000,000 - VND 10,000,000 shall be imposed upon any individual who drops wood, stones, or other objects causing a railway accident.
5. Apart from the fines, the violator shall also be compelled to:
a) Leave the railway bridge or tunnel in case of commission of any of the violations specified in Point a Clause 1 of this Article;
b) Remove the farm produce and other objects from the railway line or other railway works in case of commission of any of the violations specified in Point dd Clause 1 of this Article;
c) Remove the debris, obstacles, and other materials from the railway line in case of commission of any of the violations specified in Point e Clause 1, Point b Clause 3 of this Article;
d) Remove the ship, boat, other watercraft or object from the safety perimeter of the railway bridge in case of commission of any of the violations specified in Point a Clause 2 of this Article;
dd) Removing the road vehicle, equipment, materials, or cargo from the railway clearance in case of commission of any of the violations specified in Point b Clause 2 of this Article.
SECTION 2. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON RAILWAY INFRASTRUCTURE
Article 49. Penalties for violations against regulations on protection of railway works
1. A warning or a fine of VND 100,000 - VND 200,000 shall be imposed upon any individual who dumps garbage on the railway or dropping domestic waste from the train to the railway.
2. A fine of VND 3,000,000 - VND 5,000,000 shall be imposed upon an individual, VND 6,000,000 - VND 10,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:
a) Dumping or placing hazardous substances or waste on the railway or from dumping them from a train to the railway;
b) Dumping debris, other materials on the railway or dropping them from the train to the railway in transit;
c) Illegally placing flammable or explosive substances within the land area for rail transport;
d) Blocking the signs, landmarks, or signals of railway works;
dd) Damaging the railway drainage system;
e) Illegally placing concrete, wood, steel, or other materials within the safety perimeter of the railway work.
3. A fine of VND 5,000,000 - VND 10,000,000 shall be imposed upon an individual, VND 10,000,000 - VND 20,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:
a) Digging, extracting earth and stone within the perimeter of the railway work or the railway safety corridor;
b) Damaging, illegally removing walls or fences that separate the railway and the surrounding; moving or destroying the marks of railway perimeters or railway safety corridor;
c) Damaging, changing, moving the signs, landmarks, or signals of railway works.
4. A fine of VND 10,000,000 - VND 20,000,000 shall be imposed upon an individual, VND 20,000,000 - VND 40,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:
a) Illegally opening a railway crossing, setting up power or communication line, building an overpass, underpass, drain, or other works across the railway;
b) Illegally drilling, digging, cutting the railway;
c) Illegally removing, moving the rails, sleepers, parts, components, supplies, and equipment of the railway signaling system.
5. A fine of VND 20,000,000 - VND 25,000,000 shall be imposed upon an individual, VND 40,000,000 - VND 50,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:
a) Using explosive to extract stones, sand, or gravel causing the railway work to subside, crack, or blocking rail transport;
b) Connecting the national railway to another railway against the law.
6. Apart from incurring penalties, the violator shall be compelled to:
a) Remove the debris, hazardous substances, waste, and other materials from the railway in case of commission of any of the violations specified in Clause 1; Point a, Point b Clause 2 of this Article;
b) Remove the flammable or explosive substances from the land area for rail transport in case of commission of any of the violations specified in Point c Clause 2 of this Article;
c) Remove the objects that block the signs, landmarks, or signals of the railway work in case of commission of any of the violations specified in Point d Clause 2;
d) Restore the original condition of the railway drainage system in case of commission of any of the violations specified in Point dd Clause 2 of this Article;
dd) Remove the concrete, wood, steel, or other materials from the safety perimeter of the railway work in case of commission of any of the violations specified in Point e Clause 2 of this Article;
e) Restore the original condition in case of commission of any of the violations specified in Clause 3 of this Article;
g) Dismantle the illegal construction work and restore the original condition in case of commission of any of the violations specified in Clause 4, Clause 5 of this Article.
Article 50. Penalties for violations against regulations on construction, resource attraction, and other activities in the vicinity of railway works
1. A fine of VND 1,000,000 - VND 3,000,000 shall be imposed upon an individual, VND 2,000,000 - VND 6,000,000 upon an organization that carries out construction or resource attraction or other activities in the vicinity of a railway work without taking measures for assurance of railway work safety and rail transport safety.
2. A fine of VND 3,000,000 - VND 6,000,000 shall be imposed upon an individual, VND 6,000,000 - VND 12,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:
a) Building a lime kiln, pottery kiln, brick kiln, cast iron, steel, or glass melting furnace at a distance of less than 10 m from the boundary of the railway safety corridor;
b) Building a house from flammable materials at a distance of less than 05 m from the boundary of the railway safety corridor;
c) Executing construction within the corner blocking the view of operators of road vehicles or rail vehicles at a railroad crossing without appointing a flagman;
d) Executing construction or resource extraction or other activities in the vicinity of a railway work damaging the railway work.
3. A fine of VND 10,000,000 - VND 20,000,000 shall be imposed upon an individual, VND 20,000,000 - VND 40,000,000 upon an organization that commits any of the violations specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article causing a railway accident.
4. Apart from incurring penalties, the violator shall be compelled to:
a) Take measures to ensure railway safety in case of commission of any of the violations specified in Clause 1 of this Article;
b) Dismantle the construction work threatening railway safety in case of commission of any of the violations specified in Point a, Point b, Point c Clause 2 of this Article;
c) Restore the original condition of the railway work in case of commission of any of the violations specified in Point dd Clause 2 of this Article.
Article 51. Penalties for violations against regulations on using land area for rail transport
1. A fine of VND 300,000 - VND 500,000 shall be imposed upon an individual, VND 600,000 - VND 1,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:
a) Planting trees higher than 1.5 m within the railway safety corridor; planting trees within 02 m from the bottom edge of the elevated surface, 05 from the upper edge of the slope, or 03 m from the outer edge of the vertical gutter or middle gutter of the road;
b) Trading goods, holding markets, herding cattle within the perimeter of the railway or the railway safety corridor.
2. A fine of VND 500,000 - VND 1,000,000 shall be imposed upon an individual, VND 1,000,000 - VND 2,000,000 upon an organization that uses land within the perimeter the railway work or the railway safety corridor for farming purposes damaging the railway work or causing it to subside or crack, or blocking rail transport.
3. A fine of VND 2,000,000 - VND 3,000,000 shall be imposed upon an individual, VND 4,000,000 - VND 6,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:
a) Illegally placing vehicles, equipment, materials, goods, wastes, or other items within the perimeter of the railway or the railway safety corridor;
b) Illegally erecting booths, temporary constructions within the land area for rail transport;
c) Placing, erecting advertising boards, sign boards or other obstacles within the land area for rail transport;
d) Delaying removal of the booths or construction, or obstructing the construction, repair, expansion, or assurance of railway work safety at the request of a competent authority.
4. A fine of VND 20,000,000 - VND 25,000,000 shall be imposed upon an individual, VND 40,000,000 - VND 50,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:
a) Illegally erecting tents, kiosks, other permanent works within the land area for rail transport;
b) Illegally erecting advertising boards or sign boards within the land area for rail transport.
5. Apart from incurring penalties, the violator shall be compelled to:
a) Cut down the trees illegally planted in case of commission of any of the violations specified in Point a Clause 1 of this Article;
b) Restore the original condition in case of commission of any of the violations specified in Clause 2 of this Article;
c) Remove the vehicle, equipment, materials, goods, waste, and other objects from the railway work perimeter or railway safety corridor in case of commission of any of the violations specified in Point a Clause 3 of this Article;
d) Remove the illegal booth, temporary work from the land area for rail transport in case of commission of any of the violations specified in Point b Clause 3 of this Article;
dd) Remove the illegal advertising boards, signboards and other obstacles from the land area for rail transport in case of commission of any of the violations specified in Point c Clause 3 of this Article;
e) Remove the illegal house, permanent work, advertising board, signboard from the land area for rail transport in case of commission of any of the violations specified in Clause 4 of this Article.
Article 52. Penalties for violations against regulations on railway infrastructure administration
1. A fine of VND 5,000,000 - VND 10,000,000 shall be imposed upon the organization responsible for railway infrastructure management, operation, and maintenance that commits any of the following violations:
a) Failure to keep or properly keep records on important positions;
b) Failure to discover or report the discovered infringements upon the railway perimeter or the railway safety corridor under their management to competent authorities;
c) Failure to keep or properly keep records on management of railway works and railway safety corridors.
2. A fine of VND 10,000,000 - VND 20,000,000 shall be imposed upon the organization responsible for railway infrastructure management, operation, and maintenance that commits any of the following violations:
a) Failure to carry out or properly carry out inspections;
b) Failure to repair damage to railway works;
c) failure to repair, replace, or fortify damaged parts of the railway infrastructure to sustain its quality.
3. Apart from the penalties, the violator shall also be compelled to:
a) Take measures to ensure rail transport safety in case of commission of any of the violations specified in Point a, Point b Clause 2 of this Article;
b) Repair, replace, or fortify damaged parts of the railway infrastructure to sustain its quality in case of commission of any of the violations specified in Point c Clause 2 of this Article.
Article 53. Penalties for violations against regulations on construction of railway works
1. A fine of VND 1,000,000 - VND 3,000,000 shall be imposed upon an individual, VND 2,000,000 - VND 6,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:
a) Failure to notify the supervisory agency of the railway work before commencing the construction;
b) Failure to provide adequate signaling and safety equipment during the construction;
c) Failure to install or properly install adequate warning signs and signals; failure to take measures to ensure the traffic safety during the construction process;
d) Operating construction equipment without an appropriate qualification;
dd) Improperly placing a vehicle, material, or construction equipment blocking rail transport or threatening traffic safety;
e) Executing a railway work construction after the construction license has expired;
g) Placing building equipment, warning signs, and other materials within the railway clearance after the blockade period is over;
h) Failure to notify the supervisory agency of the railway work of the completion of the construction.
2. A fine of VND 3,000,000 - VND 5,000,000 shall be imposed upon an individual, VND 6,000,000 - VND 10,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:
a) Executing construction without a construction license or one issued by a competent authority; executing construction against the construction license issued by a competent authority;
b) Failure to take measures for preventing accidents when finding that the construction threatens rail transport safety.
3. A fine of VND 10,000,000 - VND 15,000,000 shall be imposed upon an individual, VND 20,000,000 - VND 30,000,000 upon an organization that executes construction on an operational track without taking measures for ensuring railway safety causing a railway accident.
4. Apart from incurring fines, the organization or individual that commits any of the violations specified in Point e Clause 1, Point a Clause 2, Clause 3 of this Article shall be suspended from construction for 1 -3 months or have their construction license suspended for 1 – 3 months (if any).
5. Apart from incurring penalties, the violator shall be compelled to:
a) Provide adequate safety equipment and signaling devices in case of commission of any of the violations specified in Point b Clause 1 of this Article;
b) Provide adequate warning signs, signals and take measures for ensuring traffic safety in case of commission of any of the violations specified in Point c Clause 1 of this Article;
c) Place building equipment and material properly in case of commission of any of the violations specified in Point dd Clause 1 of this Article;
d) Remove the building materials and equipment from the railway clearance in case of commission of any of the violations specified in Point g Clause 1 of this Article;
dd) Take measures to ensure rail transport safety in case of commission of any of the violations specified in Point b Clause 2 of this Article.
SECTION 3. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON RAILWAY VEHICLES
Article 54. Penalties for violations against regulations on railworthiness
1. A fine of VND 500,000 - VND 1,000,000 shall be imposed upon an individual, VND 1,000,000 - VND 2,000,000 upon an organization that operates improvised vehicles on the railway.
2. A fine of VND 6,000,000 - VND 10,000,000 shall be imposed for each violating vehicle upon the organization in charge of administration of railway vehicle operation that commits any of the following violations:
a) Allowing a vehicle to operate on the railway without the certificate of registration or certificate of technical and environmental safety, unless they are newly imported, being tested, or sent back for repair;
b) Allowing a vehicle which is not consistent with the certificate of registration or certificate of technical and environmental safety to operate on the railway;
c) Allowing a vehicle banned from operation to operate on the railway.
3. A fine of VND 15,000,000 - VND 20,000,000 shall be imposed upon the organization that commits any of the violations specified in Point c Clause 2 of this Article causing a railway accident.
4. Apart from the fines, the person or organization that commits the violations in Clause 1 of this Article shall have their improvised vehicle confiscated.
Article 55. Penalties for violations against regulations necessary information and instructions for railway vehicles
1. A fine of VND 2,000,000 - VND 3,000,000 shall be imposed upon the organization responsible for railway vehicle operation that fails to put up or adequately put up the train rules and regulations, the route, names of transit stations and the destination station, what to do in case of accident on each coach as prescribed..
2. A fine of VND 3,000,000 - VND 5,000,000 shall be imposed upon the organization responsible for railway vehicle operation that fails put up or adequately put up the reference number, registration number, and other symbols on each of the railway vehicles.
Article 56. Penalties for violations against regulations on braking equipment and assembling trains
1. A fine of VND 3,000,000 - VND 5,000,000 shall be imposed upon the organization responsible for administration of railway vehicle operation that commits any of the following violations:
a) Failure to install automatic or manual brake or functional one on the railway vehicle;
b) Failure to install an emergency brake handle or a functional one in each passenger coach and at the working position of the captain;
c) Failure to periodically check and seal the emergency brake handle and pressure gauge;
d) Failure to install a pressure gauge or a functional one at the working position of the captain and some passenger cars;
dd) Failure to properly place the assembling equipment.
2. A fine of VND 10,000,000 - VND 15,000,000 shall be imposed upon the organization responsible for administration of railway vehicle operation that uses a rear signaling device without a certification that is unexpired and issued by a competent authority, or uses a rear signaling device that is not functional.
3. Apart from the penalties, the violator shall also be compelled to:
a) Install the automatic or manual brake in case of commission of any of the violations specified in Point a Clause 1 of this Article;
b) Install the emergency brake handle at the working position of the captain and passenger coaches in case of commission of any of the violations specified in Point b Clause 1 of this Article;
c) Install the pressure gauge at the working position of the captain and some passenger coaches in case of commission of any of the violations specified in Point d Clause 1 of this Article;
dd) Install the assembling equipment properly in case of commission of any of the violations specified in Point dd Clause 1 of this Article;
dd) Replace the rear signalling device in case of commission of any of the violations specified in Clause 2 of this Article.
Article 57. Penalties for violations against regulations necessary equipment on railway vehicles
1. A fine of VND 1,000,000 - VND 2,000,000 shall be imposed upon the captain or train driver that:
a) Fails to provide or adequately provide fire-fighting equipment and materials, first-aid kits, equipment for choking and signaling on the freight train;
b) Fails to provide or adequately provide escape equipment, fighting equipment and materials, first-aid kits, tools and materials for minor repairs, equipment for choking and signaling on the passenger train;
c) Failure to put up the regulations, route, names of destination stations, and how to deal with accidents or fire on the train.
2. A fine of VND 3,000,000 - VND 5,000,000 shall be imposed upon the organization responsible for administration of railway vehicle operation that puts a passenger coach into operation without adequate and functional equipment.
3. A fine of VND 5,000,000 - VND 10,000,000 shall be imposed upon the organization responsible for administration of railway vehicle operation that commits any of the following violations:
a) The locomotive or powered vehicle does not have a speedometer, equipment for recording speed and information related to the train operation (black box), equipment that helps the driver to stay awake while operating the train (if required) or functional ones;
b) There is no speedometer or equipment for communication between the driver and the captain or functional ones installed at the working position of the captain.
4. Apart from incurring penalties, the violator shall be compelled to:
a) Provide adequate fire-fighting equipment and materials, first-aid kits, equipment for choking and signaling on the freight train in case of commission of any of the violations specified in Point a Clause 1 of this Article;
b) Provide adequate emergency escape equipment, fighting equipment and materials, first-aid kits, tools and materials for minor repairs, equipment for choking and signaling on the passenger train in case of commission of any of the violations specified in Point b Clause 1 of this Article;
c) Install a speedometer, equipment for recording speed and information related to the train operation (black box), the equipment that helps the driver to stay awake while operating the train (if required) on the locomotive or powered vehicle in case of commission of any of the violations specified in Point a Clause 3 of this Article;
d) Install a speedometer or equipment for communication between the driver and the captain at the working position of the captain in case of commission of any of the violations specified in Point b Clause 3 of this Article.
SECTION 4. PENALTIES FOR VIOLATIONS COMMITTED BY RAILWAY EMPLOYEES
Article 58. Penalties imposed upon employees directly serving the train operation violating regulations on qualifications
1. A fine of VND 1,000,000 - VND 2,000,000 shall be imposed upon the train driver that operates a railway vehicle without carrying the train driver’s license or an unexpired one or one that matches the vehicle.
2. A warning or fine of from 4,000,000 - VND 6,000,000 shall be imposed for using a fake qualification, fake train operator’s license, or failure to obtain a train driver’s license.
3. Apart from the fines, the person that commits any of the violations in Clause 2 of this Article shall have their fake qualification or fake train driver’s license confiscated.
Article 59. Penalties imposed upon train dispatchers, train captains, shunting workers, road and bridge patrolling staff, crossing and road-rail bridge flagmen, onboard inspectors, passenger control staff, train inspectors, and onboard electricians violating regulations on alcohol content
1. A fine of VND 500,000 - VND 1,000,000 shall be imposed for working under the influence of alcohol but the BAC or BrAC is below the level specified in Point a Clause 2 of this Article.
2. A fine of VND 2,000,000 - VND 3,000,000 shall be imposed for any of the following violations:
a) Working while BAC exceeds 80 mg per 100 ml of blood, or BrAC exceeds 0.4 mg per liter of breath;
b) Disobeying the law enforcement officer’s order for alcohol content testing;
c) Using other banned stimulants.
Article 60. Penalties imposed upon railway workers violating regulations on railway safety
1. A warning or a fine of VND 100,000 - VND 200,000 shall be imposed upon any railway worker involved in train operation or passenger service who fails to wear uniform, badge, name tag as prescribed while working.
2. A fine of VND 500,000 - VND 1,000,000 shall be imposed upon:
a) The captain that allows people to walk, stand, lie, or sit on the roof of the coach, hang from the coach, locomotive, or connector;
b) The captain or train driver that allows passengers to get on freight train;
c) The attendant that allows street vendors and people without tickets to get on the train, allows passengers to get on or get off the train while it is running;
d) The patrolling employee that fails to check and discover the damage to the tunnel, bridge, railway, railway perimeter or rail transport safety corridor or fails to take remedial measures or report the damage to a competent person;
dd) The railway worker who fails to adhere to professional procedures causing train delay.
3. A fine of VND 3,000,000 - VND 5,000,000 shall be imposed upon the person who commits any of the violations specified in Point dd Clause 2 of this Article causing a railway accident.
4. Apart from incurring penalties, the person that commits any of the violations specified in Point a Clause 2 of this Article shall be compelled to take the violator to their position.
Article 61. Penalties for overloading railway vehicles
1. A fine of VND 1,000,000 - VND 2,000,000 shall be imposed for each excess passenger upon the railway company that sells more tickets than the number of seats (the total fine shall not exceed 150,000,000) unless it is permitted by a competent authority.
2. A fine of VND 3,000,000 - VND 5,000,000 shall be imposed upon the railway company that loads cargo onto a coach exceeding the legal limit by >10% - 40%.
3. A fine of VND 5,000,000 - VND 10,000,000 shall be imposed upon the railway company that loads cargo onto a coach exceeding the legal limit by >40% - 100%.
4. A fine of VND 10,000,000 - VND 20,000,000 shall be imposed upon the railway company that loads cargo onto a coach exceeding its capacity by more than 100%.
5. Apart from the penalties, the violator shall also be compelled to:
a) Provide another vehicle to carry the excess passengers in case of commission of any of the violations specified in Clause 1 of this Article;
b) Remove the amount of cargo that exceeds the coach capacity in case of commission of any of the violations specified in Clause 2, Clause 3, Clause 4 of this Article.
Article 62. Penalties incurred by the driver and co-driver
1. A fine of VND 300,000 - VND 500,000 shall be imposed upon the co-driver that fails to supervise the train speed, observe and inform the driver of signals and signs.
2. A fine of VND 500,000 - VND 1,000,000 shall be imposed upon the train driver that:
a) Leaves the driving position while the locomotive is working;
b) Allows unauthorized people or cargo in the locomotive;
c) Damages the equipment that keeps the driver awake while operating the train;
d) Disobeys the instructions of the captain, signals or signs;
dd) Fails to carry or adequately carry flags, signal lamps, flares, or chocks in the locomotive during the shift.
3. A fine of VND 1,000,000 - VND 2,000,000 shall be imposed upon the train driver that:
a) Stops the train against the rules without acceptable explanation;
b) Lets the train moving pass the stop signal;
c) Exceeds the speed limits by 5 - 10 km/h.
4. A fine of VND 3,000,000 - VND 5,000,000 shall be imposed upon:
a) Exceeding the speed limits by >10 km/h - 20 km/h;
b) Working under the influence of alcohol but the BAC or BrAC is below the level specified in Clause 6 or Point a Clause 7 of this Article.
5. A fine of VND 5,000,000 - VND 7,000,000 shall be imposed upon the driver that exceeds the speed limits by more than 20 km/h.
6. A fine of VND 8,000,000 - VND 10,000,000 shall be imposed for working while BAC exceeds 50 mg - 80 mg per 100 ml of blood, or BrAC exceeds 0.25 mg 0.4 mg per liter of breath;
7. A fine of VND 10,000,000 - VND 15,000,000 shall be imposed upon:
a) Working while BAC exceeds 80 mg per 100 ml of blood, or BrAC exceeds 0.4 mg per liter of breath;
b) Disobeying the law enforcement officer’s order for alcohol content testing;
c) Using other banned stimulants.
8. Apart from incurring fines, the person who commits any of the violations mentioned in Clause 3, Clause 4, Clause 5, Clause 6, Clause 7 of this Article shall also have his/her train driver’s license suspended for 1 - 3 months.
9. Apart from the penalties, the person that commits the violation specified in Point b Clause 2 of this Article shall be compelled to remove the passengers and cargo from the locomotive.
Article 63. Penalties for violations against regulations on employees directly serving train operation
A fine of VND 5,000,000 - VND 10,000,000 shall be imposed upon the organization that employs people without qualifications that match their positions; employs people that fail to meet health standards.
Article 64. Penalties imposed upon rail transport training institutions violating regulations of laws on training and issuance of qualifications
1. A fine of VND 3,000,000 - VND 5,000,000 shall be imposed for:
a) Failure to meet the requirements and standards applied to rail transport training institutions;
b) Failure to comply with the regulations on recruitment, training programs, examination, issuing/replacing qualifications;
2. A warning or fine of from 5,000,000 - VND 10,000,000 shall be imposed for providing training or issuing qualifications without approval by a competent authority.
3. Apart from incurring fines, the organization that commits any of the violations specified in Clause 1 of this Article shall be suspended from recruitment for 1 – 3 months.
4. Apart from incurring penalties, the organization that commits any of the violations specified in Clause 2 of this Article shall have to revoke the qualifications illegally issued.
Article 65. Penalties for violations against regulations on formulation of rules for technical management of train station and putting up the rules for technical management of train station or rail station
1. A fine of VND 1,000,000 - VND 3,000,000 shall be imposed upon the chief of the train station who fails to put up or adequately put up the rules for technical management of train station or rail station.
2. A fine of VND 1,000,000 - VND 3,000,000 shall be imposed upon the train station that fails to establish the rules for technical management of train station or ones approved by a competent authority.
SECTION 5. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON RAILWAY SERVICES
Article 66. Penalties for violations against regulations on conditions for railway service provision
1. A fine of VND 10,000,000 - VND 20,000,000 shall be imposed upon the enterprise that loading, unloading goods at the train station or freight yard, the company that store goods at the train station, the company that manufactures, assemblies, modifies, repairs vehicles, the company that provides rail transport services, the railway infrastructure company that commits any of the following violations:
a) Using material-handling equipment that fails to meet safety standards; employing the people without qualifications to operate material-handling equipment;
c) Failure to comply with regulations on fire safety and environmental hygiene in the warehouse; using substandard warehouses or yards;
c) Manufacturing, assembling, modifying, repairing vehicles without supervision and quality control; failure to employ bachelors in auto mechanics; failure to prepare a fire safety plan and environmental pollution prevention plan;
d) Providing rail transport services or road infrastructure services without a safety certificate, or using a fake or expired safety certificate;
dd) Providing rail transport services without an insurance contract (for transport of passengers and dangerous goods by train); failure to employ a person that holds a bachelor's degree in rail transport or has at least 03 years' experience of rail transport operation to administer rail transport operation;
e) Failure to employ a person that holds a bachelor’s degree in railway infrastructure or has at least 03 years’ experience of railway infrastructure operation to take charge of railway infrastructure operation.
2. Apart from incurring fines, the organization that commits any of the violations specified in Point d Clause 1 of this Article shall have its fake or expired certificate confiscated.
Article 67. Penalties for violations against regulations on railway service provision
1. A fine of VND 3,000,000 - VND 5,000,000 shall be imposed upon the rail transport company that commits any of the following violations:
a) Transporting corpses and bones against the law;
b) Transporting living or wild animals against the law;
c) Failure to put up or correctly put up information about: arrival and departure times, ticket prices, freights, other charges, ticket selling plan, list of goods banned from transport by passenger train, regulations on the company’s responsibility to serve passengers;
d) Failure to inform the number of remaining seats to passengers when selling tickets electronically.
2. A fine of VND 5,000,000 - VND 10,000,000 shall be imposed upon the rail transport company that fails to adhere to regulations on exemption of tickets or reduction of ticket prices
3. A fine of VND 10,000,000 - VND 20,000,000 shall be imposed upon the rail transport company that commits any of the following violations:
a) Failure to undertake special transport missions at the request of a competent authority;
b) Failure to comply with regulations on transporting oversized cargo;
c) Failure to comply with regulations on handling and transporting dangerous goods;
d) Failure to ensure passengers are provided with adequate conveniences when the transport is interrupted due to accidents, natural disasters, or sabotage;
dd) Failure to comply with regulations on handling, transporting, and securing dangerous goods on coaches.
4. Apart from incurring penalties, the violator shall also be compelled to:
a) Remove the corpse or animal at the nearest station for further actions in case of commission of any of the violations specified in Point a, Point b Clause 1 of this Article;
b) Undertake special transport missions at the request of the head of the competent authority in case of commission of any of the violations specified in Point a Clause 3 of this Article;
c) Take safety measures in case of commission of any of the violations specified in Point b, Point c, Point dd Clause 3 of this Article.
Article 68. Penalties for using fake train tickets and selling train tickets against the law
1. A warning or fine of from 100,000 - VND 200,000 shall be imposed for using fake tickets on the train.
2. A fine of VND 2,000,000 - VND 4,000,000 shall be imposed upon:
a) Any ticketing staff of a train station, ticket agent, or on the train who sells tickets against the law;
b) Any person who trades in tickets to earn illicit profits.
3. A fine of VND 10,000,000 - VND 15,000,000 shall be imposed upon an individual, VND 20,000,000 - VND 30,000,000 upon an organization that commits any of the following violations:
a) Transporting fake train tickets;
b) Selling fake train tickets;
c) Storing fake tickets.
4. Apart from incurring fines, the violator shall also incur the following additional penalties:
a) Fake train tickets shall be confiscated in case of commission of any of the violations specified in Clause 1 of this Article;
b) All tickets shall be confiscated in case of commission of any of the violations specified in Point b Clause 2 of this Article;
c) Fake train tickets shall be confiscated in case of commission of any of the violations specified in Clause 3 of this Article.
5. Apart from incurring penalties, the person that commits any of the violations specified in Clause 2, Point b Clause 3 of this Article shall have to give up the illicit profits.
SECTION 6. OTHER OFFENCES RELATED TO RAIL TRANSPORT
Article 69. Penalties for violations against other regulations on railway safety and security
1. A fine of VND 100,000 - VND 200,000 shall be imposed upon any person who:
a) Peddles on the train or in the train station;
b) Fails to comply with train regulations on the train;
c) Throws earth, stones, or other objects from the train while it is running.
2. A fine of VND 300,000 - VND 500,000 shall be imposed upon any person who:
a) Disturbs the order or safety on the train or in the train stations;
b) Threatens, infringes upon the health or belongings of passengers of railway workers;
c) Brings an animal that carries contagious diseases or a wild animal to the station or to the train;
d) Illegally brings a corpse, bones, flammable/explosive substance, or weapon to the station or train.
dd) Illegally brings a living animal to the train.
3. A fine of VND 500,000 - VND 1,000,000 shall be imposed upon any individual who throws earth, stones, or other objects at the train while it is running.
4. Apart from incurring penalties, the person who commits any of the violations specified in Point c, Point d, Point dd Clause 2 of this Article shall have to remove the corpse, bones, sick animal, flammable/explosive substance, or weapon, or living animal from the train at a train station for further actions.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực