Cương VI Nghị định 46/2015/NĐ-CP: Sự cố công trình xây dựng
Số hiệu: | 46/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 12/05/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2015 |
Ngày công báo: | 27/05/2015 | Số công báo: | Từ số 575 đến số 576 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
26/01/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về phân cấp sự cố công trình xây dựng
Từ ngày 01/7/2015, việc quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP .
Theo đó, sự cố công trình xây dựng được phân thành ba cấp theo mức độ hư hại công trình và thiệt hại về người như sau:
- Cấp I gồm: Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 6 người trở lên; sập, đổ hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp I trở lên.
- Cấp II gồm: Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 1 đến 5 người; sập, đổ hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp II, cấp III.
- Các sự cố công trình xây dựng còn lại được xem là sự cố cấp III.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Cấp sự cố được chia thành ba cấp theo mức độ hư hại công trình và thiệt hại về người, bao gồm sự cố cấp I, cấp II và cấp III như sau:
1. Sự cố cấp I bao gồm:
a) Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 6 người trở lên;
b) Sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp I trở lên hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp I trở lên.
2. Sự cố cấp II bao gồm:
a) Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 1 người đến 5 người;
b) Sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp II, cấp III hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp II và cấp III.
3. Sự cố cấp III bao gồm các sự cố còn lại ngoài các sự cố công trình xây dựng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
1. Ngay sau khi xảy ra sự cố, bằng phương pháp nhanh nhất chủ đầu tư phải báo cáo tóm tắt về sự cố cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố và cơ quan cấp trên của mình, Ủy ban nhân dân cấp xã ngay sau khi nhận được thông tin phải báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh về sự cố.
2. Trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư báo cáo về sự cố bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố. Đối với tất cả các loại sự cố, nếu có thiệt hại về người thì chủ đầu tư gửi báo cáo cho Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Sau khi nhận được báo cáo bằng văn bản hoặc nhận được thông tin về sự cố, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo sự cố cho Bộ Xây dựng và Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với các sự cố sự cố cấp I và các sự cố khác có thiệt hại về người.
4. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được quyền yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp thông tin về sự cố.
5. Trường hợp sự cố công trình xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
1. Khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra; tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện báo cáo theo quy định tại Điều 47 Nghị định này. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, hỗ trợ các bên có liên quan tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện các công việc cần thiết khác trong quá trình giải quyết sự cố.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì giải quyết sự cố công trình xây dựng và thực hiện các công việc sau:
a) Xem xét, quyết định dừng, tạm dừng thi công hoặc khai thác sử dụng đối với hạng mục công trình, một phần hoặc toàn bộ công trình tùy theo mức độ và phạm vi sự cố;
b) Xem xét, quyết định việc phá dỡ, thu dọn hiện trường sự cố trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu sau: Đảm bảo an toàn cho người, tài sản, công trình và các công trình lân cận. Hiện trường sự cố phải được các bên liên quan chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết phục vụ công tác giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố trước khi phá dỡ, thu dọn;
c) Thông báo kết quả giám định nguyên nhân sự cố cho chủ đầu tư, các chủ thể khác có liên quan; các yêu cầu đối với chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc các bên có liên quan phải thực hiện để khắc phục sự cố;
d) Xử lý trách nhiệm của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật;
đ) Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì giải quyết đối với sự cố công trình xây dựng cấp III.
3. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng trong quá trình thi công xây dựng hoặc chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng trong quá trình khai thác, sử dụng có trách nhiệm khắc phục sự cố theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi khắc phục sự cố, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này quyết định việc tiếp tục thi công hoặc đưa công trình vào sử dụng.
4. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chi phí cho việc khắc phục sự cố tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố.
1. Thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng được quy định như sau:
a) Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố cấp I đối với công trình xây dựng chuyên ngành theo trách nhiệm quản lý quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 51 Nghị định này, trừ trường hợp khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức giám định nguyên nhân các sự cố cấp II, cấp III trên địa bàn. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể đề nghị Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành phối hợp hoặc tổ chức thực hiện giám định nguyên nhân sự cố nêu trên khi cần thiết;
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức giám định nguyên nhân sự cố đối với công trình quốc phòng, an ninh.
2. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này thành lập Tổ điều tra sự cố để giám định nguyên nhân sự cố. Tổ điều tra sự cố bao gồm đại diện các đơn vị của cơ quan chủ trì giải quyết sự cố, các cơ quan có liên quan và các chuyên gia về những chuyên ngành kỹ thuật liên quan đến sự cố. Trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố chỉ định tổ chức kiểm định thực hiện giám định chất lượng công trình phục vụ đánh giá nguyên nhân sự cố và đưa ra giải pháp khắc phục.
Đối với sự cố có hậu quả nghiêm trọng, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ủy ban hoặc Tổ điều tra sự cố do Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để giám định nguyên nhân sự cố.
3. Nội dung thực hiện giám định nguyên nhân sự cố:
a) Thu thập hồ sơ, tài liệu, số liệu kỹ thuật có liên quan và thực hiện các công việc chuyên môn để xác định nguyên nhân sự cố;
b) Đánh giá mức độ an toàn của công trình sau sự cố;
c) Phân định trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan;
d) Lập hồ sơ giám định nguyên nhân sự cố, bao gồm: Báo cáo giám định nguyên nhân sự cố và các tài liệu liên quan trong quá trình thực hiện giám định nguyên nhân sự cố.
4. Chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng
a) Trường hợp sự cố công trình xây dựng xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng. Sau khi có kết quả giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng và phân định trách nhiệm thì tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình xây dựng phải có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố nêu trên. Trường hợp sự cố công trình xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố thực hiện theo quy định của hợp đồng xây dựng có liên quan;
b) Trường hợp sự cố công trình xây dựng xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng công trình, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng. Sau khi có kết quả giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng và phân định trách nhiệm thì tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình xây dựng phải có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố nêu trên. Trường hợp sự cố công trình xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố do chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình chi trả.
Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý, sử dụng có trách nhiệm lập hồ sơ sự cố bao gồm các nội dung sau:
1. Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố với các nội dung: Tên công trình, hạng mục công trình xảy ra sự cố; địa điểm xây dựng công trình, thời điểm xảy ra sự cố, mô tả sơ bộ và diễn biến sự cố; tình trạng công trình khi xảy ra sự cố; sơ bộ về tình hình thiệt hại về người và vật chất; sơ bộ về nguyên nhân sự cố.
2. Các tài liệu về thiết kế và thi công xây dựng công trình liên quan đến sự cố.
3. Hồ sơ giám định nguyên nhân sự cố.
4. Các tài liệu liên quan đến quá trình giải quyết sự cố.
INCIDENTS IN CONSTRUCTION WORKS
Article 46. Grading of incidents in the construction and operation of works
Incidents are classified into 3 levels according to the damage to the construction and the human damage, including level I, level II and level III incident, specifically as follows:
1. Level I incident includes:
a) Incidents in construction works that cause to death of 6 people or more;
b) Collapses of level I or higher works/work items or damage that potentially causes to collapses of level I or higher works/work items.
2. Level II incident includes:
a) Incidents in construction works that cause to death of 1 to 5 people;
b) Collapses of level II or level III works/work items or damage that potentially causes to collapses of level II or level III works/work items.
3. Level III incidents include the incidents other than those specified in Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 47. Reports on incidents in construction works
1. When the incident occurs, the investor shall immediately report such incident to the local People's committee of commune and the superior agency. When the report on the incident is received the People's committee of commune shall report it to the People’s Committee of district and province.
2. Within 24 hours since the incident occurs, the investor make a written report on the incident and send them to the People’s Committee of district and People's Committee of province of the place where the incident occurs. For any type of incidents, if there is human damage, the investor shall report to the Ministry of Construction and other competent State management agencies as prescribed in relevant law provisions.
3. When the report about the incident is received, the People’s Committee of province shall send a report on such incident to the Ministry of Construction and the Ministries managing specialized construction works, applicable to level I incidents and other incidents that cause human damage.
4. Any competent State management agency is entitled to request the investor and relevant parties to provide information about the incident.
5. If the incident occurs in the operation process, the owner or manager/user shall comply with the regulations in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
Article 48. Handling of incidents in construction works
1. When an incident occurs, the investor and the construction contractor are responsible for taking promptly the measures for searching and rescuing, ensuring the safety of human and property; limiting and preventing dangers that may continue; protect incident scenes and making reports as stipulated in Article 47 of this Decree. People’s Committees of all levels shall direct and support the relevant parties in organizing search and rescue, protecting incident scenes and carrying out other necessary activities during the process of handling incident.
2. The People's Committees of provinces are responsible for handling the construction work incidents and carry out the following tasks:
a) Consider and decide to stop or suspend the construction or operation of the work items, a part of the whole work according to the level and sphere of incident;
b) Consider and decide the dismantlement and/or clearance of incident scenes that ensures the safety of human, property, construction work and adjacent works. Involved parties shall take photos, shoot films, collect evidences and take notes of necessary information for the inspection of incident causes and establishment of incident documents before dismantling and clearing incident scenes;
c) Notify the investor and relevant entities about the result of the inspection of incident causes; send the investor, owner or relevant parties a request for remedy for the incident;
d) Handle the relevant parties according to the responsibilities and the legislations;
dd) On the basis the actual conditions of local area, the People's Committee of province may authorized the People’s Committee of district to preside over the handling of level III construction work incidents.
3. The investor, the construction contractor or the owner, the manager/user are responsible for taking remedial measures for the incident during the construction/operation process according to the request of the regulatory agency. When the incident is handled, the competent agency specified in Clause 2 of this Article shall decide to continue the construction or bring the work into operation.
4. Organizations and individuals causing incidents shall compensate for damage and pay the expenses for the remedy of incidents according to the nature, level and sphere of incidents.
Article 49. Inspection of construction work incident causes
1. The authority to organize the inspection of construction work incident causes is stipulated as follows:
a) The Ministry of Construction and Ministries managing specialized construction works are responsible for presiding over the inspection of causes for level I incident of specialized construction works according to the managerial responsibilities specified in Clauses 1 and 2 Article 51 of this Decree, except for other cases at the request of the Prime Minister;
b) The People's Committees of provinces are responsible for the inspection of level II and level III incidents in local area. The People's Committees of provinces may request the Ministries managing specialized construction works to organize inspection of such incidents alone or together;
c) The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security are responsible for the inspection of incidents of National defense and security works.
2. The competent agencies specified in Clause 1 of this Article shall establish an incident inspecting team to inspect the incident causes. An incident inspecting team shall include the representatives of the agencies in charge of handling the incident, the relevant agencies and the expert in technical speciality relating to the incident. If necessary, the agency presiding over the inspection of construction work incident causes may appoint an inspection organization to carry out the construction quality assessment serving the inspection of incident causes and find remedial measures.
For incidents that lead to serious consequences, the Prime Minister shall decide to establish Incident Investigation Committee under the control of the Ministry of Construction and with the participation of relevant parties to conduct the inspection of incident causes.
3. Contents of inspection of incident causes:
a) Collect related documents and relevant technical data and carry out professional activities to identify incident causes;
b) Assess the safety of works after the incident;
c) Assign the responsibilities among relevant organizations and individuals;
d) Establish incident cause inspection documents, including the Reports of inspection of incidents causes and relevant documents during the process of the inspection of incident causes.
4. Costs for the inspection of construction work incident causes
a) If the construction work incident occurred during the work construction process, the investor shall pay the cost for inspection of construction work incident causes. When the result of the inspection is received and the responsibilities are defined, the organization/individuals causing the incident shall be responsible for paying such cost. If the construction work incident orcurred due to a force majeure event, the cost for the inspection of construction work incident causes shall be paid according to the regulations in the relevant construction contract;
b) If the construction work incident occurred during the work operation process, the owner, manager/user of the work shall pay the cost for inspection of construction work incident causes. When the result of the inspection is received and the responsibilities are defined, the organization/individuals causing the incident shall be responsible for paying such cost. If the construction work incident orcurred due to a force majeure event, the cost for the inspection of construction work incident causes shall be paid by the owner, the manager or user of the work.
Article 50. Construction work incident documents
The investor, the owner and manager/user of the work are responsible for establishing the incident documents, including the following contents:
1. A report on the inspection of incident scene including: name of the work/work item with the incident; location of construction works and time of the incidents, preliminary description and occurence of the incidents; the status of works when the incident occured; preliminary information on the damage to people and property; preliminary information on incident causes.
2. Documents about the engineering planning and the construction of works which are related to the incident.
3. Document on the inspection of incident causes.
4. Document relating to the handling of incident.