Chương III Nghị định 46/2015/NĐ-CP: Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình
Số hiệu: | 46/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 12/05/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2015 |
Ngày công báo: | 27/05/2015 | Số công báo: | Từ số 575 đến số 576 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
26/01/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về phân cấp sự cố công trình xây dựng
Từ ngày 01/7/2015, việc quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP .
Theo đó, sự cố công trình xây dựng được phân thành ba cấp theo mức độ hư hại công trình và thiệt hại về người như sau:
- Cấp I gồm: Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 6 người trở lên; sập, đổ hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp I trở lên.
- Cấp II gồm: Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 1 đến 5 người; sập, đổ hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp II, cấp III.
- Các sự cố công trình xây dựng còn lại được xem là sự cố cấp III.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chủ đầu tư lập hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.
2. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng công trình. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập thiết kế xây dựng công trình. Chủ đầu tư có thể thuê tổ chức tư vấn, chuyên gia góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ thiết kế khi cần thiết
3. Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình bao gồm:
a) Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình;
b) Mục tiêu xây dựng công trình;
c) Địa điểm xây dựng công trình;
d) Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình;
đ) Các yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng công trình, công năng sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình.
4. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình.
1. Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng. Chỉ dẫn kỹ thuật do nhà thầu thiết kế hoặc nhà thầu tư vấn khác được chủ đầu tư thuê lập. Chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt là một thành phần của hồ sơ mời thầu thi công xây dựng, làm cơ sở để quản lý thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình.
2. Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình xây dựng được phê duyệt và yêu cầu của thiết kế xây dựng công trình.
3. Bắt buộc thực hiện lập chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II. Đối với công trình di tích và các công trình còn lại, chỉ dẫn kỹ thuật có thể được lập riêng hoặc quy định trong thuyết minh thiết kế xây dựng công trình.
1. Nội dung quản lý chất lượng của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình:
a) Bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện thiết kế; cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế;
b) Chỉ sử dụng kết quả khảo sát đáp ứng được yêu cầu của bước thiết kế và phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình;
c) Chỉ định cá nhân, bộ phận trực thuộc tổ chức của mình hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện công việc kiểm tra nội bộ chất lượng hồ sơ thiết kế;
d) Trình chủ đầu tư hồ sơ thiết kế để được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Xây dựng; tiếp thu ý kiến thẩm định và giải trình hoặc chỉnh sửa hồ sơ thiết kế theo ý kiến thẩm định;
đ) Thực hiện điều chỉnh thiết kế theo quy định.
2. Nhà thầu thiết kế chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế xây dựng công trình do mình thực hiện; việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế của cá nhân, tổ chức, chủ đầu tư, người quyết định đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn về xây dựng không thay thế và không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu thiết kế về chất lượng thiết kế xây dựng công trình do mình thực hiện.
3. Trường hợp nhà thầu thiết kế làm tổng thầu thiết kế thì nhà thầu này phải đảm nhận thiết kế những hạng mục công trình chủ yếu hoặc công nghệ chủ yếu của công trình và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thực hiện hợp đồng với bên giao thầu. Nhà thầu thiết kế phụ chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng thiết kế trước tổng thầu và trước pháp luật đối với phần việc do mình đảm nhận.
4. Trong quá trình thiết kế xây dựng công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, nhà thầu thiết kế xây dựng có quyền đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các thí nghiệm, thử nghiệm mô phỏng để kiểm tra, tính toán khả năng làm việc của công trình nhằm hoàn thiện thiết kế, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn công trình.
1. Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết kế, bản tính, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình và quy trình bảo trì công trình xây dựng (nếu có);
2. Bản vẽ thiết kế phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình trong trường hợp nhà thầu thiết kế là tổ chức.
3. Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế, dự toán phải được đóng thành tập hồ sơ theo khuôn khổ thống nhất, được lập danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài.
1. Công tác thẩm định, thẩm tra, phê duyệt, nghiệm thu, điều chỉnh thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật, thành phần của hồ sơ thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo quy định Luật Xây dựng và Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình là thành phần của hồ sơ hoàn thành công trình và phải được lưu trữ theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.
ON QUALITY CONTROL FOR CONSTRUCTION ENGINEERING PLAN
Article 17. Procedures for quality control for construction engineering plan
1. Establish construction engineering objectives.
2. Manage the quality of construction engineering planning activities.
3. Carry out appraisal and inspection of the construction engineering plan.
4. Grant approval for the construction engineering plan.
5. Grant acceptance for the construction engineering plan.
Article 18. Construction engineering objectives
1. The investor or eligible organizations/individuals hired by the investor shall establish the construction engineering objectives.
2. The construction engineering objectives shall be conformable with the pre-feasibility study report or the report on the proposed construction investment policies. Construction engineering objectives are the basis for establishing construction investment project and construction engineering plan. The investor may hire an advisory organization or an advisory expert or inspect the engineering objectives if necessary.
3. The construction engineering objectives shall include the following main contents:
a) Basis for establishing the construction engineering objectives;
b) Purposes of construction;
c) Location of construction;
d) Requirements on planning, landscape and architecture of the works;
dd) Requirements on scale and time limit for the use of works, functions and other technical requirement on the works.
4. The construction engineering objectives shall be modified according to the actual conditions to ensure the effectiveness of the construction investment project.
Article 19. Technical instructions
1. Technical instructions are the basis for the supervision, construction and acceptance of the construction works. Technical instructions shall be established by the engineering contractor or the consultant contractor that are hired by the investor. The approved technical instructions are a part of invitation for construction bidding, the basis for management, supervision and acceptance for construction works.
2. The technical instructions shall conform with the technical standards, the criteria applied to the approved construction and the requirements of the construction engineering plan.
3. Special grade, grade I and grade II construction works shall have technical instructions. Regarding vestige works and other works, technical instructions may be established in separate dossier or included in the description of construction engineering plan.
Article 20. Quality control for construction engineering plan
1. The quality control by the engineering contractor:
a) Arrange eligible people sufficiently for establishing the engineering plan; assign eligible person to direct the engineering planning and preside over the engineering planning activity;
b) Use only the survey result that satisfies the requirements for the engineering planning step and conforms to the technical standards and criteria applied to the works;
c) Assign an affiliated individual/division or hire an eligible organization/individual to carry out the internal inspection of quality of engineering documents;
d) Submit the engineering documents to the investor for appraisal and approval according to the regulations on the Law on Construction; accept the appraisal opinions and modify the engineering documents according to the appraising opinions.
dd) Modify the engineering plan according to the regulation.
2. The engineering contractors shall be responsible for the quality of their construction engineering plan. The inspection, appraisal and approval for the engineering plan done by individual, organization, investor, investment deciding authorities or construction authority does not replace or reduce the responsibilities of the engineering contractor on quality of their construction engineering plan.
3. If the engineering contractor is the general engineering contractor, such contractor shall be take charge of planning the main items or technology of the works and shall be wholly responsible for signing and carrying out the contract with the contract awarder. Engineering subcontractors are responsible for the progress and quality of engineering plan to the general contractor and the law for their tasks.
4. During the construction engineering planning of important national works, large-sized works with complicated technical requirements, the engineering contractor may propose to the investor to conduct the experiments or imitative test to check and determine the capacity of the construction work to complete the engineering plan, ensuring the technical requirements and construction safety.
Article 21. Format of construction engineering documents
1. Engineering documents shall be establish for particular works, including description of the engineering plan, spreadsheets, drawings, relevant construction survey documents, construction estimate and construction maintenance process (if any);
2. Size, scale and title block of the drawing shall satisfy the applicable criteria for construction. The title block of each drawing shall include names and signatures of the direct engineer, the engineering inspector, the engineering director and the legal representatives of the engineering contractor and the seal of the engineering contractor (in case the engineering contractor is an organization).
3. The description, drawing and estimate shall be bound together, shall be enumerated with number and symbol for long-term searching and retention.
Article 22. Appraisal, inspection, approval, acceptance and retention of construction engineering plan
1. The appraisal, inspection, approval, acceptance and adjustment of engineering plan and technical instructions of construction engineering documents shall comply with the regulations in the Law on Construction and the Decree on construction investment project management.
2. The construction engineering document is a part of the construction completion dossier and shall be retained according to the regulations in Article 33 of this Decree.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực