Chương V Nghị định 46/2015/NĐ-CP: Bảo trì công trình xây dựng
Số hiệu: | 46/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 12/05/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2015 |
Ngày công báo: | 27/05/2015 | Số công báo: | Từ số 575 đến số 576 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
26/01/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về phân cấp sự cố công trình xây dựng
Từ ngày 01/7/2015, việc quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP .
Theo đó, sự cố công trình xây dựng được phân thành ba cấp theo mức độ hư hại công trình và thiệt hại về người như sau:
- Cấp I gồm: Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 6 người trở lên; sập, đổ hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp I trở lên.
- Cấp II gồm: Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 1 đến 5 người; sập, đổ hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp II, cấp III.
- Các sự cố công trình xây dựng còn lại được xem là sự cố cấp III.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng.
2. Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình xây dựng.
3. Thực hiện bảo trì và quản lý chất lượng công việc bảo trì.
4. Đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình.
5. Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.
1. Nội dung chính của quy trình bảo trình công trình xây dựng bao gồm:
a) Các thông số kỹ thuật, công nghệ của công trình, bộ phận công trình và thiết bị công trình;
b) Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình;
c) Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình;
d) Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình;
đ) Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp;
e) Quy định thời gian sử dụng của công trình;
g) Quy định về nội dung, thời gian đánh giá định kỳ đối với công trình phải đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan;
h) Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ;
i) Quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc đối với công trình có yêu cầu thực hiện quan trắc;
k) Các chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình xây dựng và quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.
2. Trách nhiệm lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng:
a) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình xây dựng, bộ phận công trình cùng với hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; cập nhật quy trình bảo trì cho phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng (nếu có) trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng;
b) Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình;
c) Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị không lập được quy trình bảo trì, chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn khác có đủ điều kiện năng lực để lập quy trình, bảo trì cho các đối tượng nêu tại Điểm a, Điểm b Khoản này và có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn;
d) Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 126 Luật Xây dựng. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ quy trình bảo trì công trình xây dựng do nhà thầu thiết kế lập làm cơ sở cho việc phê duyệt;
đ) Đối với các công trình xây dựng đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng, có thể tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng làm cơ sở để lập quy trình bảo trì công trình xây dựng nếu cần thiết. Trong quy trình bảo trì phải xác định rõ thời gian sử dụng còn lại của công trình.
3. Không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì riêng cho từng công trình cấp III trở xuống, nhà ở riêng lẻ và công trình tạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng của các công trình này vẫn phải thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo các quy định về bảo trì công trình xây dựng của Nghị định này.
4. Trường hợp có tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì hoặc có quy trình bảo trì của công trình tương tự phù hợp thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có thể áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đó cho công trình mà không cần lập quy trình bảo trì riêng.
5. Điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng:
a) Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình được quyền điều chỉnh quy trình bảo trì khi phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, gây ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng công trình và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
b) Nhà thầu lập quy trình bảo trì có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi những nội dung bất hợp lý trong quy trình bảo trì nếu do lỗi của mình gây ra và có quyền từ chối những yêu cầu điều chỉnh quy trình bảo trì không hợp lý của chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình;
c) Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có quyền thuê nhà thầu khác có đủ điều kiện năng lực thực hiện sửa đổi, bổ sung thay đổi quy trình bảo trì trong trường hợp nhà thầu lập quy trình bảo trì ban đầu không thực hiện các việc này. Nhà thầu thực hiện sửa đổi, bổ sung quy trình bảo trì công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện;
d) Đối với công trình sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì để thực hiện bảo trì, khi tiêu chuẩn này được sửa đổi hoặc thay thế thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện bảo trì theo nội dung đã được sửa đổi;
đ) Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm phê duyệt những nội dung điều chỉnh của quy trình bảo trì, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm trên cơ sở quy trình bảo trì được phê duyệt và hiện trạng công trình.2. Nội dung chính của kế hoạch bảo trì công trình xây dựng bao gồm:
a) Tên công việc thực hiện;
b) Thời gian thực hiện;
c) Phương thức thực hiện;
d) Chi phí thực hiện.
3. Kế hoạch bảo trì có thể được sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình quyết định việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình xây dựng.
4. Việc sửa chữa công trình, thiết bị tùy theo mức độ chi phí, thủ tục được thực hiện như sau:
a) Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị có chi phí dưới 5 trăm triệu đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tự quyết định về kế hoạch sửa chữa với các nội dung sau: Tên bộ phận công trình hoặc thiết bị cần sửa chữa, thay thế; lý do sửa chữa hoặc thay thế, mục tiêu sửa chữa hoặc thay thế; khối lượng công việc; dự kiến chi phí, dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành;
b) Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị có chi phí thực hiện từ 5 trăm triệu đồng trở lên từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình;
c) Đối với công việc sửa chữa công trình không sử dụng vốn từ nguồn ngân sách nhà nước, khuyến khích chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tham khảo, áp dụng các nội dung nêu tại Điểm a, Điểm b Khoản này.
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tự tổ chức thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa công trình theo quy trình bảo trì công trình được phê duyệt nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
2. Kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở cho việc bảo dưỡng công trình.
3. Bảo dưỡng công trình được thực hiện theo kế hoạch bảo trì hằng năm và quy trình bảo trì công trình xây dựng được phê duyệt.
4. Sửa chữa công trình bao gồm:
a) Sửa chữa định kỳ công trình bao gồm sửa chữa hư hỏng hoặc thay thế bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì;
b) Sửa chữa đột xuất công trình được thực hiện khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như gió, bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy và những tác động đột xuất khác hoặc khi bộ phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành, khai thác công trình.
5. Kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Kiểm định định kỳ theo quy trình bảo trì công trình đã được phê duyệt;
b) Khi phát hiện thấy chất lượng công trình có những hư hỏng của một số bộ phận công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng;
c) Khi có yêu cầu đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình phục vụ cho việc lập quy trình bảo trì đối với những công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì;
d) Khi cần có cơ sở để quyết định việc kéo dài thời hạn sử dụng của công trình đối với các công trình đã hết tuổi thọ thiết kế hoặc làm cơ sở cho việc cải tạo, nâng cấp công trình;
đ) Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.
6. Quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì phải được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Các công trình quan trọng quốc gia, công trình khi xảy ra sự cố có thể dẫn tới thảm họa;
b) Công trình có dấu hiệu lún, nghiêng, nứt và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình;
c) Theo yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng;
Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định về danh mục các công trình bắt buộc phải quan trắc trong quá trình khai thác sử dụng.
7. Trường hợp công trình có nhiều chủ sở hữu thì ngoài việc chịu trách nhiệm bảo trì phần công trình thuộc sở hữu riêng của mình, các chủ sở hữu có trách nhiệm bảo trì cả phần công trình thuộc sở hữu chung theo quy định của pháp luật có liên quan.
8. Đối với các công trình chưa bàn giao được cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, Chủ đầu tư có trách nhiệm lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng và thực hiện việc bảo trì công trình xây dựng theo các nội dung quy định tại Điều này và Điều 39 Nghị định này. Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao hồ sơ bảo trì công trình xây dựng cho Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình trước khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
1. Việc kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện bằng trực quan, bằng các số liệu quan trắc thường xuyên (nếu có) hoặc bằng các thiết bị kiểm tra chuyên dụng khi cần thiết.
2. Công tác bảo dưỡng công trình được thực hiện từng bước theo quy định tại quy trình bảo trì công trình xây dựng. Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình phải được ghi chép và lập hồ sơ; chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm xác nhận việc hoàn thành công tác bảo dưỡng và quản lý trong hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.
3. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác thi công sửa chữa; lập, quản lý và lưu giữ hồ sơ sửa chữa công trình theo quy định của pháp luật về quản lý công trình xây dựng và các quy định pháp luật khác có liên quan.
4. Công việc sửa chữa công trình phải được bảo hành không ít hơn 6 tháng đối với công trình từ cấp II trở xuống và không ít hơn 12 tháng đối với công trình từ cấp I trở lên.
5. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thỏa thuận với nhà thầu sửa chữa công trình về quyền và trách nhiệm bảo hành, thời gian bảo hành, mức tiền bảo hành đối với các công việc sửa chữa trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.
6. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác thi công sửa chữa; lập, quản lý và lưu giữ hồ sơ sửa chữa công trình theo quy định của pháp luật.
7. Trường hợp công trình có yêu cầu về quan trắc hoặc phải kiểm định chất lượng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực để thực hiện. Trường hợp cần thiết chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có thể thuê tổ chức độc lập để đánh giá báo cáo kết quả kiểm định, báo cáo kết quả quan trắc.
8. Tài liệu phục vụ bảo trì công trình xây dựng:
a) Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì bao gồm quy trình bảo trì công trình xây dựng, bản vẽ hoàn công, lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình và các hồ sơ, tài liệu cần thiết khác phục vụ cho bảo trì công trình xây dựng;
b) Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao các tài liệu phục vụ bảo trì công trình xây dựng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình trước khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
9. Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng bao gồm:
a) Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì công trình xây dựng nêu tại Khoản 8 Điều này;
b) Kế hoạch bảo trì;
c) Kết quả kiểm tra công trình thường xuyên và định kỳ;
d) Kết quả bảo dưỡng, sửa chữa công trình;
đ) Kết quả quan trắc, kết quả kiểm định chất lượng công trình (nếu có);
e) Kết quả đánh giá an toàn chịu lực và vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng (nếu có);
g) Các tài liệu khác có liên quan.
1. Kinh phí bảo trì công trình xây dựng được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Ngân sách nhà nước (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương) phân bổ hàng năm đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
b) Nguồn thu phí sử dụng công trình xây dựng ngoài ngân sách nhà nước;
c) Nguồn vốn của chủ đầu tư, chủ sở hữu đối với các công trình kinh doanh;
d) Nguồn đóng góp và huy động của các tổ chức, cá nhân;
đ) Các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Chi phí lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình xây dựng:
a) Chi phí lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình xây dựng được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình;
b) Chi phí lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình xây dựng đối với công trình đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì được tính trong chi phí bảo trì công trình xây dựng;
c) Chi phí điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng nằm trong chi phí bảo trì công trình xây dựng. Nhà thầu lập quy trình bảo trì công trình xây dựng có trách nhiệm chi trả chi phí thực hiện điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng trong trường hợp việc phải thực hiện điều chỉnh này do lỗi của mình gây ra.
3. Dự toán bảo trì công trình xây dựng:
a) Dự toán bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là dự toán bảo trì) được xác định theo công việc bảo trì cụ thể và là căn cứ để chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình quản lý chi phí bảo trì công trình xây dựng;
b) Dự toán bảo trì được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác định theo kế hoạch bảo trì và đơn giá xây dựng theo quy định của cấp có thẩm quyền phục vụ bảo trì công trình xây dựng để thực hiện khối lượng công việc đó;
c) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt dự toán bảo trì đối với các công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách để thực hiện bảo trì công trình xây dựng.
Đối với các công trình sử dụng nguồn vốn khác, khuyến khích chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt dự toán chi phí bảo trì;
d) Các cơ quan quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 51 Nghị định này căn cứ phương pháp lập định mức xây dựng phục vụ bảo trì công trình xây dựng do Bộ Xây dựng hướng dẫn, tổ chức xây dựng và công bố các định mức xây dựng phục vụ bảo trì cho các công trình phù hợp với đặc thù của Bộ, địa phương và gửi về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý.
4. Chủ sở hữu công trình hoặc người quản lý, sử dụng công trình phê duyệt dự toán bảo trì công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí trong hoạt động xây dựng.
5. Quản lý, thanh toán, quyết toán chi phí bảo trì công trình xây dựng:
a) Đối với công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm quản lý, thanh toán, quyết toán kinh phí bảo trì công trình xây dựng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Đối với công trình xây dựng không sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước để thực hiện bảo trì, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình chịu trách nhiệm quản lý kinh phí thực hiện bảo trì và thanh toán, quyết toán chi phí bảo trì công trình xây dựng.
6. Đối với trường hợp quy định tại Khoản 8 Điều 40 Nghị định này, chi phí bảo trì công trình xây dựng được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
1. Công trình quan trọng quốc gia, công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng phải được tổ chức đánh giá định kỳ về an toàn của công trình trong quá trình khai thác sử dụng.
2. Nội dung đánh giá bao gồm an toàn chịu lực và an toàn vận hành trong quá trình khai thác, sử dụng của công trình. Việc đánh giá an toàn phòng cháy và chữa cháy, an toàn hạt nhân và các nội dung đánh giá an toàn khác được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải tổ chức đánh giá định kỳ về an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình, gửi kết quả đánh giá đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 4 Điều này để theo dõi và kiểm tra.
4. Thẩm quyền kiểm tra công tác đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành trong quá trình khai thác, sử dụng công trình:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng và Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra đối với công trình cấp I trở lên theo chuyên ngành quản lý quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 51 Nghị định này;
b) Sở Xây dựng và Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra đối với công trình trên địa bàn từ cấp II trở xuống theo chuyên ngành quản lý quy định tại Khoản 4 Điều 51 Nghị định này;
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thực hiện kiểm tra đối với các công trình quốc phòng, an ninh.
5. Chi phí thực hiện việc đánh giá an toàn công trình trong quá trình khai thác sử dụng bao gồm chi phí kiểm định chất lượng, chi phí thuế chuyên gia và các chi phí cần thiết khác do chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình chi trả và được tính vào chi phí bảo trì công trình xây dựng.
6. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định về đối tượng công trình, tần suất đánh giá, quy trình đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành của công trình trong quá trình khai thác, sử dụng.
1. Khi phát hiện công trình, hạng mục công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện các việc sau đây:
a) Kiểm tra lại hiện trạng công trình;
b) Tổ chức kiểm định chất lượng công trình (nếu cần thiết);
c) Quyết định thực hiện các biện pháp khẩn cấp như hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, di chuyển người và tài sản để bảo đảm an toàn nếu công trình có nguy cơ sập đổ;
d) Báo cáo ngay với chính quyền địa phương nơi gần nhất;
đ) Sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, an toàn vận hành của công trình hoặc phá dỡ công trình khi cần thiết.
2. Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin bộ phận công trình hoặc công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì chính quyền địa phương có trách nhiệm:
a) Tổ chức kiểm tra, thông báo, yêu cầu và hướng dẫn chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức khảo sát, kiểm định chất lượng, đánh giá mức độ nguy hiểm, thực hiện sửa chữa hoặc phá dỡ bộ phận công trình hoặc công trình, nếu cần thiết;
b) Yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện các biện pháp khẩn cấp nêu tại Điểm c Khoản 1 Điều này trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không chủ động thực hiện để đảm bảo an toàn;
c) Trường hợp công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng có dấu hiệu nguy hiểm có thể dẫn tới nguy cơ sập đổ thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng thực hiện ngay các biện pháp an toàn, bao gồm hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, di chuyển người và tài sản nếu cần thiết để bảo đảm an toàn;
d) Xử lý trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật khi không thực hiện theo các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 45 Nghị định này.
3. Riêng đối với chung cư cũ, chung cư có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về nhà ở.
4. Mọi công dân đều có quyền thông báo cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, cơ quan quản lý nhà nước hoặc các phương tiện thông tin đại chúng biết khi phát hiện bộ phận công trình, công trình xây dựng xảy ra sự cố hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng để xử lý kịp thời.
5. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi tiếp nhận được thông tin về bộ phận công trình, công trình xây dựng xảy ra sự cố hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng có trách nhiệm áp dụng các biện pháp an toàn nêu tại Điểm c Khoản 1 Điều này. Trường hợp không xử lý kịp thời, gây thiệt hại về người và tài sản thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
1. Công trình hết thời hạn sử dụng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải thực hiện các công việc sau:
a) Tổ chức kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình;
b) Gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng công trình (nếu có) để đảm bảo công năng và an toàn sử dụng trước khi xem xét, quyết định việc tiếp tục sử dụng công trình;
c) Tự quyết định việc tiếp tục sử dụng sau khi thực hiện các công việc nêu tại Điểm a, Điểm b Khoản này trừ các công trình quy định tại Điểm d Khoản này;
d) Báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng công trình, kết quả sửa chữa công trình (nếu có) với các cơ quan quy định tại Khoản 2 Điều này để được xem xét và chấp thuận việc kéo dài thời hạn sử dụng đối với công trình quy định tại Phụ lục II Nghị định này.
2. Trách nhiệm thông báo và thẩm quyền xử lý đối với công trình hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp:
a) Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với các công trình cấp đặc biệt thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 51 Nghị định này;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trình cấp I, cấp II trên địa bàn;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với các công trình còn lại trên địa bàn;
d) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định về trách nhiệm thông báo và thẩm quyền xử lý đối với công trình hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp đối với công trình quốc phòng, an ninh;
đ) Riêng đối với nhà ở, thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật về nhà ở.
3. Việc quyết định thời hạn tiếp tục sử dụng của công trình được căn cứ vào tình trạng kỹ thuật, yêu cầu sử dụng cụ thể, loại và cấp của công trình.
4. Các trường hợp không tiếp tục sử dụng đối với công trình hết thời hạn sử dụng:
a) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không có nhu cầu sử dụng tiếp;
b) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đã thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng công trình không đảm bảo an toàn.
5. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm phá dỡ công trình quy định tại Khoản 4 Điều này.
MAINTENANCE OF CONSTRUCTION WORKS
Article 37. Procedures for warranty of construction works
1. Establish and approve of the construction maintenance process.
2. Draw up plan and estimate the expenditure on maintenance of the construction work.
3. Carry out the maintenance and manage the quality of maintenance task.
4. Assess the bearing capacity and the force-bearing safety in operation of the construction work.
5. Establish and manage the documents on the construction maintenance.
Article 38. Construction maintenance process
1. The construction maintenance procedures include the following main contents:
a) The technological parameter of the work/work items and construction equipment;
b) Regulations on the subjects, methods and frequency of inspection of construction;
c) Regulations on the contents of maintenance and provide instruction on maintenance of the construction work in accordance with specific construction part, construction type and equipment installed into the work;
d) Regulations on the time of maintenance and guidance on periodic replacement of the equipment installed into the work;
dd) Instruction on the methods to repair the breakdowns and handle the deteriorated construction parts;
e) Regulations on useful life of the work;
g) Regulations on the contents and time of periodic assessment, applicable to the construction subject to safety assessment during the operation, according to the relevant law provisions;
h) Regulations on the time, subjects and contents of periodic inspection;
i) Regulations on the monitoring time, methods and frequency for the work applying for construction monitoring
k) Other instructions relating to the maintenance of the construction work and the stipulation of conditions for ensuring labor safety and environmental protection during the maintenance of the construction work.
2. Responsibilities for establishment and approval for construction maintenance process:
a) The engineering contractor shall establish and transfer to the investor the maintenance process for the construction work and/or construction parts enclosed with the engineering documents deducting from the general engineering plan; update the maintenance process according to the change in engineering plan during the construction process (if any) before carrying acceptance test of the works/work items to bring them into operation;
b) The contractors supplying equipment to install into the work shall establish and transfer to the investor the maintenance process of the equipment they supplied before the installation;
c) If the engineering contractor and/or the equipment supplying contractor fails to establish the maintenance process, the investor may hire another consultancy unit with satisfactory proficiency to carry out the establishment of the subjects specified in Points a and b of this Clause and shall be responsible for paying the consultancy costs;
d) The investor shall establish and approve the maintenance process according to the regulation in Point b Clause 1 Article 126 of the Law on Construction. The investor, the owner, manager or the user of the construction work may hire an eligible consultancy unit to conduct an inspection on a part or the whole construction maintenance process established by the engineering contractor as the basis for the approval;
dd) Regarding the construction works that are operated without maintenance process, the owner, the manager or user of the work shall establish and approve the construction maintenance process. If necessary, a quality assessment of the construction work may be conducted to form the basis for the establishment of construction maintenance process. The remaining useful life of the work shall be defined in the maintenance process.
3. The specific maintenance processes for grade III works or lower, detached housing and temporary works are not required, unless otherwise legislations prescribed by law. The manager of the work still have to carry out the construction maintenance according to the regulations on construction maintenance in this Decree.
4. dd) If there are appropriate technical standards in terms of maintenance or maintenance processes of similar works, the owner or the manager of the work may applied such technical standards or processes without establishment of a new maintenance process.
5. Adjustment of construction maintenance process:
a) The owners or the managers of the work may adjust the maintenance process if any irrationality that may affect the quality of the work and the operation of work and shall be responsible for their decision;
b) The contractors in charge of establishing maintenance process shall carry out the modification or replacement of the irrationality in the process that is due to their fault and may reject the unreasonable request for modification from the owner or the manager of the work;
c) If the contractor in charge of establishing maintenance process fails to carry out such activities, the owner or the manager of the work may hire another contractor having satisfactory proficiency to modify the maintenance process. The contractors carrying out the modification of construction maintenance process shall be responsible for the quality of their construction parts;
d) Regarding the work applying technical standards for maintenance in the maintenance activity, if such standards are modified or replaced, the maintenance of the work shall comply with the modified ones.
dd) The owner or the manager of the work is responsible for granting approval for the modified contents in the maintenance process, unless otherwise legislations prescribed by law.
Article 39. Construction maintenance plans
1. The owner or the manager of the work shall draw up an annual construction maintenance plan on the basis of the approved maintenance process and the current conditions of the work.
2. The construction maintenance plan includes the following main contents:
a) Name of task;
b) Duration of task performance;
c) Methods for performing the task;
d) Expense for task performance.
3. The maintenance plan may be modified during the maintenance process. The owner or the manager of the work is in charge of giving decision on modification of construction maintenance plans.
4. The repair of work/equipment is carried out in accordance with the expense as follows:
a) Regarding the repair of work/equipment with the expense of under VND 5,000,000 funded from the state budget, the owner or the manager of the work shall decide the repair plan in terms of: names of construction parts or equipment that need repair or replacement; reasons for repair/replacement, targets of repair/replacement; workload; expected cost, expected time of repair/replacement and time of completion;
b) Regarding the repair of work/equipment with the expense of VND 5,000,000 or more funded from the state budget, the owner or the manager of the work shall establish the economic-technical report or the investment project and submit them to an authority agency for appraisal and approval according to the legislation on construction investment;
c) Regarding the repair of work without funding from the state budget, the owner or the manager of the work is encouraged to consult and apply the provisions in Points a and b of this Clause.
Article 40. Maintenance of construction works
1. The owner or the manager with satisfactory capacity may conduct the inspection and maintenance of the work themselves according to the approved construction maintenance procedures; otherwise, an eligible organization may be hired to carry out such tasks.
2. The construction work shall be inspected regularly or irregularly to promptly discover the signs of deterioration or breakdowns of the work and equipment installed into the work to form a basis for the construction maintenance.
3. The construction maintenance shall comply with the approved annual maintenance plans and construction maintenance procedures.
4. Repair of work includes the following tasks:
a) Periodic repair of construction work includes the repair or replacement of broken down construction parts or equipment installed in to the work that is conducted periodically according to the regulations on maintenance process;
b) The irregular repair of construction work is conducted when a work/construction part is broken down due to irregular impacts like wind, storm, flood, earthquake, shock, fire and other irregular impact or when a work/construction part has sign of deterioration that affect the safety in operation of the work.
5. Construction quality assessment serving the maintenance task shall be conducted in any of the following cases:
a) Periodic assessment according to the approved construction maintenance process;
b) A number of construction parts are discovered having sign of danger that are unsafe to be operated;
c) There is request for assessment of current quality of the work to establish the maintenance process for the works that are operated without maintenance process;
d) It is necessary to form a basis for the decision to extend the useful life of the work, applicable to the works whose design life expires or form a basis for the renovation of the work;
dd) There is request from the state agencies in charge of construction.
6. Construction monitoring serving the maintenance task shall be conducted in any of the following cases:
a) The construction of important national works or the works that potentially cause danger if they are broken down;
b) The works that have signs of subsidence, leaning, fissure or other irregular signs that potentially cause collapse of works;
c) There is request from the investor, owner or the manager;
The Ministry of Construction and the Ministries managing the specialized construction works are responsible for promulgating the list of works subject to construction monitoring during the operation.
7. If a work belongs to multiple owners, beside the responsibilities for the maintenance of their own construction part, the owner shall be also responsible for the maintenance of the common construction parts according to the relevant law provisions.
8. Regarding the works that have not been transferred to the owners or the managers/users, the investor shall set up a construction maintenance plan and carry out the construction maintenance according to the regulations in this Article and Article 39 of this Decree. The investor shall transfer the construction maintenance documents to the owner or the manager/user before transferring the work to such entities for operation.
Article 41. Quality control for the maintenance task of the construction work
1. The regular and irregular inspection of the work shall be conducted by the owner or the manager/user through observation and the figures from regular monitoring (if any) or using the specialized inspecting equipment if necessary.
2. The maintenance of construction work shall be conducted step by step according to the regulations the construction maintenance procedures. The result of maintenance process shall be recorded and filed; the owner or the manager/user of the work is responsible for certifying the completion of maintenance task and recorded it in the construction maintenance document.
3. The owner or the manager/user of work is responsible for organizing the monitoring and acceptance testing for the repair activities; establishing, managing and retaining the construction repair document according to the legislation on construction management and other relevant provisions of law.
4. The repair of work shall be under warranty for at least 6 months, applicable to grade II or lower work, and at least 12 months, applicable to grade I or higher work.
5. The owner or the manager/user shall negotiate with the repairing contractor about the rights and responsibilities in warranty, duration of warranty, warranty deposit for the repair activity during the maintenance of the construction work.
6. The owner or the manager/user of work is responsible for organizing the monitoring and acceptance testing for the repair activities; establishing, managing and retaining the construction repair document according to the legislation.
7. If the work needs monitoring or is subject to quality assessment, the owner or the manager/user of work shall hire an eligible organization to undertake. If necessary, the owner or the manager/user of work may hire an independent organization to assess the inspection report and the construction monitoring report.
8. Documents for the construction maintenance:
a) Documents for the construction maintenance include the construction maintenance process, the as-built drawing, profiles of equipment installed in to the work and other necessary documents relating to construction maintenance;
b) The investor shall transfer the construction maintenance documents to the owner or the manager/user before transferring the work to such entities for operation.
9. Construction maintenance documents include:
a) Documents for the construction maintenance specified in Clause 8 of this Article;
b) Maintenance plan;
c) Results of regular and irregular inspection of the work;
d) Result of construction maintenance tasks;
dd) Result of construction monitoring, results of construction quality assessment (if any);
e) Results of assessment of force-bearing safety and operation of work (if any);
g) Other relevant documents.
Article 42. Construction maintenance costs
1. Funding for construction maintenance is taken from the following sources:
a) The Government budget (the central budget, local budget) that are annually allocated, applicable to the project using the state budget funds;
b) Money collected from the operation of construction work using non-budget state funds;
c) Capital source of the investor or owner, applicable to business construction work;
d) The contribution from the organizations and individuals;
dd) Other legal source of capital.
2. Costs for establishment and inspection of construction maintenance process:
a) Costs for establishment and inspection of construction maintenance process are included in the total investment in the construction;
b) Costs for establishment and inspection of maintenance process of the construction work that has been brought into operation without maintenance process are included in the construction maintenance costs;
c) Costs for adjustment of construction maintenance process are included in the construction maintenance costs. The contractors in charge of establishing the construction maintenance process shall be responsible for paying the costs for the adjustment of construction maintenance process due to their own fault.
3. Estimate of construction maintenance:
a) The estimate of construction maintenance (hereinafter referred to as maintenance estimate) is determined for specific maintenance activity as the basis for the management of construction maintenance cost;
b) Maintenance estimate is made according to the workload determined according to the maintenance plan and the unit price established according to the regulations promulgated by the competent authorities for the construction maintenance to carry out such workload;
c) The owners or the managers/users shall establish and carry out inspection and approval for the maintenance estimate of the construction works using the state budget funds and non-budget state funds to carry out the construction maintenance.
Regarding the repair of work without funding from the state budget, the owner or the manager/user of the work shall establish, and carry out inspection and approval for the maintenance estimate;
d) The agencies specified in Clauses 2, 3 and 4 Article 51 of this Decree shall establish the construction norms for the construction maintenance, depending on the methods for formulating construction norms for the construction maintenance that is guided by the Ministry of Construction, then disclose such construction norms to the contractors of the works appropriate to the peculiarity of the Ministries and local governments then submit them to the Ministry of Construction for management.
4. The owner or the manager/user of the work is in charge of approving the construction maintenance estimate according to the legislation on cost management in construction activities.
5. Management, payment and settlement of costs for construction maintenance:
a) Regarding the construction works using the state budget funds, the owner or the manager/user of the work is responsible for the management, payment and settlement of costs for construction maintenance according to the regulation in the Law on the State budget and relevant law provisions;
b) Regarding the construction work not using the state budget funds for maintenance, the owner or the manager/user of the work shall be responsible for the management, payment and settlement of the costs for construction maintenance.
6. With regard to the cases specified in Clause 8 Article 40 of this Decree, costs for construction maintenance are included in the total investment in the construction of work.
Article 43. Assessment of force-bearing safety and operation safety
1. Periodic assessments of the safety of the works shall be conducted on important national works, large-sized works with complicated technical requirements, works that exert great impacts on community safety that are in operation.
2. The contents of assessment are force-bearing safety and safety in the operation of works. The assessment of fire safety, nuclear safety and other safety assessment shall comply with the relevant law provisions.
3. The owner or the manager/user of the work shall conduct periodic assessment of force-bearing safety and operation safety then send the result to a competent agency specified in Clause 4 of this Article for supervision and inspection.
4. Competence in assessment of force-bearing safety and safety in the operation of works:
a) The construction authority affiliated to the Ministry of Construction and the Ministries managing specialized construction works are responsible for the inspection of grade I works or higher within the specialized lines prescribed in Clauses 1 and 2 Article 51 of this Decree;
b) The Services of Construction and the Services managing specialized construction works are responsible for the inspection of grade II works or lower within the specialized lines prescribed in Clause 4 Article 51 of this Decree;
c) The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security are responsible for the inspection of National defense and security works.
5. Costs for the assessment of safety during the operation of the work include the cost for quality assessment, cost for hiring expert and other necessary expenses paid by the owner or the manager/user of the work and are included in the construction maintenance costs.
6. The Ministry of Construction shall preside over and cooperate with the Ministries managing specialized construction works, the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security in defining the construction subjects, assessment frequency, procedures for assessment of force-bearing safety and operation safety of the work during the operation.
Article 44. Tasks to be completed when a work is potentially dangerous or unsafe to operate
1. If a work/work item is discovered potentially dangerous or unsafe to operate, the owner or the manager/user is responsible for:
a) Conducting reinspection of the work’s current conditions;
b) Conducting construction quality assessment (if necessary);
c) Giving decision on the urgent measures like limiting or stopping the operation of work, removing human and properties to ensure the safety in case of collapse;
d) Reporting promptly to the nearest local government;
dd) Repairing any breakdown that potentially affects the operation safety of the work or dismantling the construction works if necessary.
2. If a work/work item is potentially dangerous or unsafe to operate, the local government is responsible for:
a) Conducting inspection, making notification, request and guiding the owner or the manager/user of work to conduct survey, quality assessment, danger assessment, repair or dismantlement of work/construction parts, if necessary;
b) Requesting the owner or the manager/user or work to take the urgent measures specified in Point c Clause 1 of this Article in case such entity does not take such measures initiatively to ensure the safety;
c) In case a construction work/work item is potentially dangerous that may cause collapse, the State management agencies shall preside over and cooperate with the owner or the manager/user to immediately take the safety measures, including the limitation/stop of operation of work and removement of human and properties (if necessary).
d) Handling the owner or the manager/user of construction work according to the legislations if such entity does not comply with the requirements of the competent state agencies specified in Clause 2 Article 45 of this Decree.
3. Particularly for old apartment building, apartment building likely dangerous and unsafe to operate, the owner or the manager/user of the work shall comply with the regulation in this Decree and or the provisions of laws on housing.
4. Every citizen is entitled to notify the owner or the manager/user of the work, the authority agencies or the means of mass media about the construction part/construction work that has problems or is potentially dangerous or unsafe to operate for prompt resolution.
5. The owner or manager/user of the work, the authority agency that receives the information about the construction part/construction work that has problem or is dangerous or unsafe to operate shall take the safety measures specified in Point c Clause 1 of this Article. If the problem is not promptly handled and cause damage to human and properties, such entities shall bear legal responsibility.
Article 45. Tasks to be completed after expiration of useful life of works
1. When the useful life of a work is expired, the owner or the manager/user of the work shall:
a) Conduct inspections and assessments of the work’s current conditions;
b) Consolidate, renovate and repair the construction damage (if any) to ensure the functions and safety for consideration and decision to keep using the work;
c) Decide themselves the continuity of operating the work after completing the activities specified in Points a and b of this Clause, except for the work specified in Point d of this Clause;
d) Report the results of quality inspection and assessment, result of construction maintenance (if any) to the agencies specified in Clause 2 of this Article for consideration and approval for the extension of useful life of the works specified in Appendix II of this Decree.
2. Responsibilities for notification and competence in handling of expired works that need extension of useful life:
a) The Ministry of Construction and the Ministries managing specialized construction works are responsible for the special-grade works within the managerial scope of the Ministries as prescribed in Clauses 1 and 2 Article 51 of this Decree;
b) The People’s Committees of provinces are responsible for grade I and grade II works in local area;
b) The People’s Committees of districts are responsible for the other works in local area;
dd) The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security are responsible for deciding the responsibilities for notification and competence in handling of expired works that need extension of useful life of National defense and security works;
dd) Particularly for housing, competence in handling shall comply with the legislations on housing.
3. The decision about the duration of the useful life of work after extension shall be based on the specific requirement and technical condition and type and grade of work.
4. The expired works are not kept operating in the following cases:
a) The owner or manager/user of the work has no need for further operation;
b) The owner or the manager/user or work has finished the activities specified in Clause 1 of this Article but the work is still unsafe.
5. The owner or the manager/user of the work is responsible for dismantling the works prescribed in Clause 4 of this Article.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực