Chương I Nghị định 46/2015/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 46/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 12/05/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2015 |
Ngày công báo: | 27/05/2015 | Số công báo: | Từ số 575 đến số 576 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
26/01/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về phân cấp sự cố công trình xây dựng
Từ ngày 01/7/2015, việc quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP .
Theo đó, sự cố công trình xây dựng được phân thành ba cấp theo mức độ hư hại công trình và thiệt hại về người như sau:
- Cấp I gồm: Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 6 người trở lên; sập, đổ hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp I trở lên.
- Cấp II gồm: Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 1 đến 5 người; sập, đổ hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp II, cấp III.
- Các sự cố công trình xây dựng còn lại được xem là sự cố cấp III.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này áp dụng với người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình, nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
1. Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình.
2. Chỉ dẫn kỹ thuật là tập hợp các yêu cầu kỹ thuật dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình, thiết kế xây dựng công trình để hướng dẫn, quy định về vật liệu, sản phẩm, thiết bị sử dụng cho công trình và các công tác thi công, giám sát, nghiệm thu công trình xây dựng.
3. Bản vẽ hoàn công là bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và thiết bị được sử dụng thực tế.
4. Hồ sơ hoàn thành công trình là tập hợp các hồ sơ, tài liệu có liên quan tới quá trình đầu tư xây dựng công trình cần được lưu lại khi đưa công trình vào sử dụng.
5. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là hoạt động đo lường nhằm xác định đặc tính của đất xây dựng, vật liệu xây dựng, môi trường xây dựng, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng theo quy trình nhất định.
6. Quan trắc công trình là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật khác của công trình và môi trường xung quanh theo thời gian.
7. Trắc đạc công trình là hoạt động đo đạc để xác định vị trí, hình dạng, kích thước của địa hình, công trình xây dựng phục vụ thi công xây dựng, quản lý chất lượng, bảo trì và giải quyết sự cố công trình xây dựng.
8. Kiểm định xây dựng là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích.
9. Giám định xây dựng là hoạt động kiểm định xây dựng và đánh giá sự tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, được tổ chức thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc theo yêu cầu của cơ quan này.
10. Giám định tư pháp xây dựng là việc thực hiện các hoạt động chuyên môn về xây dựng theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
11. Đánh giá hợp quy trong hoạt động xây dựng là đánh giá mức độ phù hợp của vật liệu xây dựng và sản phẩm xây dựng so với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật có liên quan được áp dụng.
12. Đánh giá hợp chuẩn trong hoạt động xây dựng là đánh giá mức độ phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường với tiêu chuẩn tương ứng.
13. Bảo trì công trình xây dựng là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình.
14. Quy trình bảo trì công trình xây dựng là tài liệu quy định về trình tự, nội dung và chỉ dẫn thực hiện các công việc bảo trì công trình xây dựng.
15. Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình (tuổi thọ thiết kế) là khoảng thời gian công trình được dự kiến sử dụng, đảm bảo yêu cầu về an toàn và công năng. Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng có liên quan, nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.
16. Thời hạn sử dụng thực tế của công trình (tuổi thọ thực tế) là khoảng thời gian công trình được sử dụng thực tế, đảm bảo các yêu cầu về an toàn và công năng.
17. Bảo hành công trình xây dựng là sự cam kết của nhà thầu về trách nhiệm khắc phục, sửa chữa trong một thời gian nhất định các hư hỏng, khiếm khuyết có thể xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng công trình xây dựng.
18. Chủ sở hữu công trình là cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu công trình theo quy định của pháp luật.
19. Người quản lý, sử dụng công trình là chủ sở hữu trong trường hợp chủ sở hữu trực tiếp quản lý, sử dụng công trình hoặc là người được được chủ sở hữu công trình ủy quyền quản lý, sử dụng công trình trong trường hợp chủ sở hữu không trực tiếp quản lý, sử dụng công trình.
1. Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan từ chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý, sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản, thiết bị, công trình và các công trình lân cận.
2. Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện, Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
4. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Nghị định này. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật.
5. Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
6. Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng quy định tại Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc do mình thực hiện.
1. Trường hợp chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án đầu tư xây dựng:
a) Chủ đầu tư được ủy quyền cho ban quản lý dự án thực hiện một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý chất lượng công trình theo quy định của Nghị định này. Chủ đầu tư phải chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về các công việc đã ủy quyền cho ban quản lý dự án thực hiện;
b) Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ và quyền hạn được chủ đầu tư ủy quyền.
2. Trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình:
a) Chủ đầu tư được quyền giao nhà thầu này thực hiện một hoặc một số trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý chất lượng công trình xây dựng thông qua hợp đồng xây dựng. Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát thực hiện hợp đồng xây dựng, xử lý các vấn đề liên quan giữa nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình với các nhà thầu khác và với chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án;
b) Các nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về những trách nhiệm được giao.
3. Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết các trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư; phân định trách nhiệm giữa các chủ thể có liên quan về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong trường hợp áp dụng loại hợp đồng tổng thầu, hợp đồng liên danh và các trường hợp áp dụng đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
1. Việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn trong hoạt động đầu tư xây dựng phải tuân thủ các quy định tại Điều 6 Luật Xây dựng và tuân thủ các quy định có liên quan do Bộ Xây dựng ban hành.
2. Khi áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài phải có bản thuyết minh về sự cần thiết phải áp dụng. Tiêu chuẩn nước ngoài được áp dụng phải có toàn văn tiêu chuẩn dưới dạng tệp tin hoặc bản in và phải có bản dịch tiếng Việt hoặc tiếng Anh cho phần nội dung sử dụng.
3. Đối với các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới chủ yếu của công trình lần đầu áp dụng tại Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật có liên quan. Nhà thầu đề xuất áp dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ, vật liệu mới có trách nhiệm cung cấp các căn cứ, tài liệu chứng minh về điều kiện đảm bảo an toàn, hiệu quả và khả thi khi áp dụng để cơ quan có thẩm quyền thẩm định trong quá trình thẩm định thiết kế xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng.
1. Công tác quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo an toàn cho con người, tài sản, thiết bị, công trình, các công trình lân cận và môi trường xung quanh. Khuyến khích các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ áp dụng các quy định của Nghị định này để quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ.
2. Bộ Xây dựng hướng dẫn về quản lý chất lượng công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ.
1. Căn cứ theo công năng sử dụng, công trình xây dựng được phân thành các loại như sau:
a) Công trình dân dụng;
b) Công trình công nghiệp;
c) Công trình giao thông;
d) Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật;
e) Công trình quốc phòng, an ninh.
Danh mục chi tiết các loại công trình được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Đối với công trình không được quy định trong các mục từ mục I đến mục V của Phụ lục I Nghị định này, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành xác định loại của công trình.
3. Công trình, hạng mục công trình được phân cấp căn cứ trên quy mô, loại kết cấu, tầm quan trọng để áp dụng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng sau đây:
a) Quản lý phân hạng năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng và công bố thông tin năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình;
b) Yêu cầu về cấp công trình phải lập chỉ dẫn kỹ thuật và xác định số bước thiết kế xây dựng công trình;
c) Phân định trách nhiệm thẩm định thiết kế xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình của các cơ quan chuyên môn về xây dựng;
d) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng;
đ) Phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;
e) Quy định về thời hạn bảo hành công trình xây dựng; quản lý công tác bảo trì công trình xây dựng;
g) Phân cấp sự cố công trình xây dựng và thẩm quyền giải quyết sự cố công trình xây dựng;
h) Các quy định khác có liên quan.
4. Phân cấp công trình để thiết kế xây dựng công trình và để quản lý các nội dung khác được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy định của pháp luật có liên quan.
5. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành hướng dẫn phân cấp các loại công trình xây dựng nêu tại Khoản 3 Điều này.
1. Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng bao gồm các hình thức sau:
a) Giải thưởng quốc gia về chất lượng công trình xây dựng do Thủ tướng Chính phủ quy định;
b) Giải thưởng công trình xây dựng chất lượng cao và các giải thưởng chất lượng khác.
2. Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng quy định tại Khoản 1 Điều này là một trong các căn cứ để xếp hạng, đánh giá năng lực và kết quả thực hiện công việc của tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động đầu tư xây dựng và được xem xét thưởng hợp đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 146 Luật Xây dựng.
3. Các nhà thầu đạt giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng quy định tại Khoản 1 Điều này được xem xét ưu tiên khi tham gia đấu thầu trong hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Giải thưởng là căn cứ để xem xét ưu tiên cho nhà thầu là các giải thưởng mà nhà thầu đạt được trong thời gian 3 năm gần nhất tính đến khi đăng ký tham gia dự thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm quy định nội dung nêu trên trong hồ sơ mời thầu.
4. Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết các hình thức, điều kiện, tiêu chí, trình tự, thủ tục đăng ký và xét tặng giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng.
1. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc công trình xây dựng, kiểm định xây dựng, chứng nhận hợp quy là các hoạt động tư vấn xây dựng có điều kiện. Các tổ chức khi tham gia thực hiện các hoạt động trên phải có đăng ký và được công nhận theo quy định. Các cá nhân tham gia thực hiện phải có chứng nhận, chứng chỉ hành nghề phù hợp.
2. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể về các hoạt động quy định tại Khoản 1 Điều này.
Article 1. Scope of regulation
This Decree provides guidance on the Law on Construction in terms of the construction work quality control in the inspection, design and construction activities and in terms of maintenance of construction works and resolution of construction work incidents arising during the construction.
This Decree applies to the investment deciding authorities, the investors, owners, managers and users of the works, domestic contractors, foreign contractors, regulatory bodies in terms of construction and organizations and individuals relating to the quality control and maintenance of construction works.
Article 3. Interpretation of terms
1. ”Construction work quality control” means the management of the entities involving the construction activities according to the provisions of this Decree and other relevant legislations in the preparation, investment, construction and operation of the works so as to ensure the requirements of quality and safety of the works.
2. ”Technical instructions” means the collection of technical requirements on the basis of the technical standards and criteria applicable to the works, the construction engineering plan for guidance and regulations on materials, products and devices used in the works and for the construction, supervision and acceptance for the construction works.
3. ”As-built drawing” means the drawing of the completed construction works, including the location, size, materials and devices in reality.
4. “Construction completion dossier" means a collection of documents relating to the investment and construction of the works subject to retention when the works are brought into use.
5. "Specialized construction experiment” means the measurement to identify the characteristic of construction land, building materials, construction environment, building products, construction parts or construction works in a certain procedures.
6. “Construction monitoring” means the supervision, survey and recording of the geometrical change, the deformation, the move and other technical parameter of the works and the surrounding environment .
7. “Construction surveying" means the measurement to determine the location, shape and size of the topography and the works for the construction, quality control, maintenance and resolution of construction work incidents.
8. “Construction inspection” means the inspection and evaluation of quality or causes for problems, value, expiration of use and other technical parameter of the building products, construction parts or construction works through the survey and experiment associating with calculation and analysis.
9. “Construction assessment” means the inspection of the construction and the evaluation of adherence to the legislations on construction investment that are conducted by a competent State management agency or at the request of such agency.
10. “Construction-related judicial assessment” means the activities relating to construction according to the proposal of presiding agencies, presiding officers or at the request of assessment applicant according to the legislations on judicial assessment.
11. “Conformity assessment in construction” means the assessment of the conformity of building materials and building products with the relevant technical standards that are applied.
12. “Conformance testing in construction” means the testing of the conformance of products, goods, service, process and environment with the corresponding criteria.
13. Maintenance of construction works means the collection of activities to ensure and maintain the applicability and safety of the works according to the engineering plan during the operation. The maintenance of construction works may include one, some or all of the following activities: inspection, monitoring, quality assessment, maintenance and repair of works, excluding the activities that cause change to the functions and scope of the works.
14. “Construction maintenance process” means the regulations on procedures, content and instruction on performing the maintenance activities of the construction works.
15. Design life of works means the expected duration of time that the work is operated, ensuring the requirements for safety and function. The design life of the works is specified in relevant technical standards, applicable criteria and the construction engineering plan of the works.
16. “Actual time limit of operation of works” (hereinafter referred to as actual life of works) means the actual duration of time that the works are used, ensuring the requirements for safety and functions.
17. ”Construction work warranty” means the commitment of the contractor on the responsibility for remedying and repairing of possible breakdown during the operation of construction works.
18. “Owner of works” means any individuals/organizations enjoying the ownership over the works according to the legislation.
19. “Manager/user of works” is the owner of works in case he/she is the owner who directly manages or uses the works or he/she is authorized by the owner to manage and/or operate the work.
Article 4. General principles in construction work quality control
1. Construction works shall undergo the quality control according to the regulations in this Decree and relevant law provisions during the preparation, investment, construction, management and use of works to ensure the safety of human lives, properties, equipment, main works and adjacent works.
2. Completed work items and works shall be brought into operation only when the acceptance for the conformity with requirements of the construction engineering plan, applicable criteria, technical standards, requirements in the construction contract and relevant law provisions is gained.
3. Any contractor involving the construction shall satisfy the requirements for capacity according to the regulations and shall have measures for self-management of quality of the allocated building tasks. The principal contractor or the general contractor is responsible for managing the quality of the parts of works carried out by the subcontractor.
4. The investor is responsible for organizing the quality control of the works according to the form of investment, form of project management, form of subcontract, scope and capital sources of investment during the construction according to the regulations in this Decree. The investor that satisfies the conditions of capacity according to the legislation may carry out the construction activities themselves.
5. The construction authority shall provide guidance, conduct inspection over the quality control done by organizations/individuals involving the construction process; carry out appraisal of the engineering plan, inspection over the work acceptance, assessment of the construction work quality; make proposal and handle the violations against the regulation on quality of construction works according to the legislations.
6. Any entities involving the construction process mentioned in Clauses 3, 4 and 5 of this Article shall be self-responsible for the quality of the allocated parts.
Article 5. Arrangement of responsibilities in construction work quality control of the investor and the entities involving the construction investment
1. In case the investor establishes the board of construction investment project management:
a) The investor may authorize the project management board a part or the whole responsibility in construction work quality control according to the regulations in this Decree. The investor shall direct, conduct inspections and take responsibility for the tasks authorized to the project management board;
b) The project management board shall be responsible to the investor and the law according to the allocated duties and authority.
2. In case the investor hires a project management consultant contract or construction supervising contract:
a) The investor may authorize such contractor to take over one or some responsibilities of the investor in construction work quality control by signing a construction contract. The investor is responsible for supervising the implementation of the construction agreement and settling the argument of the project management consultant contractor and the construction supervising contractor with other contractors and with local government during the construction process;
b) The project management consultant contractor and the construction supervising contractor are responsible to the investor and the law for the allocated responsibilities.
3. The Ministry of Construction shall provide detailed guidance on responsibilities for construction work quality control of the investor; assign the responsibilities of entities relating to construction work quality control of the investment under general contracts/joint-venture contracts or the investment in the form of public-private partnerships.
Article 6. Application of technical standards and criteria in the construction investment
1. The application of technical standards or criteria in construction investment shall comply with the regulation in Article 6 of the Law on Construction and the relevant regulations promulgated by the Ministry of Construction.
2. The application of foreign criteria shall be enclosed with the description of necessity for it. Any foreign criterion that is applied shall be enclosed with its full text in computer file or a printed copy with a Vietnamese or English translation of the to-be-applied parts.
3. Any new technological solutions and materials for construction that are initially used in Vietnam shall satisfy the technical standards and conform to the relevant legislations. The contractor who proposes the application of new technological solutions or materials shall present the basis and documents proving the safety, effectiveness and feasibility of such application to a competent agency for appraisal during the appraisal process of the construction engineering plan according to the legislations on construction.
Article 7. Quality control for construction of detached housing
1. The quality control for construction of detached housing shall be in the principle of ensuring the safety of human, property, equipment, main construction, adjacent constructions and surrounding environment. Entities involving the construction investment of detached housing shall comply with this Decree in the quality control for detached housing.
2. The Ministry of Construction is responsible for providing guidance on construction work quality control for detached housing.
Article 8. Classification and grading of construction works
1. On the basis of their functions, construction works are classified as follows:
a) Civil constructions;
b) Industrial constructions;
c) Transport constructions;
d) Agriculture and rural development constructions;
dd) Technical infrastructure constructions;
e) National defense and security construction.
These constructions are specified in the List in Appendix I enclosed herewith.
2. Regarding the constructions other than those specified in sections I to V of Appendix I enclosed herewith, the Ministry of Construction shall preside over and cooperate with the Ministries managing the specialized construction works in determining the type of the construction.
3. Works and work items are graded on the basis of their scope, structure and importance to apply in the management of the following construction investment activities:
a) Classified management of capacity of entities involving the construction and disclose the information of capacity of such entities;
b) Requirement for technical instructions and determination of construction engineering planning steps of construction grades;
c) Determination of responsibilities in appraisal of construction engineering plan, inspections over the acceptance tasks by the construction authority during the construction process and when the construction finishes;
d) Management of the construction investment costs and construction contract;
dd) Arrangement of competence in issuance of the construction licenses;
e) Regulation on construction work warranty duration; management of construction work warranty;
g) Classification of construction work incidents and competence in handling the construction work incident;
h) Other relevant regulations.
4. Grading of construction works is for making construction engineering plan and for the managing the contents specified in technical standards, criteria and relevant law provisions.
5. The Ministry of Construction shall preside over and cooperate with Ministries managing specialized construction works in providing guidance on grading of construction works as prescribed in Clause 4 of this Article.
Article 9. Awards for quality of construction works
1. Awards for quality of construction works include:
a) National awards for quality of construction works regulated by the Prime Minister;
b) Awards for high-quality construction works and other awards for quality.
2. The awards for quality of construction works prescribed in Clause 1 of this Article are the bases for ranking and assessing the capacity and the result of the activities of organizations/individuals involving the construction investment and consideration for award for contract according to the regulation in Clause 1 Article 146 of the Law on Construction.
3. The contractors receiving awards for construction quality prescribed in Clause 1 of this Article are prioritized when participating in bidding relating to construction activity according to the legislation on bidding. The contractors shall receive priority only if the awards they received are presented within the latest 3 years before the year they apply for bidding. The investor shall include such contents in the invitation for bid.
4. The Ministry of Construction shall provide guidance on the form, conditions, criteria and procedures for application and consideration for presenting awards for construction work quality.
Article 10. Construction specialized experiments, construction monitoring, construction inspection and certification of conformity
1. Construction specialized experiments, construction monitoring, construction inspection and certification of conformity are the conditional construction consultant activities. Any organization carrying out such activities shall obtain registration and shall be recognized as prescribed in the regulations. Any individual carrying out such activities shall have appropriate practice certificates.
2. The Ministry of Construction shall provide guidance and instructions about the activities prescribed in Clause 1 of this Article.