Chương VIII Nghị định 43/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra: Xử lý vi phạm trong việc thực hiện kết luận thanh tra
Số hiệu: | 43/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 30/06/2023 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2023 |
Ngày công báo: | 14/07/2023 | Số công báo: | Từ số 819 đến số 820 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Những nội dung kết luận thanh tra phải được công khai
Ngày 30/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra, trong đó quy định những nội dung kết luận thanh tra phải được công khai.
Những nội dung kết luận thanh tra phải được công khai
Theo đó, kết luận thanh tra phải được công khai toàn văn, trừ nội dung trong kết luận thanh tra thuộc bí mật nhà nước, bí mật ngân hàng, bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật không được không khai.
Hình thức công khai kết luận thanh tra
Việc đăng tải kết luận thanh tra trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp phải được thực hiện ít nhất 15 ngày liên tục.
Ngoài việc công khai kết luận thanh tra theo định trên, người ra kết luận thanh tra lựa chọn ít nhất một trong các hình thức sau:
- Công bố tại cuộc họp với thành phần gồm người ra quyết định thanh tra hoặc người được ủy quyền, đại diện Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng (bao gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử). Thời gian thông báo trên báo in, báo nói, báo hình ít nhất là 02 lần liên tục, việc thông báo trên báo điện tử phải nói thực hiện ít nhất 15 ngày liên tục;
- Việc niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra đối thanh tra thực hiện. Thời gian niêm yết ít nhất là 15 ngày liên tục.
Căn cứ kiểm tra, quyết định kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra
Người ra quyết định thanh tra quyết định kiểm tra khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ theo yêu cầu của người theo dõi, đôn đốc;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được đôn đốc nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra;
- Đối tượng có hành vi cản trở, tẩu tán tài sản, tiêu hủy tài liệu, không hợp tác thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.
Chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ký, quyết định kiểm tra phải được gửi cho đối tượng kiểm tra. Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày ký quyết định kiểm tra, người có nhiệm vụ kiểm tra phải tiến hành kiểm tra.
Xem thêm nội dung chi tiết tại Nghị định 43/2023/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/8/2023.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người có hành vi vi phạm phải bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm đối với cán bộ; khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc đối với công chức; khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc đối với viên chức hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật khi có hành vi sau:
a) Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra;
b) Không kiến nghị biện pháp xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm trong việc thực hiện kết luận thanh tra;
c) Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời nghĩa vụ, trách nhiệm của mình được ghi trong kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.
2. Người có hành vi vi phạm quy định tại một trong các điểm a, b hoặc c khoản 1 Điều này không phải là cán bộ, công chức, viên chức thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra là cán bộ, công chức, viên chức mà có hành vi vi phạm thì bị xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
1. Bị kỷ luật khiển trách khi có một trong các hành vi sau:
a) Không chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;
b) Không yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý sai phạm hoặc thực hiện quyết định, yêu cầu, kiến nghị của người ban hành kết luận thanh tra;
c) Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
2. Người có hành vi vi phạm quy định tại một trong các điểm a, b hoặc c khoản 1 Điều này gây hậu quả nghiêm trọng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm đối với cán bộ; cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc đối với công chức; cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc đối với viên chức hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Người có hành vi vi phạm quy định tại một trong các điểm a, b hoặc c của khoản 1 Điều này không phải là cán bộ, công chức, viên chức thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
HANDLING VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON IMPLEMENTATION OF INSPECTION CONCLUSIONS
Article 64. Handling violations committed by persons of agencies, organizations or units that are subject to inspection; persons of relevant agencies, organizations and individuals
1. According to the nature and danger of violation(s), the violator shall face disciplinary measures including reprimand, warning, dismissal or deposition (if the violator is an official); reprimand, warning, reduction in pay rate, demotion or dismissal (if the violator is a public official); reprimand, warning or dismissal (if the violator is a public employee) or face criminal prosecution. The violator shall pay compensation for damage in accordance with law when committing one of the violations. To be specific:
a) Failing to monitor, urge and inspect the implementation of the inspection conclusion or fulfill his/her responsibility for monitoring, urging and inspecting the implementation of the inspection conclusion;
b) Failing to propose measures to handle the responsibility of an agency/organization/individual in case it/he/she commits any violation against regulations on implementation of the inspection conclusion;
c) Failing to perform, completely or promptly perform his/her obligations and responsibilities recorded in the inspection conclusion and the inspection-related decision.
2. In case persons committing violations specified at Point a, b or c, Clause 1 of this Article are not officials or public employees, according to the nature and danger of their violations, they shall face administrative penalties or criminal prosecution according to regulations of the law.
Article 65. Handling violations committed by heads of agencies or organizations directly managing inspected entities
If a head of an agency or organization directly managing the inspected entity commit violation (s), he/she shall face disciplinary measures. To be specific:
1. The head shall be subject to reprimand when he/she commits one of the following violations:
a) Failing to direct the implementation of inspection conclusion, directing document, request, recommendation and inspection-related decision;
b) Failing to request or recommend a competent agency/organization/individual to handle violations or implement the decision, request and recommendation from the person issuing inspection conclusion;
c) Failing to monitor, urge and inspect the implementation of the inspection conclusion, directing document, request, recommendation and inspection-related decision.
2. Regarding persons committing violations specified at Points a, b or c, Clause 1 of this Article and causing serious consequences, according to the nature and dangers of their violations, they shall be subject to handling measures including warning or dismissal (if they are officials); warning, reduction in pay rate, demotion or dismissal (if they are public officials); warning or dismissal (if they are public employees) or criminal prosecution. In case of causing damage, they shall pay compensation in accordance with law.
3. In case persons committing violations specified at Point a, b or c, Clause 1 of this Article are not officials or public employees, according to the nature and danger of their violations, they shall face administrative penalties or criminal prosecution. In case of causing damage, they shall pay compensation in accordance with law
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực