Chương III Nghị định 43/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra: Thanh tra lại
Số hiệu: | 43/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 30/06/2023 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2023 |
Ngày công báo: | 14/07/2023 | Số công báo: | Từ số 819 đến số 820 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Những nội dung kết luận thanh tra phải được công khai
Ngày 30/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra, trong đó quy định những nội dung kết luận thanh tra phải được công khai.
Những nội dung kết luận thanh tra phải được công khai
Theo đó, kết luận thanh tra phải được công khai toàn văn, trừ nội dung trong kết luận thanh tra thuộc bí mật nhà nước, bí mật ngân hàng, bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật không được không khai.
Hình thức công khai kết luận thanh tra
Việc đăng tải kết luận thanh tra trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp phải được thực hiện ít nhất 15 ngày liên tục.
Ngoài việc công khai kết luận thanh tra theo định trên, người ra kết luận thanh tra lựa chọn ít nhất một trong các hình thức sau:
- Công bố tại cuộc họp với thành phần gồm người ra quyết định thanh tra hoặc người được ủy quyền, đại diện Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng (bao gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử). Thời gian thông báo trên báo in, báo nói, báo hình ít nhất là 02 lần liên tục, việc thông báo trên báo điện tử phải nói thực hiện ít nhất 15 ngày liên tục;
- Việc niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra đối thanh tra thực hiện. Thời gian niêm yết ít nhất là 15 ngày liên tục.
Căn cứ kiểm tra, quyết định kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra
Người ra quyết định thanh tra quyết định kiểm tra khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ theo yêu cầu của người theo dõi, đôn đốc;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được đôn đốc nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra;
- Đối tượng có hành vi cản trở, tẩu tán tài sản, tiêu hủy tài liệu, không hợp tác thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.
Chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ký, quyết định kiểm tra phải được gửi cho đối tượng kiểm tra. Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày ký quyết định kiểm tra, người có nhiệm vụ kiểm tra phải tiến hành kiểm tra.
Xem thêm nội dung chi tiết tại Nghị định 43/2023/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/8/2023.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra tỉnh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
2. Chánh Thanh tra Bộ quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục và tương đương, của cơ quan khác thuộc bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; vụ việc đã có kết luận của Thanh tra sở thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
3. Chánh Thanh tra tỉnh quyết định thanh tra lại vụ việc thanh tra hành chính đã có kết luận của Thanh tra sở, Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện) khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Căn cứ thanh tra lại theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Thanh tra, cụ thể như sau:
1. Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra dẫn đến sai lệch về nội dung của kết luận thanh tra bao gồm: không xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo; không thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; không kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu; không có báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra.
2. Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra bao gồm: áp dụng không đúng quy phạm của pháp luật hoặc áp dụng văn bản pháp luật đã hết hiệu lực dẫn đến sai lệch về nội dung của kết luận thanh tra.
3. Nội dung trong kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra dẫn đến việc đánh giá không đúng, tăng nặng, giảm nhẹ hoặc bỏ qua hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra hoặc kiến nghị xử lý không phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm đã được phát hiện.
4. Người tiến hành thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc là hành vi thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng các thông tin, tài liệu, chứng cứ của cuộc thanh tra hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ việc.
5. Cơ quan thanh tra cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra nhưng chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra theo nội dung ghi trong quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra trước đó.
1. Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 45 ngày.
2. Cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh tiến hành không quá 30 ngày.
1. Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra lại được quy định như sau:
a) Ban hành quyết định thanh tra;
b) Công bố quyết định thanh tra;
c) Xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo;
d) Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra;
đ) Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu;
e) Báo cáo kết quả thanh tra;
g) Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra;
h) Ban hành kết luận thanh tra;
i) Công khai kết luận thanh tra.
2. Việc thực hiện trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra lại quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại các mục 2, 3 và 4 của Chương IV Luật Thanh tra.
1. Quyết định thanh tra lại bao gồm các nội dung sau đây:
a) Căn cứ ra quyết định thanh tra lại;
b) Phạm vi, nội dung, đối tượng thanh tra lại;
c) Thời hạn thanh tra lại;
d) Thành lập Đoàn thanh tra lại, bao gồm Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra (nếu có), thành viên khác của Đoàn thanh tra.
2. Chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra lại, người có thẩm quyền quyết định thanh tra lại phải gửi quyết định thanh tra lại cho người đã ký kết luận thanh tra và đối tượng thanh tra lại.
Quyết định thanh tra lại phải được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký.
1. Kết luận thanh tra lại bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Kết luận về nội dung được thanh tra lại;
b) Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, việc tuân thủ các quy định của pháp luật về thanh tra đối với cơ quan thanh tra, người tiến hành thanh tra trước đó;
c) Xác định rõ tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm; nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật (nếu có);
d) Biện pháp xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị giải pháp, biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả (nếu có) để bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng thanh tra, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
đ) Hạn chế, bất cập của cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật có liên quan và kiến nghị khắc phục (nếu có).
2. Kết luận thanh tra lại có hiệu lực thi hành và thay thế kết luận thanh tra trước đó đối với nội dung được thanh tra lại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành kết luận thanh tra lại.
RE-INSPECTION
Article 18. Authority to conduct re-inspection
1. The Inspector General of the Government Inspectorate shall decide re-inspection of cases which the conclusions have been made by the ministerial inspectorate, the inspection agency of the governmental agency or the provincial inspectorate when there are signs of serious violations.
2. The ministerial chief inspectors shall decide re-inspection of cases which the conclusions have been made by sub-ministerial inspectorates, other specialized authorities assigned to conduct inspection under ministries; and cases which the conclusions have been made by inspectorates of provincial-level departments under the scope of state management by ministries when there are signs of serious violations.
3. The provincial chief inspectors shall decide re-inspection of cases which the conclusions have been made by inspectorates of provincial-level departments and the district inspectorates when there are signs of serious violations.
Article 19. Grounds for re-inspection
Grounds for re-inspection according to regulations in Clause 1 Article 56 of the Law on Inspection:
1. There are serious violations against regulations on procedures during the inspection, thereby causing defects in contents of inspection conclusions, including: failure to develop and send the list of issues to be reported on by the inspected entity; failure to collect information and documents related to inspection contents; failure to check or verify information and documents; and failure to report inspection results obtained from the inspectorate.
2. There are errors in the application of the law when inspection conclusions are made. To be specific: applying regulations of the law in an improper manner or applying legal documents that are invalid, thereby causing defects in contents of inspection conclusions.
3. Contents of inspection conclusions are not consistent with evidences that have been collected during the inspection, thereby causing improper assessment, aggravation, mitigation or omission of violations committed by the inspected entities; or there are complaints that handling violations is not inconsistent with the nature and danger of the detected violations.
4. Inspection-conducting persons intentionally falsify case files. To be specific: they add, remove, modify, swap, destroy or damage the information, documents and evidences of the inspection or conduct other tricks in order to falsify the contents of the case files.
5. Superior inspection agencies or other competent agencies detect signs of serious violations committed by the inspected entities but have not yet fully detected violations via inspection according to contents stated in inspection decisions and detailed inspection plans that have previously made by inspectorates
Article 20. Duration of re-inspection
1. The duration for an inspection conducted by the Government Inspectorate shall not exceed 45 days.
2. The duration for an inspection conducted by the ministerial inspectorate or the provincial inspectorate shall not exceed 30 days.
Article 21. Procedures for re-inspection
1. Procedures for an inspection shall be carried out as follows:
a) Issuing an inspection decision;
b) Publishing the inspection decision;
c) Developing and sending an outline to request the inspected entity to make report;
d) Collecting information and documents related to inspection contents;
dd) Checking and verifying information and documents;
e) Reporting inspection results;
g) Making a draft inspection conclusion;
h) Issuing the inspection conclusion;
i) Publishing the inspection conclusion;
2. Procedures for conducting re-inspection specified in Clause 1 of this Article shall be carried out according to regulations of Sections 2, 3 and 4 of Chapter IV of the Law on Inspection.
Article 22. Re-inspection decision
1. A decision on re-inspection includes:
a) Grounds for issuance;
b) Scope, contents and the inspected entity;
c) Duration of re-inspection;
d) Establishment of an inspectorate in charge of re-inspection. The inspectorate includes the chief, the deputy chief (if any), and other members.
2. Within 05 days from the date of signing the re-inspection decision, the person having authority to decide re-inspection shall send the re-inspection decision to the person who has signed the inspection conclusion and the re-inspected entity.
The decision on re-inspection shall be published within 15 days from the date of signing.
Article 23. Tasks and powers of persons issuing inspection decisions, chiefs and members of inspectorates in charge of re-inspection.
When conducting re-inspection, persons issuing inspection decisions, chiefs, deputy chiefs and members of inspectorates in charge of re-inspection shall perform their tasks and exercise their powers prescribed in Articles 80, 81 and 82 of the Law on Inspection and in accordance with this Decree.
Article 24. Contents of re-inspection conclusion;
1. A re-inspection conclusion includes:
a) Conclusion of contents subject to re-inspection;
b) Assessment of the performance of tasks, exercise of powers and compliance with regulations of the Law on Inspection by an inspection agency or an inspection-conducting person
c) Clear identification of the nature, danger and consequence(s) of violation(s); causes and responsibility of an agency, organization or individual that commits violations (if any);
d) Handling measures according to its competence and proposal for solutions, handling measures and remedial measures (if any) for assurance about the interests of the State, the lawful rights and interests of the inspected entity, relevant agency, organization or individual;
dd) Limitations and inadequacies of relevant management mechanisms, policies and laws and recommendations for remedy (if any).
2. The re-inspection conclusion comes into force and replaces the previous inspection conclusion for re-inspected contents. Relevant agencies, organizations and individuals shall be responsible for implementation of the re-inspection conclusion.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực