Chương IV Nghị định 43/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra: Đoàn thanh tra
Số hiệu: | 43/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 30/06/2023 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2023 |
Ngày công báo: | 14/07/2023 | Số công báo: | Từ số 819 đến số 820 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đoàn thanh tra có Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra (nếu cần thiết), thành viên của Đoàn thanh tra.
2. Phó Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm giúp Trưởng đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ được giao, phụ trách một số hoạt động của Đoàn thanh tra khi được Trưởng đoàn thanh tra giao. Thành viên Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra.
1. Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo Đoàn thanh tra, giám sát hoạt động Đoàn thanh tra bảo đảm cuộc thanh tra được thực hiện đúng pháp luật, đúng mục đích, yêu cầu, tiến độ, thời hạn cuộc thanh tra; giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị của Đoàn thanh tra và các tố cáo, kiến nghị, phản ánh, liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra.
2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra có trách nhiệm đề xuất người tham gia Đoàn thanh tra; giám sát các thành viên Đoàn thanh tra thuộc cơ quan, đơn vị mình; thực hiện các nhiệm vụ khác khi được người ra quyết định thanh tra giao.
3. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung, tiến độ thanh tra theo quyết định thanh tra và kế hoạch tiến hành thanh tra; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra; ghi sổ nhật ký Đoàn thanh tra; chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra về hoạt động của Đoàn thanh tra.
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra có trách nhiệm đề xuất người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của cuộc thanh tra làm Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra và số lượng người tham gia Đoàn thanh tra để người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.
2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra trao đổi, thống nhất với người được dự kiến làm Trưởng đoàn thanh tra về những người được dự kiến là thành viên Đoàn thanh tra. Việc đề xuất Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra phải được thông báo với đơn vị quản lý, sử dụng trực tiếp người được đề xuất, đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ và người được dự kiến là thành viên Đoàn thanh tra.
1. Tiêu chuẩn chung:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
b) Có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc thanh tra;
c) Am hiểu về nghiệp vụ thanh tra; có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp những vấn đề liên quan đến nội dung, lĩnh vực được thanh tra;
d) Có khả năng tổ chức, điều hành, hướng dẫn các thành viên trong Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao.
2. Tiêu chuẩn cụ thể:
a) Đoàn thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên chính trở lên;
b) Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh Thanh tra tỉnh thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên chính trở lên;
c) Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên trở lên;
d) Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra sở, Chánh thanh tra huyện thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên trở lên.
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được tham gia Đoàn thanh tra:
a) Người góp vốn vào doanh nghiệp, có cổ phần tại doanh nghiệp là đối tượng thanh tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, con, anh, chị, em ruột là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, người phụ trách công tác tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra;
c) Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Người bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự mà chưa hết thời hạn xóa kỷ luật, xóa án tích.
2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra:
a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này;
b) Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng, con, anh, chị, em ruột, hoặc anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra.
3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra có trách nhiệm kiểm tra, rà soát để phát hiện các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra trước khi trình người ra quyết định thanh tra.
Người được dự kiến là Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra trước khi quyết định thanh tra được ban hành.
4. Trong quá trình tiến hành thanh tra, nếu phát hiện có người thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định việc thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra.
Trong quá trình thanh tra, nếu nhận thấy mình thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra phải báo cáo người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.
1. Người ra quyết định thanh tra xem xét, thay đổi thành viên Đoàn thanh tra khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có một trong các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 8 của Luật Thanh tra;
b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 29 của Nghị định này được phát hiện trong quá trình thanh tra;
c) Không chấp hành chế độ thông tin báo cáo, chỉ đạo, điều hành của Trưởng đoàn thanh tra;
d) Không hoàn thành nhiệm vụ được giao, không đủ sức khỏe hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
2. Người ra quyết định thanh tra xem xét, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều này và khoản 2 Điều 29 Nghị định này;
b) Không chấp hành chế độ thông tin báo cáo, chỉ đạo, điều hành của người ra quyết định thanh tra;
c) Có căn cứ cho rằng không đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ thanh tra;
d) Được giao nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
1. Thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra
Người ra quyết định thanh tra căn cứ vào văn bản đề nghị và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra xem xét, ban hành quyết định thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra.
2. Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra
Người ra quyết định thanh tra căn cứ vào văn bản đề nghị của Trưởng đoàn thanh tra, kết quả giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra ban hành quyết định thay đổi thành viên Đoàn thanh tra. Trong trường hợp không đồng ý thì người ra quyết định thanh tra trả lời cho người đề nghị và nêu rõ lý do.
3. Bổ sung thành viên Đoàn thanh tra
Khi xét thấy cần thiết, căn cứ vào yêu cầu thực hiện nhiệm vụ thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra trao đổi, thống nhất với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng trực tiếp người được đề xuất bổ sung vào Đoàn thanh tra, có văn bản đề nghị và dự thảo quyết định bổ sung thành viên Đoàn thanh tra Trình người ra quyết định thanh tra. Văn bản đề nghị phải nêu rõ lý do, họ tên, chức danh của người được bổ sung. Trường hợp người ra quyết định thanh tra không đồng ý với đề nghị bổ sung thành viên Đoàn thanh tra thì trả lời cho người đề nghị và nêu rõ lý do.
4. Quyết định thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, bổ sung thành viên Đoàn thanh tra phải được gửi cho đối tượng thanh tra.
1. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm ghi Sổ nhật ký Đoàn thanh tra một cách chính xác, khách quan, trung thực những nội dung có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra diễn ra từ khi công bố quyết định thanh tra đến khi ban hành kết luận thanh tra. Sổ nhật ký Đoàn thanh tra được lưu trữ trong Hồ sơ thanh tra.
Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm quản lý Sổ nhật ký Đoàn thanh tra cùng với các tài liệu khác trong quá trình thanh tra.
2. Việc in, phát hành Sổ nhật ký Đoàn thanh tra được thực hiện như sau:
a) Thanh tra Chính phủ tổ chức việc in, phát hành Sổ nhật ký Đoàn thanh tra cho Thanh tra Chính phủ;
b) Thanh tra Bộ tổ chức việc in, phát hành Sổ nhật ký Đoàn thanh tra cho Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục và tương đương và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc quyền quản lý của bộ, ngành mình;
c) Thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức việc in, phát hành Sổ nhật ký Đoàn thanh tra cho Thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ;
d) Thanh tra tỉnh tổ chức việc in, phát hành Sổ nhật ký Đoàn thanh tra cho Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện thuộc quyền quản lý của địa phương mình.
3. Tổng Thanh tra Chính phủ quy định về mẫu Sổ nhật ký Đoàn thanh tra.
1. Người được trưng tập tham gia Đoàn thanh tra là Thanh tra viên của cơ quan thanh tra cấp dưới hoặc công chức, viên chức của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này.
2. Người được trưng tập tham gia Đoàn thanh tra phải có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra của cơ quan trưng tập.
3. Trong thời gian tham gia Đoàn thanh tra, người được trưng tập được hưởng các chế độ, chính sách của công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và được chi trả tiền công tác phí, bảo đảm các điều kiện, phương tiện làm việc và các quyền lợi khác của thành viên của Đoàn thanh tra.
4. Việc trưng tập người tham gia Đoàn thanh tra được thực hiện bằng văn bản. Nội dung văn bản trưng tập ghi rõ căn cứ, thời gian trưng tập, nhiệm vụ và chế độ, chính sách đối với người được trưng tập.
5. Khi kết thúc thời gian trưng tập, cơ quan trưng tập có văn bản nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ của người được trưng tập gửi cho Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người được trưng tập.
INSPECTORATE
Article 25. Components of inspectorate
1. An inspectorate includes a chief, a deputy chief (if necessary) and other members.
2. The deputy chief shall assist the chief in performing the assigned tasks and take charge of some activities assigned by the chief. Other members shall perform tasks as assigned by the chief.
Article 26. Responsibilities of persons issuing inspection decisions, heads of agencies and units assigned to conduct inspection and chiefs of inspectorates
1. A person issuing an inspection decision shall be responsible for organizing, directing and supervising the inspectorate in order to ensure that the inspection is conducted in accordance with the law, for the intended purposes, and according to requirements, schedule and duration; promptly settling reflections and complaints from the inspectorate and denunciations, complaints and reflections related to operations of the inspectorate.
2. A head of the agency or unit assigned to take charge of inspection shall be responsible for appointing people to participate in the inspectorate; supervising members of the inspectorate under his agency/unit; performing other tasks assigned by the person issuing the inspection decision.
3. The chief of an inspectorate shall be responsible for organizing and directing members to strictly comply with inspection contents and progress according to the inspection decision and the detailed inspection plan; implementing information and reporting regime at the request of the person issuing an inspection decision; making a logbook; and taking responsibility to the person issuing the inspection decision for operations of the inspectorate.
Article 27. Appointing people to participate in inspectorate
1. The head of the agency or unit assigned to take charge of inspection shall be responsible for appointing people with professional qualifications in conformity with requirements of the inspection as the chief/the deputy chief and proposing the number of people participating in the inspectorate so that the person issuing the inspection decision considers making decision.
2. The head of the agency or unit assigned to take charge of inspection shall discuss and reach an agreement with the person expected to be the chief of the inspectorate about persons expected to be members of the inspectorate. The appointment of the chief and members of the inspectorate shall be notified to the unit directly managing and employing persons who have been appointed, the unit in charge of organization and personnel and persons expected to be members of the inspectorate.
Article 28. Standards applicable to chiefs of inspectorates
1. General standards:
a) Having good moral qualities and sense of responsibility; being upright, honesty, fair and objective;
b) Having professional qualifications in conformity with requirements and tasks of the inspection;
c) Having comprehensive knowledge about inspection; having the ability to analyze, assess and review issues related to contents and fields subject to inspection;
d) Having ability to organize, administer and provide guidance for other members in order to perform the assigned tasks.
2. Specific standards:
a) The chief of the inspectorate established by the Inspector General of the Government Inspectorate shall be a principal inspector or higher;
b) The chief of the inspectorate established by the ministerial chief inspector, the chief inspector of a Governmental agency or the provincial chief inspector shall be a principal inspector or higher;
c) The chief of the inspectorate established by the chief inspector of sub-ministerial inspectorate shall be an inspector or higher;
d) The chief of the inspectorate established by the chief inspector of provincial-level department or the chief inspector of district shall be an inspector or higher;
Article 29. Cases where people must not be chiefs, deputy chiefs or other members of inspectorates
1. A person must not be a member of an inspectorate in any of the following cases:
a) Any person contributing capital to an enterprise and hold shares in such enterprise that is the inspected entity, unless otherwise provided for by law;
b) Any person whose spouse, father, mother, biological child, or biological sibling is the head, the deputy head, the person in charge of personnel, an accountant, a treasurer or a storekeeper in an agency, organization or unit that is the inspected entity;
c) Any person who is being considered for disciplinary action or criminal prosecution;
d) Any person who is facing disciplinary measure or criminal prosecution and the duration for repeal of disciplinary measures or conviction expungement has not yet expired.
2. A person must not be a chief/deputy chief of an inspectorate in any of the following cases:
a) Any person under one of cases specified in Points a, c and d Clause 1 of this Article;
b) Any person whose spouse, father, mother, mother-in-law, father-in-law, biological child, biological sibling or sibling-in-law is working in an agency, organization or unit that is the inspected entity;
3. The head of the agency or unit assigned to take charge of inspection shall be responsible for check and review to detect cases where people must not be chiefs, deputy chiefs or other members of inspectorates before submitting them to the person issuing the inspection decision.
The person expected to be the chief or a member of the inspectorate in one of the cases specified in Clauses 1 and 2 of this Article shall make report to the head of the agency or unit assigned to take charge of inspection before the inspection decision is issued.
4. During the process of inspection, if it is detected that any person falls into one of the cases specified in Clauses 1 and 2 of this Article, the person issuing the inspection decision shall consider deciding change of the chief or members of the inspectorate.
During the process of inspection, the chief, the deputy chief or other members of the inspectorate shall make report to the person issuing the inspection decision for consideration and decision if he/she/they find himself/herself/themselves falling into one of the cases specified in Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 30. Change of chief, deputy chief and other members of inspectorate
1. The person issuing inspection decision shall consider and change members of an inspectorate in any of the following cases:
a) Committing one of the prohibited acts as prescribed in Article 8 of the Law on Inspection;
b) Falling into one of cases specified in Clause 1, Article 29 of this Decree (it is detected that members of the inspectorate fall into one of cases specified in Clause 1, Article 29 throughout the process of inspection);
c) Failing to comply with information and reporting regimes, follow direction and administration of the chief of the inspectorate;
d) Failing to complete the assigned tasks, being unable to continue to conduct inspection due to health problems or other objective reasons.
2. The person issuing inspection decision shall consider and change the chief or the deputy chief of an inspectorate in any of the following cases:
a) Falling into one of cases specified in Points a and d Clause 1 of this Article and Clause 2 Article 29 of this Decree;
b) Failing to comply with information and reporting regimes, follow direction and administration of the person issuing inspection decision;
c) Having grounds that the chief or the deputy chief of the inspectorate is incapable of completing inspection;
d) Being assigned to perform other tasks at the request of the competent agency or organization.
Article 31. Procedures for change of chief, deputy chief and other members of inspectorate and addition of members
1. Change of the chief, the deputy chief of an inspectorate
The person issuing inspection decision shall, according to the written request and other information related to the operation of the inspectorate, consider and issue a decision on change of the chief or the deputy chief of the inspectorate.
2. Change of members of the inspectorate
The person issuing inspection decision shall, according to the written request of the chief, the result of supervision of the inspectorate's operation and other information related to the inspectorate's operation, issue a decision on change of members of the inspectorate. In case of disagreement, the person issuing inspection decision shall reply to the requester and clearly state the reason.
3. Addition of members
If necessary, according to requirements for conducting inspection, the head of the inspectorate shall discuss and reach agreement with the head of the agency or unit directly managing and employing persons proposed to be added to the inspectorate, make a written request and a draft decision on addition of members and submit it to the person issuing inspection decision. The written request shall clearly state the reason, full name and title of the person to be added. In case the person issuing inspection decision disagrees with the request for addition, he/she shall reply to the requester and clearly state the reasons therefor.
4. Decision on change of the chief, the deputy chief, or other members of the inspectorate, addition of members shall be sent to the inspected entity.
Article 32. Logbook of inspectorate
1. The chief of the inspectorate shall be responsible for making a logbook, in an accurate, objective and honest manner, of contents related to operations of the inspectorate that take place from the time when the inspection decision is published until the inspection conclusion is issued. The logbook shall be stored in the inspection dossier.
The chief of the inspectorate shall be responsible for managing the logbook and other documents during the process of inspection.
2. The logbook shall be printed and published as follows:
a) The Government Inspectorate shall print and publish its logbook;
b) The ministerial inspectorate shall print and publish logbooks for the ministerial inspectorate, sub-ministerial inspectorates and specialized authorities assigned to conduct inspection under its management;
c) Inspectorates under Governmental agencies shall print and publish their logbooks;
b) The provincial inspectorate shall print and publish logbooks for the provincial inspectorate and district inspectorates under its management.
3. The Inspector General of the Government Inspectorate shall issue regulations on logbook templates.
Article 33. Standards, regimes and policies applicable to persons summoned to participate in inspectorate
1. Persons summoned to participate in an inspectorate are inspectors of inferior inspection agencies or officials or public employees of state agencies or public service providers and such persons do not fall into one of the cases specified in Clause 1 of Article 29 of this Decree.
2. A person summoned to participate in the inspectorate shall have good moral qualities and sense of responsibility; be upright, honesty, fair and objective; and have qualifications in conformity with requirements and tasks in inspection of the summoning agency.
3. During the duration of participation in the inspectorate, the summoned persons shall be entitled to regimes and policies applicable to officials and public employees in accordance with the law; receive travel expenses and obtain assurance about working conditions and facilities and other benefits of members of the inspectorate.
4. The summoning persons to participate in the inspectorate shall be done in writing. The summoning document shall clearly state grounds, summoning period, tasks, and regimes and policies applicable to summoned persons.
5. At the end of the summoning period, the summoning agency shall make a written comment on the performance of tasks by the summoned persons and send it to the head of the agency directly managing such persons.