Chương III Nghị định 42/2022/NĐ-CP: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng
Số hiệu: | 42/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 24/06/2022 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2022 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 24/6/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 42/2022/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng.
Theo đó, cơ quan nhà nước công khai trên môi trường mạng các thông tin như:
- Báo cáo tài chính năm; thông tin thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý; thông tin về dịch. (quy định mới)
- Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý hành chính thuộc thẩm quyền ban hành hoặc được giao chủ trì soạn thảo.
- Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên. (quy định mới)
- Thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước.
- Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước.
- Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành, lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan nhà nước.
- Danh mục thông tin phải được công khai.
- Các thông tin khác mà pháp luật quy định phải công bố công khai.
Xem thêm tại Nghị định 42/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2022 và thay thế Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo 02 mức độ như sau:
a) Dịch vụ công trực tuyến toàn trình: là dịch vụ bảo đảm cung cấp toàn bộ thông tin về thủ tục hành chính, việc thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính đều được thực hiện trên môi trường mạng. Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
b) Dịch vụ công trực tuyến một phần: là dịch vụ công trực tuyến không bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Cơ quan nhà nước ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số tối đa trong quá trình cung cấp và xử lý dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng trừ trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ phải hiện diện tại cơ quan nhà nước hoặc cơ quan nhà nước phải đi thẩm tra, xác minh tại hiện trường theo quy định của pháp luật.
2. Với các dịch vụ công trực tuyến cho phép tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trên môi trường mạng, cơ quan nhà nước có trách nhiệm:
a) Triển khai áp dụng chữ ký số công cộng, chữ ký số chuyên dùng cho các ứng dụng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu về chữ ký số trong quá trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
b) Phát triển, sử dụng các biểu mẫu điện tử tương tác theo quy định.
c) Kết nối, khai thác dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu dùng chung của các cơ quan nhà nước khác để tự động điền các thông tin vào biểu mẫu điện tử và cắt giảm thành phần hồ sơ, bảo đảm nguyên tắc tổ chức, cá nhân chỉ cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.
3. Văn phòng Chính phủ hướng dẫn rà soát, đánh giá thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng dịch vụ công trực tuyến theo các mức độ quy định tại Nghị định này.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn tiêu chí kỹ thuật để đánh giá, xếp loại mức độ của dịch vụ công trực tuyến; hướng dẫn, quy định kỹ thuật về tích hợp chữ ký số hoặc ứng dụng ký số trên cổng dịch vụ công.
1. Danh mục và thông tin của các dịch vụ công trực tuyến phải được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, đồng bộ và đăng tải trên Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
2. Các dịch vụ công trực tuyến phải được tổ chức, phân loại theo đối tượng sử dụng (tổ chức, cá nhân), theo nhóm dịch vụ (theo chủ đề), theo mức độ và cơ quan thực hiện để thuận tiện cho việc tìm kiếm, sử dụng.
3. Dịch vụ công trực tuyến khi cung cấp trên môi trường mạng được chuẩn hóa, đồng bộ về mã, tên dịch vụ công trực tuyến; cung cấp biểu mẫu điện tử kèm theo; hướng dẫn quy trình sử dụng cho tổ chức, cá nhân; hướng dẫn quy trình xử lý của các cơ quan nhà nước và kết quả của dịch vụ công trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Việc chuẩn hóa này được công bố kèm hướng dẫn cho người dùng theo từng dịch vụ công trực tuyến.
4. Các dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền thực hiện của cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do các bộ, ngành triển khai cung cấp trên môi trường mạng phải được tích hợp, công bố công khai và đồng bộ thông tin tiếp nhận, xử lý hồ sơ trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh.
5. Quy định về định danh và xác thực điện tử của chủ thể tham gia giao dịch dịch vụ công trực tuyến phải được xác định rõ, công bố trên cổng dịch vụ công và tuân thủ quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử.
1. Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh là thành phần của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh, cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp cho tổ chức, cá nhân.
2. Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải bảo đảm các yêu cầu:
a) Có tên miền thống nhất theo dạng: dichvucong.(tên bộ, địa phương).gov.vn với giao diện ngôn ngữ tiếng Việt, e-services.(tên bộ, địa phương tiếng Anh).gov.vn với giao diện ngôn ngữ tiếng Anh; tên bộ, địa phương đặt theo quy định của pháp luật và sử dụng công nghệ địa chỉ Internet IPv6.
b) Kết nối, tích hợp với Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cổng dịch vụ công quốc gia.
c) Kết nối với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số.
d) Kết nối với Cổng kết nối dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng để giúp cho tổ chức, cá nhân thực hiện ký số thuận tiện, dễ dàng khi sử dụng các dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
đ) Cấu trúc, bố cục, yêu cầu kỹ thuật đối với Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
e) Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng công cụ dùng chung để các cơ quan nhà nước phát triển Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
3. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, các cơ quan nhà nước chủ động triển khai các kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến khác sau đây:
a) Mạng xã hội do cơ quan nhà nước cho phép cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định của pháp luật.
b) Ứng dụng trên thiết bị di động của cơ quan nhà nước cho phép cung cấp dịch vụ công trực tuyến được triển khai tập trung, thống nhất, dùng chung trong phạm vi bộ, ngành, địa phương để cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước, tránh trùng lặp.
4. Cơ quan nhà nước công bố các kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng.
5. Các kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm thuận tiện trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.
b) Cho phép tổ chức, cá nhân có thể đánh giá trực tuyến mức độ hài lòng về dịch vụ công trực tuyến được cung cấp. Cơ quan nhà nước bảo đảm tính bí mật, riêng tư của tổ chức, cá nhân đánh giá.
c) Đồng bộ về thông tin, trạng thái xử lý với dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
6. Tổ chức, cá nhân có quyền chọn lựa kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng và có trách nhiệm tuân thủ những quy định về sử dụng các dịch vụ công trực tuyến đó.
1. Việc thiết kế, xây dựng, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến tuân thủ các quy chuẩn, quy định kỹ thuật đối với các hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ công trực tuyến và đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân, hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin và truyền thông.
2. Hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng phải có giao diện thân thiện, dễ sử dụng, an toàn, bảo mật, lấy tổ chức, cá nhân làm trung tâm.
3. Sản phẩm phần mềm cung cấp dịch vụ công trực tuyến được triển khai dưới dạng các dịch vụ để dễ dàng nhân rộng và tùy biến, ít đòi hỏi năng lực công nghệ.
1. Cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến có trách nhiệm:
a) Cải cách mô hình tổ chức, quy trình công việc để có thể ứng dụng tối đa công nghệ thông tin, công nghệ số trong hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng.
b) Đối xử công bằng, không phân biệt khi người dùng truy cập dịch vụ công trực tuyến trên các kênh cung cấp khác nhau.
c) Kết nối, liên thông các kênh cung cấp để người dùng có thể truy cập thông tin trên nhiều kênh cung cấp khác nhau trong một lần sử dụng dịch vụ.
d) Sẵn sàng, chủ động, kịp thời cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng, hướng tới việc cá thể hóa theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân.
2. Khuyến khích các cơ quan nhà nước cung cấp các dịch vụ công trực tuyến khác ngoài dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng.
1. Việc quản lý, giám sát, đánh giá hiệu quả, mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước phải được thực hiện tự động hóa bằng hệ thống thông tin với từng dịch vụ công trực tuyến, từng chủ thể tham gia giao dịch, từng bước thực hiện dịch vụ.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng hướng dẫn kỹ thuật chi tiết về công cụ đánh giá hiệu quả, mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước; tích hợp, đồng bộ thông tin kết quả đánh giá với Hệ thống đánh giá chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp của Cổng dịch vụ công quốc gia, bảo đảm tận dụng, không thu thập lại các thông tin đã có.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Báo cáo kết quả triển khai và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến của bộ, ngành, địa phương; gửi Bộ Thông tin và Truyền thông theo định kỳ hằng tháng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Kết nối các hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp bộ, cấp tỉnh với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số.
PROVISION OF ONLINE PUBLIC SERVICES
Article 11. Levels of online public services
1. Every regulatory body shall provide online public services at 02 levels as follows:
a) Wholly online public service, which is a service making sure that all information about administrative procedures are provided and administrative procedures in are processed and handled online. Results are returned online or via the public postal service.
b) Partially online public service, which is an online public service failing to satisfy the conditions specified at point a clause 1 of this Article.
Regulatory bodies shall apply information technology and digital technology to the maximum in the process of providing and processing online public services, except for cases where service users are required to be present at a regulatory body or the regulatory body has to conduct on-site verification in accordance with regulations of law.
2. For online public services that permit organizations and individuals to submit dossiers online, regulatory bodies shall:
a) Apply public digital signatures or specialized digital signatures to specialized applications to meet the digital signature requirements in the process of rendering online public services.
b) Develop and use interactive e-forms as prescribed.
c) Connect and exploit data from national databases, specialized databases and shared databases of other regulatory bodies to automatically fill out e-forms and simplify documentation, adhering to the principle that each organization/individual only has to provide information once to regulatory bodies upon performing online public services.
The connection and sharing of data between regulatory bodies shall comply with the regulations set out in the Government’s Decree No. 47/2020/ND-CP dated April 09, 2020.
3. The Office of the Government shall provide guidelines for reviewing and assessing administrative procedures to meet the requirements for development of online public services at the levels specified in this Decree.
4. The Ministry of Information and Communications shall provide guidance on technical criteria for assessing and rating online public services; provide guidance and technical regulations on integration of digital signatures or digital signature application on public service portals.
Article 12. List of online public services
1. The list of and information about online public services must be updated on the National Database of Administrative Procedures, synchronized and published on ministerial and provincial public service portals.
2. Online public services shall be organized and classified according to users (organizations and individuals), service groups (by topics), levels and agencies in charge to facilitate the search and use thereof.
3. Upon being provided online, online public services shall be standardized and synchronized in terms of their codes and names; attached e-forms; instructions for use; instructions on the handling process provided by regulatory bodies and the results of online public services with the National Database of Administrative Procedures. Such standardization shall be published together with the user guide according to each online public service.
4. Online public services under the authority of regulatory bodies at all levels in provinces which are rendered online by Ministries and central authorities shall be integrated, disclosed and synchronized with information relating to receipt and processing of dossiers on the National Public Service Portal and the provincial information system for handling administrative procedures.
5. Regulations on e-identification and e-authentication of subjects participating in online public service transactions must be clearly defined and publicized on public service portals and comply with regulations of law on e-identification and e-authentication.
Article 13. Online public services channels
1. Ministerial and provincial public service portals are part of the ministerial and provincial information systems for handling administrative procedures which provide organizations and individuals with online information and public services under the authority Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People’s Committees at all levels.
2. Ministerial and provincial public service portals must meet the following requirements:
a) Have a consistent domain name: dichvucong(“publicservice”).(name of ministry or local authority).gov.vn for the Vietnamese-language interface, e-services.(name of ministry or local authority in English).gov.vn for the English language interface; name of ministry or local authority shall comply with regulations of law, and the Internet IPv6 address shall be used.
b) Connect and integrate with web portals of Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and provincial People's Committees; National Public Service Portal.
c) Connect with the digital Government service rating system.
d) Connect with the public digital signature certification portal to assist organizations and individuals using digital signatures in conveniently and easily using online public services provided by regulatory bodies.
dd) Structure, layout and technical requirements applicable for the ministerial and provincial public service portals shall adhere to the guidelines provided by the Ministry of Information and Communications.
e) The Ministry of Information and Communications shall develop a shared tool so as for regulatory bodies to develop the ministerial and provincial public service portals.
3. Based on specific conditions, regulatory bodies shall proactively establish other online public services channels as follows:
a) Social networks permitted by regulatory bodies to provide online public services as prescribed by law.
b) Applications on mobile devices permitted by regulatory bodies to provide online public services, which shall be run in a centralized manner and shared among Ministries, central and local authorities in order to provide regulatory bodies’ online public services and avoid duplication.
4. Regulatory bodies shall publicize online public services channels.
5. Online public services channels must meet the following requirements:
a) Ensure different means’ easy access, including mobile devices.
b) Permit organizations and individuals to make online assessments of the satisfaction of the provided online public services. Regulatory bodies shall protect confidentiality and privacy of information about assessors.
c) Synchronize information and processing status with online public services provided on the National Public Service Portal or ministerial and provincial public service portals.
6. Organizations and individuals are entitled to choose any online public services channel provided by regulatory bodies and shall comply with regulations on use of such online public services.
Article 14. Technical requirements for provision of online public services
1. The design, development and provision of online public services must comply with technical regulations applicable to information systems providing online public services, and meet the demands of organizations and individuals, support people with disabilities in accessing and using information and communications services and products.
2. An online public service system must have a friendly, safe, secure, easy-to-use and user-targeted interface.
3. Software intended for providing online public services shall be run as services for easy replication and customization, requiring little technological capacity.
Article 15. Responsibility for providing online public services
1. Every regulatory body providing online public services shall:
a) Reform its organizational structure and business process in order to apply information technology and digital technology to the maximum during provision of online public services.
b) Provide services for users accessing online public services from different channels in an equal manner without discrimination.
c) Connect various channels in order for users to access information on different channels during a visit.
d) Readily, proactively and promptly provide online public services which are convenient, easy and quick, and individualize requests of organizations and individuals.
2. Regulatory bodies are encouraged to provide online public services other than online public administrative services.
Article 16. Monitoring and assessing the efficiency and extent of use of online public services
1. The management, monitoring and assessment of the efficiency and extent of use of online public services by regulatory bodies must be automatically implemented using information system corresponding to each online public service, each subject of transaction and each step where services are provided.
2. The Ministry of Information and Communications shall provide technical guidance on the tool for rating online public services of regulatory bodies; integrate and synchronize assessment results with the system for assessing indicators of citizen- and enterprise-centric public service delivery of the National Public Service Portal without recollecting available information.
3. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and provincial People’s Committees shall:
a) Report the performance and efficiency in the provision of online public services by Ministries, central and local authorities; send them to the Ministry of Information and Communications on a monthly basis for consolidation and reporting to the Prime Minister.
b) Connect ministerial and provincial online public service systems with the digital Government service rating system.