Chương III Nghị định 41/2019/NĐ-CP hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử: Thẩm định, phê duyệt, công bố quy hoạch
Số hiệu: | 41/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/05/2019 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2019 |
Ngày công báo: | 24/05/2019 | Số công báo: | Từ số 453 đến số 454 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch.
2. Hội đồng thẩm định quy hoạch có tối thiểu 11 thành viên. Thành phần Hội đồng bao gồm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên. Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, thành viên của Hội đồng bao gồm đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, đại diện cơ quan lập quy hoạch, các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương, tổ chức có liên quan, chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Hội đồng thẩm định quy hoạch phải có ít nhất 03 thành viên là ủy viên phản biện; ủy viên phản biện phải có ít nhất 10 năm kinh nghiệm và năng lực chuyên môn phù hợp với quy hoạch cần lập.
3. Chủ tịch Hội đồng thẩm định có trách nhiệm và quyền hạn:
a) Chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội đồng thẩm định; tổ chức, điều hành các cuộc họp của Hội đồng thẩm định;
b) Phân công cơ quan thường trực Hội đồng và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng thẩm định;
c) Phê duyệt báo cáo thẩm định quy hoạch.
4. Thành viên Hội đồng thẩm định có trách nhiệm và quyền hạn:
a) Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng thẩm định;
b) Nghiên cứu hồ sơ trình thẩm định quy hoạch, chuẩn bị ý kiến tham gia bằng văn bản tại cuộc họp của Hội đồng thẩm định về lĩnh vực chuyên môn và các vấn đề chung; gửi ý kiến góp ý bằng văn bản về dự thảo báo cáo thẩm định quy hoạch tới cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch để tổng hợp; phối hợp với cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch rà soát các nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định trong hồ sơ, tài liệu quy hoạch trước khi hồ sơ, tài liệu quy hoạch được đóng dấu xác nhận;
c) Được quyền bảo lưu ý kiến của mình.
5. Ủy viên phản biện có trách nhiệm và quyền hạn:
a) Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng thẩm định;
b) Nghiên cứu hồ sơ trình thẩm định quy hoạch, chuẩn bị ý kiến phản biện bằng văn bản gửi cho cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định để tổng hợp;
c) Được nhận thù lao phản biện quy hoạch theo quy định.
1. Tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý hồ sơ, tài liệu trình thẩm định do cơ quan lập quy hoạch gửi tới Hội đồng thẩm định.
2. Xây dựng, trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch thông qua kế hoạch tổ chức thẩm định quy hoạch hoặc thẩm định lại quy hoạch trong trường hợp quy hoạch chưa đủ điều kiện trình phê duyệt theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch.
3. Cung cấp hồ sơ, tài liệu cho thành viên Hội đồng thẩm định nghiên cứu tham gia ý kiến đối với quy hoạch.
4. Đề nghị Chủ tịch Hội đồng thẩm định cho phép tổ chức họp, hội nghị, hội thảo đánh giá các chuyên đề liên quan đến quy hoạch trước khi họp Hội đồng thẩm định.
5. Tổng hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá của ủy viên phản biện, ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định và các ý kiến khác, báo cáo Hội đồng thẩm định.
6. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Hội đồng thẩm định tiến hành phiên họp thẩm định quy hoạch.
7. Lập Biên bản họp thẩm định quy hoạch.
8. Yêu cầu cơ quan lập quy hoạch chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện báo cáo quy hoạch và các tài liệu liên quan theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch.
9. Lập báo cáo thẩm định quy hoạch; lấy ý kiến bằng văn bản của các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch đối với dự thảo báo cáo thẩm định quy hoạch; hoàn thiện báo cáo thẩm định quy hoạch trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch phê duyệt.
10. Chủ trì, phối hợp với thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch rà soát hồ sơ, tài liệu quy hoạch đã được bổ sung, hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch; đóng dấu; xác nhận vào hồ sơ, tài liệu quy hoạch.
11. Sử dụng kinh phí, bộ máy, phương tiện và con dấu của cơ quan, đơn vị mình để thực hiện nhiệm vụ được giao.
1. Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch gồm các tài liệu chủ yếu sau đây:
a) Tờ trình;
b) Báo cáo quy hoạch bao gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt về nội dung quy hoạch;
c) Dự thảo văn bản quyết định phê duyệt quy hoạch;
d) Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch; bản sao ý kiến góp ý của bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về quy hoạch;
đ) Hệ thống sơ đồ, bản đồ quy hoạch (nếu có).
2. Hội đồng thẩm định quy hoạch chỉ tổ chức thẩm định khi nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định có quyền yêu cầu cơ quan trình thẩm định quy hoạch cung cấp thêm thông tin, giải trình về các nội dung liên quan.
3. Thời gian thẩm định quy hoạch không quá 60 ngày, kể từ ngày cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhận đủ hồ sơ trình thẩm định.
Nội dung thẩm định quy hoạch tập trung vào các vấn đề sau đây:
1. Sự phù hợp với nhiệm vụ lập quy hoạch đã được phê duyệt;
2. Sự phù hợp với quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử;
3. Việc tích hợp các nội dung quy hoạch do bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương liên quan được phân công thực hiện;
4. Tính khả thi của quy hoạch và điều kiện bảo đảm về giải pháp và nguồn lực thực hiện quy hoạch.
1. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định quy hoạch quy định tại Điều 23 Nghị định này, cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định gửi hồ sơ tới các thành viên Hội đồng thẩm định để lấy ý kiến.
2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định quy hoạch, các ủy viên phản biện trong Hội đồng thẩm định phải gửi ý kiến bằng văn bản tới cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định để tổng hợp.
3. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức khác có liên quan về nội dung quy hoạch bằng hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm chuyên đề và tổng hợp ý kiến báo cáo Hội đồng thẩm định.
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đủ ý kiến tham gia của các thành viên Hội đồng thẩm định là ủy viên phản biện, cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định tổng hợp ý kiến gửi các thành viên của Hội đồng thẩm định quy hoạch và trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định về việc tổ chức họp Hội đồng thẩm định quy hoạch.
2. Phiên họp thẩm định quy hoạch được tiến hành khi có ít nhất 3/4 số thành viên Hội đồng thẩm định, trong đó có Chủ tịch Hội đồng thẩm định,
2/3 số ủy viên phản biện, đại diện cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định dự họp; có mặt đại diện cơ quan lập quy hoạch và đại diện tổ chức tư vấn lập quy hoạch.
3. Hội đồng thẩm định quy hoạch làm việc theo chế độ tập thể, thảo luận công khai, biểu quyết theo đa số và thông qua biên bản họp thẩm định quy hoạch. Quy hoạch đủ điều kiện trình phê duyệt khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng thẩm định dự họp bỏ phiếu đồng ý nghiệm thu quy hoạch.
1. Báo cáo thẩm định quy hoạch phải thể hiện rõ ý kiến của Hội đồng thẩm định quy hoạch về nội dung thẩm định quy hoạch quy định tại Điều 24 Nghị định này và kết luận về việc quy hoạch đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Báo cáo thẩm định quy hoạch và các tài liệu kèm theo phải được gửi đến cơ quan tổ chức lập quy hoạch chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc thẩm định.
3. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan lập quy hoạch nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch.
4. Trên cơ sở kết luận của Hội đồng thẩm định và báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của cơ quan lập quy hoạch, cơ quan tổ chức lập quy hoạch xem xét quyết định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử, hồ sơ gồm:
1. Tờ trình;
2. Báo cáo quy hoạch;
3. Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, nội dung chủ yếu gồm: Tên quy hoạch, thời kỳ quy hoạch, phạm vi quy hoạch, quan điểm, mục tiêu tổng quát, chỉ tiêu chung phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử, mục tiêu cụ thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các ngành, lĩnh vực, định hướng phát triển các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo, giải pháp và nguồn lực thực hiện quy hoạch, tổ chức thực hiện;
4. Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch; bản sao ý kiến góp ý của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về quy hoạch;
5. Báo cáo thẩm định quy hoạch; bản sao ý kiến của chuyên gia, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức khác có liên quan;
6. Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định quy hoạch;
7. Hệ thống sơ đồ, bản đồ về quy hoạch (nếu có).
1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức công bố quy hoạch.
2. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày quy hoạch được phê duyệt, nội dung của quy hoạch phải được công bố công khai theo quy định của pháp luật về quy hoạch và quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
1. Hồ sơ quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử bao gồm:
a) Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này;
b) Hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch quy định tại Điều 28 Nghị định này;
c) Văn bản quyết định phê duyệt quy hoạch;
d) Tài liệu khác (nếu có).
2. Việc lưu trữ hồ sơ quy hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
APPRAISAL, APPROVAL AND ANNOUNCEMEMENT OF THE PLANNING
Section 1. APPRAISAL OF THE PLANNING
Article 21. Planning Appraisal Council
1. The Ministry of Science and Technology shall request the Prime Minister to establish a Planning Appraisal Council.
2. The Planning Appraisal Council shall be composed of at least 11 members. The Council includes a Chair and members. The Chair is the Minister of Science and Technology and the members are representatives of the Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance, Ministry of Health, Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Industry and Trade, other Ministries, ministerial agencies, local authorities and organizations concerned and experts in the field of atomic energy. The Council shall have at least 03 members acting as reviewers; every reviewer must have at least 10 years’ experience and qualifications appropriate to the planning to be formulated.
3. The Chair has the following responsibilities and rights:
a) Take responsibility for operation of the Council; organize and chair council meetings;
b) Assign a body to act as the Council’s standing body and assign tasks to Council’s members;
c) Approve planning appraisal reports.
4. The members have the following responsibilities and rights:
a) Attend all Council’s meetings;
b) Consider applications for appraisal of planning, express their written opinions at Council’s meetings about specialized field and common issues; send their written opinions about drafts of planning appraisal reports to the Council’s standing body; cooperate with the standing body in reviewing responses to appraisal opinions in the planning documentation before the planning documentation bears seals;
c) Be entitled to have their opinions recorded.
5. The reviewers have the following responsibilities and rights:
a) Attend all Council’s meetings;
b) Consider applications for appraisal of planning and send their written opinions to the Council’s standing body for consideration;
c) Be entitled to remuneration according to regulations.
Article 22. Responsibilities and rights of the Planning Appraisal Council's standing body
1. Receive, consider and process applications for appraisal submitted by a planning authority to the Planning Appraisal Council.
2. Prepare and submit a planning appraisal plan to the Planning Appraisal Council for approval or re-appraise the planning in case it is ineligible to be submitted for approval according to the conclusion given by the Planning Appraisal Council.
3. Provide documents to members of the Planning Appraisal Council in order for them to contribute their opinions about the planning.
4. Request the Chair of the Planning Appraisal Council to allow for organization of a meeting, conference or workshop on assessment of themes related to the planning prior to the Planning Appraisal Council's meeting.
5. Consolidate remarks and assessments of reviewers, opinions of members of the Planning Appraisal Council and other opinions, and notify them to the Planning Appraisal Council.
6. Make necessary preparations so that the Planning Appraisal Council can organize a planning appraisal meeting.
7. Make minutes of the planning appraisal meeting.
8. Request the planning authority to adjust and complete planning report, strategic environmental assessment report and relevant documents according to the conclusion given by the Planning Appraisal Council.
9. Prepare a planning appraisal report; seek written opinions of the Planning Appraisal Council’s members about the draft of the planning appraisal report; complete the planning appraisal report and submit it to the Chair of the Planning Appraisal Council for approval.
10. Take charge and cooperate with Planning Appraisal Council’s members in reviewing planning documents completed according to the Planning Appraisal Council’s conclusion; append a seal; sign the documents.
11. Use its funding, human resources, vehicles and seals to perform its tasks.
Article 23. Applications for appraisal of the planning
1. An application for appraisal of the planning includes:
a) An application form;
b) Planning reports, including consolidated and brief reports on contents of the planning;
c) A draft decision on approval for the planning’
d) A consolidated report on opinions of organizations, communities and individuals about the planning; copies of written opinions of Ministries, ministerial agencies and local authorities concerned; a report on responses to opinions about the planning;
dd) Planning maps and diagrams (if any).
2. The Planning Appraisal Council shall carry out appraisal only when a satisfactory application specified in Clause 1 of this Article is received. Where necessary, the Planning Appraisal Council is entitled to request the applicant to provide additional information and provide explanation for relevant contents.
3. The time limit for appraising the planning shall not exceed 60 days from date on which the Planning Appraisal Council’s standing body receives the satisfactory application.
Article 24. Issues that need appraising
The appraisal shall focus on:
1. Conformity with the approved planning tasks.
2. Conformity with regulations of the law on atomic energy;
3. Integration of planning contents provided by relevant Ministries, ministerial agencies and local authorities;
4. Feasibility of the planning and conditions for adopting solutions and providing for planning implementation.
Article 25. Seeking opinions during planning appraisal
1. Within 05 days from the receipt of the application for appraisal of planning specified in Article 23 of this Decree, the Planning Appraisal Council’s standing body shall send enquiries to its members.
2. Within 20 days from the receipt of the application for appraisal of planning, the reviewers shall send their written opinions to the Planning Appraisal Council’s standing body for consolidation.
3. The Planning Appraisal Council’s standing body shall seek opinions of experts, socio-professional organizations and other relevant organizations about planning contents or organize a thematic conference, workshop or seminar, consolidate and report opinions to the Planning Appraisal Council.
Article 26. Meetings of the Planning Appraisal Council
1. Within 10 days from the receipt of sufficient opinions contributed by reviewers of the Planning Appraisal Council, the standing body shall consolidate and send such opinions to members of the Planning Appraisal Council and request the Chair of the Planning Appraisal Council to allow for organization of a meeting.
2. A planning appraisal meeting shall be held if it is attended by at least three quarters (3/4) of Planning Appraisal Council’s members, including the Chair and two thirds (2/3) of reviewers and standing body’s representative, and by representatives of the planning authority and planning consultancy.
3. The Council shall operate on a collective basis, discuss openly and make decisions according to majority rule and approve minutes of planning appraisal meetings. The planning allowed to be commissioned by at least two thirds (2/3) of the Planning Appraisal Council’s members attending the meeting is eligible to be submitted for approval.
Article 27. Reporting of planning appraisal
1. A planning appraisal report shall specify the Planning Appraisal Council’s opinions about the issues specified in Article 24 of this Decree and decide whether to submit the planning to the Prime Minister for approval.
2. The planning appraisal report and documents attached thereto shall be sent to the authority organizing formulation of planning within 15 days from the end of the appraisal.
3. The authority organizing formulation of planning shall direct the planning authority to consider and respond to appraisal opinions to modify and complete the application for approval for the planning.
4. According to the conclusion given by the Planning Appraisal Council and report on responses to appraisal opinions of the planning authority, the authority organizing formulation of planning shall consider deciding to submit the planning to the Prime Minister for approval.
Section 2. APPROVAL AND ANNOUNCEMEMENT OF THE PLANNING
Article 28. Applications for approval for the planning
The Minister of Science and Technology shall submit an application for approval for the atomic energy development and application planning to the Prime Minister for approval, including:
1. An application form;
2. A planning report;
3. A Prime Minister’s draft Decision on approval for the planning, which contains at least: name, period and scope of the planning, viewpoints, overall objectives and targets for development and application of atomic energy, specific objectives for development and application of atomic energy to fields and sectors, orientations for development of training, application and research centers, solutions and resources for implementing the planning and organizing implementation thereof;
4. A consolidated report on opinions of organizations, communities and individuals about the planning; copies of written opinions of Ministries, ministerial agencies and People’s Committees of provinces concerned; a report on responses to opinions about the planning;
5. A planning appraisal report; copies of written opinions of experts, socio-professional organizations and other relevant organizations;
6. A report on responses to planning appraisal opinions;
7. Planning maps and diagrams (if any).
Article 29. Announcement of the planning
1. The Ministry of Science and Technology shall take charge and cooperate with the Ministry of Health, Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Industry and Trade, other Ministries, ministerial agencies and People’s Committees of provinces concerned in organizing announcement of the planning.
2. Within 15 days from the date on which the planning is approved, its contents shall be made publicly available in accordance with the laws on planning and protection of state secrets.
Article 30. Archiving of planning documentation
1. The atomic energy development and application planning documentation includes:
a) An application specified in Clause 1 Article 23 of this Decree;
b) An application specified in Article 28 of this Decree;
c) A decision on approval for the planning;
d) Other documents (if any).
2. Planning documentation shall be archived as prescribed by the law on archives.