Chương VII Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp: Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
Số hiệu: | 40/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 12/03/2018 | Ngày hiệu lực: | 02/05/2018 |
Ngày công báo: | 23/03/2018 | Số công báo: | Từ số 469 đến số 470 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bổ sung các hành vi bị cấm đối với công ty bán hàng đa cấp
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Theo đó, so với quy định hiện hành thì Nghị định 40 đã bổ sung thêm nhiều hành vi cấm đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp như:
- Thực hiện khuyến mại sử dụng mạng lưới gồm nhiều cấp, nhiều nhánh mà trong đó người tham gia chương trình khuyến mại có nhiều hơn một vị trí, mã số;
- Tổ chức các hoạt động trung gian thương mại nhằm phục vụ cho việc duy trì, mở rộng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp;
- Chấp thuận đơn từ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyền lợi theo quy định của người tham gia bán hàng đa cấp;
- Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với các đối tượng không được phép;
- Không sử dụng hệ thống quản lý người tham gia bán hàng đa cấp đã đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
Ngoài ra, Nghị định cũng bỏ một số hành vi cấm đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp như:
- Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải trả thêm một khoản tiền để được quyền duy trì, phát triển hoặc mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp của mình;
- Hạn chế một cách bất hợp lý quyền phát triển mạng lưới của người tham gia bán hàng đa;...
Xem chi tiết tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP có hiệu lực ngày 02/5/2018 thay thế Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014.
Văn bản tiếng việt
1. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trong phạm vi cả nước:
a) Cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp và xác nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp;
b) Thu, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
c) Thông báo việc cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, xác nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp tới các Sở Công Thương nơi doanh nghiệp tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp;
d) Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp và xử lý theo thẩm quyền;
đ) Hướng dẫn, phối hợp với các Sở Công Thương tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp;
e) Thông báo, chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
g) Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn cho cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện công tác quản lý nhà nước về bán hàng đa cấp; phổ biến, tuyên truyền pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp cho các doanh nghiệp, người tham gia bán hàng đa cấp;
h) Xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp;
i) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Nghị định này.
2. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thuộc Bộ Công Thương có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì thực hiện các nội dung quản lý quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tổng cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện các nội dung quản lý quy định tại điểm d, điểm e và điểm g khoản 1 Điều này.
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
2. Bộ Công an:
a) Phối hợp với Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và bộ, cơ quan ngang bộ nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
b) Thực hiện công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
c) Tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; khởi tố, điều tra tội phạm và thực hiện các nhiệm vụ tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Y tế:
a) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về việc đáp ứng điều kiện kinh doanh các mặt hàng của doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp thuộc lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật;
b) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm và sản phẩm khác của doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp thuộc phạm vi thẩm quyền;
c) Thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền đối với hoạt động quảng cáo, hội nghị, hội thảo, tuyên truyền, cung cấp thông tin về các mặt hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và các mặt hàng khác của doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
a) Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Công khai thông tin kịp thời, chính xác, khách quan về kết quả thanh tra, kiểm tra thuế đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đối với doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa, sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi thẩm quyền.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quá trình sản xuất, kinh doanh, quảng cáo đối với các sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp thuộc phạm vi thẩm quyền;
b) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về việc đáp ứng điều kiện kinh doanh các mặt hàng của doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp thuộc lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông:
a) Xây dựng và triển khai các chương trình tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng cho các cơ quan quản lý, báo chí, doanh nghiệp về pháp luật và hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
b) Phối hợp với các cơ quan báo chí:
- Triển khai xây dựng các chương trình thường kỳ, các chuyên mục để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kinh doanh theo phương thức đa cấp và cảnh báo cho người dân về các hoạt động biến tướng, bất chính trong kinh doanh theo phương thức đa cấp;
- Phản ánh, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, khách quan về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức tín dụng tuân thủ các quy định về xác nhận, quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định này.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh theo phương thức đa cấp tại địa phương:
a) Ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan tại địa phương trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn;
b) Cấp, thu hồi xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương, xác nhận tiếp nhận thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương;
c) Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
đ) Thông báo, chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
e) Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn cho cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện công tác quản lý nhà nước về bán hàng đa cấp; phổ biến, tuyên truyền pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp cho các doanh nghiệp, người tham gia bán hàng đa cấp;
g) Báo cáo theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất với Bộ Công Thương về công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn;
h) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Nghị định này.
2. Sở Công Thương có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện các nội dung quản lý quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Lực lượng quản lý thị trường tại địa phương có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tổng cục Quản lý thị trường thực hiện các nội dung quản lý quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này.
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện các hành vi vi phạm quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp vi phạm quy định của Nghị định này gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
3. Kết quả xử lý vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp phải được công bố công khai.
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định trong Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm.
STATE MANAGEMENT OF MULTI-LEVEL MARKETING
Article 54. Responsibility of Ministry of Industry and Trade
1. The Ministry of Industry and Trade shall assume responsibility before the Government for the exercise of governmental authority to manage MLM activities nationwide, including:
a) Issue, modify, renew, re-issue and revoke MLM registration certificates and give certifications of receipt of the documentation of notification of termination of MLM activities;
b) Collect, manage and use fees for processing of applications for the MLM registration certificate in accordance with applicable law regulations;
c) Give notification of issuance, modification, renewal and revocation of the MLM registration certificate, and certification of receipt of the documentation of notification of termination of MLM activities to Department of Industry and Trade of the province where the concerned MLM company is located;
d) Inspect MLM activities and take actions against violations within its competence;
dd) Instruct and cooperate with Provincial Departments of Industry and Trade to inspect and take actions against violations in MLM sector;
e) Report or request competent authorities to take actions against violations against regulations on management of the MLM;
g) Organize training programs for officials and public employees in charge of exercising state management of the MLM; disseminate laws on the MLM to enterprises and participants;
h) Formulate and request competent authorities to promulgate or amend legislative documents on the MLM management;
i) Fulfill other responsibilities as regulated in this Decree.
2. The Vietnam Competition Authority affiliated to the Ministry of Industry and Trade shall assist the Minister of Industry and Trade in exercising state management duties specified in Clause 1 of this Article.
3. The Market Surveillance Agency affiliated to the Ministry of Industry and Trade shall assist the Minister of Industry and Trade in exercising state management duties specified in Point d, Point e and Point g Clause 1 of this Article.
Article 55. Responsibility of ministries and ministerial-level agencies
1. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their assigned functions and powers, cooperate with the Ministry of Industry and Trade to perform the state management of the MLM.
2. The Ministry of Public Security shall:
a) Cooperate with the Ministry of Industry and Trade, the People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, and relevant ministries and ministerial-level agencies to increase the efficiency of the state management of the MLM.
b) Prevent and combat crimes and violations against regulations on the MLM;
c) Receive and take actions against denunciation of crimes against regulations on the MLM; investigate crimes and perform other judicial duties as regulated.
3. The Ministry of Health shall:
a) Inspect and take actions against violations against regulations on business conditions for products sold through the MLM under its management as regulated;
b) Inspect and take actions against violations committed by MLM companies during the manufacturing, preparation, processing, storage, transport, import, export, and trading of foods, cosmetics and other products within its competence;
c) Inspect and take actions against violations against regulations on advertising, conferences, meetings, dissemination, and provision of information concerning cosmetics, functional foods and other products sold by MLM companies within its competence.
4. The Ministry of Finance shall:
a) Inspect MLM activities in accordance with regulations of the law on taxation;
b) Publish accurate information concerning results of inspection of MLM activities in a timely and objective manner.
5. The Ministry of Science and Technology shall inspect and take actions against violations committed by MLM companies against standards and regulations on measurement and quality of products as well as intellectual property within its competence.
6. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:
a) Inspect and take actions against violations committed by MLM companies during their manufacturing, trading and advertising of products within its competence;
b) Inspect and take actions against violations against regulations on business conditions for products sold through the MLM under its management as regulated.
7. The Ministry of Information and Communications shall:
a) Formulate and develop programs for dissemination of MLM activities and laws on the MLM on means of media for regulatory authorities, press agencies and enterprises;
b) Cooperate with press agencies in:
- Developing regular programs or specialized columns for disseminating laws on the MLM and warning people of disguised and illegal activities in the MLM;
- Reporting or providing accurate information concerning the status of MLM companies in a timely and objective manner.
8. The State Bank of Vietnam shall instruct credit institutions to comply with procedures for confirmation and management of compulsory deposits paid by MLM companies in accordance with regulations herein.
Article 56. Responsibility of people’s committees of provinces and central-affiliated cities
1. Each Provincial People’s Committee shall, within the ambit of its assigned functions and powers, perform state management of the MLM in such province, including:
a) Promulgate the mechanism for cooperation between local regulatory authorities in conducting inspections of the MLM in such province;
b) Issue and revoke the certificates of registration of MLM activities in a province, and certify any receipt of the documentation of notification of termination of MLM activities in a province;
c) Inspect the MLM activities;
d) Take actions, within its competence, or request competent authorities to take actions against violations against regulations on the MLM;
dd) Report or request competent authorities to take actions against violations against regulations on management of the MLM;
e) Organize training programs for officials and public employees in charge of exercising state management of the MLM; disseminate laws on the MLM to enterprises and participants;
g) Submit annual reports or unscheduled reports to the Ministry of Industry and Trade on the MLM activities performed in such province;
h) Fulfill other responsibilities as regulated in this Decree.
2. The Provincial Department of Industry and Trade shall assist the People’s Committee of such province to perform duties specified in Clause 1 of this Article.
3. Local market surveillance forces shall assist the People’s Committee of such province and the Market Surveillance Agency in fulfilling duties specified in Point c, Point d, Point dd and Point e Clause 1 of this Article.
Article 57. Actions against violations committed by MLM companies and participants
1. Any MLM companies or participants that commit violations against regulations herein shall, subject to the nature and severity of each violation, face penalties in accordance with the law on competition and the law on penalties for administrative violations, or face a criminal prosecution as regulated by law.
2. Any MLM companies or participants that commit violations against regulations herein and cause damage to other organizations and/or individuals must make compensation for such damage as regulated by law.
3. Imposition of penalties for violations against regulations on the MLM must be publicly announced.
Article 58. Power and procedures for imposing penalties for violations
Procedures and power to impose penalties for violations against regulations herein shall be performed in accordance with regulations of the law on penalties for violations.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực