Chương IV Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp: Quản lý người tham gia bán hàng đa cấp
Số hiệu: | 40/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 12/03/2018 | Ngày hiệu lực: | 02/05/2018 |
Ngày công báo: | 23/03/2018 | Số công báo: | Từ số 469 đến số 470 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bổ sung các hành vi bị cấm đối với công ty bán hàng đa cấp
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Theo đó, so với quy định hiện hành thì Nghị định 40 đã bổ sung thêm nhiều hành vi cấm đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp như:
- Thực hiện khuyến mại sử dụng mạng lưới gồm nhiều cấp, nhiều nhánh mà trong đó người tham gia chương trình khuyến mại có nhiều hơn một vị trí, mã số;
- Tổ chức các hoạt động trung gian thương mại nhằm phục vụ cho việc duy trì, mở rộng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp;
- Chấp thuận đơn từ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyền lợi theo quy định của người tham gia bán hàng đa cấp;
- Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với các đối tượng không được phép;
- Không sử dụng hệ thống quản lý người tham gia bán hàng đa cấp đã đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
Ngoài ra, Nghị định cũng bỏ một số hành vi cấm đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp như:
- Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải trả thêm một khoản tiền để được quyền duy trì, phát triển hoặc mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp của mình;
- Hạn chế một cách bất hợp lý quyền phát triển mạng lưới của người tham gia bán hàng đa;...
Xem chi tiết tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP có hiệu lực ngày 02/5/2018 thay thế Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014.
Văn bản tiếng việt
1. Người tham gia bán hàng đa cấp là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
2. Những trường hợp sau không được tham gia bán hàng đa cấp:
a) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc có tiền án về các tội sản xuất, buôn bán hàng giả, sản xuất, buôn bán hàng cấm, quảng cáo gian dối, lừa dối khách hàng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản, tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp;
b) Người nước ngoài không có giấy phép lao động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật;
c) Người tham gia bán hàng đa cấp đã từng bị xử phạt do vi phạm các quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Nghị định này mà chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính;
d) Cá nhân quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định này;
đ) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm ký kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp bằng văn bản với người tham gia bán hàng đa cấp.
2. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Tên doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, thông tin liên hệ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú (hoặc đăng ký lưu trú đối với người nước ngoài), nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú trong trường hợp không cư trú tại nơi thường trú), số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người tham gia bán hàng đa cấp; số giấy phép lao động trong trường hợp người tham gia bán hàng đa cấp là người nước ngoài;
c) Họ tên, mã số của người giới thiệu (người bảo trợ);
d) Thông tin về hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp;
đ) Thông tin về kế hoạch trả thưởng, quy tắc hoạt động;
e) Quyền và nghĩa vụ của các bên, đảm bảo tuân thủ các quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;
g) Quy định thanh toán bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng đối với tiền hoa hồng và tiền thưởng;
h) Quy định về việc mua lại hàng hóa;
i) Các trường hợp chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp và nghĩa vụ phát sinh kèm theo;
k) Cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng.
3. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp phải đáp ứng các điều kiện về hình thức sau:
a) Ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng Việt, cỡ chữ ít nhất là 12;
b) Nền giấy và màu mực thể hiện nội dung hợp đồng phải tương phản nhau.
1. Người tham gia bán hàng đa cấp có quyền chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp bằng việc gửi thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp trước khi chấm dứt hợp đồng ít nhất là 10 ngày làm việc.
2. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có quyền chấm dứt hợp đồng với người tham gia bán hàng đa cấp khi người tham gia bán hàng đa cấp vi phạm các quy định tại Điều 41 Nghị định này.
3. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm chấm dứt hợp đồng với người tham gia bán hàng đa cấp khi người tham gia bán hàng đa cấp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng chấm dứt, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thanh toán cho người tham gia bán hàng đa cấp tiền hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền nhận trong quá trình tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp của doanh nghiệp.
1. Chương trình đào tạo cơ bản là chương trình đào tạo bắt buộc dành cho người tham gia bán hàng đa cấp.
2. Nội dung đào tạo cơ bản bao gồm các nội dung sau:
a) Pháp luật về bán hàng đa cấp;
b) Các chuẩn mực đạo đức trong hoạt động bán hàng đa cấp;
c) Các nội dung cơ bản của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động và kế hoạch trả thưởng;
d) Cơ chế đánh giá việc hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản phù hợp với nội dung và phương thức đào tạo.
3. Thời lượng đào tạo tối thiểu là 08 giờ.
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm đào tạo người tham gia bán hàng đa cấp theo chương trình đào tạo cơ bản đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và không được thu phí dưới bất kỳ hình thức nào.
2. Người tham gia bán hàng đa cấp có trách nhiệm tham gia và nắm bắt đầy đủ các nội dung của chương trình đào tạo cơ bản.
3. Chỉ những người được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ định làm Đào tạo viên mới được thực hiện đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp đó.
4. Chương trình đào tạo cơ bản có thể được thực hiện thông qua các phương thức đảm bảo khả năng tương tác trong quá trình đào tạo, bao gồm:
a) Đào tạo trực tiếp;
b) Đào tạo từ xa.
5. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm đánh giá mức độ hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản của người tham gia bán hàng đa cấp và xác nhận bằng văn bản về việc hoàn thành nội dung và thời lượng chương trình đào tạo cơ bản của người tham gia bán hàng đa cấp.
6. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm lưu trữ các tài liệu liên quan đến hoạt động đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp, bao gồm thời gian, cách thức, địa điểm (nếu có) và kết quả đào tạo.
7. Khi có thay đổi liên quan tới nội dung quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm đào tạo bổ sung hoặc thông báo cho người tham gia bán hàng đa cấp qua trang thông tin điện tử hoặc niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thay đổi.
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ được cấp Thẻ thành viên cho những người đã hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản và có cam kết bằng văn bản theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm cấp miễn phí Thẻ thành viên cho người tham gia bán hàng đa cấp.
3. Thẻ thành viên bao gồm các nội dung sau:
a) Tên doanh nghiệp;
b) Thông tin liên hệ của doanh nghiệp;
c) Ảnh của người tham gia bán hàng đa cấp;
d) Thông tin của người tham gia bán hàng đa cấp, bao gồm: Tên, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu, mã số thành viên hoặc số thẻ, ngày cấp thẻ, nơi cấp thẻ.
4. Thẻ thành viên hết hiệu lực khi hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp chấm dứt.
5. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm công bố công khai việc chấm dứt hiệu lực của Thẻ thành viên trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm chỉ định Đào tạo viên để thực hiện đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp mình.
2. Điều kiện đối với Đào tạo viên:
a) Đã được cấp xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp theo quy định tại Điều 38 Nghị định này;
b) Có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng đào tạo với doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
3. Những trường hợp sau không đủ điều kiện trở thành Đào tạo viên:
a) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc có tiền án về các tội sản xuất, buôn bán hàng giả, sản xuất, buôn bán hàng cấm, quảng cáo gian dối, lừa dối khách hàng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản, tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp;
b) Người nước ngoài không có giấy phép lao động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật;
c) Người tham gia bán hàng đa cấp đã từng bị xử phạt do vi phạm các quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Nghị định này mà chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính;
d) Cá nhân quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định này;
đ) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
4. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm lập danh sách Đào tạo viên, lưu trữ hồ sơ kèm theo, công bố danh sách Đào tạo viên trên trang thông tin điện tử và thông báo tới Bộ Công Thương.
5. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm cập nhật danh sách Đào tạo viên trên trang thông tin điện tử và thông báo tới Bộ Công Thương trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi có thay đổi trong danh sách Đào tạo viên.
6. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động của Đào tạo viên trong quá trình thực hiện đào tạo cơ bản.
1. Nội dung đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp bao gồm:
a) Quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp, pháp luật về quảng cáo, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
b) Các chuẩn mực đạo đức trong hoạt động bán hàng đa cấp.
2. Chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp phải được Bộ Công Thương công nhận.
1. Hồ sơ đề nghị công nhận bao gồm:
b) Bản sao quyết định thành lập cơ sở có chức năng đào tạo được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
c) Chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp;
d) Danh sách bao gồm ít nhất 02 giảng viên có trình độ từ đại học trở lên.
2. Trình tự, thủ tục công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận, Bộ Công Thương xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu cơ sở đào tạo bổ sung hồ sơ;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận hợp lệ, Bộ Công Thương tổ chức thẩm định hồ sơ và ban hành quyết định công nhận.
3. Quyết định công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp có thời hạn hiệu lực 03 năm kể từ ngày ký.
4. Bộ Công Thương quy định khung chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
1. Tổ chức đào tạo:
a) Cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp tiến hành đào tạo theo đúng nội dung, chương trình đã được công nhận và cấp chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương bằng văn bản về kết quả đào tạo tại cơ sở trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi kết thúc khóa đào tạo.
2. Lưu trữ hồ sơ:
Cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ các khóa đào tạo theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Hồ sơ lưu trữ gồm:
a) Hồ sơ nhập học của học viên, danh sách học viên được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo của từng khóa đào tạo;
b) Danh sách giảng viên tham gia giảng dạy cho mỗi khóa đào tạo;
c) Hồ sơ quản lý việc cấp chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
3. Kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp:
a) Trước ngày 31 tháng 01 hàng năm, cơ sở đào tạo có trách nhiệm gửi báo cáo tổng kết hoạt động đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp của năm trước đó (bao gồm kết quả đào tạo, kiểm tra và cấp chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp) tới Bộ Công Thương;
b) Hàng năm, Bộ Công Thương thực hiện kiểm tra việc đào tạo và cấp chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp của các cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
Căn cứ kết quả kiểm tra, tùy theo mức độ sai phạm, Bộ Công Thương có thể yêu cầu cơ sở đào tạo khắc phục sai phạm hoặc tạm đình chỉ quyết định công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
c) Bộ Công Thương thu hồi, đình chỉ quyết định công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp trong các trường hợp sau: Cơ sở đào tạo bị giải thể; cơ sở đào tạo không khắc phục được sai phạm trong thời gian tạm đình chỉ hoặc các sai phạm không thể khắc phục được.
1. Người đã hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp được doanh nghiệp bán hàng đa cấp đăng ký tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp do Bộ Công Thương tổ chức.
2. Bộ Công Thương cấp xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp cho những người đạt kết quả trong kỳ kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
3. Bộ Công Thương quy định cụ thể việc kiểm tra, cấp, thu hồi xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
1. Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra, xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp tới Bộ Công Thương (gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện). Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị kiểm tra, xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp;
b) Danh sách những người được đề nghị kiểm tra, xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp, bao gồm các thông tin: Họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, số, ngày cấp, nơi cấp chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân;
c) 02 ảnh kích thước 3 x 4cm của những người trong danh sách quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
d) 01 Bản sao chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp, Bộ Công Thương cấp xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp cho những người đạt kết quả.
MANAGEMENT OF PARTICIPANTS IN THE MLM NETWORK
Article 28. Eligibility requirements to be satisfied by a participant
1. A person wishing to participate in the MLM network must have full legal capacity as prescribed by law.
2. The following persons are not allowed to participate in the MLM network:
a) A person who is serving a prison sentence or has previous convictions for manufacturing and trading of counterfeit or banned products, false advertising, deceiving consumers, obtaining property by fraud, abuse of trust to appropriate property, illegal impoundment of property or any violations against regulations on MLM;
b) A foreigner who fails to possess a valid work permit granted by a competent authority of Vietnam, except for cases of work permit exemption as regulated by the labour law;
c) A person who has participated in the MLM and is faced with administrative penalties for committing violations against regulations in Clause 2, Clause 3 and Clause 4 Article 5 herein but the sanctioning duration has not ended;
d) The persons prescribed in Point c Clause 1 Article 7 herein;
dd) Officials and public employees as regulated in the law on officials and public employees;
1. The MLM company must enter into MLM contract with every participant.
2. A MLM contract must include the following contents:
a) Name, legal representative and contract information of the MLM company;
b) Full name, date of birth, permanent residence (or registered residence of a foreigner), current residence (either permanent or temporary), telephone number, bank account number, number of ID card/ citizen’s identity card/ passport of the participant; number of work permit if the participant is a foreigner;
c) Full name and identity number of the introducer (or sponsor);
d) Information concerning the products sold through the MLM;
dd) Information concerning the compensation plan and business rule;
e) Rights and obligations of the parties, which must conform to regulations herein and relevant laws;
g) The provision on payment of commissions and bonuses by bank transfer;
h) The provision on repurchase of products;
i) Cases where a MLM contract is terminated and obligations arising from such termination;
k) The policy for settlement of contract disputes.
3. A MLM contract must meet the following format requirements:
a) The MLM contract must be made in Vietnamese with a font of at least 12-point size;
b) The text of the MLM contract must have sufficient color contrast against the background.
Article 30. Terminating a MLM contract
1. A participant is entitled to terminate the MLM contract by sending a written notification to the MLM company at least 10 working days before the estimated date of termination.
2. The MLM company is entitled to terminate the MLM contract signed with a participant who commits any violations against regulations in Article 41 herein.
3. The MLM company must terminate the MLM contract signed with a participant who commits violation against regulation in Clause 2 Article 5 herein.
4. Within 30 days from the date on which the MLM contract is terminated, the MLM company shall make full payments of commissions, bonuses and other economic benefits which the participant is entitled to receive during his/her participation in the company's MLM network.
Article 31. Basic training program
1. The basic training program is compulsory for participants in the MLM network.
2. A basic training program includes the following contents:
a) The law on multi-level marketing;
b) Ethic standards of a participant in the MLM;
c) Basic contents of a MLM contract, business rule and compensation plan;
d) The policy for assessment of a participant's completion of the basic training program in conformity with training contents and method.
3. The minimum duration of a basic training program is 08 hours.
Article 32. Provision of basic training program for participants
1. The MLM company is responsible for providing participants in its MLM network with training courses according to the basic training program registered with a competent authority without requiring any training fees.
2. Each participant is obliged to attend and acquire all contents of the basic training program.
3. Only persons who are appointed by the MLM company as trainers may provide basic training programs for participants in the MLM network of such company.
4. A basic training program may be provided in one of the following methods:
a) Direct training;
b) Distance training.
5. The MLM company shall evaluate the completion of the basic training program of a participant and give a written certification of basic training contents and volume completed by such participant.
6. The MLM company shall keep all documents concerning basic training programs provided for participants in its MLM network, including documents proving training duration, method, location (if any) and results.
7. In case there are any changes in the contents prescribed in Clause 2 Article 31 herein, the MLM company shall provide additional training in such contents for participants or publish such changes in its website or at its head office, branches, representative offices and business locations within 30 days from the occurrence of such changes.
1. The MLM company shall only issue membership cards to participants who have successfully completed the basic training program and entered into a written commitment made according to the Form No. 13 stated in the Appendix enclosed herewith.
2. The MLM company shall issue membership cards free of charge to participants.
3. A membership card contains the following contents:
a) Name of the MLM company;
b) Contact address of the MLM company;
c) Photograph of the participant;
d) Details of the participant, including: Name, number of ID card/ citizen’s identity card or passport, participant's identity number or number, date and place of issue of membership card.
4. A membership card shall be no longer valid when the MLM contract is terminated.
5. The MLM company must publish the validity of membership cards of participants on its website.
1. The MLM company shall appoint qualified trainers to provide basic training programs for participants in its MLM network.
2. Eligibility requirements to be satisfied by trainers:
a) Have a certificate of completion of training course in laws on MLM as prescribed in Article 38 herein;
b) Maintain a valid labour contract or training contract signed with the MLM company.
3. The following persons are ineligible to act as trainers:
a) A person who is serving a prison sentence or has previous convictions for manufacturing and trading of counterfeit or banned products, false advertising, deceiving consumers, obtaining property by fraud, abuse of trust to appropriate property, illegal impoundment of property or any violations against regulations on MLM;
b) A foreigner who fails to possess a valid work permit granted by a competent authority of Vietnam, except for cases of work permit exemption as regulated by the labour law;
c) A person who has participated in the MLM and is faced with administrative penalties for committing violations against regulations in Clause 2, Clause 3 and Clause 4 Article 5 herein but the sanctioning duration has not ended;
d) The persons prescribed in Point c Clause 1 Article 7 herein;
dd) Officials and public employees as regulated in the law on officials and public employees.
4. The MLM company shall make and publish the list of trainers on its website, submit the one to the Ministry of Industry and Trade and keep relevant documents.
5. The MLM company shall update the list of trainers on its website and send the updated list of trainers to the Ministry of Industry and Trade within 10 working days from the occurrence of any changes in the list of trainers.
6. The MLM company shall assume full responsibility for the performance of trainers in course of providing basic training programs.
Article 35. Training in laws on MLM
1. The training program in laws on MLM includes:
a) Regulations on modification of MLM activities, law on advertising and law on consumer protection;
b) Ethic standards of a participant in the MLM.
2. Training programs in laws on MLM must be accredited by the Ministry of Industry and Trade.
Article 36. Application and procedures for accreditation of a training program in laws on MLM
1. An application for accreditation includes:
a) The application form for accreditation of training program;
b) The copy of the decision on establishment of training institution issued by a competent authority or other document of the same validity;
c) The training program in laws on MLM;
d) The list of at least 02 lecturers who obtain bachelor’s degree or higher.
2. Procedures for accreditation of a training program in laws on MLM:
a) Within 07 working days from the receipt of the application for accreditation of a training program, the Ministry of Industry and Trade shall consider the validity of application. If the application is invalid, the Ministry of Industry and Trade shall request the applicant in writing to modify and supplement the application;
b) Within 30 working days from the receipt of the valid application for accreditation of a training program, the Ministry of Industry and Trade shall process the application and issue an accreditation decision.
3. A decision on accreditation of a training program in laws on MLM shall be valid for 03 years from the date on which it is signed.
4. The Ministry of Industry and Trade shall stipulate the framework training program in laws on MLM.
Article 37. Operation of training institutions providing training programs in laws on MLM
1. a) Organization of training programs:
a) The training institution must provide training programs in laws on MLM according to the accredited training programs and contents, and grant certificates of completion of training programs to qualified participants, using the Form No. 14 stated in the Appendix enclosed herewith;
b) The training institution must submit reports to the Ministry of Industry and Trade on training results within 10 working days from the completion of each training program in laws on MLM.
2. Document retention:
The training institution providing training programs in laws on MLM shall keep documents concerning its training programs in accordance with regulations of the law on archives. Retained documents:
a) Learners’ documents, the list of learners granted the certificate of completion of each training program;
b) The list of lecturers in charge of each training program;
c) Documentation of issuance of certificates of completion of training program in laws on MLM.
3. Inspection of training institutions providing training programs in laws on MLM:
a) Each training program is required to submit the report on its provision of training programs in laws on MLM in the previous year (including training results, examination and awarding of certificates of completion) to the Ministry of Industry and Trade by January 31 every year;
b) The Ministry of Industry and Trade shall carry out annual inspection of provision of training programs in laws on MLM and issuance of certificates of completion thereof by training institutions.
The Ministry of Industry and Trade shall, based on inspection results and the severity of violation, request the violating training institution to implement remedial measures or suspend the decision on accreditation of training programs in laws on MLM granted to such institution.
c) The Ministry of Industry and Trade shall revoke or suspend a decision on accreditation of training programs in laws on MLM in the following cases: A training institution is dissolved, or fails to implement remedial measures for violations within the prescribed period, or commits a violation which cannot be remedied.
Article 38. Certificate of knowledge of law on MLM
1. The MLM company shall carry out procedures for a participant who has successfully completed the training program in laws on MLM to sit a certification examination of knowledge of law on MLM organized by the Ministry of Industry and Trade.
2. The Ministry of Industry and Trade shall issue the certificate of knowledge of law on MLM to persons who passed the certification examination.
3. The Ministry of Industry and Trade stipulates the examination, issuance and revocation of certificates of knowledge of law on MLM.
Article 39. Procedures for issuance of certificates of knowledge of law on MLM
1. The MLM company registers for the examination for knowledge of law on MLM to the Ministry of Industry and Trade (either directly or by post). The application includes:
a) The application for an examination for knowledge of law on MLM;
b) The list of participants eligible for attending the examination, including: full name, sex, date of birth, number, date of issue and issuing authority of ID card/ citizen’s identity card;
c) 02 photos of 3 x 4 cm size of each person whose name appears in the list specified in Point b Clause 1 of this Article;
d) A copy of the certificate of completion of training program in laws on MLM.
2. Within 15 working days from the completion of the examination for knowledge of law on MLM, the Ministry of Industry and Trade shall issue the certificate of knowledge of law on MLM to persons who passed the certification examination.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực