Chương VI Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp: Ký quỹ
Số hiệu: | 40/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 12/03/2018 | Ngày hiệu lực: | 02/05/2018 |
Ngày công báo: | 23/03/2018 | Số công báo: | Từ số 469 đến số 470 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bổ sung các hành vi bị cấm đối với công ty bán hàng đa cấp
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Theo đó, so với quy định hiện hành thì Nghị định 40 đã bổ sung thêm nhiều hành vi cấm đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp như:
- Thực hiện khuyến mại sử dụng mạng lưới gồm nhiều cấp, nhiều nhánh mà trong đó người tham gia chương trình khuyến mại có nhiều hơn một vị trí, mã số;
- Tổ chức các hoạt động trung gian thương mại nhằm phục vụ cho việc duy trì, mở rộng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp;
- Chấp thuận đơn từ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyền lợi theo quy định của người tham gia bán hàng đa cấp;
- Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với các đối tượng không được phép;
- Không sử dụng hệ thống quản lý người tham gia bán hàng đa cấp đã đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
Ngoài ra, Nghị định cũng bỏ một số hành vi cấm đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp như:
- Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải trả thêm một khoản tiền để được quyền duy trì, phát triển hoặc mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp của mình;
- Hạn chế một cách bất hợp lý quyền phát triển mạng lưới của người tham gia bán hàng đa;...
Xem chi tiết tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP có hiệu lực ngày 02/5/2018 thay thế Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014.
Văn bản tiếng việt
1. Tiền ký quỹ là khoản tiền đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp đối với người tham gia bán hàng đa cấp và Nhà nước trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định này.
2. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm mở tài khoản ký quỹ và ký quỹ một khoản tiền tương đương 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 10 tỷ đồng (mười tỷ đồng) tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
3. Ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ xác nhận bằng văn bản việc ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và có trách nhiệm phối hợp trong việc xác nhận các nội dung liên quan đến văn bản xác nhận ký quỹ khi Bộ Công Thương có yêu cầu.
4. Trường hợp có thay đổi thông tin trên văn bản xác nhận ký quỹ, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thực hiện thủ tục điều chỉnh văn bản xác nhận ký quỹ với ngân hàng.
5. Khoản tiền ký quỹ được ngân hàng phong tỏa trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp và chỉ được rút, sử dụng khi có văn bản đồng ý của Bộ Công Thương, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 51 Nghị định này.
6. Ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ chịu trách nhiệm quản lý khoản tiền ký quỹ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
7. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp được hưởng lãi suất trên khoản tiền ký quỹ theo thỏa thuận với ngân hàng và được phép rút tiền lãi từ khoản tiền ký quỹ.
1. Doanh nghiệp được rút tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:
a) Bộ Công Thương từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp;
b) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này và đã hoàn thành các trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này;
c) Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ theo quy định tại Điều 50 Nghị định này tại một ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng khác.
2. Khi thực hiện rút tiền ký quỹ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, doanh nghiệp phải cung cấp cho ngân hàng 01 bản chính thông báo trả lại hồ sơ của Bộ Công Thương theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này.
3. Khi thực hiện rút tiền ký quỹ theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này, doanh nghiệp phải cung cấp cho ngân hàng 01 bản chính văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 52 Nghị định này.
4. Ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ có trách nhiệm xác nhận với Bộ Công Thương bằng văn bản trước khi cho phép doanh nghiệp rút tiền ký quỹ.
1. Sau thời hạn 90 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương ban hành văn bản xác nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp hoặc kể từ ngày quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp có hiệu lực và đã hoàn thành các trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể nộp hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ tới Bộ Công Thương (gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện).
2. Hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ bao gồm:
a) Đơn đề nghị rút tiền ký quỹ theo Mẫu số 18 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Danh sách người tham gia bán hàng đa cấp đến thời điểm chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp (tên, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu, địa chỉ, điện thoại, số hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, ngày ký hợp đồng, số Thẻ thành viên).
3. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Thời hạn sửa đổi, bổ sung hồ sơ không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Công Thương ban hành thông báo.
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, Bộ Công Thương thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp.
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương đăng tải thông tin nêu trên, người tham gia bán hàng đa cấp và các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp có trách nhiệm thông báo tới Bộ Công Thương về việc doanh nghiệp bán hàng đa cấp chưa hoàn thành các trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này.
Trường hợp không có thông báo nào của người tham gia bán hàng đa cấp hoặc các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp gửi tới Bộ Công Thương trong thời hạn nêu trên, Bộ Công Thương ban hành văn bản chấp thuận cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp rút tiền ký quỹ.
4. Thủ tục rút tiền ký quỹ trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 51 Nghị định này:
a) Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị thay đổi ký quỹ kèm theo bản chính văn bản xác nhận ký quỹ tại ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng khác tới Bộ Công Thương (gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện);
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thay đổi ký quỹ theo quy định tại điểm a khoản này, Bộ Công Thương gửi văn bản đề nghị ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nơi doanh nghiệp thực hiện ký quỹ mới xác nhận về tính xác thực của văn bản xác nhận ký quỹ;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được xác nhận bằng văn bản của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nơi doanh nghiệp thực hiện ký quỹ mới, Bộ Công Thương ban hành văn bản chấp thuận cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp rút khoản tiền ký quỹ cũ.
1. Tiền ký quỹ được sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này nhưng không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp đối với người tham gia bán hàng đa cấp và có quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền về việc xử lý các tranh chấp giữa doanh nghiệp bán hàng đa cấp với người tham gia bán hàng đa cấp liên quan đến các nghĩa vụ đó;
b) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp nhưng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp đã có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền.
2. Trình tự, thủ tục sử dụng tiền ký quỹ đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này:
a) Người tham gia bán hàng đa cấp nộp văn bản đề nghị sử dụng tiền ký quỹ và bản sao được chứng thực các bản án, quyết định nêu tại điểm a khoản 1 Điều này tới Bộ Công Thương (gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện);
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các văn bản nêu tại điểm a khoản này, Bộ Công Thương có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của các văn bản đó.
Trường hợp các văn bản nêu tại điểm a khoản này không đảm bảo tính hợp lệ, Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản yêu cầu người có đề nghị sửa đổi, bổ sung. Thời hạn sửa đổi, bổ sung không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Công Thương ban hành thông báo;
c) Trường hợp các văn bản nêu tại điểm a khoản này đã đảm bảo tính hợp lệ, Bộ Công Thương ban hành văn bản yêu cầu ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ trích tiền ký quỹ để thực hiện yêu cầu của người tham gia bán hàng đa cấp.
3. Trình tự, thủ tục sử dụng tiền ký quỹ đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này:
Trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp nhưng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp đã có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ban hành quyết định xử phạt đó gửi văn bản đề nghị Bộ Công Thương ban hành văn bản yêu cầu ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ trích khoản tiền ký quỹ để thực hiện quyết định xử phạt.
4. Bộ Công Thương giải quyết việc sử dụng khoản tiền ký quỹ theo trình tự thời gian tiếp nhận hồ sơ yêu cầu sử dụng khoản tiền ký quỹ hợp lệ.
Article 50. Compulsory deposit
1. Compulsory deposit is an amount of money paid to ensure the MLM company’s fulfillment of obligations towards its participants and the Government in cases prescribed in Clause 1 Article 53 herein.
2. A MLM company is required to open a deposit account at a commercial bank or a branch of foreign bank in Vietnam, and deposit an amounts equal to 5% of its charter capital provided it shall not lower than VND 10 billion.
3. The bank where the MLM company deposits money must give a written confirmation of compulsory deposit made according to the Form No. 17 stated in the Appendix enclosed herewith, and cooperate in verification of the validity of such confirmation at the request of the Ministry of Industry and Trade.
4. If the MLM company wishes to change any contents in the bank's confirmation of compulsory deposit, it must carry out procedures for modification of the confirmation of compulsory deposit with the bank.
5. The deposited amounts shall be blockaded during the MLM company’s operation and withdrawn or spent according to the written approval from the Ministry of Industry and Trade, except the case specified in Point a Clause 1 Article 51 herein.
6. The bank where the MLM company deposits money shall manage the deposited amounts in accordance with law regulations.
7. The MLM company shall receive interests on the deposited amount under agreements made with the bank and be allowed to withdraw such interests.
Article 51. Withdrawal of compulsory deposit
1. A MLM company is allowed to withdraw its compulsory deposit in the following cases:
a) The Ministry of Industry and Trade refuses to issue the MLM registration certificate;
b) The MLM company terminates its MLM activities under regulations in Clause 1 Article 17 herein and has fulfilled its obligations specified in Clause 2 Article 17 herein;
c) The MLM company makes compulsory deposit as regulated in Article 50 herein at another commercial bank or foreign bank’s branch.
2. When withdrawing the deposited amounts under regulations in Point a Clause 1 of this Article, the MLM company must provide the bank with the original notice of application return given by the Ministry of Industry and Trade as prescribed in Clause 3 Article 10 herein.
3. When withdrawing the deposited amounts under regulations in Point b or Point c Clause 1 of this Article, the MLM company must provide the bank with the original written approval given by the Ministry of Industry and Trade as prescribed in Clause 3 or Clause 4 Article 52 herein.
4. The bank where the MLM company deposits money shall verify in writing with the Ministry of Industry and Trade before approving any withdrawal of compulsory deposit.
Article 52. Application and procedures for withdrawal of compulsory deposit
1. The MLM company may submit an application for withdrawal of compulsory deposit to the Ministry of Industry and Trade (either directly or by post) after a period of 90 days from the date on which the Ministry of Industry and Trade issues a written certification of receipt of the documentation of notification of termination of MLM activities or from the effective date of the decision on revocation of the MLM registration certificate and the MLM company has fulfilled its obligations specified in Clause 2 Article 17 herein.
2. An application for withdrawal of compulsory deposit includes:
a) The application form for withdrawal of compulsory deposit made according to the Form No. 18 stated in the Appendix enclosed herewith;
b) The list of participants in its MLM network up to the time of termination of MLM activities (including name, number of ID card/ citizen’s identity card/ passport, address, telephone number, number and date of concluding the MLM contract, number of membership card).
3. Receipt of an application for withdrawal of compulsory deposit:
a) Within 05 working days from the receipt of the application for withdrawal of compulsory deposit submitted by the MLM company, the Ministry of Industry and Trade shall check its adequacy and validity.
If the application is insufficient or invalid, the Ministry of Industry and Trade shall request the MLM company in writing to modify or supplement the application. The MLM company must modify or supplement the application within 10 working days from the receipt of written request from the Ministry of Industry and Trade.
if the application is sufficient and valid, the Ministry of Industry and Trade shall notify on its website of the MLM company’s termination of MLM activities and request for withdrawal of compulsory deposit.
b) Within a period of 30 days from the date on which the Ministry of Industry and Trade publishes a notice on its website as specified above, participants and authorities competent to take actions against violations in MLM sector shall notify the Ministry of Industry and Trade of any obligations which are not yet fulfilled by the MLM company as regulated in Clause 2 Article 17 herein.
If the Ministry of Industry and Trade receives no notification of this content within the said period, it shall issue a written approval for the MLM company’s withdrawal of compulsory deposit.
4. Procedures for withdrawal of compulsory deposit in the case specified in Point c Clause 1 Article 51 herein:
a) The MLM company submits a written request for changes in the compulsory deposit, enclosed with the original confirmation given by another commercial bank or foreign bank's branch where it deposits money to the Ministry of Industry and Trade (either directly or by post);
b) Within 10 working days from the receipt of the request for changes in the compulsory deposit as specified in Point a of this Clause, the Ministry of Industry and Trade shall request the commercial bank or foreign bank's branch where the MLM company deposits money in writing to verify the authentication of its confirmation of compulsory deposit;
c) Within 10 working days from the receipt of a written verification from the commercial bank or foreign bank's branch where the MLM company deposits money, the Ministry of Industry and Trade shall give a written approval for the MLM company’s withdrawal of the previously deposited amounts.
Article 53. Handling compulsory deposit
1. The compulsory deposit may be spent in the following cases:
a) A MLM company terminates its MLM activities under regulations in Clause 1 Article 17 herein but fails to fulfill its obligations towards participants and there is an effective decision or sentence granted by a competent authority on settlement of disputes between the MLM company and its participants over such obligations;
b) A MLM company terminates its MLM activities but fails to comply with an effective decision given by a competent authority on penalties for violations committed by that MLM company during its operation.
2. Procedures for utilization of compulsory deposit in the case specified in Point a Clause 1 of this Article:
a) Concerned participants submit an application for utilization of compulsory deposit, enclosed with the certified copy of the decision or sentence specified in Point a Clause 1 of this Article, to the Ministry of Industry and Trade (either directly or by post);
b) Within a period of 10 working days from the receipt of the documents specified in Point a of this Clause, the Ministry of Industry and Trade shall consider the validity of such documents.
If the documents specified in Point a of this Clause are invalid, the Ministry of Industry and Trade shall request the applicant to modify or supplement the application. The application must be modified and supplemented within 15 working days from the receipt of written request from the Ministry of Industry and Trade;
c) If all documents specified in Point a of this Clause are valid, the Ministry of Industry and Trade shall request the bank where the MLM company deposits money in writing to provide the deposited amounts to fulfill obligations towards participants.
3. Procedures for utilization of compulsory deposit in the case specified in Point b Clause 1 of this Article:
If a MLM company terminates its MLM activities but fails to comply with an effective decision given by a competent authority on penalties for violations committed by that MLM company during its operation, the decision-issuing authority shall request the Ministry of Industry and Trade in writing to request the bank where the MLM company deposits money in writing to provide the deposited amounts to fulfill obligations specified in such decision.
4. The Ministry of Industry and Trade shall grant approval for utilization of compulsory deposit according to the order of receipt of valid applications for utilization of compulsory deposit.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực