Chương 4 Nghị định 29/2012/nđ-cp tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức: Quản lý viên chức
Số hiệu: | 29/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 12/04/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2012 |
Ngày công báo: | 24/04/2012 | Số công báo: | Từ số 345 đến số 346 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
29/09/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thẩm quyền tuyển dụng viên chức
Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức, quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
Đây là một trong những nội dung được quy định Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thực hiện hoặc phân cấp tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức cho đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quyền quản lý, quyết định hoặc ủy quyền quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển; Đối với tổ chức sự nghiệp thuộc Chính phủ, người đứng đầu các tổ chức sự nghiệp này tổ chức hoặc phân cấp tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức; quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
Người dự thi tuyển viên chức phải thi kiến thức chung và thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành. Việc thi tin học văn phòng và ngoại ngữ thực hiện theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và yêu cầu vị trí việc làm. Bên cạnh đó, Nghị định còn quy định các trường hợp người đăng ký dự tuyển viên chức được miễn thi ngoại ngữ hoặc tin học.
Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2012.
Văn bản tiếng việt
1. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch viên chức.
2. Quy định tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức; xác định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng viên chức làm việc tương ứng.
3. Tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc, bố trí, phân công nhiệm vụ, biệt phái, kiểm tra và đánh giá viên chức.
4. Tổ chức thực hiện thay đổi chức danh nghề nghiệp.
5. Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức.
6. Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, cá nhân đãi ngộ đối với viên chức.
7. Tổ chức thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức.
8. Giải quyết thôi việc và nghỉ hưu đối với viên chức.
9. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ viên chức.
10. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định của pháp luật về viên chức.
11. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với viên chức.
Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về viên chức, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về viên chức để Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển đội ngũ viên chức; phân công, phân cấp quản lý viên chức; xác định vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; chiến lược, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức; chế độ tiền lương; chính sách đối với người có tài năng; các quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, khen trưởng, kỷ luật, chấm dứt hợp đồng làm việc, thôi việc và nghỉ hưu đối với viên chức.
3. Quy định mã số chức danh nghề nghiệp của viên chức; thẩm định việc xây dựng và kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; ban hành quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển viên chức; phối hợp với các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành ban hành quy chế thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; thẩm định chương trình khung bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; quy định việc thực hiện hoặc áp dụng chức danh công chức đối với viên chức làm việc ở các bộ phận hành chính, tổng hợp, quản trị văn phòng, kế hoạch, tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quy định về lập hồ sơ, quản lý hồ sơ; số hiệu viên chức; thẻ và chế độ đeo thẻ của viên chức.
5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thống kê số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức.
6. Phối hợp với các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tổ chức và công nhận kết quả thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng II lên hạng I; giám sát, kiểm tra việc tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức hạng I.
7. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ báo cáo về quản lý viên chức.
8. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về viên chức.
1. Quản lý về số lượng, tiêu chuẩn, tuyển dụng, sử dụng đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp; Quyết định hoặc phân cấp quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với viên chức; bổ nhiệm, miễn nhiệm, xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng II trở xuống.
2. Quản lý vị trí việc làm theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và Bộ quản lý về chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng III lên hạng II.
4. Chủ trì hoặc ủy quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng IV lên hạng III đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý.
5. Thống kê và báo cáo thống kê viên chức theo quy định.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.
7. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý.
8. Cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập kiểm tra việc thi hành các quy định của pháp luật đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý.
Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 và Khoản 8 Điều 46 Nghị định này, còn có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Quy định chi tiết về nội dung, chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan xây dựng chế độ, chính sách đối với viên chức thuộc ngành, lĩnh vực đặc thù trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để xây dựng và ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng III lên hạng II.
5. Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành bao gồm:
a) Bộ Nội vụ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành lưu trữ;
b) Bộ Tư pháp quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tư pháp;
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản;
d) Bộ Xây dựng quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thẩm kế viên xây dựng và kiến trúc sư;
đ) Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học, công nghệ;
e) Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tài nguyên, môi trường, khí tượng, thủy văn, đo đạc, bản đồ, biển và hải đảo;
g) Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo;
h) Bộ Y tế quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y, dược, dân số;
i) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành dạy nghề, lao động và xã hội;
k) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và du lịch;
l) Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thông tin và truyền thông.
1. Quản lý nhà nước về tuyển dụng, sử dụng đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp; nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với viên chức; bổ nhiệm, miễn nhiệm, xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng II trở xuống.
2. Phân cấp việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Quản lý vị trí việc làm và số lượng viên chức theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng III lên hạng II. Chủ trì tổ chức hoặc phân cấp việc tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III.
5. Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật theo quy định.
6. Thực hiện thống kê và báo cáo thống kê viên chức theo quy định.
7. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.
1. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ:
a) Thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với viên chức theo phân cấp;
b) Thực hiện tuyển dụng, ký và chấm dứt hợp đồng làm việc, biệt phái viên chức theo phân cấp;
c) Bố trí, phân công nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng viên chức theo phân cấp;
d) Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật theo quy định;
đ) Thực hiện việc lập hồ sơ và lưu giữ hồ sơ cá nhân của viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định;
e) Giải quyết thôi việc, nghỉ hưu đối với viên chức theo phân cấp;
g) Ký kết hợp đồng vụ, việc đối với viên chức đã nghỉ hưu;
h) Thống kê và báo cáo cơ quan, tổ chức cấp trên về số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định;
i) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ, ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Khoản 1 Điều này còn được giao các nhiệm vụ quyền hạn sau:
a) Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo phân cấp hoặc được ủy quyền;
b) Quyết định cử viên chức đi tham dự các cuộc hội thảo, hội nghị, nghiên cứu khảo sát và học tập kinh nghiệm ở nước ngoài theo phân cấp.
Chapter 4.
PUBLIC EMPLOYEE MANAGEMENT
Article 44. Contents of public employee management
1. Develop public employee schemes and planning.
2. Regulate standards and titles of public employees; determine positions and tasks based on respective titles and salaries.
3. Organize employment and entering into employment contracts, allocate, assign tasks, transfer, examine and assess public employees.
4. Change working titles.
5. Implement education and training policies for public employees.
6. Implement salary policies and other benefits for public employees.
7. Implement public employee commendation and discipline.
8. Handle dismissal and retirement of public employees.
9. Follow policies on reporting, inventory and managing public employee dossiers.
10. Inspect and examine implementation of regulations and law on public employees.
11. Handle complaints and accusations against public employees.
Article 45. Tasks and powers of the Ministry of Home Affairs
The Ministry of Home Affairs shall take responsibility before law for performing the state management of public employees, and have the following tasks and powers:
1. To formulate, amend and supplement the law on public employees for submission by the Government to the National Assembly and National Assembly Standing Committee.
2. To elaborate and submit to the Government and Prime Minister for stipulation strategies, master plans, plans and programs on development of the contingent of public employees; to assign and decentralize the management of public employees; to identify working positions and structures of public employees according to professional titles; to formulate strategies and plans on training and retraining of public employees; salary regimes, policies to talented public employees; and regulations on appointment, re-appointment, secondment, resignation, relief from duty, commendation, disciplining, termination of working contracts, job discontinuation and retirement of public employees.
3. To assign codes to professional titles of public employees; appraise the elaboration and examine the implementation of criteria of public employees' professional titles; to issue regulations on organization of examination and selection for public employee recruitment; to coordinate with ministries managing professional titles of specialized public employees in issuing regulations on professional title rank promotion examination and consideration for public employees; to appraise framework programs on retraining based on public employees' professional titles; to provide the implementation or application of civil servant titles to public employees working in administrative, general, office administration, planning and finance sections of public nonbusiness units.
4. To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries managing professional titles of specialized public employees in, providing the compilation and management of records, identification numbers, cards and card wearing of public employees.
5. To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-level People's Committees in, making statistics on the quantity and quality of public employees.
6. To coordinate with ministries managing professional titles of specialized public employees in organizing examination or consideration and recognizing examination results or consideration for promotion of public employee professional titles from rank II to rank I; to supervise and examine the examination or consideration for promotion of public employee professional titles; to appoint public employees to professional titles of rank I.
7. To guide and organize the implementation of the regime of reporting on management of public employees.
8. To inspect, examine and supervise the implementation of the law on public employees.
Article 46. Tasks and powers of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and organizations established by the Government or the Prime Minister other than public non-business units
1. To manage numbers, criteria, recruitment and employment of public employees within their management as assigned or decentralized; to decide on or decentralize the competence to decide on salary raises on a regular basis and ahead of schedule and extra-seniority allowances for public employees; to appoint, relieve from duty and arrange salary levels for public employees holding professional titles of rank II or lower.
2. To manage working positions as assigned or decentralized and as prescribed by law.
3. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs and ministries managing professional titles of specialized public employees in, organizing examination or consideration for promotion of professional titles from rank III to rank II.
4. To assume the prime responsibility for or authorize the organization of examination or consideration for promotion of professional titles from rank IV to rank III for public employees under their management.
5. To make statistics and report on statistics on public employees according to regulations.
6. To settle complaints and denunciations as decentralized and as prescribed by law.
7. Ministries and ministerial-level agencies shall guide, inspect, examine and supervise the implementation of the law on public employees under their management.
8. Government-attached agencies and organizations established by the Government or the Prime Minister other than public non business units shall examine the implementation of the law on public employees under their management.
Article 47. Tasks and powers of ministries managing professional titles of specialized public employees
Ministries managing professional titles of specialized public employees have, in addition to the tasks and powers specified in Clauses 1, 2,3,5,6,7 and 8, Article 46 of this Decree, the following tasks and powers:
1. To specify contents, programs, forms and duration of retraining based on criteria of professional titles of specialized public employees.
2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs and related agencies in, formulating regimes and policies for public employees working in special sectors or fields, and submit them to the Government or the Prime Minister.
3. To assume the prime responsibility for, and coordinate with related agencies in, elaborating and promulgating criteria of professional titles of public employees in the sectors or fields under their management after obtaining appraisal opinions of the Ministry of Home Affairs.
4. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs in, organizing examination or consideration for promotion of public employees' professional titles from rank III to rank II.
5. Ministries managing professional titles of specialized public employees include:
a/ The Ministry of Home Affairs managing professional titles of public employees in the archival sector;
b/ The Ministry of Justice managing professional titles of public employees in the justice sector;
c/ The Ministry of Agriculture and Rural Development managing professional titles of public employees in the agriculture, forestry, irrigation and fisheries sectors;
d/ The Ministry of Construction managing professional titles of public employees in the construction appraisal and architecture sectors;
e/ The Ministry of Science and Technology managing professional titles of public employees in the science and technology sector;
f/ The Ministry of Natural Resources and Environment managing professional titles of public employees in the natural resources, environment, meteorology, hydrology, metrology, mapping, sea and island sectors;
g/ The Ministry of Education and Training managing professional titles of public employees in the education and training sector;
h/ The Ministry of Health managing professional titles of public employees in the medicine and pharmacy sector;
i/The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs managing professional titles of public employees in the vocational training, labor and social affairs sector;
j/ The Ministry of Culture, Sports and Tourism managing professional titles of public employees in the culture, arts, physical training, sports and tourism sector;
k/ The Ministry of Information and Communications managing professional titles of public employees in the information and communications sector.
Article 48. Tasks and powers of provincial-level People's Committees
1. To perform the state management of the recruitment and employment of public employees under their management as assigned and decentralized; to raise salary levels regularly and ahead of schedule and extra-seniority allowances for public employees; to appoint, relieve from duty and arrange salaries for public employees of professional levels from rank II and below.
2. To decentralize the recruitment, employment, training and retraining of public employees in public non-business units under their management.
3. To manage working positions and numbers of public employees as decentralized and as prescribed by law.
4. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs in, organizing examination or consideration for promotion of professional titles from rank III to rank II. To assume the prime responsibility for organizing or decentralizing the organization of examination or consideration for promotion of professional titles from rank IV to rank III.
5. To commend and discipline public employees according to their competence or propose competent authorities to commend and discipline them according to regulations.
6. To make statistics and report on statistics on public employees according to regulations.
7. To inspect, examine and supervise the implementation of the law on public employees under their management.
8. To settle complaints and denunciations as decentralized and as prescribed by law.
Article 49. Tasks and powers of public nonbusiness units
1. For non-autonomous public non-business units
a/ To implement the State's regimes and policies toward public employees as decentralized;
b/ To recruit, sign and terminate working contracts with and second public employees as decentralized;
c/ To arrange and assign tasks to public employees and examine their task performance, appoint, re-appoint, relieve from duty, evaluate, train and retrain public employees as decentralized;
d/ To commend and discipline public employees according to their competence or propose competent authorities to commend and discipline them according to regulations.
e/ To compile and archive personal records of public employees under their management according to regulations;
f/ To settle the job discontinuation and retirement of public employees as decentralized;
g/ To sign piecework contracts with retired public employees;
h/ To make statistics on and report to superior agencies and organizations on quantity and quality of public employees under their management according to regulations;
i/ To settle complaints and denunciations in accordance with law.
2. For autonomous public non-business units, in addition to the tasks and powers defined in Clause 1 of this Article, they are also assigned with the following tasks and powers:
a/ To organize professional title rank promotion examination or consideration as decentralized or authorized;
b/ To decide to send public employees to attend workshops and conferences and study and learn experiences overseas as decentralized.