Chương 3 Nghị định 29/2012/nđ-cp tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức: Sử dụng viên chức
Số hiệu: | 29/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 12/04/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2012 |
Ngày công báo: | 24/04/2012 | Số công báo: | Từ số 345 đến số 346 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
29/09/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thẩm quyền tuyển dụng viên chức
Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức, quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
Đây là một trong những nội dung được quy định Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thực hiện hoặc phân cấp tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức cho đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quyền quản lý, quyết định hoặc ủy quyền quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển; Đối với tổ chức sự nghiệp thuộc Chính phủ, người đứng đầu các tổ chức sự nghiệp này tổ chức hoặc phân cấp tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức; quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
Người dự thi tuyển viên chức phải thi kiến thức chung và thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành. Việc thi tin học văn phòng và ngoại ngữ thực hiện theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và yêu cầu vị trí việc làm. Bên cạnh đó, Nghị định còn quy định các trường hợp người đăng ký dự tuyển viên chức được miễn thi ngoại ngữ hoặc tin học.
Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2012.
Văn bản tiếng việt
1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức chịu trách nhiệm phân công nhiệm vụ, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức, bảo đảm các điều kiện cần thiết để viên chức thực hiện nhiệm vụ và các chế độ, chính sách đối với viên chức.
2. Việc phân công nhiệm vụ cho viên chức phải bảo đảm phù hợp với chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý được bổ nhiệm và yêu cầu của vị trí việc làm.
1. Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
b) Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
2. Thời hạn biệt phái viên chức không quá 03 năm. Trường hợp một số ngành, lĩnh vực đặc thù yêu cầu phải có thời hạn biệt phái dài hơn thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái tiếp tục quản lý, theo dõi trong thời gian viên chức được cử đi biệt phái.
4. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận viên chức biệt phái có trách nhiệm phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác đối với viên chức đó.
5. Viên chức được cử biệt phái được hưởng quyền lợi quy định tại Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều 36 Luật viên chức.
1. Việc bổ nhiệm viên chức quản lý phải căn cứ vào nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập và các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Đạt tiêu chuẩn của chức vụ quản lý theo quy định của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;
b) Có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xác minh rõ ràng; có bản kê khai tài sản theo quy định;
c) Trong độ tuổi bổ nhiệm theo quy định;
d) Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao;
đ) Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
2. Thời hạn bổ nhiệm là 05 năm, trừ trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền. Khi hết thời hạn bổ nhiệm, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại viên chức quản lý.
3. Quyền lợi của viên chức được bổ nhiệm vào chức vụ quản lý thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 37 và Khoản 3 Điều 38 Luật viên chức.
1. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc bổ nhiệm, giải quyết thôi giữ chức vụ hoặc miễn nhiệm đối với viên chức giữ chức vụ quản lý theo phân cấp.
2. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ, cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện hoặc phân cấp việc bổ nhiệm, giải quyết thôi giữ chức vụ quản lý hoặc miễn nhiệm đối với viên chức.
1. Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức được thực hiện như sau:
a) Khi chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng phải thực hiện thông qua việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp;
b) Khi thăng hạng từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng ngành, lĩnh vực phải thực hiện thông qua việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
2. Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.
1. Việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng II lên hạng I được thực hiện như sau:
a) Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tổ chức thi hoặc xét theo kế hoạch được phê duyệt;
b) Bộ Nội vụ phê duyệt đề án tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; thẩm định và quyết định danh sách viên chức đủ điều kiện dự thi hoặc xét; ra quyết định thành lập Hội đồng; quyết định công nhận kết quả và bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp hạng I.
2. Việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng III lên hạng II được thực hiện như sau:
a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành.
b) Bộ Nội vụ phê duyệt đề án tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; thẩm định danh sách viên chức đủ điều kiện dự thi hoặc xét và thẩm định kết quả thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
3. Việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng IV lên hạng III do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức hoặc phân cấp cho các cơ quan, đơn vị tổ chức theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành.
4. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng quy định việc phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trong các đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội theo quy định của pháp luật.
1. Hàng năm, cơ quan được phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 30 Nghị định này xây dựng đề án gửi Bộ Nội vụ để thống nhất kế hoạch thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
2. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức quy định ở Khoản 3 Điều 30 Nghị định này xây dựng đề án gửi cơ quan có thẩm quyền phân cấp (Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) phê duyệt trước khi thực hiện.
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo phân công, phân cấp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 30 Nghị định này thành lập Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức:
a) Thông báo kế hoạch, nội quy, hình thức, nội dung, thời gian và địa điểm thi hoặc xét;
b) Thông báo điều kiện, tiêu chuẩn dự thi hoặc xét;
c) Thành lập bộ phận giúp việc gồm: Ban đề thi, ban coi thi, ban phách, ban chấm thi, ban phúc khảo;
d) Tổ chức thu phí dự thi hoặc dự xét và sử dụng theo quy định;
đ) Tổ chức chấm thi hoặc tổ chức xét và phúc khảo theo quy chế;
e) Tổng hợp, báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp công nhận kết quả;
g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi hoặc xét theo quy định của pháp luật.
5. Cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền để ra quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức đạt kết quả theo phân cấp.
1. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng:
a) Cập nhật kiến thức, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng và phương pháp thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có đủ trình độ và năng lực chuyên môn đảm bảo chất lượng của hoạt động nghề nghiệp.
2. Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng:
a) Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Bảo đảm tính tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng;
c) Khuyến khích viên chức học tập, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ;
d) Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.
1. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 33 Luật viên chức.
2. Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chịu trách nhiệm tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và ban hành sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ.
3. Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chịu trách nhiệm ban hành và hướng dẫn thực hiện chương trình bồi dưỡng bắt buộc cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành hàng năm.
4. Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là một trong những điều kiện, tiêu chuẩn để bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức;
b) Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quy định việc quản lý và cấp chứng chỉ các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành;
c) Việc tham gia và hoàn thành các chương trình bồi dưỡng bắt buộc cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành hàng năm là một trong những căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của viên chức.
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức được chi trả từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
1. Viên chức được cử đi đào tạo trong các trường hợp sau:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập được tổ chức, sắp xếp lại;
b) Đáp ứng nhu cầu xây dựng, quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Điều kiện để viên chức được cử đi đào tạo:
a) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp của viên chức;
b) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại đơn vị sự nghiệp công lập sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.
3. Viên chức được cử đi đào tạo theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, còn phải thực hiện quy định của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế và đáp ứng các yêu cầu khác của chương trình hợp tác.
4. Viên chức được cử đi đào tạo ở trong nước và ngoài nước phải đền bù chi phí đào tạo trong các trường hợp sau:
a) Trong thời gian được cử đi đào tạo, viên chức tự ý bỏ học hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc;
b) Viên chức hoàn thành khóa học nhưng không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp, chứng nhận kết quả học tập;
c) Viên chức đã hoàn thành và được cấp bằng tốt nghiệp khóa học từ trình độ trung cấp trở lên nhưng chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
5. Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về cách tính chi phí đền bù và quy trình, thủ tục đền bù chi phí đào tạo quy định tại Điều này.
1. Đối với viên chức quản lý:
a) Viên chức tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao và tự nhận xét ưu, nhược điểm trong công tác;
b) Tập thể nơi viên chức quản lý làm việc tổ chức họp và đóng góp ý kiến. Ý kiến góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp;
c) Người có thẩm quyền bổ nhiệm chịu trách nhiệm đánh giá, quyết định xếp loại và thông báo đến viên chức quản lý sau khi tham khảo biên bản góp ý của tập thể nơi viên chức quản lý làm việc.
2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý:
a) Viên chức tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao;
b) Tập thể đơn vị sử dụng viên chức tổ chức họp và đóng góp ý kiến. Ý kiến góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp;
c) Người được giao thẩm quyền đánh giá viên chức nhận xét về kết quả tự đánh giá của viên chức, đánh giá những ưu, nhược điểm của viên chức trong công tác và quyết định phân loại viên chức.
3. Việc thông báo kết quả đánh giá, phân loại viên chức thực hiện theo quy định tại Điều 44 Luật viên chức.
4. Các trường hợp đánh giá viên chức thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 41 Luật viên chức. Việc đánh giá viên chức trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc thời hạn biệt phái do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo trình tự, thủ tục của công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, biệt phái viên chức.
5. Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành Quy chế đánh giá và hướng dẫn cụ thể thủ tục, nội dung đánh giá đối với viên chức chuyên ngành.
1. Viên chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau:
a) Viên chức có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản;
b) Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 29 Luật viên chức;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi có một trong các trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 29 Luật viên chức.
2. Viên chức chưa được giải quyết thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đang bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Chưa làm việc đủ thời gian cam kết với đơn vị sự nghiệp công lập khi được cử đi đào tạo hoặc khi được xét tuyển;
c) Chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của viên chức đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Do yêu cầu công tác và chưa bố trí được người thay thế.
3. Thủ tục giải quyết thôi việc
a) Viên chức có nguyện vọng thôi việc có văn bản gửi người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, nếu đồng ý cho viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ra quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc; nếu không đồng ý cho viên chức thôi việc thì trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
c) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này và đồng thời giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định tại Nghị định này.
1. Trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước được tính như sau:
a) Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);
b) Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng;
c) Trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.
d) Trường hợp viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.
2. Trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp.
3. Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được lấy từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Viên chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này và được xác nhận thời gian có đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
1. Thời điểm nghỉ hưu là ngày 01 của tháng liền kề sau tháng viên chức đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
2. Thời điểm nghỉ hưu được tính lùi lại khi có một trong các trường hợp sau:
a) Không quá 01 tháng đối với một trong các trường hợp: Thời điểm nghỉ hưu trùng với ngày nghỉ Tết Nguyên đán; viên chức có vợ hoặc chồng, bố, mẹ (vợ hoặc chồng), con từ trần, bị Tòa án tuyên bố mất tích; bản thân và gia đình viên chức bị thiệt hại do thiên tai, địch họa, hỏa hoạn;
b) Không quá 03 tháng đối với trường hợp bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn có giấy xác nhận của bệnh viện;
c) Không quá 06 tháng đối với trường hợp đang điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, có giấy xác nhận của bệnh viện.
3. Viên chức được lùi thời điểm nghỉ hưu thuộc nhiều trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này thì chỉ được thực hiện đối với một trường hợp có thời gian lùi thời điểm nghỉ hưu nhiều nhất.
4. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định việc lùi thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
5. Trường hợp viên chức không có nguyện vọng lùi thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều này thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý viên chức giải quyết nghỉ hưu theo quy định tại Điều này.
6. Trước 06 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, cơ quan, đơn vị quản lý viên chức phải ra thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu để viên chức biết và chuẩn bị người thay thế.
7. Các quy định liên quan đến quyết định nghỉ hưu:
a) Trước 03 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức phải ra quyết định nghỉ hưu;
b) Căn cứ quyết định nghỉ hưu quy định tại Điểm a Khoản này, cơ quan, đơn vị quản lý viên chức phối hợp với tổ chức bảo hiểm xã hội tiến hành các thủ tục theo quy định để viên chức được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu;
c) Viên chức được nghỉ hưu có trách nhiệm bàn giao hồ sơ, tài liệu và những công việc đang làm cho người được phân công tiếp nhận ít nhất trước 03 ngày làm việc tính đến thời điểm nghỉ hưu;
d) Kể từ thời điểm nghỉ hưu ghi trong quyết định nghỉ hưu, viên chức được nghỉ hưu và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
1. Viên chức đã nghỉ hưu ký hợp đồng vụ, việc với đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài lương hưu được hưởng theo quy định còn được hưởng khoản thù lao theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện làm việc phục vụ hoạt động chuyên môn quy định trong hợp đồng vụ, việc, bao gồm các quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp được quy định tại Khoản 1, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều 11 Luật viên chức.
3. Chế độ và thời gian làm việc của viên chức đã nghỉ hưu được quy định cụ thể trong hợp đồng vụ, việc ký với đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Viên chức đã có thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 60 tháng trở lên (không kể thời gian tập sự), có trình độ đào tạo, kinh nghiệm công tác và đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, khi cơ quan quản lý, sử dụng công chức có nhu cầu tuyển dụng thì được xét chuyển vào công chức không qua thi tuyển theo quy định của pháp luật về công chức.
2. Viên chức khi được tiếp nhận, bổ nhiệm vào các vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức trong các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thì phải thực hiện quy trình xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển theo quy định của pháp luật về công chức; đồng thời quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm là quyết định tuyển dụng.
3. Viên chức được bổ nhiệm giữ các vị trí trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập mà pháp luật quy định là công chức khi bổ nhiệm vào ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm phải hoàn thiện tiêu chuẩn của ngạch được bổ nhiệm; đồng thời được giữ nguyên chức danh nghề nghiệp đã bổ nhiệm, được hưởng chế độ tiền lương và các chế độ khác như viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Cán bộ, công chức được điều động về làm viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật về viên chức.
1. Việc tổ chức thực hiện ký kết hợp đồng làm việc đối với viên chức theo quy định tại Điều 59 Luật viên chức như sau:
a) Đối với viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tiến hành các thủ tục để ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn đối với viên chức theo quy định tại Khoản 2 Điều 25, Điều 26, Điều 28, Điều 29, Điều 30 Luật viên chức và Khoản 2 Điều 18 Nghị định này, bảo đảm các quyền lợi, chế độ, chính sách về ổn định việc làm, chế độ tiền lương và các quyền lợi khác mà viên chức đang hưởng;
b) Đối với viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 đến ngày 01 tháng 01 năm 2012, căn cứ thời gian công tác; hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn đối với viên chức theo quy định của Luật viên chức;
c) Đối với viên chức được tuyển dụng sau ngày 01 tháng 01 năm 2012, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc ký hợp đồng làm việc theo quy định tại Luật viên chức.
2. Bộ Nội vụ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định chuyển tiếp đối với viên chức tại Điều 59 Luật viên chức và Khoản 1 Điều này.
EMPLOYMENT OF PUBLIC EMPLOYEES
Section 1: ASSIGNMENT OF TASKS, SECONDMENT APPOINTMENT AND RELIEF FROM DUTY OF PUBLIC EMPLOYEES
Article 25. Assignment of tasks
1. Heads of public non-business units or heads of units employing public employees shall assign tasks to and supervise the task performance by public employees, and ensure necessary conditions for them to perform their tasks, and implement regimes and policies toward public employees.
2. Tasks assigned to public employees must suit their professional titles or appointed managerial posts and the requirements of their working positions.
Article 26. Secondment of public employees
1. Secondment of public employees is implemented in the following cases:
a/ To perform unexpected or urgent tasks;
b/ To perform work which must be completed within a certain period of time;
2. The secondment period must not exceed 3 years. For a number of special sectors or fields requiring a longer secondment period, the secondment period complies with specialized laws.
3. Public non-business agencies or units that second public employees shall continue managing and supervising these public employees during their secondment period.
4. Agencies and units receiving secondees shall assign and arrange tasks to these secondees and evaluate and examine their task performance.
5. Secondees are entitled to the interests specified in Clauses 4, 5 and 6, Article 36 of the Law on Public Employees.
Article 27. Appointment of managerial public employees
1. Appointment of managerial public employees must be based on the needs of public non-business units and the following criteria and conditions:
a/ Satisfying the criteria of the managerial post prescribed by a competent agency or unit;
b/ Having complete personal records which have been clearly verified by a competent agency or unit; having a property declaration according to regulations;
c/ Being within the age group eligible for appointment;
d/ Being physically fit to accomplish assigned tasks and responsibilities;
e/ Not falling into cases banned by law from holding the post.
2. The appointment period is 5 years, unless otherwise provided by a specialized law or decided by a competent agency. At the end of the appointment period, competent agencies or units shall decide whether or not to re-appoint managerial public employees.
3. The interests of public employees appointed to managerial posts comply with the provisions of Clauses 2, 3 and 4, Article 37 and Clause 3, Article 38 of the Law on Public Employees.
Article 28. Competence to appoint public employees to managerial posts, settle discontinuation of holding of managerial posts and relieve from duty managerial public employees
1. Heads of autonomous public non-business units may appoint public employees to managerial posts, settle the discontinuation of holding of managerial posts or relieve from duty managerial public employees according to decentralization.
2. For non-autonomous public non-business units, agencies competent to appoint and relieve from duty heads of these units shall decide on or decentralize the appointment of public employees to managerial posts, settlement of discontinuation of holding of managerial posts or relief from duty of public employees.
Section 2: CHANGE OF PROFESSIONAL TITLES
Article 29. Change of professional titles of public employees
1. Change of professional titles of public employees is effected as follows:
a/ Change from a professional title to another of the same rank must be effected through professional title change consideration;
b/ Promotion from a lower rank to an immediately higher rank in the same sector or field must be effected through professional title rank promotion examination or consideration.
2. Ministries managing professional titles of specialized public employees shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs in, prescribing specific criteria, conditions, contents and forms of professional title rank promotion examination or consideration for public employees.
Article 30. Assignment and decentralization of organization of professional title rank promotion examination or consideration
1. Examination or consideration for promotion of public employees' professional titles from rank II to I is effected as follows:
a/ Ministries managing professional titles of specialized public employee shall organize examination or consideration according to approved plan;
b/ The Ministry of Home Affairs shall approve plans on organization of professional title rank promotion examination or consideration; appraise and decide on the list of public employees eligible for such examination or consideration; issue a decision to set up a council; and decide to recognize results and appoint professional titles of rank I.
2. Examination or consideration for promotion of public employees' professional titles from rank III to rank II is effected as follows:
a/ Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies or provincial-level People's Committees shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs in, organizing professional title rank promotion examination or consideration under law and the guidance of the ministry managing professional titles of specialized public employees;
b/ The Ministry of Home Affairs shall approve plans on organization of professional title rank promotion examination or consideration, and appraise and decide on the list of public employees eligible for such examination or consideration and appraise promotion results;
3. Examination or consideration for promotion of public employee professional titles from rank IV to rank III shall be organized by ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies or provincial- level People's Committees or decentralized to agencies or units under law and the guidance of the ministry managing professional titles of specialized public employees.
4. Competent Party agencies shall prescribe the assignment and decentralization of the organization of examination or consideration for promotion of professional title ranks for public employees in non-public units of political organizations and socio-political organizations under law.
Article 31. Process and procedures for organizing public employee professional title rank promotion examination or consideration
1. Annually, agencies assigned or decentralized to organize public employee
professional title rank promotion examination or consideration specified in Clauses 1 and 2, Article 30 of this Decree shall draw up examination or consideration plans and send them to the Ministry of Home Affairs for agreement.
2. Annually, agencies and units assigned or decentralized to organize public employee professional title rank promotion examination or consideration specified in Clause 3, Article 30 of this Decree shall draw up plans and send them to agencies with decentralizing competence (ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies or provincial-level People's Committees) for approval before implementation.
3. Assigned or decentralized agencies, organizations or units specified in Clauses 2 and 3, Article 30 of this Decree shall set up councils for public employee professional title rank promotion examination or consideration.
4. Tasks and powers of a council for public employee professional title rank promotion examination or consideration:
a/ To notify the plan, rules, form, content, time and place of examination or consideration;
b/ To notify the conditions and criteria for examination or consideration;
c/ To set up assisting divisions including the exam question division, the invigilation division, the examination paper heading division, the examination paper marking division and the review division;
d/ To collect examination or consideration fees and use them according to regulations;
e/ To mark examination papers or organize consideration and review according to rules;
f/ To summarize and report to the head of the agency or unit assigned or decentralized to organize professional title rank promotion examination or consideration for result recognition;
g/ To settle complaints and denunciations arising in the course of examination or consideration under law.
5. Agencies or units assigned or decentralized to organize professional title rank promotion examination or consideration shall notify in writing examination or consideration results to competent agencies or units for issuance of decisions to appoint to professional titles and arrange salaries as decentralized for public employees who pass examination or consideration.
Section 3: TRAINING AND RETRAINING
Article 32. Objectives and principles of training and retraining public employees
1. Objectives of training and retraining
a/ To update knowledge and retrain and improve skills and methods of performing assigned tasks;
b/ To train to contribute to building a contingent of public employees with professional ethics, adequate professional qualifications and capabilities to ensure quality of their professional activities.
2. Principles of training and retraining:
a/ Training and retraining must be based on working positions, criteria of professional titles and human resource development requirements of public non-business units;
b/ The autonomy of public non-business units in training and retraining activities must be assured;
c/ Public employees are encouraged to learn and study for higher professional qualifications to meet task requirements;
d/ Publicity, transparency and effectiveness must be assured.
Article 33. Regime of training and retraining
1. The regime of training and retraining of public employees complies with Clauses 1, 2 and 3, Article 33 of the Law on Public Employees.
2. Ministries managing professional titles of specialized public employees shall compile retraining programs and materials based on professional title criteria and promulgate them after obtaining appraisal opinions of the Ministry of Home Affairs.
3. Ministries managing professional titles of specialized public employees shall promulgate, and guide the implementation of, annual compulsory retraining programs on specialized professional knowledge and skills.
4. Training and retraining certificates:
a/ Retraining certificates based on professional title criteria constitute a condition and criterion for appointment to or change of public employee professional titles;
b/ Ministries managing professional titles of specialized public employees shall provide the management and grant of certificates of retraining programs based on criteria of specialized professional titles;
c/ Attendance in and completion of annual compulsory retraining programs on specialized professional knowledge and skills constitute a basis for evaluating the task perfonnance of public employees.
Article 34. Interests and responsibilities of public employees sent to training and retraining
1. The interests of public employees sent to training or retraining comply with Clause 2, Article 35 of the Law on Public Employees.
2. The responsibilities of public employees sent to training or retraining comply with Clauses 1 and 3, Article 35 of the Law on Public Employees.
Article 35. Training and retraining funds
Public employee training and retraining funds shall be paid from financial sources of public non-business units or financial aid of domestic and foreign organizations and individuals under law.
Article 36. Training and compensation for training expenses
1. Public employees may be sent to training in the following cases:
a/ Their public non-business unit is reorganized or rearranged;
b/ To meet the human resource building, planning and development requirements of their agency, organization or unit.
2. Conditions for a public employee to be sent to training:
a/ The training major is relevant to his/her working position and professional title;
b/ The public employee is committed to performing his/her tasks and duties at the public non-business unit after completing the training program for a period at least doubling the training period.
3. A public employee sent to training under a cooperation program with a foreign country which is concluded or acceded to on behalf of the State of the Socialist Republic of Vietnam shall, in addition to satisfying the conditions specified in Clauses 1 and 2 of this Article, comply with the provisions of the Law on Conclusion, Accession to and Implementation of Treaties and meet other requirements of the cooperation program.
4. A public employee sent to domestic or overseas training shall compensate for training expenses in the following cases:
a/ During the training period, he/she drops out without permission or unilaterally terminates his/her working contract;
b/ He/she has completed the training course but is not granted a graduation diploma or training certificate by the training institution;
c/ He/she has completed the training course and obtained a graduation certificate at intermediate or higher level but has not worked for a committed period stated at Point b, Clause 2 of this Article.
5. The Ministry of Home Affairs shall guide in detail the calculation of compensated expenses and the process and procedures for compensating for training expenses mentioned in this Article.
Section 4: EVALUATION OF PUBLIC EMPLOYEES
Article 37. Order and procedures for annual evaluation of public employees
1. For managerial public employees:
a/ A public employee shall self-evaluate his/ her work performance based on his/ her assigned tasks and comment on his/her strengths and weaknesses in work;
b/ The collective in which he/she works shall hold a meeting to contribute opinions. Contributed opinions shall be recorded in a minutes to be adopted at the meeting;
c/ The person with competence to evaluate public employees shall make evaluation and decision on the category of the public employee and, after referring to the minutes of contributed opinions of the collective in which the managerial public employee works, notify such decision to the managerial public employee.
2. For public employees not holding managerial posts:
a/ A public employee shall self-evaluate his/ her work performance based on his/her assigned tasks;
b/ The collective in which he/she works shall hold a meeting to contribute opinions. Contributed opinions shall be recorded in a minutes to be adopted at the meeting;
c/ The person with appointing competence shall comment on the self-evaluation of the public employee, evaluate his/her strengths and weaknesses in his/her work and decide on his/ her category.
3. Notification of evaluation and categorization results of public employees complies with Article 44 of the Law on Public Employees.
4. Cases of evaluation of public employees are specified in Clause 3, Article 41 of the Law on Public Employees. Evaluation of public employees prior to appointment, reappointment, planning, training, retraining or completion of the secondment period shall be conducted by heads of public non-business units according to the order and procedures of appointment, re-appointment, planning, training, retraining or secondment work.
5. Ministries managing professional titles of specialized public employees shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs in, issuing a regulation on evaluation and providing detailed guidance on the procedures and content of evaluation of specialized public employees.
Section 5: PROVISIONS ON JOB DISCONTINUATION AND RETIREMENT PROCEDURES
Article 38. Settlement of job discontinuation
1. A public employee may be allowed for job discontinuation in the following cases:
a/ He/she makes a voluntary written request for job discontinuation which is approved in writing by a competent agency or unit;
b/ He/she unilaterally terminates his/her working contract under Clause 4 or 5, Article 29 of the Law on Public Employees;
c/ His/her public non-business unit unilaterally terminates the working contract signed with him/her in a case specified at Point c, d or e, Clause 1, Article 29 of the Law on Public Employees.
2. A public employee is not allowed for job discontinuation in any of the following cases:
a/ He/she is being examined for disciplining or penal liability;
b/ He/she has not worked for the full period he/she committed to the public non-business unit when being sent to training or selected for recruitment;
c/ He/she has not yet fulfilled money and property responsibilities toward the public nonbusiness unit;
d/ It is due to work requirement and a substitute has not been arranged yet.
3. Procedures for settlement of job discontinuation
a/ A public employee who aspires to discontinue his/her jobs shall file a written request with the head of his/her public nonbusiness unit;
b/ Within 20 working days after receiving a written request, if allowing the public employee to discontinue his/her jobs, the head of the public non-business unit shall issue a decision to terminate his/her working contract; if disagreeing, the head of the public non-business unit shall issue a written reply clearly stating the reason under Clause 2 of this Article to the public employee concerned;
c/ In case a public non-business unit unilaterally terminates the working contract with its public employee under Point c, Clause 1 of this Article, it shall concurrently settle the job discontinuation regime for the public employee under this Decree.
Article 39. Job discontinuation allowance
1. Job discontinuation allowance applicable to working periods of public employees from December 31, 2008, back shall be calculated as follows:
a/ For every working year, a public employee is entitled to a half of his/her current salary, including the salary level based on professional title, leadership allowance, extra-seniority allowance, professional seniority allowance and salary reservation difference coefficient (if any);
b/ The minimum level of this allowance is equal to the monthly salary currently paid to the public employee;
c/ For public employees recruited before July 1, 2003, the working period used for calculating job discontinuation allowance is the total working time (accumulated) from the time the public employee receives his/her recruitment decision through December 31, 2008;
d/ For public employees recruited from July 1, 2003, on, the working period used for calculating job discontinuation allowance is the total working time under the working contract (accumulated) from the time the public employee receives his/her recruitment decision through December 31, 2008.
2. Job discontinuation allowances for working periods of public employees from January 1,2009, to the present time comply with the law on unemployment allowance.
Funds for payment of job discontinuation allowances come from financial sources of public non-business units.
When discontinuing his/her jobs, a public employee is entitled to job discontinuation allowance under Clause 1 or 2 of this Article and has his/she period of paying social insurance premiums certified under law.
Article 40. Retirement procedures
1. The time of retirement is the first day of the month following the month when the public employee reaches the prescribed retirement age.
2. The time of retirement can be delayed in any of the following cases:
a/ Not more than one month in any of the following cases: The time of retirement coincides with the traditional new year holidays; the public employee's spouse, parent (of his/ her own or of his wife or her husband) or child dies or is declared to be missing by a court; he/ she and his/her family suffer damage caused by natural disaster, enemy sabotage or fire;
b/ Not more than 3 months in case the public employee suffers a serious disease or has an accident certified by a hospital;
c/ Not more than 6 months in case the public employee is receiving medical treatment for a disease on the Ministry of Health-issued list of diseases requiring a long treatment period, which is certified by a hospital.
3. A public employee whose time of retirement can be delayed in many cases specified in Clause 2 of this Article is only entitled to the longest delay duration in these cases.
4. The head of the agency or unit managing the public employee shall decide on the delay of the time of his/her retirement specified in Clause 2 of this Article.
5. In case a public employee does not aspire to delay his/her time of retirement under Clause 2 of this Article, the head of the agency or unit managing the public employee shall allow him/ her to retire under this Article.
6. Six months before the time of retirement specified in Clause 1, 2, 3 or 4 of this Article, the head of the agency or unit managing the public employee shall notify in writing the time of retirement to the public employee concerned and prepare a replacement person.
7. Provisions relating to retirement decision:
a/ Three months before the time of retirement specified in Clause 1, 2, 3 or 4 of this Article, the head of the agency or unit managing the public employee shall issue a retirement decision;
b/ On the basis of the retirement decision stated at Point a of this Clause, the agency or unit managing the public employee shall coordinate with the social insurance organization in carrying out procedures according to regulations for the public employee to enjoy social insurance benefits when he/she retires;
c/. Inspecting and examining the implementation of the law on public employees.
d/. Settling complaints and denunciations related to public employees.
Article 41. Policies and managing mechanism for retired public employees entering into seasonal employment contracts with public service providers.
1. Retired public employees who enter into seasonal employment contracts with public service providers shall receive the payments as specified in the contracts in addition to their pension payments.
2. Public service providers are responsible for satisfying working conditions for professional operations specified in seasonal employment contracts, including rights of public employees in occupational activities specified in Clauses 1, 3, 4, 5, 6 and 7 Article 11 of Law on Public Employees.
3. Policies and working period of retired public employees shall be specified in the seasonal contracts signed with public service employees.
SECTION 6. CONVERSION AND TRANSITION FOR PUBLIC EMPLOYEES
Article 42. Conversion between public employees and officials
1. Public employees who have worked at public service employees for at least 60 months (internship excluded) are qualified, experienced and satisfactory to requirements of working positions shall be employed as soon as employers wish to employ without any entrance examinations.
2. Public employees upon employed and assigned to positions deemed as officials by the law in agencies and organizations of the Communist Party, the Government, socio-economic organizations shall follow procedures in order to be converted to officials without taking examinations according to regulations and law on officials; decisions on assignment shall be decisions on employment.
3. A public employee assigned to hold managerial positions of public service providers which is prescribed as officials by regulations and law shall fulfill quotas of the assigned positions upon assignment; retain assigned title, benefit from salaries and other policies similar to a public employee in a public service provider.
4. Officials mobilized to work as public employees in public service providers if they satisfy standards and requirements according to regulations and law on public employees.
Article 43. Transition for public employees
1. Signing employment contracts with public employees shall be implemented according to Article 59 of Law on public employees as follows:
a) With respect to public employees employed before July 1, 2003, heads of public service providers are responsible for following procedures for signing permanent employment contracts with public employees specified in Clause 2 Articles 25, 26, 28, 29 and 30 of Law on public employees and Clause 2 Article 18 of this Decree, guarantee benefits and policies on employment stability, salaries and other benefits currently applied to public employees;
b) With respect to public employees employed from July 1, 2003 to January 1, 2012, based on working period and employment contracts signed with public service providers, heads of public service providers shall sign fixed-term or permanent employment contracts with public employees according to Law on public employees;
c) With respect to public employees employed after January 1, 2012, heads of public service providers shall sign employment contracts as specified in Law on public employees.
2. Ministry of Home Affairs shall guide, examine and expedite implementation of public employee transition specified in Article 59 of Law on public employees and Clause 1 of this Article.