Chương VII Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: Giám sát, đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia
Số hiệu: | 27/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phạm Bình Minh |
Ngày ban hành: | 19/04/2022 | Ngày hiệu lực: | 19/04/2022 |
Ngày công báo: | 30/04/2022 | Số công báo: | Từ số 325 đến số 326 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chí chọn dự án ĐTXD theo cơ chế đặc thù thuộc chương trình MTQG
Ngày 19/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 27/2022/NĐ-CP về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Theo đó, tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù bao gồm:
- Thuộc nội dung đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia.
- Dự án nằm trên địa bàn 01 đơn vị hành chính cấp xã, do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.
- Tổng mức đầu tư dự án không vượt quá 05 tỷ đồng.
- Kỹ thuật không phức tạp, có thiết kế mẫu, thiết kế điển hình hoặc các thiết kế sẵn có đã áp dụng trên địa bàn cấp huyện.
- Thuộc danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
(Trước đây, tại Nghị định 161/2016/NĐ-CP còn có tiêu chí: Sử dụng một phần NSNN, phần kinh phí còn lại do nhân dân đóng góp và các nguồn khác, có sự tham gia thực hiện và giám sát của người dân).
Nghị định 27/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/4/2022, bãi bỏ Quyết định 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 và Nghị định 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trách nhiệm, trình tự, cách thức thực hiện giám sát chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 71 Luật Đầu tư công và quy định của Chính phủ về giám sát, đánh giá đầu tư.
2. Nội dung giám sát của chủ chương trình
a) Theo dõi, kiểm tra việc quản lý thực hiện chương trình: Xây dựng hệ thống văn bản quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; lập kế hoạch thực hiện giai đoạn 5 năm và kế hoạch hằng năm; thực hiện và điều chỉnh kế hoạch triển khai chương trình; truyền thông, tăng cường năng lực quản lý chương trình, dự án thành phần.
b) Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện chương trình: Tiến độ, mức độ, kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ; khối lượng thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc chương trình.
c) Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, dự toán ngân sách nhà nước: Huy động, sử dụng vốn thực hiện chương trình, dự án thành phần; tình hình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong thực hiện các dự án đầu tư, nội dung, hoạt động thuộc chương trình, dự án thành phần (giải ngân, thanh toán, quyết toán, nợ đọng vốn xây dựng cơ bản (nếu có)).
d) Theo dõi, kiểm tra năng lực tổ chức thực hiện, việc chấp hành quy định về quản lý chương trình, quản lý đầu tư, biện pháp xử lý các vấn đề vi phạm đã được cơ quan có thẩm quyền phát hiện (nếu có) của chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản chương trình.
đ) Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành chế độ giám sát, đánh giá chương trình của chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản chương trình.
e) Báo cáo kết quả thực hiện chương trình, kết quả xử lý các vướng mắc, khó khăn thuộc thẩm quyền và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt thẩm quyền.
3. Nội dung giám sát của chủ dự án thành phần
a) Theo dõi, kiểm tra các nội dung về: Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện dự án thành phần theo phân cấp: công tác truyền thông, tăng cường năng lực quản lý, thực hiện nội dung, hoạt động dự án thành phần.
b) Theo dõi, kiểm tra kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, hoạt động dự án thành phần.
c) Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư, quản lý ngân sách nhà nước, năng lực quản lý dự án thành phần, việc xử lý các vấn đề vi phạm đã được cơ quan có thẩm quyền phát hiện (nếu có) của cơ quan chủ quản chương trình.
d) Theo dõi các nội dung về: Tổng hợp tình hình thực hiện dự án thành phần; lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án đầu tư; thực hiện kế hoạch vốn ngân sách nhà nước, kết quả giải ngân; khó khăn, vướng mắc phát sinh và kết quả xử lý.
đ) Báo cáo tình hình thực hiện dự án thành phần; kết quả xử lý vướng mắc, khó khăn theo thẩm quyền và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt thẩm quyền.
4. Nội dung giám sát của cơ quan chủ quản chương trình và người có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 71 Luật Đầu tư công và quy định của Chính phủ về giám sát, đánh giá đầu tư.
5. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công
a) Theo dõi tình hình thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá của chủ chương trình, chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản chương trình theo quy định.
b) Tổng hợp tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: tiến độ thực hiện mục tiêu của từng chương trình; thực hiện kế hoạch vốn chương trình mục tiêu quốc gia (vốn đầu tư, kinh phí sự nghiệp), giải ngân; khó khăn, vướng mắc phát sinh, kết quả xử lý các vướng mắc.
c) Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định trong quản lý, tổ chức thực hiện, lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư thuộc chương trình của các cơ quan chủ chương trình, chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản và các cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện chương trình ở các cấp.
d) Theo dõi, kiểm tra việc xử lý và chấp hành biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện của cơ quan, đơn vị liên quan.
đ) Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
6. Chi phí thực hiện hoạt động giám sát chương trình mục tiêu quốc gia của chủ chương trình, chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công được bố trí trong dự toán kinh phí sự nghiệp nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm.
1. Trách nhiệm, trình tự, cách thức thực hiện đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 72 Luật Đầu tư công và quy định của Chính phủ về giám sát, đánh giá đầu tư.
2. Nội dung đánh giá hằng năm chương trình mục tiêu quốc gia
a) Đánh giá công tác quản lý chương trình trong năm thực hiện gồm: Kết quả xây dựng chính sách quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; công tác điều phối, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện; hoạt động truyền thông, thông tin và theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình; công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử.
b) Tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn.
c) Mức độ đạt được kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ so với kế hoạch hằng năm, giai đoạn 5 năm được cấp có thẩm quyền giao.
d) Tồn tại, vướng mắc phát sinh và nguyên nhân.
đ) Phương hướng, giải pháp thực hiện năm tiếp theo.
3. Nội dung đánh giá giữa kỳ chương trình mục tiêu quốc gia
a) Đánh giá công tác quản lý chương trình, gồm: Kết quả xây dựng chính sách quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; công tác điều hành, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; hoạt động truyền thông, thông tin và theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình; công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử.
b) Tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn.
c) Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ gồm: Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình so với mục tiêu chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; mức độ hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ chương trình đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch giai đoạn 5 năm.
d) Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
đ) Đề xuất các giải pháp thực hiện chương trình từ thời điểm đánh giá đến năm cuối giai đoạn 5 năm, bao gồm đề xuất điều chỉnh chương trình (nếu có).
4. Nội dung đánh giá kết thúc và đánh giá tác động chương trình mục tiêu quốc gia
a) Đánh giá công tác quản lý chương trình, gồm: Kết quả xây dựng hệ thống chính sách quản lý, tổ chức thực hiện; công tác điều hành, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện; hoạt động truyền thông, thông tin và theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình; công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử.
b) Đánh giá kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn.
c) Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của chương trình so với mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
d) Đánh giá tác động và hiệu quả đầu tư của chương trình đối với phát triển kinh tế - xã hội; tính bền vững của chương trình; bình đẳng giới; môi trường, sinh thái (nếu có).
đ) Bài học rút ra sau quá trình thực hiện chương trình và đề xuất khuyến nghị cần thiết để duy trì kết quả đã đạt được của chương trình; các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường (nếu có).
5. Nội dung đánh giá đột xuất về chương trình mục tiêu quốc gia
a) Nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có), nguyên nhân phát sinh ngoài dự kiến và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; ảnh hưởng của những phát sinh đến việc thực hiện chương trình, khả năng hoàn thành mục tiêu của chương trình.
6. Chi phí thực hiện hoạt động đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia của chủ chương trình, chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công được bố trí trong dự toán kinh phí sự nghiệp nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm.
1. Thiết lập chỉ số, biểu mẫu giám sát, đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia
a) Chỉ số, biểu mẫu giám sát, đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia bao gồm: Các chỉ tiêu đầu vào, đầu ra, chỉ số đánh giá tình hình triển khai, kết quả thực hiện, đánh giá tác động; các biểu mẫu thu thập thông tin.
b) Chủ chương trình xây dựng chỉ số, biểu mẫu giám sát, đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia chậm nhất sau 60 ngày làm việc kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư chương trình.
c) Chủ dự án thành phần xây dựng chỉ số, biểu mẫu giám sát, đánh giá dự án thành phần và phối hợp với chủ chương trình thống nhất các chỉ số chung cho chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Thiết lập Hệ thống giám sát, đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia (được gọi tắt là Hệ thống)
a) Hệ thống được thiết lập tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở liên thông dữ liệu giữa Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công và các Hệ thống quản lý chương trình mục tiêu quốc gia để cập nhật, tích hợp, lưu trữ thông tin giám sát, đánh giá các chương trình mục tiêu quốc gia trên phạm vi cả nước.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chuẩn dữ liệu liên thông với hệ thống quản lý của chủ chương trình; tổng hợp số liệu và thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên Hệ thống; quản lý vận hành Hệ thống.
c) Chủ chương trình xây dựng Hệ thống quản lý chương trình mục tiêu quốc gia theo nhiệm vụ được giao, liên thông dữ liệu vào cơ sở dữ liệu Hệ thống.
d) Chủ dự án thành phần chịu trách nhiệm cập nhật thông tin trên Hệ thống quản lý chương trình mục tiêu quốc gia của chủ chương trình.
đ) Cơ quan chủ quản chỉ đạo cơ quan chuyên môn nhập dữ liệu chỉ số, biểu mẫu về giám sát, đánh giá các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Báo cáo về giám sát, đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về đánh giá thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giữa kỳ, đột xuất và kết thúc giai đoạn 5 năm theo thời hạn yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
b) Chủ chương trình thực hiện các báo cáo: Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm trước tháng 10 năm thực hiện; báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giữa kỳ, đột xuất, kết thúc giai đoạn 5 năm theo thời hạn yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
c) Chủ dự án thành phần phối hợp với chủ chương trình thực hiện các báo cáo: Báo cáo tình hình thực hiện dự án thành phần hằng năm; báo cáo đánh giá thực hiện dự án thành phần giữa kỳ, đột xuất, kết thúc giai đoạn 5 năm.
d) Cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện các báo cáo: Báo cáo tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm; báo cáo đánh giá thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giữa kỳ, giai đoạn, đột xuất hoặc kết thúc giai đoạn 5 năm theo thời hạn yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
đ) Các cơ quan, đơn vị các cấp trực tiếp thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện báo cáo về tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản chương trình.
e) Báo cáo giám sát, đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện trên Hệ thống. Trường hợp số liệu bản giấy và trên Hệ thống khác nhau thì thông tin trên Hệ thống là cơ sở để tổng hợp, báo cáo.
4. Sử dụng dữ liệu trên Hệ thống thông tin phải phù hợp với các yêu cầu về quản lý, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, các yêu cầu về quản lý, số hóa việc cung cấp, phân tích, tổng hợp báo cáo và chia sẻ thông tin tuân thủ các quy định của pháp luật về chia sẻ dữ liệu số, an toàn, an ninh thông tin mạng.
5. Chi phí cho công tác xây dựng, nâng cấp, quản lý vận hành và triển khai, cập nhật báo cáo Hệ thống và các Hệ thống quản lý chương trình mục tiêu quốc gia được bố trí từ kinh phí giám sát, đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm, không vượt quá 10% tổng mức chi phí quản lý chương trình, dự án theo quy định.
1. Các chương trình mục tiêu quốc gia chịu sự giám sát của cộng đồng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức thực hiện giám sát cộng đồng đối với chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Nội dung giám sát cộng đồng đối với chương trình mục tiêu quốc gia
a) Việc chấp hành các quy định pháp luật về quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn đầu tư, quản lý ngân sách nhà nước.
b) Các dự án đầu tư thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
c) Việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch, tiến độ thực hiện các nội dung, hoạt động và nhiệm vụ từng chương trình mục tiêu quốc gia.
d) Việc thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý đầu tư công, quản lý ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 14 Luật đầu tư công và Điều 15 Luật ngân sách nhà nước.
đ) Phát hiện những việc làm xâm hại đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng; những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản của chương trình.
e) Tổ chức lấy ý kiến đánh giá của cộng đồng dân cư về quá trình triển khai, tổ chức thực hiện từng chương trình mục tiêu quốc gia.
3. Trình tự, thủ tục, quy trình và chế độ giám sát của cộng đồng thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công và quy định của Chính phủ về giám sát, đánh giá đầu tư.
4. Chi phí hỗ trợ thực hiện giám sát của cộng đồng đối với chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theo quy định của Chính phủ về chi phí giám sát, đánh giá đầu tư.
SUPERVISION AND ASSESSMENT OF NATIONAL TARGET PROGRAMS
Article 30. Supervision of national target programs
1. Responsibilities, processes, procedures and formalities for supervision of national target programs shall be subject to the regulations laid down in Article 71 in the Law on Public Investment and the Government’s regulations on supervision and evaluation of investments.
2. Scope of the program owner’s supervision
a) Administrative management of implementation of national target programs: Formulate regulatory and organizational documents on implementation of national target programs; five-year and annual plans for implementation of national target programs; implement and revise plans for implementation of national target programs; communicate and enhance the capacity for management of programs and component projects.
b) In-process management of implementation of national target programs: Supervise the progress, development, degree of fulfilment and results of performance with respect to established objectives and tasks; quantities of items and activities involved in national target programs that are completed or in progress.
c) In-process management of implementation of budgets for investment and state budget estimates: Supervising the mobilization and utilization of funds for implementation of programs and component projects; how state budget funds are used for implementation of investment projects; jobs and activities involved in programs or component projects (e.g. disbursement, payment, settlement, arrears of capital construction funds (if any)).
d) Management of capacity for implementation, compliance with regulations on management of programs, management of investments, actions against violations detected by competent authorities (if any) of owners of component projects and program managing bodies.
dd) Management of compliance with regulations on supervision and assessment of programs of owners of component projects and program managing bodies.
e) Reporting of performance with respect to implementation of programs, results of handling of issues and problems under respective jurisdiction and proposal for plans for mitigation of difficulties, issues and problems ultra vires.
3. Scope of the component project owner’s supervision
a) Management of formulation of guides or manuals for implementation of component projects under their jurisdiction; communication, enhancement of the management capacity, implementation of tasks and activities involved in component projects.
b) Management of fulfilment of objectives, duties, and implementation of tasks and activities involved in component projects.
c) Management of compliance with regulations on management of investment, management of state budget funds, capacity for management of component projects, actions against violations detected by competent authorities (if any) of program managing bodies.
d) General management of implementation of component projects; formulation, evaluation, approval and implementation of investment projects; implementation of state budget estimates and disbursement results; issues and problems that may arise and assessment of how they are resolved.
dd) Reporting of performance with respect to implementation of component projects; results of handling of issues and problems under respective jurisdiction and proposal for plans for mitigation of difficulties, issues and problems ultra vires.
4. Scope of the supervision by program managing bodies and persons having competence in making decisions on investment in national target programs shall be subject to the regulations laid down in Article 71 in the Law on Public Investment and the Government’s regulations on supervision and evaluation of investments.
5. Scope of the supervision by state regulatory authorities in charge of public investment affairs
a) Management of compliance with the reporting regime for supervision and assessment of program owners, component project owners and program managing bodies in accordance with regulations.
b) General management of performance with respect to implementation of national target programs: the progress in fulfilment of objectives by specific programs; implementation of budgets for implementation of national target programs (e.g. investment, public service funds), disbursement of funds; issues and problems likely to arise and assessment of whether these issues and problems are successfully handled.
c) Management of compliance with regulations on management and organization of implementation, formulation, assessment and approval of investment projects under programs by owners of programs, component projects, managing bodies, agencies and units directly executing programs at all levels.
d) Management of imposition of enforcement and execution of sanctions against discovered issues of concerned agencies and units.
dd) Reporting of and proposed plan for actions against problems or issues falling outside competence.
6. Costs of supervision of national target programs by program owners, component project owners, managing bodies and state regulatory authorities in charge of public investment shall be covered by annual public service budgets used for funding national target programs.
Article 31. Scope of evaluation of national target programs
1. Responsibilities, processes, procedures and formalities for evaluation of national target programs shall be subject to the regulations laid down in Article 72 of the Law on Public Investment and the Government’s regulations on investment supervision and evaluation.
2. Scope of annual evaluation
a) Management of programs in the program implementation year, including evaluation of formulated policies on management and organization of implementation of programs; coordination and cooperation in management and organization of implementation of programs; communication, monitoring, supervision and evaluation of programs; compliance with supervision practices of publicly-elected bodies.
b) Mobilization, allocation and utilization of funds.
c) Level of attainment of goals and targets compared to those specified in annual or five-year plans as assigned by competent authorities.
d) Issues and problems that arise and causes.
dd) Guidelines and solutions for implementation of programs in the following years.
3. Scope of in-process evaluation
a) Management of programs, including evaluation of formulated policies on management and organization of implementation of programs; coordination and cooperation in management and organization of implementation of programs; communication, monitoring, supervision and evaluation of programs; compliance with supervision practices of publicly-elected bodies.
b) Mobilization, allocation and utilization of funds.
c) Attainment of goals and targets, including evaluation of achieved outcomes compared to expected outcomes approved by competent authorities; level of fulfillment of goals and objectives of programs by the evaluation date compared to the expected level stated in five-year plans.
d) Issues and problems likely to arise and causes.
dd) Recommendations about solutions for implementation of programs over a period from the evaluation date to the ending year of the five-year period, including recommendations about revision of programs (if any).
4. Scope of upon-completion and impact evaluation
a) Program management, including evaluation of formulated policies on management and organization of implementation of programs; governance and cooperation in management and organization of implementation of programs; communication, monitoring, supervision and evaluation of programs; compliance with supervision practices of publicly-elected bodies.
b) Mobilization, allocation and utilization of funds.
c) Attainment of specific goals, targets and objectives of programs compared to the expected ones approved by competent authorities.
d) Impacts and effects of investment in programs on socio-economic development; sustainability of programs; gender equality; environmental, biological impacts of programs (if any).
dd) Lesson learned after completion of programs, necessary advices and recommendations for maintenance of results achieved from implementation of programs; solutions for reduction in adverse impacts on society and environment (if any).
5. Scope of ad-hoc evaluation
a) Those stated in clause 1 of this Article.
b) Clarification of unexpected events (if any), causes thereof and responsibilities of entities and persons involved; impacts of these unexpected events on implementation of programs, possibility of fulfillment of objectives set out in programs.
6. Costs of evaluation of national target programs by program owners, component project owners, managing bodies and state regulatory authorities in charge of public investment that are covered by annual public service budgets used for funding national target programs.
Article 32. Establishment of indicators, forms and system for supervision and evaluation of national target programs
1. Establishment of indicators and forms for use in supervision and evaluation of national target programs
a) Indicators and forms for use in supervision and evaluation of national target programs, including: Input, output targets and assessment indicators of implementation and results of implementation and evaluation of impacts; forms designed for collection of information.
b) Program owners shall create indicators and forms used for supervision and evaluation of national target programs within the maximum period of 60 days of receipt of the Prime Minister's decision on approval of investment in programs.
c) Component project owners shall create indicators and forms used for supervision and evaluation of component projects, and cooperate with program owners on indicators jointly used for evaluation of national target programs.
2. Establishment of the system for supervision and evaluation of national target programs (hereinafter referred to system)
a) The system shall be set up at the Ministry of Planning and Investment on the basis of data networking between the national information system and database and other systems for management of national target programs with the aim of acquiring, integrating and storing updated information necessary for supervision and evaluation of national target progams nationwide.
b) The Ministry of Planning and Investment shall develop standards for networking data with servers of program owners; synthesize data and carry out reporting of the progress in implementation of national target programs on the system; manage the system operation.
c) Program owners shall set up the system for management of national target programs by assigned tasks, and integration of data into the system’s database.
d) Component project owners shall provide updated information on the systems for management of national target programs of program owners.
dd) Managing bodies shall instruct their specialized affiliates to input data on indicators and forms used for supervision and evaluation of national target programs in accordance with the Prime Minister’s regulations.
3. Reporting of supervision and evaluation of national target programs
a) The Ministry of Planning and Investment shall prepare the Government’s reports for submission to the National Assembly on the in-process, ad-hoc and upon-completion evaluation of implementation of national target programs over the five-year period by the deadline set by competent authorities.
b) Program owners shall complete the Government’s reports for submission to the National Assembly on the progress in implementation of national target programs on an annual basis by October in the implementation years; the in-process, ad-hoc and final review reports on implementation of national target programs over the 5-year period by the deadline set by competent authorities.
c) Component project owners shall cooperate with program owners in completing annual review reports on implementation of component projects; in-process, ad-hoc and upon-completion evaluation reports on implementation of component projects over the five-year period.
d) Managing bodies in charge of national target programs shall complete annual review reports on the progress in implementation of national target programs; in-process, stage-specific, ad-hoc and upon-completion review reports on implementation of national target programs over the 5-year period by the deadline set by competent authorities.
dd) All-level agencies and units directly implementing national target programs shall complete review reports on the progress in implementation of national target programs under the guidance of program managing bodies.
e) Supervision and evaluation reports shall be made on the System. Where there is any conflict between physical data and electronic data, the electronic data available on the system shall serve as a basis to compile general reports.
4. When using electronic data available on the system, requirements concerning management and implementation of national target programs, and requirements for compliance of management and digitalization of information necessary for provision, analysis and completion of reports and sharing of information with regulatory provisions regarding sharing of digital data and cybersecurity, must be observed.
5. Expenses paid for setting up, upgrading, managing the operation, preparation and posting of updated reports on the System and other systems for management of national target programs shall be covered by annual budgets for supervision and evaluation of national target programs on condition that they do not exceed 10% of permissible total cost of management of programs and projects.
Article 33. Public supervision of national target programs
1. For national target programs subjected to public supervision, Fatherland Front Committees of Vietnam at all levels shall take control of public supervision of national target programs.
2. Scope of public supervision
a) Compliance with regulatory provisions regarding management, governance and implementation of national target programs; regulatory provisions concerning management and utilization of investment funds and state budget management.
b) Investment projects of national target programs.
c) Plan formulation and implementation of plans, progress in implementation of tasks and activities of specific national target programs.
d) Public disclosure and transparency in the process of management of public investment and state budget in accordance with Article 14 in the Law on Public Investment, and Article 15 in the Law on State Budget.
d) Discovery of acts that may harm public benefits and interests; negative impacts of projects on the living environment of the public; acts that inflict any loss and waste of capital and assets of programs.
e) Public surveys on commencement and implementation of specific national target programs.
3. Procedures, processes and regimes for public supervision shall be subject to the regulations of the Law on Public Investment and the Government’s regulations on supervision and assessment of investment.
4. Costs of public supervision of national target programs shall be subject to the Government’s regulations on costs and expenses of investment supervision and evaluation.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực