Chương VI Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: Tổ chức quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia
Số hiệu: | 27/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phạm Bình Minh |
Ngày ban hành: | 19/04/2022 | Ngày hiệu lực: | 19/04/2022 |
Ngày công báo: | 30/04/2022 | Số công báo: | Từ số 325 đến số 326 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chí chọn dự án ĐTXD theo cơ chế đặc thù thuộc chương trình MTQG
Ngày 19/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 27/2022/NĐ-CP về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Theo đó, tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù bao gồm:
- Thuộc nội dung đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia.
- Dự án nằm trên địa bàn 01 đơn vị hành chính cấp xã, do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.
- Tổng mức đầu tư dự án không vượt quá 05 tỷ đồng.
- Kỹ thuật không phức tạp, có thiết kế mẫu, thiết kế điển hình hoặc các thiết kế sẵn có đã áp dụng trên địa bàn cấp huyện.
- Thuộc danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
(Trước đây, tại Nghị định 161/2016/NĐ-CP còn có tiêu chí: Sử dụng một phần NSNN, phần kinh phí còn lại do nhân dân đóng góp và các nguồn khác, có sự tham gia thực hiện và giám sát của người dân).
Nghị định 27/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/4/2022, bãi bỏ Quyết định 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 và Nghị định 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thống nhất quản lý nhà nước, tổng hợp chung về các chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Chủ chương trình, chủ dự án thành phần thực hiện quản lý chương trình, dự án thành phần theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia được thành lập, hoạt động theo quyết định của cấp có thẩm quyền, bảo đảm tinh gọn, hiệu quả và không làm tăng biên chế.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo quản lý, điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia theo thẩm quyền.
2. Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia các cấp ở địa phương được thành lập, hoạt động theo quyết định của cấp có thẩm quyền, bảo đảm tinh gọn, hiệu quả và không làm tăng biên chế.
3. Ban quản lý xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ban quản lý xã) được thành lập để tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn cấp xã. Trưởng Ban là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; thành viên bao gồm: Công chức cấp xã phụ trách lĩnh vực địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường, tài chính - kế toán; đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư.
4. Ban phát triển thôn, bản, làng, phum, sóc, xóm, ấp, khu dân cư, tổ dân phố và tương đương (gọi chung là Ban phát triển thôn) do cộng đồng dân cư bầu, hoạt động theo quy chế do cộng đồng dân cư thống nhất và được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận. Ban phát triển thôn phải có ít nhất một thành viên là người có uy tín, kinh nghiệm tổ chức thực hiện gói thầu xây dựng công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp.
1. Yêu cầu trong nâng cao năng lực tổ chức quản lý, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
a) Tăng cường phân cấp, trao quyền; phân công rõ ràng nhiệm vụ thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia để nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên các cấp; thúc đẩy năng lực tự thực hiện của cộng đồng dân cư.
b) Lồng ghép trong tổ chức thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên các cấp, cộng đồng dân cư tại cơ sở.
c) Xây dựng nội dung nâng cao năng lực quản lý và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phải phù hợp với đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán từng dân tộc, vùng miền và gắn với nâng cao kỹ năng tổ chức thực hiện, đánh giá theo kết quả đầu ra.
2. Hoạt động nâng cao năng lực tổ chức quản lý, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
a) Tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định về phân công, phân cấp, trao quyền trong lập kế hoạch, quản lý đầu tư theo cơ chế đặc thù, hỗ trợ phát triển sản xuất theo quy định tại Nghị định này.
b) Xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu; tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên trực tiếp quản lý, tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
c) Tổ chức đào tạo, tập huấn cho cộng đồng dân cư về nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật thực hiện các hoạt động thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, kỹ năng thực hiện hoạt động giám sát cộng đồng đối với chương trình mục tiêu quốc gia.
1. Yêu cầu trong thực hiện hoạt động truyền thông, tuyên truyền về chương trình mục tiêu quốc gia
a) Thiết kế nội dung truyền thông, tuyên truyền về chương trình mục tiêu quốc gia phù hợp đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán và năng lực, nhu cầu tiếp nhận của từng nhóm đối tượng trên từng địa bàn.
b) Đa dạng hóa các hình thức truyền thông, tuyên truyền; ưu tiên hình thức truyền thông, tuyên truyền có sự tham gia của cộng đồng dân cư tại cơ sở.
c) Lồng ghép nội dung trong thực hiện các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tránh trùng lặp, lãng phí.
2. Hoạt động truyền thông, tuyên truyền về chương trình mục tiêu quốc gia
a) Xây dựng kế hoạch, thiết kế nội dung truyền thông, tuyên truyền về chương trình mục tiêu quốc gia.
b) Thực hiện truyền thông, tuyên truyền về các quy định pháp luật, tài liệu hướng dẫn liên quan đến chương trình mục tiêu quốc gia.
c) Thực hiện truyền thông, tuyên truyền về cách làm hay, gương điển hình, tiêu biểu, kết quả đạt được, khó khăn vướng mắc phát sinh trong quản lý và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
d) Thực hiện các hoạt động đối thoại chính sách trong chương trình mục tiêu quốc gia.
đ) Tổ chức các cuộc thi báo chí tuyên truyền về chương trình mục tiêu quốc gia.
3. Hình thức truyền thông, tuyên truyền
a) Phát hành chuyên mục, ấn phẩm truyền thông, các sản phẩm số hóa, các hình thức tuyên truyền khác (nếu có).
b) Hình thức sinh hoạt cộng đồng.
c) Thông qua người có uy tín, nông dân điển hình.
1. Chủ chương trình, chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản chương trình, cơ quan, đơn vị và cấp trực thuộc công khai thông tin về chương trình mục tiêu quốc gia theo chức năng, nhiệm vụ.
2. Nội dung công khai thông tin về chương trình mục tiêu quốc gia gồm:
a) Các văn bản quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; quyết định đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia trong từng giai đoạn; tiêu chí, định mức phân bổ kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia.
b) Kế hoạch thực hiện chương trình giai đoạn 5 năm và hằng năm ở mỗi cấp; danh mục dự án đầu tư trên địa bàn; tình hình huy động các nguồn lực và nguồn vốn khác.
c) Báo cáo kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; báo cáo tài chính theo quy định (trong đó phải bao gồm: báo cáo quyết toán sử dụng các nguồn vốn, khối lượng thực hiện và kết quả giải ngân các dự án đầu tư).
d) Kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm, các vụ tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức tham gia quản lý, điều hành và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
đ) Các ý kiến phản hồi từ người dân và kết quả xử lý ý kiến phản hồi.
3. Hình thức, thời hạn công khai thông tin về chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin.
ORGANIZATION OF MANAGEMENT OF NATIONAL TARGET PROGRAMS
Article 25. Organization of management of national target programs at the central level
1. The Ministry of Planning and Investment shall play the leading and general role in state management of national target programs.
2. Program owners and component project owners shall take charge of programs and component projects under the Prime Minister's decisions.
3. The central Steering Committee for national target programs are established and operated under the decision of competent authority, ensuring conciseness, efficiency and avoiding any personnel increase.
Article 26. Organization of management and governance of national target programs at the local level
1. Provincial People’s Committees shall take control of national target programs under their jurisdiction.
2. The Steering Committees for national target programs at local levels are established and operated under the decision of competent authority, ensuring conciseness, efficiency and avoiding any personnel increase.
3. Project Management Boards of communes, wards, towns (collectively called commune-level Management Boards) are set up for implementation of national target programs located within communes. The Committee’s Chief must be the Chairperson of a commune-level People’s Committee; members are composed of the followings: Officers of commune-level regulatory authorities in charge of the cadastral – agriculture – construction and environment, finance – accounting fields; representatives of socio-political associations and local communities.
4. Boards for development of villages, hamlets, residential areas, residential quarters and equivalent (collectively referred to as Village Development Board) shall be elected by local communities and operated under the agreed-upon rules and regulations, and granted recognition by commune-level People's Committees. Each Village Development Board must have at least a member who has good reputation and experience in carrying out contracts for execution of small-scale and uncomplicated-technique construction works.
Article 27. Enhancement of capacity for organization of management and implementation of national target programs
1. Requirements concerning enhancement of capacity for organization of management and implementation of national target programs
a) Boost up decentralization and delegation of authority; clearly assign duties to carry out tasks and activities involved in national target programs in order to improve the capacity for management and organization of implementation of public personnel and employees at all levels; increase the capacity for self-implementation of the local community.
b) Integrate such requirements to be complied with into the task of organization of implementation of capacity building activities towards public personnel, employees and local communities at the grassroots level.
c) Design training courses on enhancement of the capacity for management and implementation of national target programs to ensure that these training courses are in line with cultural values, traditional customs and practices of specific ethnicities, regions and closely connected with the enhancement of skills in organization of implementation and outcome-based assessment.
2. Activities of enhancement of capacity for organization of management and implementation of national target programs
a) Undertake the implementation and supervision of conformance to regulations on assignment, decentralization, delegation of authority in the process of planning and management of investments according to the dedicated mechanism, and provision of support for development of production under this Decree.
b) Design training curricula, syllabi and training materials; provide training and coaching courses or drills for public personnel and employees directly managing and taking control of implementation of national target programs.
c) Organize training and mentoring courses for local community on management and engineering professional knowledge about implementation of activities involved in national target programs, and skills at supervision of local community towards national target programs.
Article 28. Communication and building of public awareness of national target programs
1. Requirements concerning communication and building of public awareness of national target programs
a) Design communication and public awareness building campaigns towards national target programs to ensure that they must suit cultural values, traditional customs and practices, and competency and demands for information about these national target programs by specific local target audiences.
b) Diversify modes of communication and public awareness building; preferably, those involving grassroots-level local communities.
c) Integrate communication and building of public awareness of national target programs to ensure cost efficiency, effectiveness and avoid overlapping situation that may occur, as well as waste.
2. Activities involved in the communication and building of public awareness of national target programs
a) Plan and design activities of communication and building of public awareness of national target programs.
b) Communicate and raise public awareness of regulatory provisions and guides or manuals concerning national target programs.
c) Communicate and raise public awareness of good practices, examples, typical characters, achievements, issues or problems arising in the course of management and implementation of national target programs.
d) Hold dialogues about regulatory policies for implementation of national target programs.
dd) Organize press and media competitions related to national target programs.
3. Forms of communication and building of public awareness
a) Release journals, media publications, digital products and carry out other manners of propaganda (if any).
b) Hold other public meet-ups or gatherings.
c) Carry out communication and building of public awareness with the help of persons having good reputation and typical farmers.
Article 29. Public disclosure of information about national target programs
1. Program owners, component project owners, program managing bodies and their directly subordinate or affiliated agencies or units shall make information about national target programs available for public use within the range of their respective functions and duties.
2. Information about national target programs that need to be publicly announced shall include the followings:
a) Regulatory and organizational documents for implementation of the national target program; decisions on investment in national target programs that are issued over time; allocation criteria and norms of funds for implementation of national target programs.
b) Five-year and annual plans for implementation of national target programs at specific level of jurisdiction; list of investment projects by localities; updated progress in mobilization of resources and other funding sources.
c) Performance reports on implementation of national target programs; legally-required financial statements (e.g. final accounts of funds, completed quantities and fund disbursements for implementation of investment projects).
d) Findings obtained from the inspection process, results achieved from taking actions against violations, acts of misconduct or corruption that office holders or personnel taking part in management, administration and implementation of national target programs may commit.
dd) Public feedback or comments, and results achieved from dealing with public feedback and comments.
3. Form and duration of public disclosure of information about national target programs shall be subject to law on information access.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực