Chương II Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: Lập và giao kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm và hằng năm
Số hiệu: | 27/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phạm Bình Minh |
Ngày ban hành: | 19/04/2022 | Ngày hiệu lực: | 19/04/2022 |
Ngày công báo: | 30/04/2022 | Số công báo: | Từ số 325 đến số 326 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chí chọn dự án ĐTXD theo cơ chế đặc thù thuộc chương trình MTQG
Ngày 19/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 27/2022/NĐ-CP về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Theo đó, tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù bao gồm:
- Thuộc nội dung đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia.
- Dự án nằm trên địa bàn 01 đơn vị hành chính cấp xã, do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.
- Tổng mức đầu tư dự án không vượt quá 05 tỷ đồng.
- Kỹ thuật không phức tạp, có thiết kế mẫu, thiết kế điển hình hoặc các thiết kế sẵn có đã áp dụng trên địa bàn cấp huyện.
- Thuộc danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
(Trước đây, tại Nghị định 161/2016/NĐ-CP còn có tiêu chí: Sử dụng một phần NSNN, phần kinh phí còn lại do nhân dân đóng góp và các nguồn khác, có sự tham gia thực hiện và giám sát của người dân).
Nghị định 27/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/4/2022, bãi bỏ Quyết định 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 và Nghị định 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theo quy định tại Chương II Luật Đầu tư công.
2. Việc lập kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của quốc gia được thực hiện sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia; quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
3. Chủ chương trình chủ trì, phối hợp với chủ dự án thành phần và các cơ quan có liên quan lập kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của quốc gia gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Nội dung đề xuất kế hoạch bao gồm:
a) Dự kiến phương án giao mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung trọng tâm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia cho các cơ quan chủ quản chương trình.
b) Phương án phân bổ vốn ngân sách trung ương gồm tổng số vốn, cơ cấu vốn ngân sách trung ương từng năm hỗ trợ cơ quan chủ quản chương trình.
c) Đề xuất giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của quốc gia, báo cáo cấp có thẩm quyền.
5. Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm, bao gồm mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung trọng tâm, tổng số vốn, cơ cấu vốn ngân sách trung ương cho cơ quan chủ quản chương trình.
1. Việc lập kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của cơ quan chủ quản chương trình được thực hiện sau khi Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm.
2. Căn cứ lập kế hoạch
a) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 5 năm của bộ, ngành và địa phương.
b) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
c) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm.
d) Hướng dẫn xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, hoạt động thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia của chủ chương trình, chủ dự án thành phần.
3. Nội dung kế hoạch của địa phương
a) Mục tiêu, chỉ tiêu giai đoạn 5 năm; nhiệm vụ cụ thể theo dự án thành phần từng chương trình mục tiêu quốc gia.
b) Khả năng huy động vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm: vốn ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương); vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án tại địa phương; vốn tín dụng; vốn huy động hợp pháp khác (nếu có).
c) Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ kế hoạch vốn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
d) Nội dung, hoạt động, dự kiến mức vốn bố trí, cơ cấu nguồn vốn theo từng hoạt động; tỷ lệ số lượng dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù; danh mục dự án đầu tư ưu tiên (nếu có).
d) Giải pháp huy động nguồn vốn, tổ chức thực hiện.
4. Nội dung kế hoạch của bộ, cơ quan trung ương
a) Nội dung, nhiệm vụ, hoạt động, dự kiến mức vốn bố trí, cơ cấu nguồn vốn theo từng hoạt động; danh mục dự án đầu tư (nếu có).
b) Giải pháp tổ chức thực hiện.
5. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của quốc gia, các cơ quan chủ quản chương trình lập, phê duyệt, giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước.
1. Việc lập kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm của các bộ, cơ quan trung ương và các cấp tại địa phương thực hiện cùng thời điểm lập kế hoạch phát triển - kinh tế xã hội, kế hoạch đầu tư công và dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
2. Nội dung kế hoạch của địa phương
a) Đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm thực hiện.
b) Dự kiến mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể kế hoạch năm kế tiếp theo từng nội dung, dự án thành phần.
c) Dự kiến nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm: Vốn ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương); vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án tại địa phương; vốn tín dụng; vốn huy động hợp pháp khác (nếu có).
d) Dự kiến mức vốn bố trí thực hiện nội dung, hoạt động; danh mục dự án đầu tư, tỷ lệ dự án đầu tư thực hiện theo cơ chế đặc thù.
đ) Giải pháp quản lý và tổ chức thực hiện.
3. Nội dung kế hoạch của bộ, cơ quan, trung ương
a) Đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm thực hiện.
b) Nội dung, nhiệm vụ, hoạt động, dự kiến mức vốn bố trí, cơ cấu nguồn vốn theo từng hoạt động kế hoạch năm sau; danh mục dự án đầu tư (nếu có).
c) Giải pháp tổ chức thực hiện.
4. Căn cứ, trình tự lập kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm của bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
Đối với lập kế hoạch thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc chương trình mục tiêu quốc gia và có sự tham gia thực hiện của người dân trên địa bàn cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
5. Giao kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm
a) Thủ tướng Chính phủ giao các cơ quan chủ quản chương trình kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm sau bao gồm tổng số vốn và cơ cấu vốn ngân sách trung ương (vốn đầu tư phát triển, kinh phí sự nghiệp); mục tiêu, chỉ tiêu từng chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, đầu tư công.
b) Bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp tại địa phương phải hoàn thành việc giao mục tiêu, nhiệm vụ; dự toán ngân sách nhà nước hằng năm chi tiết theo dự án thành phần thuộc chương trình mục tiêu quốc gia; cơ cấu vốn đầu tư phát triển, kinh phí sự nghiệp, nguồn vốn trong nước, ngoài nước; danh mục dự án đầu tư thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia cho các cơ quan, đơn vị, cấp trực thuộc theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, đầu tư công.
1. Yêu cầu về lập kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia có sự tham gia của cộng đồng
a) Quá trình lập kế hoạch được thực hiện công khai, minh bạch đảm bảo phát huy dân chủ tại cơ sở, bình đẳng giới và có sự tham gia của chính quyền, đại diện các tổ chức đoàn thể, đại diện cộng đồng dân cư cư trú trên địa bàn cấp xã.
b) Cộng đồng dân cư được đề xuất và tham gia ý kiến vào kế hoạch thực hiện nội dung, hoạt động, dự án đầu tư thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia tại địa bàn cấp xã.
2. Nội dung kế hoạch
a) Nội dung, hoạt động, danh mục dự án đầu tư.
b) Khả năng huy động vốn: Vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, huy động từ cộng đồng dân cư; các nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có).
c) Giải pháp tổ chức thực hiện, phân công trách nhiệm các bên tham gia.
3. Trình tự lập kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia có sự tham gia của cộng đồng
a) Căn cứ hướng dẫn và thông báo dự kiến vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia của cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo rộng rãi tới cộng đồng dân cư tại thôn, bản, ấp, khóm, sóc và tương đương (được gọi là thôn) và các tổ chức đoàn thể, các bên có liên quan về mục tiêu, dự kiến các hoạt động, hình thức hỗ trợ và nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại địa bàn xã.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn các Ban phát triển thôn tổ chức họp cộng đồng dân cư để thống nhất nội dung đề xuất nhu cầu thực hiện các hoạt động thuộc chương trình mục tiêu quốc gia.
c) Ban phát triển thôn rà soát, tổng hợp nhu cầu của cộng đồng dân cư gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
d) Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức họp với Ban phát triển thôn, các tổ chức đoàn thể để thảo luận, thống nhất về các nội dung, hoạt động đưa vào kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn cấp xã, làm rõ các khoản đóng góp, khả năng tham gia của cộng đồng dân cư.
d) Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thiện kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cấp xã trình Hội đồng nhân dân cấp xã phê duyệt trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm sau cấp xã, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp.
FORMULATION AND ASSIGNMENT OF FIVE-YEAR AND ANNUAL PLANS FOR IMPLEMENTATION OF NATIONAL TARGET PROGRAMS
Article 5. Formulation and assignment of the national master plan for implementation of national target programs during the five-year period
1. Formulating, appraising, making investment policy or investment decisions on national target programs shall comply with the provisions of Chapter II in the Law on Public Investment.
2. The formulation of national master plans for national target programs for the 5-year period shall come after the Prime Minister signs off on the decisions on investment in the national target programs; impose regulations regarding allocation principles, criteria, norms of central budget funds and percents of counterpart capital of local budgets for implementation of national target programs.
3. Program owners shall take charge of and cooperate with component project owners and relevant agencies in formulating the national master plan for implementation of national target programs for the 5-year period for submission to the Ministry of Planning and Investment, and the Ministry of Finance. Each plan shall include the following recommendations and proposals:
a) Scheme for assigning objectives, tasks and core of a national target program to the program managing agency.
b) Scheme for allocating central budget funds, including total funding and central budget funding structure , in each year of support for a program managing agency.
c) Main solutions for execution of the plan for implementation of national target programs for the five-year period.
4. The Ministry of Planning and Investment shall take charge of finalizing the national master plan for implementation of national target programs for the five-year period and submit it to the relevant competent authority.
5. The Prime Minister shall assign the national master plan for implementation of national target programs for the five-year period, including objectives, tasks, key requirements, total funding, and structure of the central budget funding, to program managing agencies.
Article 6. Formulation, approval and assignment of the five-year plan for implementation of national target programs of program managing agencies
1. Formulation of five-year plans for implementation of national target programs of program managing agencies shall come after the Prime Minister assigns the national master plan for implementation of national target programs for the five-year period.
2. Planning bases
a) Five-year socio-economic development plans, mid-term public investment plans of ministries, central or local authorities.
b) Prime Minister’s approval decisions on investment in national target programs; Prime Minister’s decisions to introduce allocation principles, criteria, norms of central budget funds and percents of counterpart capital of local budgets for implementation of national target programs.
c) Prime Minister’s decision to assign the national master plan for implementation of national target programs during the five-year period.
d) Instructions on how to design objectives, tasks, requirements and activities involved in implementation of national target programs provided by program owners or component project owners.
3. Each local plan shall contain the followings:
a) Objectives and targets expected to be achieved during the 5-year period; specific tasks to be performed according to the project components of each national target program.
b) Capability of mobilizing funds for implementation of national target programs, including: state budget (including central budget, local budget) funds; funds pooled by local programs and projects; loans; other lawfully mobilized funds (if any).
c) Allocation principles, criteria and norms of the state budget’s estimated funds for implementation of national target programs at localities.
d) Details, funded activities, estimated amounts of allocated funding and activity-specific funding structure; percentage of construction projects to be implemented under the dedicated mechanism; list of priority investment projects (if any).
d) Solutions for mobilization of funds and implementation thereof.
4. Each plan of a ministry or central authority shall contain the followings:
a) Details, requirements, funded activities and estimated amounts of allocated funding, activity-specific funding structure; list of investment projects (if any).
b) Implementation solutions.
5. Within 30 working days from the day on which the Prime Minister assigns the national master plan for implementation of national target programs during the five-year period, program managing agencies shall formulate, approve and assign five-year plans for implementation of national target programs in accordance with the Law on Public Investment and the Law on State Budget.
Article 7. Formulation and assignment of annual plans for implementation of national target programs
1. Formulation of annual plans for implementation of national target programs of ministries, central authorities and local authorities shall coincide with the formulation of annual socio-economic development plans, public investment plans and state budget estimates.
2. Each annual plan of a local authority shall contain the followings:
a) Review of achievements in implementation of national target programs.
b) Anticipated detailed objectives, targets and tasks of the next-year plan by specific requirements and component projects.
c) Proposed funding for implementation of national target programs, including: state budget (including central budget, local budget) funds; pooled funds pooled by local programs and projects; loans; other lawfully mobilized funds (if any).
d) Estimated amounts of allocated funding for fulfillment of requirements and implementation of activities; list of investment projects, percentage of investment projects to be implemented according to dedicated mechanisms.
dd) Management and implementation solutions.
3. Each annual plan of a ministry or central authority shall contain the followings:
a) Review of achievements in implementation of national target programs.
b) Details, requirements, funded activities, estimated amounts of allocated funding and funding structure specific to activities of the next-year plan; list of investment projects (if any).
c) Implementation solutions.
4. Bases and steps in formulating of annual plans for implementation of national target programs of ministries, central and local authorities shall comply with the Prime Minister’s Directive, the guidance of the Ministry of Planning and Investment, and Ministry of Finance.
The planning for implementation of items and activities included in a national target program and joined by people living in commune-level areas shall comply with the regulatory provisions of Article 8 of this Decree.
5. Assignment of annual plans for implementation of national target programs
a) The Prime Minister shall assign program managing agencies plans for implementation of national target programs in the following year, including total amount of funding and structure of central budget funds (e.g. funds for capital investment and governmental service purposes); objectives and targets of each national target program under law on state budget and public investment.
b) Ministries, central authorities and People’s Committees must finish assigning tasks and requirements; the estimates of annual state budget funding specific to component projects of each national target program; capital investment, governmental service, domestic and overseas funding structure; the list of investment projects for implementation of national target programs, to directly affiliated agencies and entities as per law on state budget and public investment.
Article 8. Methods of formulating plans for community-involved implementation of national target programs
1. Requirements for formulation of the plan for community-involved implementation of national target programs
a) The planning process shall be carried out openly and transparently to ensure the promotion of democracy at the grassroots level, gender equality and the participation of regulatory authorities, representatives of mass organizations, representatives of the local community residing in commune-level areas.
b) The local community may propose and give comments on the plan for implementation of items, activities and investment projects of the national target program at the commune-level areas.
2. Contents of the plan:
a) Requirements, activities, list of investment projects.
b) Capability of mobilizing funds: State budget grants, funds raised from local community; other lawful funds (if any).
c) Solutions for implementation and assignment of responsibilities of stakeholders.
3. Steps in formulation of the plan for community-involved implementation of national target programs
a) Based on the guidance and announcement of the estimated state budget funds for implementation of the national target programs at the district level, the commune-level People's Committees shall widely notify the local community at the hamlet level and equivalent (referred to as village), mass organizations and stakeholders of the objectives, planned activities, forms of financial aid and state budget grants to carry out the national target programs in communes.
b) The commune-level People's Committees shall guide Village Development Boards to hold meetings to agree on the proposed demands for the implementation of activities under the national target program.
c) Each Village Development Board reviews and finalizes the demands of the local community and sends finalized demands to the People's Committee of the commune.
d) The receiving commune-level People's Committee holds a meeting with the sending Village Development Board and mass organizations to discuss and agree on the items, requirements and activities to be included in the plan for implementation of national target programs at their respective communes, as well as clarify the contributions and capabilities of involvement of local community.
d) The commune-level People’s Committee finalizes the plan for implementation of the national target program at the commune level for submission to the commune-level People’s Council to seek its approval available in the socio-economic development plan in the following year at the commune level, and submits the final plan to the district-level People’s Committee for synthesis purposes.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực