Chương V Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: Cơ chế thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia
Số hiệu: | 27/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phạm Bình Minh |
Ngày ban hành: | 19/04/2022 | Ngày hiệu lực: | 19/04/2022 |
Ngày công báo: | 30/04/2022 | Số công báo: | Từ số 325 đến số 326 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chí chọn dự án ĐTXD theo cơ chế đặc thù thuộc chương trình MTQG
Ngày 19/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 27/2022/NĐ-CP về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Theo đó, tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù bao gồm:
- Thuộc nội dung đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia.
- Dự án nằm trên địa bàn 01 đơn vị hành chính cấp xã, do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.
- Tổng mức đầu tư dự án không vượt quá 05 tỷ đồng.
- Kỹ thuật không phức tạp, có thiết kế mẫu, thiết kế điển hình hoặc các thiết kế sẵn có đã áp dụng trên địa bàn cấp huyện.
- Thuộc danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
(Trước đây, tại Nghị định 161/2016/NĐ-CP còn có tiêu chí: Sử dụng một phần NSNN, phần kinh phí còn lại do nhân dân đóng góp và các nguồn khác, có sự tham gia thực hiện và giám sát của người dân).
Nghị định 27/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/4/2022, bãi bỏ Quyết định 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 và Nghị định 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất là hỗ trợ có điều kiện; thời gian hỗ trợ theo chu kỳ sản xuất hoặc theo thời hạn đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Thực hiện cơ chế lồng ghép nguồn vốn để thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
3. Tăng cường huy động vốn tín dụng, vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các tổ chức và cá nhân.
4. Ưu tiên sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ thực hiện các dự án, kế hoạch phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; các dự án, mô hình thực hiện trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
5. Các dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất phải đảm bảo tối thiểu 50% người dân tham gia là đối tượng hỗ trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó ưu tiên nguồn lực thực hiện dự án, mô hình có trên 70% người dân tham gia là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, phụ nữ thuộc hộ nghèo.
6. Thanh toán, quyết toán nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất căn cứ kết quả nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành theo tiến độ từng năm hoặc giai đoạn.
1. Điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
a) Dự án, kế hoạch liên kết phải xác định được kết quả về chỉ số tạo việc làm, mức tăng thu nhập, đóng góp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương theo kế hoạch năm và thời điểm kết thúc dự án.
b) Đơn vị chủ trì liên kết và các đối tượng liên kết phải có hợp đồng hoặc biên bản hợp tác về đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, thu mua, tiêu thụ sản phẩm.
c) Đảm bảo tỷ lệ tham gia của người dân thuộc đối tượng đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định này và quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
2. Mẫu hồ sơ đề nghị dự án, kế hoạch liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Mẫu hồ sơ đề nghị dự án, kế hoạch liên kết trong các ngành, nghề, lĩnh vực khác và đầu mối tiếp nhận Hồ sơ thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản chương trình.
3. Lựa chọn dự án, kế hoạch liên kết
a) Đơn vị chủ trì liên kết lập hồ sơ đề xuất thực hiện dự án, kế hoạch đề nghị hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị. Nội dung hồ sơ đề xuất phải xác định rõ: Năng lực của đơn vị chủ trì liên kết; phương án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ; dự toán chi tiết theo năm kế hoạch; các chỉ số đầu ra chính gắn với các mốc thời gian thực hiện dự án; bản sao công chứng hợp đồng, hoặc biên bản ký kết giữa đơn vị chủ trì liên kết và đối tượng liên kết; nội dung khác (nếu có) theo quy định của cơ quan chủ quản chương trình.
b) Cơ quan chủ quản chương trình theo thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định dự án, kế hoạch liên kết và cơ quan, đơn vị, bộ phận giúp việc cho Hội đồng.
Thành phần Hội đồng bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan trung ương, lãnh đạo sở, ban, ngành theo ủy quyền; các thành viên là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có dự án, kế hoạch liên kết, đại diện cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính, ngành, lĩnh vực chuyên môn và chuyên gia độc lập hoặc các thành phần khác (nếu cần thiết).
Nội dung thẩm định phải làm rõ việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và sự cần thiết thực hiện dự án, kế hoạch liên kết.
c) Căn cứ ý kiến thẩm định, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương quyết định hoặc ủy quyền cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan trung ương quyết định phê duyệt dự án, kế hoạch liên kết; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thủ trưởng sở, ban, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt dự án, kế hoạch liên kết.
d) Nội dung quyết định dự án, kế hoạch liên kết phải bao gồm: Tên dự án, kế hoạch; thời gian triển khai; địa bàn thực hiện; tổng chi phí, cơ cấu từng nguồn vốn (ngân sách nhà nước, vốn của chủ trì liên kết, vốn tham gia của bên liên kết, vốn tín dụng ưu đãi, vốn lồng ghép thực hiện các chính sách); nội dung, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; dự kiến kết quả thực hiện theo năm ngân sách và đến thời điểm kết thúc dự án, kế hoạch liên kết; đối tượng tham gia; chế tài xử lý và cơ chế thu hồi vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong trường hợp đơn vị chủ trì liên kết vi phạm cam kết và các nội dung khác có liên quan (nếu có).
4. Nội dung hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản chương trình phù hợp với từng chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó ưu tiên thực hiện các nội dung hỗ trợ đối tượng liên kết:
a) Đào tạo kỹ thuật sản xuất; tập huấn nghiệp vụ quản lý, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường.
b) Chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.
c) Vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng, vật nuôi.
d) Quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
5. Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
a) Hỗ trợ tối đa không quá 80% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 70% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khó khăn; không quá 50% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia. Mức hỗ trợ cụ thể thực hiện một (01) dự án theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản chương trình.
b) Ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án, kế hoạch liên kết thông qua đơn vị chủ trì liên kết.
6. Cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất ký hợp đồng với đơn vị chủ trì liên kết triển khai thực hiện dự án, kế hoạch liên kết; giám sát, thanh toán, giải ngân vốn dựa trên kết quả nghiệm thu từng giai đoạn hoàn thành nội dung, hoạt động của dự án, kế hoạch liên kết theo tiến độ thực hiện được cấp có thẩm quyền quyết định.
1. Điều kiện hỗ trợ dự án, phương án sản xuất của cộng đồng
a) Đảm bảo tỷ lệ tham gia của người dân thuộc đối tượng đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định này và quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
b) Cộng đồng dân cư đề xuất dự án phát triển sản xuất là nhóm hộ được Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực; tổ hợp tác thành lập tự nguyện theo quy định của pháp luật; nhóm hộ do các tổ chức chính trị - xã hội làm đại diện; nhóm hộ do Ban phát triển thôn làm đại diện hoặc nhóm hộ do người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
c) Tổ, nhóm cộng đồng phải có thành viên có kinh nghiệm làm kinh tế giỏi.
d) Hộ tham gia dự án phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, lao động, tư liệu sản xuất đáp ứng nội dung của dự án và cam kết đảm bảo phần đối ứng thực hiện dự án.
2. Mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục, nội dung thẩm định hồ sơ đề nghị dự án, phương án sản xuất thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản chương trình.
3. Lựa chọn dự án, phương án sản xuất của cộng đồng
a) Cộng đồng dân cư xây dựng hồ sơ đề nghị dự án, phương án sản xuất. Hồ sơ phải bao gồm: Biên bản họp dân; kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm; tổng chi phí dự án, đề nghị mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, phần đóng góp của các thành viên tổ nhóm; kết quả thực hiện dự án; hình thức luân chuyển, cách thức quản lý hiện vật hoặc tiền luân chuyển quay vòng trong cộng đồng (nếu có); trách nhiệm giám sát của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với quản lý hiện vật hoặc tiền luân chuyển; nhu cầu đào tạo, tập huấn về kỹ thuật; nội dung khác (nếu có) theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Tổ thẩm định hồ sơ đề nghị dự án, phương án sản xuất và quyết định đơn vị, bộ phận giúp việc cho Tổ thẩm định. Thành phần Tổ thẩm định bao gồm: Tổ trưởng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện; thành viên là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có dự án, phương án sản xuất của cộng đồng; lãnh đạo phòng, ban chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; chuyên gia hoặc những người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất do cộng đồng bình chọn (nếu có).
c) Căn cứ ý kiến thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hoặc ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng phòng, ban trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất do cộng đồng dân cư đề xuất.
d) Nội dung quyết định dự án, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất phải bao gồm: Tên dự án, phương án; thời gian triển khai; địa bàn thực hiện; đối tượng tham gia dự án; các hoạt động của dự án; dự toán kinh phí thực hiện dự án; nguồn kinh phí thực hiện (ngân sách nhà nước hỗ trợ, vay vốn tín dụng ưu đãi, vốn lồng ghép thực hiện các chính sách và vốn đối ứng của các hộ gia đình tham gia (nếu có)); hình thức, mức quay vòng (nếu có); dự kiến hiệu quả, kết quả đầu ra của dự án, phương án; trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp; chế tài xử lý trong trường hợp vi phạm cam kết (nếu có).
4. Nội dung hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản chương trình phù hợp với từng chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó ưu tiên thực hiện các nội dung:
a) Tập huấn kỹ thuật theo nhu cầu của các thành viên tổ nhóm, nâng cao năng lực quản lý và vận hành tổ nhóm.
b) Vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng, vật nuôi.
c) Quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; truy xuất nguồn gốc và dán nhãn sản phẩm.
5. Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
a) Hỗ trợ tối đa không quá 95% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 80% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn khó khăn; không quá 60% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án trên các địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia. Mức hỗ trợ cụ thể thực hiện một (01) dự án theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản chương trình.
b) Ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án, phương án sản xuất thông qua người đại diện do cộng đồng lựa chọn.
6. Cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất ký hợp đồng với đại diện tổ nhóm cộng đồng; hướng dẫn, giám sát, thanh toán, giải ngân vốn dựa trên kết quả nghiệm thu từng giai đoạn hoàn thành nội dung, hoạt động của dự án, phương án sản xuất theo tiến độ thực hiện được cấp có thẩm quyền quyết định.
7. Thực hiện cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật để luân chuyển trong cộng đồng theo từng dự án, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
a) Cộng đồng tự quản lý, tổ chức thực hiện việc quay vòng, luân chuyển vốn trong cộng đồng. Trường hợp cộng đồng không đủ năng lực quản lý, cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cử cán bộ hỗ trợ cộng đồng quản lý, tổ chức quay vòng luân chuyển.
b) Cơ quan, đơn vị được giao dự toán kinh phí thực hiện dự án, phương án quyết toán chi ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng theo số chi đã thực thanh toán và số chi đã hạch toán chi ngân sách nhà nước của dự án theo quy định Luật Ngân sách nhà nước.
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tỷ lệ quay vòng, trình tự luân chuyển, quy trình theo dõi, giám sát của cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất và các nội dung khác về quản lý luân chuyển của cộng đồng.
d) Trường hợp dự án kết thúc và đối tượng tham gia dự án không còn nhu cầu sử dụng vốn bằng tiền hoặc hiện vật để quay vòng, luân chuyển, tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất quyết định thu hồi vốn bằng tiền hoặc bán hiện vật thu tiền nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan, đơn vị mở tại kho bạc nhà nước để sử dụng hỗ trợ thực hiện dự án, phương án mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có) hoặc thực hiện nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
1. Điều kiện thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ
a) Đã xem xét khả năng áp dụng hình thức hỗ trợ theo quy định tại Điều 21, Điều 22 nhưng không huy động được sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức khác hoặc không có đề xuất từ cộng đồng dân cư; hoặc dự án hỗ trợ người dân đang chịu thiệt hại nặng nề bởi thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường; dự án, mô hình cho các nhóm đối tượng yếu thế; hỗ trợ sản xuất gắn với củng cố quốc phòng an ninh, bình đẳng giới; mô hình ứng dụng công nghệ, kỹ thuật sản xuất mới.
b) Tối thiểu 70% phần kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước phải được dùng để hỗ trợ các hoạt động phát triển sản xuất liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất của người dân.
2. Quy trình, thủ tục, nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ thực hiện theo quy định của Chính phủ về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chí thường xuyên.
3. Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
a) Hỗ trợ kinh phí thực hiện một (01) dự án tối đa không quá 03 tỷ đồng. Khuyến khích bên nhận đặt hàng, các hộ gia đình, cộng đồng tham gia dự án có đóng góp đối ứng (bằng tiền, ngày công, hoặc hiện vật).
b) Ngân sách nhà nước hỗ trợ thông qua bên được giao nhiệm vụ, nhận đặt hàng.
4. Cơ quan đặt hàng, giao nhiệm vụ ký hợp đồng đặt hàng với bên nhận đặt hàng hoặc quyết định giao nhiệm vụ với bên được giao nhiệm vụ; hướng dẫn, giám sát, thanh toán và giải ngân vốn dựa trên kết quả nghiệm thu từng giai đoạn hoàn thành nội dung, hoạt động theo tiến độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Điều kiện thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù
a) Dự án, mô hình phát triển sản xuất mới để thí điểm triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sản xuất trước khi áp dụng rộng rãi; hoặc các dự án, mô hình phát triển sản xuất gắn phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
b) Dự án, mô hình phát triển sản xuất không phù hợp để áp dụng các hình thức hỗ trợ theo quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định này.
2. Bộ, cơ quan trung ương được giao kinh phí thực hiện hoạt động hỗ trợ sản xuất xây dựng, phê duyệt dự án, mô hình phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung dự án thành phần theo quyết định phê duyệt đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia.
3. Ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí thực hiện dự án, mô hình phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư chương trình. Bộ, cơ quan trung ương tổ chức thực hiện dự án, mô hình và giải ngân vốn dựa trên kết quả nghiệm thu dự án, mô hình theo mục tiêu, nhiệm vụ được phê duyệt.
ORGANIZATIONAL MECHANISM FOR SUPPORT FOR DEVELOPMENT OF PRODUCTION ACTIVITIES UNDER NATIONAL TARGET PROGRAMS
Article 20. Principles of management of support for development of production activities of national target programs
1. State budget grant offered as support for development of production refers to conditional aid; the duration of support shall vary, depending on the manufacturing cycle or the term of investment in a national target program.
2. The mechanism for syndication of funds used as financial support for development of production activities in a national target program shall be implemented according to the regulations of Article 10 herein.
3. Mobilization of loans, funds from enterprises, cooperatives, cooperative alliances, organizations and individuals must be strengthened.
4. Funds of a national target program are preferably used as support for implementation of projects and plans for development of production according to the value chains; projects and models in poor districts; extremely underprivileged communes at coastal areas and islands; communes and villages facing extreme difficulties in ethnic minority and mountainous areas.
5. Projects and models providing support for production must ensure that at least 50% of participating residents are beneficiaries of financial support of national target programs, preferably those with more than 70% of participating residents who are people living in poor households, near poor households, households newly escaping from poverty, ethnic minority households, persons rendering meritorious service to the revolution, and women living in poor households, that will be funded more.
6. Payment and settlement of state budget funds used for providing financial support for development of production activities shall be based on results of acceptance testing of completed quantities in each year or stage.
Article 21. Support for development of value chain-linked production
1. Conditions for support for development of value chain-linked production
a) Data on the employment index, the rate of income raise and contribution to the local socio-economic development compared to the annual plan and the deadline for completion of the project must be shown in the linkage project and plan.
b) Affiliation lead unit and affiliates must have the contract or the memorandum of understanding on cooperation in terms of professional training, engineering assistance, provision of input materials and services, production organization, harvesting, preliminary treatment, processing, procurement and consumption of products.
c) The rate of involvement of the target population of national target programs shall be subject to the regulations laid down in clause 5 of Article 20 herein and those imposed by local regulatory authorities having appropriate jurisdiction.
2. The sample dossier on proposal for the linkage or affiliated project or plan for production and consumption of agricultural products shall be subject to the Government’s regulations on incentive policies for development of cooperation and affiliation in production and consumption of farm products.
The sample dossier on proposal for the linkage or affiliated plan or project in other industries and sectors and the conduit for dossiers of such kind shall be subject to the instructions provided by the program managing body.
3. Selection of the linkage or affiliation plan or project
a) The affiliation lead unit prepares the dossier on proposal for implementation of the project or plan on recommendation about support for development of value chain-linked production. The contents of each proposal dossier should clarify the following information: Capacity of the affiliation lead unit; the plan and scheme for production, business and consumption of products and provision of services; the detailed cost estimate of the plan year; key output indicators associated with project implementation timelines; the notarized copy of the contract, or the memorandum of understanding signed between the affiliation lead unit and the affiliate; other contents (if any) as prescribed by the program managing body.
b) The program managing body shall, within their competence, set up the Review Committee for linkage or affiliation projects and plans, agencies, units or departments working as assistants to the Committee.
The Committee shall be composed of the followings: The Committee's Chairperson that must be one of the leadership of a ministry, central authority, provincial People’s Committee; one of the leadership of a subordinate of a ministry, central authority; the leadership of sectoral regulatory affiliates under the delegated authority; the Committee’s members who are the leadership of People’s Committees of the districts where linkage or affiliation plans or projects are sited; representatives of regulatory authorities in the investment, financial fields, professional industries and sectors, and independent professionals or others (where required).
The review should give clear explanations about conformance to the requirements prescribed in clause 1 of this Article and the necessity of the linkage or affiliation plan or project.
c) Based on the review opinions, the Minister, the Head of the central authority shall issue their decision or authorize the Head of the agency or unit directly subordinate to the ministry or central authority to issue decision on approval of the linkage or affiliated plan or project; the President of the provincial People's Committee shall be vested with authority to issue his/her decision or authorize the Chairperson of the district-level People’s Committee to do so. The head of the local authority directly affiliated to the provincial People's Committee shall be authorized to issue decision on approval of the linkage or affiliated plan or project.
d) The decision on approval of the linkage or affiliated plan or project should contain the followings: Project or plan title; implementation period; location; total budget, structure of funds (e.g. state budget funds, funds of linkage lead units, contributions of affiliates, soft loans, funds mixed or pooled from various financial support policies); description and amounts of state budget funding; expected outcomes measured at the end of the budgetary year and till the time of completion; eligible participants; disciplinary actions and mechanism for recovery of state budget grants that must be described in case where the affiliation lead unit violates its commitments and other relevant requirements (if any).
4. Financial support tasks to be performed by using state budget grants for funding national target programs under the guidance of program managing bodies shall be in line with specific national target programs. The following details of support offered to affiliates must be preferred:
a) Training in production techniques; management skills; improvement of capacity for contract, value chain management and market development.
b) Transfer and application of new scientific and technological advances; application of the technical process for production and management of quality in sync with value chains.
c) Supplies and equipment intended for production and supply of services, plant and livestock varieties.
d) Advertising and trade promotion of goods and services.
5. Amounts and methods of provision of state budget grants approved by competent regulatory authorities for implementation of national target programs
a) The maximum grant is not greater than 80% of total cost per a linkage or affiliation project or plan in an extremely underprivileged area; not greater than 70% in an underprivileged area; not greater than 50% in another area within the reach of investment of national target programs. The particular amount of grant per a project shall be subject to the program managing body’s instructions.
b) The state budget grants for implementation of linkage or affiliation plans or projects shall be offered through affiliation lead units.
6. Transferees of funds for supporting production development shall sign contracts with affiliation lead units to implement affiliation or linkage projects or plans; supervise, settle and disburse funds based on the results of acceptance testing in specific stages of completed items and activities involved in affiliation or linkage plans and projects according to the schedule decided by competent authorities.
Article 22. Support for development of community-based production
1. Conditions for offering support to community-based production plans or projects
a) Ensure that the rate of involvement of the target population of national target programs conforms to the regulations laid down in clause 5 of Article 20 herein and those imposed by local regulatory authorities having appropriate jurisdiction.
b) The local community proposing a production development project refers to a group of households certified by the commune-level People’s Committee; an artel set up voluntarily as per law; a group of households represented by socio-political organizations; a group of households represented by Village Development Boards or a group of households represented by renowned ethnics in mountainous areas.
c) Community group must be composed of members who are successful in business.
d) Households participating in a project must meet conditions regarding facilities, labor and means of production that are commensurate with items of a project and must commit to providing the sufficient amount of counterpart fund for implementation of the project.
2. Sample dossiers, procedures, processes and items of the review of dossiers on proposal for production projects or plans shall be subject to the instructions provided by program managing bodies.
3. Selection of community-based production plans or projects
a) The local community shall formulate the dossier on proposal for the production plan or project. Each dossier should contain the followings: Minutes of the meeting with residents; plan for production, business and consumption of products; total project cost, proposed amounts of state budget grants, contributions of members of the community group; project outcomes; forms of circulation, rotary use, management of physical objects or cash circulated in the community (if any); supervisory responsibilities of commune-level People’s Committee towards management of physical objects or circulated cash; demands for professional training and engineering drills; others (if any) in accordance with regulations of local regulatory authorities.
b) The district-level People’s Committee shall set up the Commission for review of dossiers on proposal for production plans and projects, and decide on the units or divisions working as assistants to the Commission. The Commission shall be composed of the followings: The Commission’s Chief who is one of the leadership of the district-level People’s Committee; members who are holding the executive posts in the People’s Committee of the commune where the community-based production plan or project is sited; participants who are the leadership of functional divisions of the district-level People's Committee; professionals or persons acquiring professional qualification and experience related to support for production development that are nominated by the community (if any).
c) Based on the review opinions, the Chairperson of the district-level People’s Committee shall issue the decision or authorize the Chairperson of the commune-level People’s Committee, the Head of the agency or unit directly subordinate to the district-level People’s Committee to issue decision on approval of the production development plan or project proposed by the community.
d) The decision on approval of the plan or project for support for production development must contain the followings: Plan or project title; implementation period; location; eligible participants; activities involved; estimated budget; funding sources (e.g. state budget grants, soft loans, mixed/syndicated loans from different financial support policies and counterpart funds of participating households (if any)); types and amounts of revolving funds (if any); anticipated efficiency, expected outcomes; responsibilities of specific presiding and cooperating bodies; sanctions to be imposed in case of violation against commitments (if any).
4. Financial support tasks to be performed by using state budget grants for funding for implementation of national target programs under the guidance of program managing bodies shall be in line with specific national target programs. The followings are preferred:
a) On-demand engineering training for members of the community group, training in improvement of capacity for management and operation of the community group.
b) Supplies and equipment intended for production and supply of services, plant and livestock varieties.
c) Advertising and trade promotion of goods and services; tracing of product origin and product labelling.
5. Amounts and methods of provision of state budget grants approved by competent regulatory authorities for implementation of national target programs
a) The maximum grant is not greater than 95% of total cost per a project located in an extremely underprivileged area; not greater than 80% in an underprivileged area; not greater than 60% in another area within the reach of investment of national target programs. The particular amount of grant per a project shall be subject to the program managing body’s instructions.
b) State budget grants used for funding the production plans or projects shall be offered through the representatives that the community nominates.
6. Transferees of funds for supporting production development shall sign contracts with representatives of the community group; provide instructions on how to supervise, settle and disburse funds based on the results of acceptance testing in specific stages of completed items and activities involved in production plans or projects according to the schedule decided by competent authorities.
7. Part of grants in cash or in kind may revolve for circulation thereof in the community according to specific plans or projects for support for community-based production development approved by competent authorities.
a) The community shall, at their discretion, manage and take charge of revolving and circulating funds internally. Where the community is not competent to manage funds, transferees of grants used for funding production development shall appoint their personnel to assist the community in managing and taking charge of fund revolving and circulation.
b) Transferees of estimated budgets for implementation of plans or projects shall keep the final accounts of the actual and recorded amounts of state budget expenditures on support for community-based production development in specific projects in accordance with the Law on State Budget.
c) The provincial People’s Committees shall impose regulations on the rates of revolving funds and procedures for circulation of funds, procedures for monitoring and supervision of transferees of funds for support for development of production, and others relating to management of fund circulation within the community.
d) Upon completion of the project, if any participant in the project has no demand for fund in cash or in kind for fund revolving, circulating, re-investment or production expansion purposes, transferees of grants for funding production development shall make decisions on recovery of funds in cash or proceeds from closeout of physical objects to withdraw funds and remit them into the deposit accounts that they open at the State Treasury for use as support for implementation of new plans or projects approved by competent authorities (if any) or into the state budget in accordance with regulations in force.
Article 23. Support for development of task-based production
1. Financial support for development of task-based production shall be given in the following circumstances:
a) After examining the possibility of applying the support approaches specified in Article 21 and 22, such financial support is given when there is none of involvement of enterprises, cooperatives, other organizations, or funding proposals for funding submitted by the local community; to resident support projects seriously damaged by natural disaster, diseases, climate change or environmental pollution; to the projects or models intended for vulnerable persons; for production associated with strengthening of national defence and security and gender equality; to the models of application of new production technologies and techniques.
b) At least 70% of state budget grants need to be used for supporting production activities directly relating to the population’s production activities.
2. Processes, procedures and requirements of financial support for task-based production shall be subject to the Government’s regulations on task assignment, commissioning, order placement and tendering for provision of public products and services funded by the state budget's regular expenditures.
3. Amounts and methods of provision of state budget grants used for funding national target programs
a) The maximum amount of grants used for funding one (01) project shall be 03 billion dong. Suppliers, households and community participating in projects are advised to make counterpart contributions (in cash, working days or in kind).
b) The state budget grants are offered through assignees and suppliers.
4. Offerors or assignors sign supply contracts with suppliers or task assignment decisions towards assignees; provide instructions on how to supervise, settle and disburse funds based on the results of acceptance testing in specific stages of completed items and activities involved according to the schedule approved by competent authorities.
Article 24. Support for development of purpose-made production
1. Financial support for development of purpose-made production shall be given in the following circumstances:
a) Such financial support is given to the new production development projects and models to be piloted to carry out scientific researches and production innovation before widespread use; the projects or models of production development aligned with economic development and maintenance of national defence, security, environmental protection and adaptation to climate change.
b) Such financial support is given to the projects and models of development of production that are not fitted to support approaches stipulated in Article 21, 22 and 23 herein.
2. Ministries and central authorities assigned the budget for support for production shall formulate and approve projects and models aligned with objectives, tasks and requirements of component projects according to decisions on approval of investment in national target programs.
3. The state budget shall provide adequate funding for implementation of projects and models aligned with the objectives and tasks specified in the Prime Minister's decision on approval of investment in national target programs. Ministries and central authorities shall implement the projects and models, and disburse funds based on results of acceptance testing of the projects and models according to the approved objectives and tasks.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực