Chương IV Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: Cơ chế đặc thù trong tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp
Số hiệu: | 27/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phạm Bình Minh |
Ngày ban hành: | 19/04/2022 | Ngày hiệu lực: | 19/04/2022 |
Ngày công báo: | 30/04/2022 | Số công báo: | Từ số 325 đến số 326 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chí chọn dự án ĐTXD theo cơ chế đặc thù thuộc chương trình MTQG
Ngày 19/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 27/2022/NĐ-CP về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Theo đó, tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù bao gồm:
- Thuộc nội dung đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia.
- Dự án nằm trên địa bàn 01 đơn vị hành chính cấp xã, do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.
- Tổng mức đầu tư dự án không vượt quá 05 tỷ đồng.
- Kỹ thuật không phức tạp, có thiết kế mẫu, thiết kế điển hình hoặc các thiết kế sẵn có đã áp dụng trên địa bàn cấp huyện.
- Thuộc danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
(Trước đây, tại Nghị định 161/2016/NĐ-CP còn có tiêu chí: Sử dụng một phần NSNN, phần kinh phí còn lại do nhân dân đóng góp và các nguồn khác, có sự tham gia thực hiện và giám sát của người dân).
Nghị định 27/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/4/2022, bãi bỏ Quyết định 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 và Nghị định 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các dự án quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp được tổ chức thực hiện theo cơ chế đặc thù phải có sự tham gia của người dân trong quá trình lập hồ sơ, tổ chức thi công xây dựng, bảo trì công trình. Tỷ lệ số lượng dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo từng giai đoạn.
2. Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần vốn, phần còn lại do người dân đóng góp và từ nguồn vốn hợp pháp khác tại địa phương để thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Đối với dự án thực hiện trên địa bàn xã, thôn đặc biệt khó khăn, ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% tổng mức đầu tư. Mức hỗ trợ thực hiện một dự án cụ thể từ ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền tại địa phương quyết định.
3. Đóng góp của người dân có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật, ngày công lao động được quy đổi thành tiền; phải được tính trong giá trị công trình để theo dõi, quản lý tỷ lệ đóng góp đã được thống nhất; không hạch toán vào thu, chi ngân sách nhà nước.
4. Ưu tiên sử dụng lao động, vật liệu tại chỗ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù. Đơn giá lập hồ sơ xây dựng công trình được xác định trên cơ sở giá thị trường.
5. Thanh toán vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng phải trên cơ sở kết quả nghiệm thu khối lượng công trình hoàn thành được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
1. Thuộc nội dung đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Dự án nằm trên địa bàn 01 đơn vị hành chính cấp xã, do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.
3. Tổng mức đầu tư dự án không vượt quá 05 tỷ đồng.
4. Kỹ thuật không phức tạp, có thiết kế mẫu, thiết kế điển hình hoặc các thiết kế sẵn có đã áp dụng trên địa bàn cấp huyện.
5. Thuộc danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
1. Các dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù được phép lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng đơn giản (gọi tắt là Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản).
2. Nội dung Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản
a) Tên dự án, mục tiêu đầu tư, địa điểm xây dựng, diện tích đất sử dụng, chủ đầu tư, quy mô, thời gian thực hiện.
b) Tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư bao gồm: Kinh phí Nhà nước hỗ trợ (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương các cấp), đóng góp của người dân và vốn huy động hợp pháp khác.
c) Bản vẽ thi công theo thiết kế mẫu, thiết kế điển hình hoặc các thiết kế sẵn có, đã áp dụng trên địa bàn cấp huyện; bảng kê các chi phí đầu tư xây dựng.
d) Dự kiến năng lực tự thực hiện của người dân, cộng đồng hưởng lợi; kế hoạch lựa chọn nhà thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng dân cư.
3. Lập Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản
a) Căn cứ kế hoạch triển khai hỗ trợ đầu tư của địa phương, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương, Ban quản lý xã thông báo đến cộng đồng dân cư tại thôn về dự án, công trình để tham gia vào quá trình lập Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản.
b) Ban quản lý xã lập Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã thẩm định và phê duyệt.
c) Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã giao cho thôn thực hiện công trình, Ban phát triển thôn lập Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã thẩm định và phê duyệt.
4. Trường hợp gặp khó khăn trong lập Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cơ quan chuyên môn trực thuộc cử cán bộ chuyên môn hỗ trợ lập Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản.
1. Hồ sơ trình thẩm định gồm: Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này; biên bản cuộc họp của cộng đồng dân cư; các văn bản pháp lý, tài liệu liên quan đến xây dựng công trình (nếu có).
2. Tổ chức thẩm định Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản
a) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thẩm định Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản. Thành phần tổ thẩm định bao gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Tổ trưởng, đại diện Ban giám sát của cộng đồng xã, công chức cấp xã phụ trách lĩnh vực địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường, tài chính - kế toán, chuyên gia hoặc những người có trình độ chuyên môn do cộng đồng bình chọn (nếu có).
b) Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không đủ năng lực thẩm định Hồ sơ xây dựng công trình, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cơ quan chuyên môn trực thuộc tổ chức thẩm định.
3. Nội dung thẩm định
a) Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất của địa phương và các quy hoạch có liên quan.
b) Đánh giá sự phù hợp của bản vẽ thi công với điều kiện thực tế mặt bằng thi công công trình; mức độ an toàn và giải pháp đảm bảo an toàn đối với các công trình hạ tầng lân cận, đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường; tính khả thi về kỹ thuật, khả năng tự thực hiện của cộng đồng dân cư, tổ chức được giao thi công.
c) Tính hợp lý của các chi phí so với giá thị trường tại địa phương, với các dự án tương tự khác đã và đang thực hiện (nếu có).
d) Khả năng huy động vốn theo cơ cấu từng nguồn vốn, gồm: Vốn nguồn ngân sách nhà nước so với kế hoạch trung hạn giai đoạn 5 năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đóng góp của tổ chức, cá nhân và vốn huy động hợp pháp khác.
đ) Tiến độ thi công dự kiến.
4. Thời gian thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định: Cơ quan thẩm định Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản báo cáo kết quả thẩm định bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Phê duyệt đầu tư dự án
a) Căn cứ ý kiến thẩm định, Ban quản lý xã hoặc Ban phát triển thôn hoàn thiện Hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định phê duyệt đầu tư dự án.
b) Đối với các dự án khởi công mới được bố trí vốn hằng năm, thời gian phê duyệt đầu tư dự án phải đảm bảo trước thời điểm giao kế hoạch vốn chi tiết cho dự án.
1. Hình thức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu xây dựng dự án quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu là: Tham gia thực hiện của cộng đồng.
2. Nguyên tắc lựa chọn nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu có sự tham gia của cộng đồng
a) Cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ là người dân cư trú trên địa bàn xã có dự án, có kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật về tổ chức thực hiện gói thầu xây dựng có quy mô nhỏ và không phức tạp.
b) Trường hợp không có hoặc không lựa chọn được cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ trên địa bàn xã đủ điều kiện thực hiện gói thầu, Ủy ban nhân dân cấp xã được mở rộng lựa chọn trên địa bàn huyện.
c) Trường hợp không có hoặc không lụa chọn được cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ thực hiện gói thầu trên địa bàn cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã được lựa chọn hợp tác xã thực hiện gói thầu.
3. Tư cách hợp lệ của hợp tác xã, cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ tại địa phương thực hiện gói thầu
a) Người đại diện của cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật, không thuộc đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, được cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ tín nhiệm lựa chọn để thay mặt cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ ký kết hợp đồng.
b) Hợp tác xã tham gia thực hiện gói thầu phải có trụ sở chính đặt tại địa bàn xã hoặc huyện có dự án, trong đó ưu tiên lựa chọn hợp tác xã có trụ sở chính đặt tại địa bàn xã nơi có dự án; phải có Hồ sơ chứng minh năng lực, kinh nghiệm thực hiện công trình đầu tư tương tự; có cam kết sử dụng nhân công trực tiếp thực hiện các hoạt động xây dựng công trình là người dân tại địa bàn xã có dự án.
4. Quy trình lựa chọn nhà thầu
a) Ban quản lý xã dự thảo hợp đồng trong đó bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, chất lượng, tiến độ công việc cần đạt được, giá hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên.
b) Ban quản lý xã niêm yết thông báo công khai (tối thiểu 3 ngày làm việc) về việc mời tham gia thực hiện gói thầu tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các phương tiện truyền thông cấp xã, các nơi sinh hoạt cộng đồng. Thông báo cần ghi rõ thời gian họp bàn về phương án thực hiện gói thầu.
c) Nhà thầu quan tâm đến dự án đầu tư nhận dự thảo hợp đồng để nghiên cứu và chuẩn bị đơn đăng ký thực hiện gói thầu hoặc dự án gồm: Họ và tên, độ tuổi, năng lực và kinh nghiệm phù hợp với tính chất gói thầu của các thành viên tham gia thực hiện gói thầu; giá nhận thầu và tiến độ thực hiện.
d) Ban quản lý xã xem xét, đánh giá lựa chọn nhà thầu tốt nhất và mời đại diện vào đàm phán, ký kết hợp đồng; trong đó, ưu tiên hợp tác xã, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ sử dụng nhân công là người dân thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số.
đ) Thời gian tối đa từ khi thông báo công khai về việc mời tham gia thực hiện gói thầu đến khi ký kết hợp đồng là 15 ngày.
5. Trường hợp cộng đồng dân cư hưởng lợi trực tiếp có đủ năng lực quản lý, tổ chức thi công đối với dự án có kỹ thuật không phức tạp và tổng mức đầu tư dưới 500 triệu đồng, Ủy ban nhân dân cấp xã được lựa chọn cơ chế giao cho cộng đồng dân cư tự thực hiện dự án theo định mức hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
1. Tổ chức thi công công trình
a) Căn cứ Quyết định phê duyệt đầu tư dự án, kết quả lựa chọn đơn vị thi công và kế hoạch giao vốn, Ban quản lý xã tiến hành ký kết hợp đồng với đại diện của cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ nhóm thợ trúng thầu để tổ chức thực hiện.
b) Trường hợp áp dụng cơ chế quy định tại khoản 5 Điều 17 Nghị định này, căn cứ Quyết định phê duyệt đầu tư dự án, Ban quản lý xã ký hợp đồng với Ban phát triển thôn để tổ chức thực hiện.
2. Quản lý chất lượng, giám sát thi công công trình
a) Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý chất lượng, tiến độ, khối lượng, an toàn lao động, môi trường xây dựng, chi phí quản lý đầu tư xây dựng công trình đầu tư thực hiện theo cơ chế đặc thù.
b) Ban quản lý xã, Ban giám sát của cộng đồng xã có trách nhiệm giám sát trong quá trình thi công công trình.
c) Quy trình, thủ tục quản lý chất lượng thi công công trình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
3. Tổ chức nghiệm thu và thanh toán, quyết toán công trình
a) Ban quản lý xã tổ chức nghiệm thu công trình, thành phần gồm: đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý xã; Ban giám sát của cộng đồng xã; đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ thi công hoặc hợp tác xã; các thành phần có liên quan khác do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.
b) Quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán dự án, công trình áp dụng cơ chế đặc thù thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
4. Chi phí hỗ trợ chuẩn bị đầu tư, quản lý dự án thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư xây dựng.
1. Căn cứ quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nội dung sau:
a) Giao Ban quản lý xã hoặc Ban phát triển thôn trực tiếp quản lý vận hành công trình xây dựng; Ban quản lý xã xây dựng kế hoạch bảo trì.
b) Quyết định kế hoạch bảo trì và lựa chọn cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ, hợp tác xã thực hiện bảo trì công trình xây dựng.
2. Nội dung bảo trì công trình
a) Kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình.
b) Thay thế hạng mục, thiết bị công trình nhưng không làm thay đổi công năng, quy mô công trình.
3. Quy trình, nội dung, định mức chi phí thực hiện công tác bảo trì công trình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
DEDICATED MECHANISM FOR IMPLEMENTATION OF SMALL-SCALE AND UNCOMPLICATED-TECHNIQUE CONSTRUCTION PROJECTS
Article 13. Principles of dedicated policy-based implementation of construction projects
1. The public involvement in the process of formulation of dossiers, construction and maintenance shall be required for dedicated mechanism-based implementation of small-scale and uncomplicated-technique construction projects. The percentage of construction projects implemented according to the dedicated mechanism shall be subject to the provincial People’s Council’s decision.
2. The state budget shall provide partial grants while the rest of funds shall come from public contributions and other local lawful funds for implementation of these construction projects. For projects to be carried out at extremely underprivileged communes or villages, the state budget shall offer the full grants. The amount of state budget funding for a single project shall be decided by local regulatory authorities.
3. Public contributions, maybe in cash, in kind or in working days converted into money, must be included in the value of a construction project for the purposes of monitoring and control of agreed contribution rates; must be exempted from being accounted for as state budget revenues or expenditures.
4. Local workforce and materials used for dedicated policy-based implementation of construction projects are preferred. Cost proposals used for formulation of project dossiers shall be formulated according to market prices.
5. The amounts of state budget grants for implementation of construction projects shall be paid on the basis of successfully-tested completed quantities validated by commune-level People's Committees.
Article 14. Criteria for selection of construction projects to be implemented according to the dedicated mechanism
1. They are classified as one of the items of a national target program.
2. Each project of this kind is located within a commune and is put under the control of the commune-level People's Committee.
3. Total investment in each construction project is not greater than 05 billion dong.
4. Each project has uncomplicated techniques, sample or prototypical design or any available design in use in the district where it is intended for implementation.
5. Each project is on the list of projects eligible for the dedicated mechanism that is made known to the public by the provincial People's Committee.
Article 15. Formulation of simplified construction dossiers
1. With respect to construction projects to be implemented according to the dedicated mechanism, formulation of simplified construction economic-technical reports (briefly called simplified construction dossiers).
2. Each simplified construction dossier shall include
a) Project title, investment objectives, construction location, usable land, project investor, project scale and duration.
b) Total investment amount and structure of investment funds, including: State budget grants (e.g. central budget, local budget at all levels), public contributions and other lawful funds.
c) Construction drawing based on sample or prototypical design or available design already in use in the district where a project is located; schedule of construction costs.
d) Proposed capabilities of self-implementation of the public or community benefiting from the project; plan for contractor selection in which local community is involved.
3. Formulation of simplified construction dossiers
a) Based on the local plan to offer local investment support, instruct competent local authorities and commune-level Project Management Boards to advise village-based local community of the project or work for their participation in the process of formulation of simplified construction dossier.
b) Each Project Management Board formulates the simplified construction dossier for submission to the commune-level People’s Committee for its review and approval.
c) Where the commune-level People’s Committee assigns any village-level regulatory authority to implement the work, the Village Development Board shall formulate the simplified construction dossier for submission to the commune-level People's Committee for its review and consent.
4. Where there is any issue or problem arising from formulation of the simplified construction dossier, the commune-level People’s Committee shall request the district-level People’s Committee to assign its subordinate to appoint its qualified personnel to assist in formulation of the simplified construction dossier.
Article 16. Review of simplified construction dossiers and approval of investment in construction projects
1. Each dossier submitted for review shall be composed of: The simplified construction dossier prescribed in clause 2 of Article 15 herein; minutes of the meeting of local community; legal documents and records related to construction activities (if any).
2. Conducting the review of the simplified construction dossier
a) Commune-level People’s Committees shall have the burden of reviewing the simplified construction dossiers. Each review team is joined by the President of the commune-level People's Committee as the team leader; representatives of the Public Supervision Board of the commune, commune-level officers in charge of land, agriculture, construction, environment, finance and accounting fields; professionals or qualified persons nominated by the public (if any).
b) Where commune-level People’s Committees are not competent to conduct the review of the construction dossiers, they can request the district-level People’s Committees in writing to assign its functional subordinates to conduct the review.
3. What to be reviewed
a) Consistency of the project with the local construction or land use planning schemes and other relevant planning schemes.
b) Alignment of the construction drawing with the actual condition of construction ground; safety level and solutions for adjacent infrastructure, conformance to environmental protection requirements; technical feasibility, self-implementation capabilities of local community and organizations assigned to work on the project.
c) Rationality of costs to be assessed when they are compared with local market prices and those of other similar projects in the past and in progress (if any).
d) Capacity to mobilize funds according to the funding structure, including: Capacity to provide state budget funds compared to the mid-term plan during the 5-year period approved by the competent authority; contributions of organizations, individuals; and other lawfully mobilized funds.
dd) Planned construction schedule.
4. Duration of each review and reporting of review results: Agencies conducting the review of simplified construction dossiers shall send written review reports to commune-level People’s Committees within 10 working days of receipt of all legally required documents.
5. Investment project approval:
a) Based on the opinions obtained after completion of the review, the commune-level Project Management Board or the Village Development Board completes the dossier for submission to the President of the commune-level People's Committee to seek its approval of the investment project.
b) As for new projects receiving annual funds, the duration of approval of the investment project must precede the date of assignment of the detailed budget for implementation of the project.
Article 17. Selection of contractors executing construction contracts as part of small-scale and/or uncomplicated-technique construction projects
1. The approach to selection of contractors executing construction contracts as part of small-scale and/or uncomplicated-technique construction projects that is approved according to the contractor selection plan shall be the public participation in the contractor selection process.
2. Principles of selection of contractors participating in the contracts in which public involvement is required
a) Local community, mass organizations and groups of construction workers must be residents of the commune where the project is located; those who have professional experience and technical qualification in terms of implementation of small-sized and uncomplicated construction contracts.
b) Where there is none of local community, mass organizations and groups of construction workers at the commune qualified for implementation of the contract; or selection thereof is failed, the commune-level People’s Committee may extend its choice to the district.
c) Where there is none of local community, mass organizations and groups of construction workers at the district qualified for implementation of the contract; or selection thereof is failed, the commune-level People’s Committee may appoint a cooperative to execute the contract.
3. Legal status of local cooperatives, community, mass organizations, groups of construction workers executing the contracts
a) Representatives of local community, mass organizations or groups of construction workers must have full capacity to perform civil acts as per law; are not criminally prosecuted; are appointed by local community, mass organizations or groups of construction workers to act on their behalf to conclude the contract.
b) Cooperatives participating in execution of the contract must have their main offices at communes or districts where the projects are located, preferably those cooperatives whose main offices are located at the communes where the projects are located; have dossiers proving capacity and experience of execution of similar projects; and make commitment to hiring direct builders that are residents of the communes where the projects are located.
4. Contractor selection procedures:
a) The commune-level Project Management Board drafts the contract, including requirements concerning the scope and items of work that need to be done, quality, expected progress, contract price, rights and obligations of involved parties.
b) The commune-level Project Management Board publicly posts the notice (within at least 3 working days) regarding the invitation for bid for implementation of the contract at the office of the commune-level People's Committee and by means of communication at the commune or other community gathering places. The notice should clarify the time of meeting in which plans for implementation of the contract are discussed.
c) The contractor interested in the investment project receives and studies the draft contract, and then prepares the registration form for implementation of the contract or the project, including: Full name, age, capacity and experience corresponding to the characteristics of the contract, of members participating in implementation of the contract; awarding price and project implementation timeline.
d) The commune-level Project Management Board considers and assesses the candidates; selects the best contractor; invites the representative to enter into the negotiation prior to conclusion of the contract, preferably cooperatives, mass organizations, groups of construction workers hiring the workforce that are residents living in poor households, near poor households, households newly escaping from poverty or ethnic people.
dd) The maximum period from the date of public notice of invitation for bid for implementation of the contract to the date of conclusion of the contract shall be 15 days.
5. Where the local community directly benefiting from the project is qualified for management and execution of the uncomplicated-technique construction project in which total investment is less than 500 million dong, the commune-level People's Committee may apply the mechanism for assigning local community to autonomously implement the project according to the support norm set out by the provincial People's Committee.
Article 18. Organization and management of construction, acceptance testing of construction work, payment and settlement of funds for implementation of construction projects
1. Construction organization
a) Based on the decision on approval of investment project, results of selection of the construction unit and the budget assignment plan, the commune-level Project Management Board proceeds to enter into the contract with the representative of the local community, organization or group of construction workers awarded the contract in order for such contract to be executed.
b) Where the mechanism prescribed in clause 5 of Article 17 herein is applied, based on the decision to approve the investment project, the commune-level Project Management Board signs the contract with the Village Development Board to execute the contract.
2. Construction quality management and supervision
a) Commune-level People’s Committee carries out the management of quality, progress, quantities, occupational safety and environment, and construction costs according to the dedicated mechanism.
b) The commune-level Project Management Board and Supervision Board of the local community living in the commune are responsible for superintending the construction process.
c) Procedures and processes for construction quality management shall follow the instructions of the Ministry of Construction.
3. Acceptance testing of construction work, payment and settlement of construction costs
a) The commune-level Project Management Board conducting the acceptance testing of construction work shall be composed of the followings: Representative of the commune-level People’s Committee, Supervision Board of the local community of the commune; representative of the local community, mass organization, group of construction workers or cooperative; other participants subject to the decision of the commune-level People’s Committee.
b) Procedures and processes for payment and settlement of costs of projects or construction works eligible for the dedicated mechanism shall be subject to the instructions of the Ministry of Finance.
4. Costs of preferential treatment towards investment preparation, project management shall be subject to law on investment and construction.
Article 19. Operational management and maintenance of investment projects eligible for the dedicated mechanism
1. Pursuant to the regulations of the provincial People’s Committees, commune-level People’s Committees shall perform the following tasks:
a) Assign the commune-level Project Management Board or the Village Development Board to directly manage operation of construction works; the commune-level Project Management Board to develop the maintenance plan.
b) Decide the maintenance plan and choose the local community, mass organization, group of construction workers or cooperative to carry out the maintenance of construction works.
2. Activities involved in the maintenance of a construction work
a) Quality inspection, maintenance and repair.
b) Replacement of items or equipment without any change in the usability and scale of the construction work.
3. Maintenance procedures, tasks involved and norms of costs of such maintenance shall follow the instructions of the Ministry of Construction.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực