Chương I Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: Quy định chung
Số hiệu: | 27/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phạm Bình Minh |
Ngày ban hành: | 19/04/2022 | Ngày hiệu lực: | 19/04/2022 |
Ngày công báo: | 30/04/2022 | Số công báo: | Từ số 325 đến số 326 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chí chọn dự án ĐTXD theo cơ chế đặc thù thuộc chương trình MTQG
Ngày 19/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 27/2022/NĐ-CP về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Theo đó, tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù bao gồm:
- Thuộc nội dung đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia.
- Dự án nằm trên địa bàn 01 đơn vị hành chính cấp xã, do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.
- Tổng mức đầu tư dự án không vượt quá 05 tỷ đồng.
- Kỹ thuật không phức tạp, có thiết kế mẫu, thiết kế điển hình hoặc các thiết kế sẵn có đã áp dụng trên địa bàn cấp huyện.
- Thuộc danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
(Trước đây, tại Nghị định 161/2016/NĐ-CP còn có tiêu chí: Sử dụng một phần NSNN, phần kinh phí còn lại do nhân dân đóng góp và các nguồn khác, có sự tham gia thực hiện và giám sát của người dân).
Nghị định 27/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/4/2022, bãi bỏ Quyết định 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 và Nghị định 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về:
1. Lập và giao kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm và hằng năm.
2. Huy động và sử dụng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
3. Cơ chế đặc thù trong tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp.
4. Cơ chế tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia.
5. Tổ chức quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia.
6. Giám sát, đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia.
Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan trong quản lý, tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc chương trình mục tiêu quốc gia (được gọi là dự án thành phần) là tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ, hoạt động và giải pháp cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Chủ dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc chương trình mục tiêu quốc gia (được gọi là chủ dự án thành phần) là bộ, cơ quan trung ương được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì quản lý một hoặc một số dự án thành phần thuộc chương trình mục tiêu quốc gia tại Quyết định đầu tư chương trình.
3. Cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu quốc gia (được gọi là cơ quan chủ quản chương trình) là các bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
4. Đơn vị chủ trì liên kết là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đề xuất dự án, kế hoạch liên kết để hợp tác với các cá nhân, tổ nhóm cộng đồng, tổ hợp tác để thực hiện hoạt động phát triển sản xuất trên địa bàn thuộc phạm vi đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia.
5. Đối tượng liên kết là cá nhân, hộ gia đình thuộc đối tượng hỗ trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia, các tổ nhóm cộng đồng, tổ hợp tác.
6. Vốn đối ứng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia là ngân sách địa phương, được bố trí, cân đối trong kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 5 năm và trong dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công hằng năm để trực tiếp thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc chương trình mục tiêu quốc gia.
7. Lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia là việc sử dụng vốn của nhiều chương trình, dự án để đầu tư thực hiện công trình, dự án, hoạt động có cùng mục tiêu, nội dung và được thực hiện trên cùng một địa bàn nhằm huy động tối đa các nguồn vốn để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
8. Cơ chế đặc thù trong tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp là việc áp dụng quy trình đơn giản, thủ tục rút gọn trong lập, thẩm định, quyết định dự án, lựa chọn nhà thầu thi công công trình và quản lý thi công, bảo trì công trình đối với dự án đầu tư xây dựng có sự tham gia thực hiện của cộng đồng.
9. Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia là việc sử dụng ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần vốn cho các đối tượng của chương trình mục tiêu quốc gia và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ kinh doanh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình, dự án giảm nghèo, tạo thu nhập ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân thuộc đối tượng của chương trình mục tiêu quốc gia. Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất gồm: Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ; hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù.
10. Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị là phương thức hỗ trợ thông qua dự án, kế hoạch liên kết do đơn vị chủ trì liên kết hợp tác với các đối tượng liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ theo chuỗi giá trị.
11. Hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng là phương thức hỗ trợ cộng đồng dân cư thực hiện dự án, phương án phát triển sản xuất do chính cộng đồng dân cư đề xuất, tổ chức thực hiện.
12. Hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ là phương thức hỗ trợ thông qua đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu lựa chọn cơ quan, đơn vị có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện hoạt động hỗ trợ người dân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.
13. Hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù là phương thức hỗ trợ thông qua các dự án, mô hình mẫu hoặc các dự án, mô hình gắn phát triển sản xuất với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, bình đẳng giới do bộ, cơ quan trung ương quản lý, tổ chức thực hiện.
14. Giám sát chương trình mục tiêu quốc gia là hoạt động theo dõi, kiểm tra kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (bao gồm cả kế hoạch đầu tư công nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia), việc tổ chức quản lý và tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
15. Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia là hoạt động xác định mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể so với quyết định đầu tư hoặc tiêu chuẩn đánh giá quy định của Nhà nước tại một thời điểm nhất định. Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia bao gồm: đánh giá hằng năm, đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động, đánh giá đột xuất tình hình thực hiện chương trình.
1. Phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện đúng trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương, chính quyền địa phương ở các cấp, người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các tổ chức có liên quan trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình.
3. Đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương, nhất là cấp cơ sở nhằm nâng cao tính chủ động, linh hoạt của các cấp chính quyền trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát các chương trình mục tiêu quốc gia.
4. Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý và tăng cường lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo sử dụng vốn tập trung, tiết kiệm, hiệu quả; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, trùng lặp; tránh thất thoát, lãng phí và không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.
5. Đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
This Decree discusses the mechanism for for management and implementation of national target programs with respect to:
1. Formulation and assignment of the plans for implementation of national target programs for the five-year period and each year.
2. Mobilization and utilization of resources for implementation of national target programs.
3. Dedicated mechanism for implementation of small-scale and uncomplicated-technique construction projects.
4. Organizational mechanism for production development support in national target programs.
5. Management of national target programs.
6. Supervision and assessment of national target programs.
Article 2. Subjects of application
This Decree shall apply to authorities, entities and persons involved in or related to management and implementation of national target programs.
For the purposes of this Decree, terms used herein shall be construed as follows:
1. Project, sub-project, component item of a national target program (referred to as component project) refers to a set of specific objectives, tasks, activities and solutions designed to achieve the objectives of the national target program.
2. Owner of a project, sub-project or component item of a national target program (referred to as a component project owner) refers to a ministry or central authority assigned by the Prime Minister to lead the management of one or several component projects under the national target program in the program investment decision.
3. Managing body of a national target program (referred to as program managing body) refers to a Ministry, central authority and provincial-level People's Committee assigned by the Prime Minister to fulfill objectives, tasks and budget plans for implementation of the national target program.
4. Affiliation lead unit refers to an enterprise, cooperative or cooperative alliance putting forward a project and plan for cooperation with a person, mass group or artel in carrying out activities to develop production throughout an area falling within the range of investment of a national target program.
5. Affiliate refers to an individual or family household eligible for support granted by a national target program, mass group or artel.
6. Counterpart fund for implementation of a national target program refers to a local budget allocated or provided according to the financial plan, the medium-term public investment plan for the five-year period, the state budget estimate or the annual public investment plan to directly fund implementation of requirements and activities of the national target program.
7. Pooling of funds for implementation of a national target programs refers to the act of using funds from various programs and projects as investment in carrying out another work, project or job, if the funder and funding recipient share the same goal and have the same property as well as are carried out in the same area, in order to pool the maximum amount of funding for implementation of the national target program.
8. Dedicated mechanism for implementation of small-scale and uncomplicated-technique construction projects refers to the act of using simple and concise procedures for project formulation, evaluation, decision, contractor selection, construction management and maintenance for construction projects in which the local community is involved.
9. Production development support activity under a national target program refers to the act of offering the state budget’s partial grant to subjects of the national target program and mobilizing other lawful funds for production, product consumption, and provision of business services in order to promote rural economic development, business start-up, entrepreneurship; diversify livelihoods; make widespread use of poverty reduction models and projects; bring stable income and improve income for the target population of the national target program. Production development support activities shall include: Support for the development of value chain-linked production; support for the development of community-based production; support for the development of task-based production; support for the development of purpose-made production.
10. Support for the development of value chain-linked production refers to the method of giving support through a project or plan for cooperation between a host unit and an affiliate in producing and consuming goods and services according to a value chain.
11. Support for the development of community-based production refers to the method of supporting the local community in executing a production development project and plan that the local community puts forward and implements.
12. Support for the development of task-based production refers to the method of giving support during the order placement, commissioning, task assignment, procurement or contracting process to select a fully qualified and experienced body to offer the population support for production and consumption of products and services.
13. Support for the development of purpose-made production refers to the method of giving support by means of prototypical projects or models; projects or models helping to link the development of production with national defence, security, environmental protection, adaptation to climate change and gender equality under the control and management of a ministry or central authority.
14. Supervision of a national target program refers to the act of monitoring and inspecting the plan for implementation of national target programs (including the plan for public investment of funds of national target programs), management and progress of national target programs.
15. Assessment of a national target program refers to the act of determining the level of attainment by specific objectives and targets compared with those set out in investment decisions or assessment criteria prescribed by the State at a certain time. The assessment of a national target program is categorised into: Annual evaluation; in-process assessment; upon-completion and impact evaluation; ad-hoc evaluation conducted to measure the implementation of the program.
Article 4. Principles of management and implementation of national target programs
1. Ensure compliance with law on public investment, state budget and other relevant regulatory provisions.
2. Duly fulfill the responsibilities of ministries, central authorities, local authorities at all levels, heads of agencies, units and other related organizations during the process of management and implementation of programs.
3. Strengthen the decentralization and empowerment process in order for of local authorities, especially grassroots-level authorities, to improve their initiative and flexibility when managing and implementing national target programs. Promote the role of the population community in the process of planning, organizing, implementing and monitoring national target programs.
4. Synchronously implement management measures and strengthen pooling of funds for the implementation of national target programs with the aim of ensuring concentrated, economical and efficient use of these funds; address issues related to fragmented and overlapped investments; avoid loss, waste and outstanding debt accrued from capital construction.
5. Ensure public supervision and transparency in the process of management and implementation of national target programs.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực