Chương II Luật giáo dục 2019: Hệ thống giáo dục quốc dân
Số hiệu: | 23/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 19/03/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2021 |
Ngày công báo: | 01/04/2021 | Số công báo: | Từ số 489 đến số 490 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện thành lập trung tâm dịch vụ việc làm
Ngày 19/11/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
Theo đó, điều kiện thành lập trung tâm dịch vụ việc làm cụ thể như sau:
- Có mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công về việc làm.
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trung tâm dịch vụ việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Có trụ sở làm việc hoặc đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới).
- Có trang thiết bị để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này phù hợp với tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng do cấp có thẩm quyền ban hành.
- Có ít nhất 15 người làm việc là viên.
- Cơ quan có thẩm quyền thành lập đảm bảo kinh phí cho các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công về việc làm theo quy định của pháp luật.
Trình tự, thủ tục, hồ sơ thành lập trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Nghị định 23/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/6/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.
2. Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.
1. Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em; hài hòa giữa bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục trẻ em; phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, trí tuệ, thẩm mỹ; tôn trọng sự khác biệt; phù hợp với các độ tuổi và liên thông với giáo dục tiểu học.
2. Phương pháp giáo dục mầm non được quy định như sau:
a) Giáo dục nhà trẻ phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tích cực hoạt động, vui chơi, tạo sự gắn bó giữa người lớn với trẻ em; kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý;
b) Giáo dục mẫu giáo phải tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ em.
1. Chương trình giáo dục mầm non phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non;
b) Quy định yêu cầu cần đạt ở mỗi độ tuổi, các hoạt động giáo dục, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, môi trường giáo dục, đánh giá sự phát triển của trẻ em;
c) Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục mầm non.
2. Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập để thẩm định chương trình giáo dục mầm non. Hội đồng gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở giáo dục mầm non. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục mầm non sau khi được thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục mầm non; quy định tiêu chuẩn và việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non.
Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:
1. Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 03 tuổi;
2. Trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi;
3. Trường mầm non, lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.
1. Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển giáo dục mầm non; ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp.
2. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển giáo dục mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
2. Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
b) Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một; việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1. Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
2. Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;
b) Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;
c) Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
3. Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục.
1. Chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông;
b) Quy định yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong cả nước;
c) Quy định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông;
d) Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục phổ thông;
đ) Được lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân và thực nghiệm trước khi ban hành; được công bố công khai sau khi ban hành.
2. Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập để thẩm định chương trình giáo dục phổ thông. Hội đồng gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông; ban hành chương trình giáo dục phổ thông sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông thẩm định; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; quy định về mục tiêu, đối tượng, quy mô, thời gian thực nghiệm một số nội dung, phương pháp giáo dục mới trong cơ sở giáo dục phổ thông; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông.
1. Sách giáo khoa giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Sách giáo khoa triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội; sách giáo khoa thể hiện dưới dạng sách in, sách chữ nổi Braille, sách điện tử;
b) Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa; việc xuất bản sách giáo khoa thực hiện theo quy định của pháp luật;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Tài liệu giáo dục địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức biên soạn đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương, được hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
2. Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở từng cấp học để thẩm định sách giáo khoa. Hội đồng gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về sách giáo khoa giáo dục phổ thông; phê duyệt sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thẩm định; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa giáo dục phổ thông; quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa và hội đồng thẩm định cấp tỉnh.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định tài liệu giáo dục địa phương.
Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm:
1. Trường tiểu học;
2. Trường trung học cơ sở;
3. Trường trung học phổ thông;
4. Trường phổ thông có nhiều cấp học.
1. Học sinh học hết chương trình tiểu học đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được hiệu trưởng nhà trường xác nhận học bạ việc hoàn thành chương trình tiểu học.
2. Học sinh học hết chương trình trung học cơ sở đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
3. Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi, đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được sử dụng để đăng ký dự thi lấy bằng tốt nghiệp trung học phổ thông khi người học có nhu cầu hoặc để theo học giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.
4. Học sinh có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, theo học trình độ trung cấp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sau khi đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được người đứng đầu cơ sở giáo dục tổ chức giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông cấp giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông được sử dụng để theo học trình độ cao hơn của giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.
Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người học, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Giáo dục nghề nghiệp nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học trình độ cao hơn.
Tổ chức và hoạt động giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật này và Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
1. Đào tạo nhân lực trình độ cao, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học và công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế.
2. Đào tạo người học phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; có tri thức, kỹ năng, trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng nắm bắt tiến bộ khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo, khả năng tự học, sáng tạo, thích nghi với môi trường làm việc; có tinh thần lập nghiệp, có ý thức phục vụ Nhân dân.
Tổ chức và hoạt động giáo dục đại học được thực hiện theo quy định của Luật này và Luật Giáo dục đại học.
Giáo dục thường xuyên nhằm tạo điều kiện cho mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học tập suốt đời nhằm phát huy năng lực cá nhân, hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội; góp phần xây dựng xã hội học tập.
1. Thực hiện xóa mù chữ cho người trong độ tuổi theo quy định của pháp luật.
2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực làm việc; cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết trong cuộc sống cho mọi người; tạo cơ hội cho người có nhu cầu học tập nâng cao trình độ học vấn.
1. Chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm:
a) Chương trình xóa mù chữ;
b) Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;
c) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp;
d) Chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm:
a) Vừa làm vừa học;
b) Học từ xa;
c) Tự học, tự học có hướng dẫn;
d) Hình thức học khác theo nhu cầu của người học.
3. Nội dung chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học nâng cao khả năng lao động, sản xuất, công tác và chất lượng cuộc sống.
Nội dung chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại điểm d khoản 1 Điều này nhằm đạt một trình độ trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, Khung trình độ quốc gia Việt Nam, phải bảo đảm yêu cầu về nội dung của chương trình giáo dục cùng cấp học, trình độ đào tạo quy định tại Điều 31 của Luật này, quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và Luật Giáo dục đại học.
4. Phương pháp giáo dục thường xuyên phải phát huy tính chủ động của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học; sử dụng phương tiện và công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.
5. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết về chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu giáo dục thường xuyên.
1. Giáo dục thường xuyên được thực hiện tại cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở văn hóa, tại nơi làm việc, cộng đồng dân cư, qua phương tiện thông tin đại chúng và phương tiện khác.
2. Cơ sở giáo dục thường xuyên bao gồm:
a) Trung tâm giáo dục thường xuyên;
b) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên;
c) Trung tâm học tập cộng đồng;
d) Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên.
3. Việc thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên của cơ sở giáo dục thường xuyên được quy định như sau:
a) Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này, trừ chương trình giáo dục để lấy bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân;
b) Trung tâm học tập cộng đồng thực hiện chương trình quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này;
c) Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này.
4. Cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên phải bảo đảm nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của mình, chỉ thực hiện chương trình quy định tại điểm d khoản 1 Điều 43 của Luật này khi được cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục có thẩm quyền cho phép.
5. Việc liên kết đào tạo trình độ đại học theo hình thức vừa làm vừa học được thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục đại học.
1. Học viên tham gia chương trình xóa mù chữ, đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được công nhận hoàn thành chương trình xóa mù chữ.
2. Học viên học hết chương trình giáo dục trung học cơ sở quy định tại điểm d khoản 1 Điều 43 của Luật này đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
3. Học viên học hết chương trình trung học phổ thông quy định tại điểm d khoản 1 Điều 43 của Luật này đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi, nếu đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; trường hợp không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được người đứng đầu trung tâm giáo dục thường xuyên cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
4. Học viên hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của một trình độ đào tạo theo quy định của Khung trình độ quốc gia Việt Nam thì được cấp bằng tương ứng với trình độ đào tạo.
5. Học viên học các khóa bồi dưỡng theo các hình thức khác nhau được dự thi, nếu đạt yêu cầu theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này thì được cấp chứng chỉ tương ứng với chương trình học.
1. Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo dục cho mọi người, thúc đẩy việc học tập của người lớn, xây dựng xã hội học tập; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia, cung ứng dịch vụ giáo dục thường xuyên có chất lượng, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được thường xuyên học tập, học tập suốt đời để phát triển bản thân và nâng cao chất lượng cuộc sống.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm phối hợp với cơ sở giáo dục thường xuyên trong việc cung cấp nguồn học liệu cho cơ sở giáo dục thường xuyên để đáp ứng nhu cầu học tập của người học; cơ sở giáo dục đào tạo nhà giáo có trách nhiệm nghiên cứu về khoa học giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo của các cơ sở giáo dục thường xuyên.
THE NATIONAL EDUCATIONAL SYSTEM
Section 1. EDUCATIONAL LEVELS AND TRAINING QUALIFICATIONS
Subsection 1. PRESCHOOL EDUCATION
Article 23. Position, roles and objectives of preschool education
1. Preschool education is the first educational level in the national educational system that sets the foundation for the comprehensive development of the Vietnamese and carries out the nurturing, caring and educating of children from 03 months to 06 years of age.
2. The objectives of preschool education are to help children develop physically, emotionally, intellectually and aesthetically, in order to shape the initial elements of personality as well as to prepare children for the first grade.
Article 24. Requirements on contents and methods of preschool education
1. The contents of preschool education must be suited to the psycho-physiological development of children; balanced between nurturing, caring and educating, with a view to helping children to develop physically, emotionally, intellectually and aesthetically and to know how to respect differences; suitable with different age groups and transferable to primary education.
2. The methods of preschool education are prescribed as follows:
a) Junior kindergartens must enable children to proactively participate in activities and play, creating a bond between adults and children; stimulate the development of the senses, emotions and psycho-physiological functions;
b) Senior kindergartens must enable children to play, experience, explore and discover the surrounding environment in different ways, satisfying the needs and interests of children.
Article 25. Programmes of preschool education
1. Programmes of preschool education shall satisfy the following requirements:
a) Reflect the objectives of preschool education;
b) Concretize the outcome requirements of different age groups, educational activities, methods and modes of organizing educational activities, educational environment and evaluation of the development of children;
c) Be consistent throughout the country and implemented flexibly, suitable with specific conditions of localities and institutions of preschool education.
2. The Minister of Education and Training shall establish the National review council for appraising curricula for preschool education to appraise programmes of preschool education. The council shall be composed of teachers, education managers, experienced and prestigious scientists in the field of education and representatives of relevant agencies and organisations. At least one-third of the council members must be teachers who are working in institutions of preschool education. The council and the council members shall be responsible for the appraisal contents and quality.
3. The Minister of Education and Training shall promulgate programmes of preschool education after receiving the appraisals of the National review council for appraising curricula for preschool education; stipulate standards, compiling and editing processes of programmes of preschool education; stipulate standards and selection of toys and learning materials used in institutions of preschool education; stipulate the duties, powers, operating methods, standards, number and structure of members of the National review council for appraising curricula for preschool education.
Article 26. Institutions of preschool education
Institutions of preschool education include:
1. Junior kindergarten centers and classes for children aged 03 – 36 months;
2. Senior kindergartens and independent senior kindergarten classes for children aged 03 – 06 years;
3. Combined kindergartens and independent preschool classes for children aged 03 months – 06 years.
Article 27. Development policies of preschool education
1. The State shall elaborate policies for investment in the development of preschool education; give priority to the development of preschool education in mountainous areas, islands, ethnic minority areas, areas with exceptional socio-economic difficulties, areas with industrial zones.
2. The State shall issue incentive policies for organisations and individuals to invest in the development of preschool education in order to meet social demands.
3. The Government shall provide for this Article.
Subsection 2. GENERAL EDUCATION
Article 28. Educational levels and entry ages
1. Educational levels and age groups of general education are regulated as follows:
a) Primary education lasts for 05 school years, from the first to the fifth grade. The entry age for the first grade is 06;
b) Lower secondary education lasts for 04 school years, from the sixth to the ninth grade. Students must complete the primary educational programme before entering the sixth grade. The entry age for the sixth grade is 11;
c) Upper secondary education lasts for 03 school years, from the tenth to the twelfth grade. Students must complete the lower secondary educational programme before entering the tenth grade. The entry age for the tenth grade is 15;
2. Cases where schooling could be commenced at younger ages or at higher ages prescribed in clause 1 of this Article are as follows:
a) Commencing schooling at younger ages for students with early intellectual development;
b) Commencing schooling at older ages for students repeating classes, students living in areas with exceptional socio-economic difficulties, students belonging to ethnic minorities, disabled and handicapped students, students with physical or intellectual disadvantages, orphan students, students of poor households, students returning from overseas and other cases as prescribed by law.
3. General education shall be divided into 2 phases: basic education and career-orientated education. Basic education includes primary education and lower secondary education; career-oriented education is upper secondary education. Students of institutions of vocational education shall learn the upper secondary education knowledge.
4. The Minister of Education and Training shall stipulate the teaching and learning of the Vietnamese language to children of ethnic minorities prior to the commencement of the first grade; the teaching of the upper secondary education knowledge in institutions of vocational education; and the cases as prescribed in clause 2 of this Article.
Article 29. Objectives of general education
1. The objectives of general education are to help learners develop comprehensively by acquiring morals, knowledge, physical health, aesthetic values and other basic skills, develop personal abilities, flexibility and creativeness, with a view to forming the socialist Vietnamese personality and the civic duty, to preparing them for further studies of higher education, vocational education or entering the workforce, participating in the building and defending of the Fatherland.
2. Primary education aims to help students form initial foundations for moral, intellectual, physical and aesthetic development and capacity, preparing them for entering lower secondary education.
3. Lower secondary education is directed towards students' consolidation and development of the outcomes of primary education, provision of general and basic knowledge along with introductory understanding on techniques and career orientation to enter upper secondary education or vocational education.
4. Upper secondary education is directed towards the provision of civic knowledge; students' consolidation and development of the outcomes of lower secondary education; completion of general education and acquisition of common understanding on techniques and career orientation; provision of opportunities for students to develop their personal abilities in order to choose their development direction, to enter higher education, vocational education or the workforce, contributing to the building and defending of the Fatherland.
Article 30. Requirements on contents and methods of general education
1. The contents of general education must ensure the popular, basic, comprehensive, career-orienting, and systematic characteristics; linking with the realities of life, appropriate to the psycho-physiological characteristics of students, meeting the objectives of education at each level.
2. Requirements on the contents of general education at each level are regulated as follows:
a) Primary education must guarantee students the foundation for comprehensive development of physical and emotional health, social skills, simple and necessary knowledge about nature, society and human being; with social moral awareness; with basic skills in listening, reading, speaking, writing and calculating; with habits of physical exercise and hygiene; and with initial understanding of singing, dancing, music and arts;
b) Lower secondary education shall consolidate and develop the contents learned in primary education, guarantee students the basic general knowledge in Vietnamese, mathematics, national history, other knowledge in social sciences, natural sciences, law, informatics, foreign languages; with introductory understanding on techniques and career-orientation.
c) Upper secondary education shall consolidate and develop the contents learned in lower secondary education, complete the contents of general education. Besides guaranteeing the general, basic, comprehensive and career-orienting knowledge for all students, there shall be advanced teaching in some subjects to develop the students' abilities and satisfy their needs.
3. The methods of general education are to promote the activeness, consciousness, initiatives and creativeness of students; to be appropriate to the characteristics of each subject, class and student; to nurture the methods of self-study, the joy of learning, the ability to work in team, the ability of independent thinking; to develop comprehensively in dignity and ability; to enhance the application of information technology and communications to education.
Article 31. Programmes of general education
1. Programmes of general education shall:
a) Reflect the objectives of general education;
b) Concretize the requirements on the outcomes of students’ quality and capacity after each educational level and on the educational contents compulsory to all students throughout the country;
c) Concretize the requirements on the methods and forms of organizing educational activities and on the evaluation of educational outcomes for subjects of each class and educational level of general education.
d) Be consistent throughout the country and implemented flexibly, suitable with specific conditions of localities and institutions of general education;
dd) Be open to feedbacks from organisations and individuals and undergo a pilot implementation before promulgation; be publicly announced after promulgation.
2. The Minister of Education and Training shall establish the National review council for appraising curricula for general education to appraise curricula of general education. The council shall be composed of teachers, education managers, experienced and prestigious scientists in the field of education and representatives of relevant agencies, organisations. At least one-third of the council members must be teachers who are working in corresponding educational levels. The council and the council members shall be responsible for the appraisal contents and quality.
3. The Minister of Education and Training shall be responsible for the quality of general education programmes; promulgate programmes of general education after receiving the appraisals of the National review council for appraising curricula for general education; stipulate standards, compiling and editing processes of programme of general education; regulate objectives, subjects, scale, pilot duration of some new educational contents and methods in institutions of general education; stipulate the duties, powers, operating methods, standards, number and structure of members of the National review council for appraising curricula for general education.
Article 32. Textbooks of general education
1. Textbooks of general education are regulated as follows:
a) Textbooks must implement programmes of general education, concretizing the requirements on educational objectives and contents, on students’ quality and capacity as defined in programmes of general education; direct teaching methods and methods of assessing and evaluating education quality; contents and formats of textbooks shall not carry prejudices based on ethnicity, religion, profession, gender, age and social status; textbooks may be in the printed, Braille or electronic forms.
b) Each subject shall have one or several textbooks; implement private sector involvement in textbook compilation; textbook publication shall be in compliance with the law;
c) Provincial People’s Committees shall decide selection of textbooks for consistent use in institutions of general education in their localities as regulated by the Minister of Education and Training.
d) Local educational materials shall be designed by provincial People’s Committees to meet the needs and characteristics of their localities, be appraised by provincial review councils for appraising and approved by the Minister of Education and Training.
2. The Minister of Education and Training shall establish the National review council of each subject and each educational activity for appraising textbooks. The council shall be composed of teachers, education managers, experienced and prestigious scientists in the field of education and representatives of relevant agencies and organisations. At least one-third of the council members must be teachers who are working in corresponding educational levels. The council and the council members shall be responsible for the appraisal contents and quality.
3. The Minister of Education and Training shall be responsible for textbooks of general education; approve textbooks used in institutions of general education after receiving the appraisals of the National review council for appraising textbooks; regulate standards, compiling and editing processes of textbooks of general education; stipulate selection of textbooks in institutions of general education; stipulate the duties, powers, operating methods, standards, number and structure of members of the National review council for appraising textbooks and provincial review councils for appraising..
4. Chairwomen/chairmen of provincial People’s Committees shall decide establishment of provincial review councils for appraising local educational materials.
Article 33. Institutions of general education
Institutions of general education include:
1. Primary schools;
2. Lower secondary schools;
3. Upper secondary schools;
4. Multi-level schools;
Article 34. Certification for completion of primary education and issuance of lower secondary diploma and upper secondary diploma
1. Students who complete the primary education programme and meet the requirements set by the Minister of Education and Training will be certified in their official academic records by a primary school principal that they have completed primary education.
2. Students who complete the lower secondary education programme and meet the requirements set by the Minister of Education and Training will be issued with diplomas of lower secondary education by the head of an educational specialized agency under the management of a provincial People’s Committee.
3. Students who complete the upper secondary education programme and meet the requirements set by the Minister of Education and Training will be eligible to take the examination. Those who pass the examination are issued with diplomas of upper secondary education by the head of an educational specialized agency under the management of a provincial People’s Committee.
Students who complete upper secondary education and meet the requirements set by the Minister of Education and Training will be eligible to take the examination. Those who do not take the examination or fail the examination are issued with certificates by the school principal that they have completed general education.
Certificate for completion of general education is used to register for the examination for the upper secondary diploma per learners' wish or per the requirements to continue studying in vocational education and is used in specific cases as prescribed by law.
4. Students with lower secondary diplomas and studying a vocational secondary programme in institutions of vocational education, after completing the programme, are eligible to take the examination certifying the upper secondary education knowledge as prescribed by the Minister of Education and Training. Those who pass the examination are issued with certificates by the head of an educational institution teaching upper secondary cultural knowledge that they have achieved sufficient upper secondary education knowledge.
Certificate for achieving sufficient upper secondary education knowledge is used to continue studying a higher qualification of vocational education and is used in specific cases as prescribed by law.
Subsection 3. VOCATIONAL EDUCATION
Article 35. Training qualifications of vocational education
Vocational education trains at elementary-level, intermediate-level or college-level and provides other vocational training programmes for learners; meeting the demands for workers directly participating in production, trade and services.
Article 36. Objectives of vocational education
The objectives of vocational education are directed towards the training of workers directly participating in production, trade and service to have the practical ability of a profession adequate to the relevant training qualification; have morals, health; have professional responsibility; be creative and adaptable to the environment of international integration; ensure the improvement of labour productivity and quality; provide learners with employability, self- employability or ability to further study to improve professional qualifications after completing a programme of vocational education.
Article 37. Organisation and operation of vocational education
Organisation and operation of vocational education are implemented as prescribed in this Law and the Law on Vocational education.
Subsection 4. HIGHER EDUCATION
Article 38. Training qualifications of higher education
Higher education includes bachelor education, master education, and doctoral education.
Article 39. Objectives of higher education
1. Training a workforce of high qualifications, improving the people’s knowledge, fostering talents; conducting scientific and technological research to invent new knowledge and products, meeting the requirements of socio-economic development, ensuring national defense and security and international integration.
2. Educating learners towards comprehensive development in terms of morals, intellectuality, physical health and aesthetic sense; possessing professional knowledge, skills and responsibility; ability to follow up on scientific and technological advances relevant to their training qualifications, ability of self-study, creativity, adaptability to the workplace; spirit of entrepreneurship, of service to the People.
Article 40. Organisation and operation of higher education
Organisation and operation of higher education are implemented as prescribed in this Law and the Law on Higher education.
Section 2. CONTINUING EDUCATION
Article 41. Objectives of continuing education
Continuing education enables people to learn while in-service, to learn continuously and for lifelong for development of their capacity, refinement of their personality, broadening their understanding, and for educational, professional and operational enhancement with a view to improving their employability, self-employability, and adaptation to the social life; contributing to the building of a learning society.
Article 42. Objectives of continuing education
1. Illiteracy eradication for citizens of suitable age as prescribed by law.
2. Training, upgrading and enhancing professional capacity; updating and supplying knowledge and skills necessary to people’s life; enabling those with the needs for education to improve their educational qualifications.
Article 43. Programmes, forms, contents and methods of continuing education
1. Programmes of continuing education include:
a) Illiteracy eradication;
b) Educational programmes responding to the needs of learners, updating of knowledge and skills, transfer of technology;
c) Programmes for training, upgrading and enhancing professional qualifications;
d) Educational programmes leading to degrees/diplomas of the national educational system.
2. Forms of conducting continuing educational programmes are as follows:
a) In-service learning;
b) Distance learning;
c) Guided self-learning;
d) Other learning forms per learner’s needs.
3. Educational contents of the programmes defined in point a, b, and c of clause 1 of this Article must guarantee the usefulness and help learners improve their working productivity and quality of life.
Educational contents of the programmes defined in point d clause 1 of this Article must lead to the completion of a qualification in the structural framework of the national educational system or the Vietnamese Qualifications Framework, must guarantee the requirements on contents of the educational programme of the same educational level/training qualification defined in Article 31 of this Law, the Law on Vocational education and Law on Higher education.
4. Methods of continuing education must promote the activeness of learners, with an emphasis on the development of their self-learning ability, using modern facilities and technology to improve quality and efficiency of teaching and learning.
5. Within the scope of their duties and authorities, the Minister of Education and Training and Minister of Labour - War Invalids and Social Affairs shall provide for educational programmes, textbooks, syllabi, materials of continuing education.
Article 44. Institutions of continuing education
1. Programmes of continuing education are conducted at institutions of continuing education, general education, vocational education or higher education, cultural institutions, at the workplace, residential communities, through mass media or other means.
2. Institutions of continuing education are as follows:
a) Institutions of continuing education
b) Institutions of vocational education – continuing education;
c) Community learning centers;
d) Other centers that conduct continuing education.
3. The implementation of continuing educational programmes of continuing education institutions are prescribed as follows:
a) Continuing education centers and vocational – continuing education centers shall implement educational programmes defined in clause 1 Article 43 of this Law, except for educational programmes leading to diplomas of vocational secondary education, college degrees, bachelor’s degrees;
b) Community learning centers shall implement educational programmes defined in point a and point b of clause 1 of Article 43 of this Law;
b) Other centers shall implement educational programmes defined in point b and point c of clause 1 of Article 43 of this Law.
4. General education institutions, vocational education institutions, higher education institutions implementing continuing educational programmes shall guarantee their educational and training duties, only implement educational programmes defined in point d clause 1 of Article 43 of this Law when authorised by competent education authority.
5. Cooperation in offering in-service courses with higher education institutions shall be implemented in accordance with the Law on Higher education.
Article 45. Assessment and recognition of students’ performance
1. Learners who complete the illiteracy eradication programme and meet the requirements set by the Minister of Education and Training, will be certified to have completed the illiteracy eradication programme.
2. Learners who complete lower secondary educational programmes defined in point d clause 1 Article 43 of this Law and meet the requirements set by the Minister of Education and Training, will be issued with diplomas of lower secondary education by the head of an educational specialized agency under the management of a provincial People’s Committee.
3. Learners who complete upper secondary educational programmes defined in point d clause 1 Article 43 of this Law and meet the requirements set by the Minister of Education and Training, will be eligible to take the examination. Those who pass the examination are issued with diplomas of upper secondary education by the head of an educational specialized agency under the management of a provincial People’s Committee. Those who do not take the examination or fail the examination are issued with certificates by the head of an institution of continuing education that they have completed general education.
4. Learners who complete training programmes and meet the graduation standards of a training qualification as prescribed in the Vietnamese Qualifications Framework, are issued with diplomas corresponding with their training qualifications.
5. Learners of upgrading courses conducted via various forms are eligible to take the examination. If they meet the requirements on outcomes of educational programmes prescribed in point b and point c clause 1 Article 43 of this Law, they are issued with certificates of corresponding learning programmes.
Article 46. Policies on development of continuing education
1. The State shall issue policies for investment in the development of continuing education, providing education to all the people, promoting the learning of adults, building a learning society; for encouraging organisations and individuals to participate and/or provide continuing educational services of quality, meeting learners’ need for lifelong learning.
2. Authorities and organisations shall facilitate the frequent learning and lifelong learning of officials, public employees and labour workers with a view to developing their abilities and improving quality of life.
3. Institutions of vocational education and of higher education shall be responsible for cooperating with continuing education institutions in providing learning material sources to continuing education institutions following learners’ learning need; teachers’ training institutions shall be responsible for conducting research on educational science, training and upgrading teachers of continuing education institutions.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực