Nghị định 21/2011/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Số hiệu: | 21/2011/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 29/03/2011 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2011 |
Ngày công báo: | 12/04/2011 | Số công báo: | Từ số 193 đến số 194 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2011/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2011 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định về thống kê về sử dụng năng lượng; cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước; dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng; biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; kiểm tra, thanh tra về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng năng lượng tại Việt Nam.
Chỉ tiêu thống kê về sử dụng năng lượng trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được áp dụng thống nhất trong cả nước và cập nhật hàng năm, bao gồm các chỉ tiêu chính như sau:
1. Nhóm chỉ tiêu về số lượng, khối lượng năng lượng sử dụng chia theo:
a) Ngành kinh tế.
b) Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.
c) Mục đích sử dụng.
d) Loại năng lượng.
2. Chỉ tiêu về suất tiêu hao năng lượng chia theo một số sản phẩm chủ yếu.
3. Nhóm chỉ tiêu về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải dán nhãn năng lượng được sản xuất, nhập khẩu,
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung các chỉ tiêu thống kê về sử dụng năng lượng vào Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; tổ chức chỉ đạo định kỳ thực hiện công bố xã hội các thông tin thống kê về sử dụng năng lượng.
1. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin thống kê về sử dụng năng lượng.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lập báo cáo, gửi Bộ Công thương về thông tin thống kê sử dụng năng lượng thuộc ngành, lĩnh vực và đối tượng quản lý.
1. Bộ Công thương có trách nhiệm tổ chức, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia.
2. Các thông tin của cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia gồm:
a) Các chỉ tiêu thống kê về sử dụng năng lượng quy định tại Điều 3 Nghị định này.
b) Số lượng, khối lượng năng lượng sơ cấp được khai thác trong nước, nhập khẩu, gồm: than, dầu thô, khí thiên nhiên, thủy điện, điện năng, năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân.
c) Số lượng, khối lượng năng lượng sản xuất trong nước, gồm: điện năng, nhiên liệu từ sản phẩm dầu mỏ, than đá.
d) Chỉ tiêu về chỉ số giá một số loại năng lượng chủ yếu.
1. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là các cơ sở có mức sử dụng năng lượng sau đây:
a) Cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đơn vị vận tải có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra một nghìn tấn dầu tương đương (1000 TOE) trở lên.
b) Các công trình xây dựng được dùng làm trụ sở, văn phòng làm việc, nhà ở; cơ sở giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, thể dục, thể thao; khách sạn, siêu thị, nhà hàng, cửa hàng có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra năm trăm tấn dầu tương đương (500 TOE) trở lên.
2. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ điều chỉnh việc xác định cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1. Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, rà soát, lập danh sách các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm thuộc phạm vi quản lý của đơn vị mình gửi Bộ Công thương trước ngày 01 tháng 02 hàng năm.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tại địa phương kiểm tra, rà soát, lập danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn; tổng hợp gửi Bộ Công thương trước ngày 01 tháng 02 hàng năm.
3. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong cả nước trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.
Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải áp dụng mô hình quản lý năng lượng. Mô hình quản lý năng lượng được thực hiện theo các nội dung chính sau đây:
1. Công bố mục tiêu, chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại cơ sở.
2. Xây dựng kế hoạch hàng năm và năm năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở; xây dựng và thực hiện các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo mục tiêu, chính sách và kế hoạch đã lập; quy định chế độ trách nhiệm đối với từng tập thể, cá nhân liên quan đến việc thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại cơ sở.
3. Có mạng lưới và người quản lý năng lượng theo tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
4. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi nhu cầu tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị trên toàn bộ dây chuyền sản xuất, tình hình lắp đặt mới, cải tạo, sửa chữa thiết bị sử dụng năng lượng của cơ sở.
5. Thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng; đề xuất và lựa chọn thực hiện các giải pháp quản lý và công nghệ nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
6. Định kỳ tổ chức đào tạo, tập huấn cho người lao động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
7. Có chế độ thưởng, phạt nhằm thúc đẩy hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại cơ sở.
1. Nội dung kiểm toán năng lượng bao gồm các công việc chính sau:
a) Khảo sát, đo lường, thu thập số liệu về tình hình sử dụng năng lượng của cơ sở.
b) Phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng.
c) Đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng.
d) Để xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
đ) Phân tích hiệu quả đầu tư cho các giải pháp tiết kiệm năng lượng đề xuất.
2. Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm gửi báo cáo kiểm toán năng lượng đến Sở Công thương trong thời gian 30 ngày, sau khi thực hiện kiểm toán năng lượng.
1. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm có trách nhiệm xây dựng kế hoạch năm và năm năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
a) Kế hoạch năm được lập hàng năm.
b) Kế hoạch năm năm được lập cho từng giai đoạn năm năm.
2. Kế hoạch năm và năm năm gồm các phần chính sau:
a) Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm trước (đối với kế hoạch năm); của năm năm trước (đối với kế hoạch năm năm).
b) Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của năm kế hoạch (đối với kế hoạch năm); của năm năm tới (đối với kế hoạch năm năm).
3. Bộ Công thương hướng dẫn nội dung, biểu mẫu, thời gian lập, trình tự và thủ tục gửi báo cáo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm:
a) Thực hiện nghiêm túc các quy định tại Điều 30, Điều 31 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
b) Xây dựng mục tiêu, đăng ký chỉ tiêu tiết kiệm năng lượng tại đơn vị; chỉ đạo việc lập và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng hàng năm.
c) Kiểm tra việc thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ quan, đơn vị; tổ chức tuyên truyền, giáo dục cán bộ, công nhân viên trong cơ quan, đơn vị thực hiện tiết kiệm năng lượng.
d) Thống kê và báo cáo tình hình sử dụng năng lượng hàng năm theo quy định tại khoản 1, Điều 13 Nghị định này.
đ) Khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt; xử lý kịp thời các vi phạm quy định về sử dụng tiết kiệm năng lượng tại cơ quan, đơn vị.
2. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Danh mục cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Nghị định này.
3. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề xuất với Thủ tướng Chính phủ danh sách cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước được khen thưởng hoặc xử lý vi phạm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
1. Khi thay thế hoặc mua sắm mới phương tiện, thiết bị, cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước phải mua sắm các phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng được trang bị, mua sắm do Thủ tướng Chính phủ quy định.
2. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng được trang bị, mua sắm.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết việc mua sắm phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng được trang bị, mua sắm.
1. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước lập báo cáo sử dụng năng lượng của cơ quan, đơn vị gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Nội dung báo cáo gồm:
a) Tên, địa chỉ.
b) Kế hoạch sử dụng năng lượng hàng năm; kế hoạch thay thế hoặc mua sắm mới, sửa chữa phương tiện, thiết bị; mục tiêu và giải pháp để tiết kiệm năng lượng hàng năm.
c) Tình hình sử dụng năng lượng; phương tiện, thiết bị được thay thế hoặc mua sắm mới, sửa chữa và các giải pháp tiết kiệm năng lượng đã thực hiện trong năm; so sánh với kế hoạch.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phân cấp việc tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá và tổng hợp thông tin các báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này, gửi Bộ Công thương.
3. Bộ Công thương hướng dẫn biểu mẫu, thời hạn gửi báo cáo quy định tại Điều này.
1. Phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng phải được dán nhãn trước khi đưa ra thị trường.
2. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan lập Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và lộ trình thực hiện, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Nhãn năng lượng gồm hai loại:
a) Nhãn so sánh là nhãn cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng, loại năng lượng sử dụng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường để nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.
b) Nhãn xác nhận là nhãn chứng nhận phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao nhất so với phương tiện, thiết bị khác cùng loại.
2. Căn cứ vào tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng, Bộ Công thương quy định mức hiệu suất năng lượng trong nhãn so sánh và nhãn xác nhận.
Phòng thử nghiệm được cấp giấy xác nhận thử nghiệm phù hợp tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị để dán nhãn năng lượng khi có các điều kiện sau đây:
1. Phòng thử nghiệm chuyên ngành đã được công nhận theo tiêu chuẩn của Hệ thống công nhận phòng thử nghiệm Việt Nam (VILAS) hoặc các phòng thử nghiệm đã được công nhận bởi các tổ chức công nhận đã ký kết thỏa ước thừa nhận lẫn nhau là Hiệp hội các phòng thử nghiệm được công nhận quốc tế (ILAC) và Hiệp hội các phòng thử nghiệm được công nhận Châu Á – Thái Bình Dương (APLAC).
2. Phòng thử nghiệm chưa được công nhận theo tiêu chuẩn của Hệ thống công nhận phòng thử nghiệm Việt Nam nhưng có đủ năng lực thử nghiệm về hiệu suất năng lượng được Bộ Công thương kiểm tra, đánh giá và chỉ định thực hiện việc thử nghiệm phù hợp tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị khi đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có nhân viên thử nghiệm được đào tạo đúng chuyên ngành kỹ thuật đối với phương tiện, thiết bị thử nghiệm.
b) Có thiết bị thử nghiệm, được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định và đủ độ chính xác để thực hiện các chỉ tiêu thử nghiệm.
3. Bộ Công thương công bố Danh mục các phòng thử nghiệm đạt chuẩn thực hiện việc thử nghiệm hiệu suất năng lượng.
1. Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị bao gồm:
a) Các thông số kỹ thuật của phương tiện, thiết bị.
b) Kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị do các phòng thử nghiệm quy định tại Điều 16 Nghị định này cấp.
c) Giấy đề nghị dán nhãn năng lượng.
2. Bộ Công thương tổ chức thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị.
3. Bộ Tài chính quy định đối với lệ phí cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
1. Nhãn năng lượng theo mẫu do Bộ Công thương quy định và được dán trên phương tiện, thiết bị.
2. Cơ sở sản xuất và doanh nghiệp nhập khẩu tự thực hiện việc in, dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị được cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
3. Trước 60 ngày làm việc, khi hiệu lực của Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng hết hạn, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu đăng ký chứng nhận lại. Cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu không được dán nhãn năng lượng lên phương tiện, thiết bị mà Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị đó đã hết hiệu lực.
1. Các trường hợp sau đây bị đình chỉ việc dán nhãn năng lượng:
a) Dán nhãn năng lượng giả.
b) Dán nhãn năng lượng khi chưa được cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng hoặc Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đã hết hạn, Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng bị tẩy xóa.
c) Nhãn năng lượng không đúng nội dung, quy cách do Bộ Công thương ban hành hoặc ghi sai thông số hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị.
2. Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Có gian dối trong hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng.
b) Có kết quả thử nghiệm không đúng với hiệu suất năng lượng thực tế của phương tiện, thiết bị.
c) Bị xử phạt 02 lần do vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Bộ Công thương hướng dẫn việc thực hiện các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
1. Cơ sở sản xuất phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng có trách nhiệm hàng năm gửi báo cáo Sở Công thương tại địa phương các nội dung sau:
a) Tên cơ sở, địa chỉ.
b) Chủng loại phương tiện, thiết bị và số lượng từng loại phương tiện, thiết bị đã bán.
c) Hiệu suất năng lượng của từng loại phương tiện, thiết bị.
2. Sở Công thương tiếp nhận tổng hợp thông tin báo cáo của các cơ sở sản xuất phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng tại địa phương gửi Bộ Công thương trước ngày 31 tháng 3 năm tiếp theo.
3. Bộ Công thương hướng dẫn biểu mẫu báo cáo quy định tại Điều này.
1. Doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng có trách nhiệm hàng năm gửi báo cáo tới Sở Công thương tại địa phương các nội dung sau:
a) Tên cơ sở, địa chỉ.
b) Chủng loại phương tiện, thiết bị; nước sản xuất và số lượng từng loại phương tiện, thiết bị nhập khẩu.
c) Hiệu suất năng lượng của từng loại phương tiện, thiết bị.
d) Loại phương tiện, thiết bị có chứng chỉ về hiệu suất năng lượng đã được cấp tại nước sản xuất.
2. Sở Công thương tiếp nhận và tổng hợp báo cáo của các doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng tại địa phương gửi Bộ Công thương trước ngày 31 tháng 3 năm tiếp theo.
3. Bộ Tài chính có trách nhiệm cung cấp thông tin về chủng loại, số lượng, nguồn gốc phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng nhập khẩu thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng theo đề nghị của Bộ Công thương.
4. Bộ Công thương hướng dẫn biểu mẫu báo cáo quy định tại Điều này.
1. Hàng năm, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu đã được cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị có trách nhiệm thống kê về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị được dán nhãn năng lượng đã đưa ra thị trường trong năm và gửi về Bộ Công thương trước ngày 01 tháng 3 năm tiếp theo.
2. Các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị vi phạm các quy định về dán nhãn năng lượng bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra việc thực hiện thử nghiệm phương tiện, thiết bị để dán nhãn năng lượng tại các phòng thử nghiệm; kiểm tra hoạt động in, dán nhãn năng lượng; kiểm tra định kỳ hoặc bất thường phương tiện, thiết bị đã được dán nhãn năng lượng đang lưu thông trên thị trường.
1. Căn cứ xác định phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ bao gồm:
a) Không đạt các quy chuẩn an toàn của phương tiện, thiết bị.
b) Hiệu suất sử dụng năng lượng của phương tiện, thiết bị thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.
c) Phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ.
2. Mức hiệu suất năng lượng tối thiểu được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố trong tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Nghiêm cấm việc nhập khẩu, lưu thông các phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ.
1. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan ban hành quy định về các biện pháp quản lý và công nghệ khuyến khích hoặc bắt buộc áp dụng trong sản xuất công nghiệp theo quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
2. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan ban hành quy định về các biện pháp quản lý và công nghệ khuyến khích hoặc bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng theo quy định tại Điều 15 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
3. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan ban hành quy định về các biện pháp quản lý và công nghệ khuyến khích hoặc bắt buộc áp dụng trong hoạt động giao thông vận tải theo quy định tại Điều 19 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan ban hành quy định về các biện pháp quản lý và công nghệ khuyến khích hoặc bắt buộc áp dụng trong sản xuất nông nghiệp theo quy định tại Điều 22, Điều 23 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
1. Khuyến khích các cơ sở không thuộc Danh mục cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm định kỳ tổ chức kiểm toán năng lượng và báo cáo tình hình sử dụng năng lượng.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở thực hiện kiểm toán năng lượng và báo cáo tình hình sử dụng năng lượng như đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.
1. Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả gồm các nội dung chính sau:
a) Hoàn thiện khung thể chế, cập nhật các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực tiết kiệm năng lượng.
b) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
c) Nghiên cứu, phát triển các dự án ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu suất năng lượng trong sản xuất công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải, nông nghiệp, dịch vụ.
d) Hỗ trợ dự án thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
2. Nguồn tài chính thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được hình thành từ:
a) Ngân sách nhà nước dành cho Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả không thuộc loại chi ngân sách nhà nước hàng năm cho hoạt động khoa học, công nghệ.
b) Các quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và ngoài ngân sách nhà nước.
c) Đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
d) Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo tổ chức triển khai, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
b) Thường trực cơ quan chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đặt tại Bộ Công thương. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan xây dựng nội dung, nhiệm vụ, cơ chế quản lý của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương xây dựng cơ chế tài chính của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
d) Căn cứ vào Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai nhiệm vụ được phân công, phân cấp.
Các dự án đầu tư sản xuất phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng; đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất bằng công nghệ tiết kiệm năng lượng được hỗ trợ theo quy định hiện hành về tín dụng đầu tư và ưu đãi đầu tư.
1. Tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, sản phẩm sử dụng năng lượng tái tạo tại Việt Nam được nhà nước ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn, đất đai để xây dựng cơ sở sản xuất.
2. Phương tiện, thiết bị, phụ tùng, linh kiện tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo mà trong nước chưa sản xuất được thì được miễn, giảm thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế gồm:
a) Phương tiện, thiết bị, phụ tùng, vật tư phục vụ cho hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ, đổi mới công nghệ tiết kiệm năng lượng, các chương trình điều tra, nghiên cứu, chế tạo thử, xây dựng các dự án điển hình sử dụng năng lượng tái tạo.
b) Phụ tùng, linh kiện để sản xuất: phương tiện, thiết bị chiếu sáng tiết kiệm năng lượng; phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
c) Sản phẩm tiết kiệm năng lượng, các loại phương tiện giao thông tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng khí hóa lỏng, khí thiên nhiên, điện, nhiên liệu hỗn hợp, nhiên liệu sinh học trong nước chưa sản xuất được.
3. Hỗ trợ một phần kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với cơ sở sử dụng năng lượng thực hiện lần đầu việc kiểm toán năng lượng.
4. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan xây dựng Danh mục chi tiết phương tiện, thiết bị, phụ tùng, linh kiện nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều này Chính phủ ban hành.
5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn chi tiết thực hiện việc miễn giảm thuế, hỗ trợ tài chính quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này.
1. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức của cộng đồng, động viên sự tham gia của nhân dân trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
2. Các biện pháp nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bao gồm:
a) Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách về quản lý năng lượng cho các cơ sở, ngành và địa phương.
b) Phổ cập nội dung tiết kiệm năng lượng thông qua hệ thống giáo dục các cấp và các phương tiện thông tin đại chúng.
c) Đưa nội dung thúc đẩy các hoạt động tiết kiệm năng lượng vào hoạt động của các hội khoa học kỹ thuật, tổ chức đoàn thể quần chúng.
d) Tổ chức các phòng trưng bày sản phẩm tiết kiệm năng lượng, tổ chức các cuộc thi sáng tạo về tiết kiệm năng lượng.
1. Chế độ, nội dung báo cáo, kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, kiểm toán năng lượng tại các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.
2. Hoạt động của các tổ chức tư vấn kiểm toán năng lượng.
3. Chế độ báo cáo, thống kê sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng.
4. Việc tuân thủ các quy định về hoạt động dán nhãn năng lượng.
5. Việc tuân thủ các quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
6. Các nội dung quy định về các hành vi bị cấm tại Điều 8 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý năng lượng có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc sử dụng năng lượng của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; kiểm tra hoạt động dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quy định.
2. Đoàn thanh tra, thanh tra viên khi tiến hành thanh tra về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về thanh tra; không được gây phiền hà, sách nhiễu, làm cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của đối tượng thanh tra.
b) Áp dụng kịp thời các biện pháp ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận thanh tra và biện pháp xử lý do mình quyết định.
Đối tượng thanh tra về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Cung cấp cho đoàn thanh tra, thanh tra viên các tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra.
2. Tạo điều kiện để đoàn thanh tra và thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ.
3. Chấp hành các quyết định xử lý của đoàn thanh tra, thanh tra viên.
4. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1. Bộ Công thương:
a) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo các nhiệm vụ được quy định trong Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
b) Phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương giám sát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Nghị định này, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
c) Tổ chức và bố trí nguồn nhân lực phù hợp để giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ:
Thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các nhiệm vụ sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và công bố tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng và mức hiệu suất năng lượng tối thiểu cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng đang được sử dụng phổ biến theo lộ trình dán nhãn năng lượng; tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng đối với kết cấu kiến trúc, vật liệu xây dựng, chiếu sáng, sưởi ấm, làm mát và mức cung cấp năng lượng cho các khu vực chủ yếu trong các tòa nhà; tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống quản lý năng lượng trong cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tòa nhà và doanh nghiệp vận tải.
b) Phối hợp với các Bộ quản lý ngành liên quan xây dựng chính sách chuyển giao công nghệ, tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
3. Bộ Xây dựng:
Thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các nhiệm vụ sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong thiết kế xây dựng các công trình xây dựng, vật liệu xây dựng.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương hướng dẫn việc quản lý sử dụng năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong hoạt động xây dựng; chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với hoạt động xây dựng.
c) Tổ chức đào tạo, tập huấn các kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động xây dựng.
4. Bộ Giao thông vận tải:
Thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các nhiệm vụ sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức tiêu thụ năng lượng đối với một số loại phương tiện giao thông vận tải phù hợp với từng thời kỳ và tổ chức kiểm tra việc tuân thủ.
b) Ban hành quy định về quản lý kỹ thuật, hướng dẫn doanh nghiệp kinh doanh vận tải xây dựng định ngạch và thực hiện công tác bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ trong quá trình khai thác, sử dụng phương tiện giao thông vận tải nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương hướng dẫn việc quản lý sử dụng năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong hoạt động giao thông, vận tải; chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công tác tổ chức, điều hành hệ thống giao thông vận tải.
d) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng; nghiên cứu phát triển các dạng nhiên liệu, năng lượng tái tạo thay thế nhiên liệu truyền thống sử dụng trong giao thông vận tải.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các nhiệm vụ sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, thủy lợi.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương hướng dẫn việc quản lý sử dụng năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong sản xuất nông nghiệp; chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với sản xuất nông nghiệp, thủy lợi.
c) Tổ chức đào tạo, tập huấn các kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, nông thôn và thủy lợi.
6. Bộ Tài chính:
Thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các nhiệm vụ sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hướng dẫn chi tiết về chính sách ưu đãi tài chính đối với hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thủ tục nhập khẩu phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng; quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với Bộ Công thương quy định các chỉ tiêu thống kê về sử dụng năng lượng vào hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia về sử dụng năng lượng; tổ chức và chỉ đạo, định kỳ thực hiện công bố xã hội các thông tin thống kê về sử dụng năng lượng.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Tổ chức đưa nội dung về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hoạt động giáo dục, đào tạo phù hợp với từng cấp học.
9. Bộ Thông tin và Truyền thông:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương tổ chức và chỉ đạo các phương tiện truyền thông thực hiện các chương trình quảng bá, nâng cao nhận thức của xã hội về thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các nhiệm vụ sau đây:
1. Xây dựng chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện.
2. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tại địa phương kiểm tra, rà soát, lập danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.
3. Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp thông tin của các báo cáo và kế hoạch sử dụng năng lượng của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tại địa phương.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 102/2003/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 21/2011/ND-CP |
Hanoi, March 29, 2011 |
DETAILING THE LAW ON ECONOMICAL AND EFFICIENT USE OF ENERGY AND MEASURES FOR ITS IMPLEMENTATION
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 28, 2010 Law on Economical and Efficient Use of Energy;
At the proposal of the Minister of Industry and Trade,
DECREES:
Article 1. Scope of regulation
This Decree provides statistical work on energy use; major energy users; economical and efficient use of energy in state budget-funded agencies and units; energy labeling of energy-consuming devices and equipment; measures to promote economical and efficient use of energy; and examination and inspection of economical and efficient use of energy.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to organizations and individuals using energy in Vietnam.
Article 3. Statistical indicators on energy use
Statistical indicators on energy use within the national statistical indicator system shall be applied uniformly nationwide and updated annually, including the following principal indicators:
1. Groups of indicators on quantity and volume of used energy classified by:
a/ Economic sector;
b/ Major energy user;
c/ Use purpose;
d/ Type of energy.
2. Indicators on energy consumption rate classified by a number of essential products.
3. Group of indicators on quantity and type of manufactured and imported energy-consuming devices and equipment on the list of energy-consuming devices and equipment subject to energy labeling.
4. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade in, proposing the Prime Minister to add statistical indicators on energy use to the national statistical indicator system; and direct the regular public announcement of statistical information on energy use.
Article 4. Responsibilities for collection, summarization and analysis of statistical information on energy use
1. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, guiding the collection, summarization and analysis of statistical information on energy use.
2. Ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees shall make statistical reports on energy use in the sectors, domains and entities under their management and submit them to the Ministry of Industry and Trade.
Article 5. Organization of the national energy database
1. The Ministry of Industry and Trade shall organize and build the national energy database.
2. The national energy database includes:
a/ Statistical indicators on energy use provided in Article 3 of this Decree;
b/ Quantity and volume of domestically exploited and imported primary energy, including coal, crude oil, natural gas, hydropower, electric power, renewable energy and nuclear power;
c/ Quantity and volume of domestically generated energy, including electric power and fuel generated from oil and coal;
d/ Price indicators of essential energies.
Article 6. Identification of major energy users
1. Major energy users are establishments consuming energy at the following rates:
a/ Industrial and agricultural production establishments and transport units which annually consume energy of a total of one thousand tons of oil equivalent (1,000 TOE) or higher;
b/ Construction works used as offices and houses; educational, medical, entertainment, physical training and sports establishments; hotels, supermarkets, restaurants and shops which annually consume energy of a total of five hundred tons of oil equivalent (500 TOE) or higher.
2. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and sectors in, proposing the Government to adjust the identification of major energy users suitable to national socio-economic development.
Article 7. Listing of major energy users
1. State economic groups and corporations shall examine, review and list major energy users under their management and send such lists to the Ministry of Industry and Trade before February 1 every year.
2. Provincial-level People's Committees shall direct local specialized agencies in examining, reviewing and listing major energy users in their localities for making a general list for submission to the Ministry of Industry and Trade before February 1 every year.
3. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and sectors and provincial-level People's Committees in, proposing the Prime Minister to promulgate a list of major energy users nationwide before March 31 every year.
Article 8. Energy management model
Major energy users shall apply energy management models with the following principal contents:
1. Announcement of objectives and policies on economical and efficient use of energy in their establishments.
2. Annual and five-year planning of economical and efficient use of energy in their establishments; formulation and application of measures for economical and efficient use of energy according to their set objectives, policies and planning; definition of responsibilities of each, collective and person to implement plans on economical and efficient use of energy.
3. Availability of a network and energy managers as provided in Clause 1, Article 35 of the Law on Economical and Efficient Use of Energy.
4. Regular check and monitoring of energy consumption demands of devices and equipment of entire production chains, and the installation, upgrading and repair of energy-consuming equipment of their establishments.
5. Energy audit; proposal and selection of managerial and technological solutions for economical and efficient use of energy.
6. Regular training and retraining in economical and efficient use of energy for employees.
7. Adoption of reward and discipline regimes to promote economical and efficient use of energy in their establishments.
1. Energy audit covers the following principal jobs:
a/ Surveying, measurement and collection of data on energy use by establishments;
b/ Analysis, calculation and evaluation of energy use efficiency;
c/ Assessment of energy saving potential;
d/ Proposal of solutions for energy saving;
e/ Analysis of investment effectiveness of proposed energy saving solutions.
2. Major energy users shall submit energy audit reports to provincial-level Industry and Trade Departments within 30 days after conducting energy audit.
Article 10. Planning on economical and efficient use of energy
1. Major energy users shall adopt annual and five-year plans on economical and efficient use of energy:
a/ Annual plans shall be made annually;
b/ Five-year plans shall be made for each five-year period.
2. Annual and five-year plans cover the following principal parts:
a/ Evaluation of implementation of the plan of the previous year (for annual plans) or the previous five years (for five-year plans);
b/ Planning on economical and efficient use of energy for the planning year (for annual plans) or the next five years (for five-year plans).
3. The Ministry of Industry and Trade shall guide contents and forms of, and time, order and procedures for submitting, the reports specified in Clauses 1 and 2 of this Article.
ECONOMICAL AND EFFICIENT USE OF ENERGY IN STATE BUDGET-FUNDED AGENCIES AND UNITS
Article 11. Economical and efficient use of energy in state budget-funded agencies and units
1. The head of a state budget-funded agency or unit shall:
a/ Strictly comply with Articles 30 and 31 of the Law on Economical and Efficient Use of Energy;
b/ Set objectives and register targets for energy saving in the agency or unit; direct the formulation and implementation of annual plans on energy use;
c/ Examine the economical and efficient use of energy in the agency or unit; disseminate and educate about energy saving practices for employees of the agency or unit;
d/ Make statistics and reports on annual energy use under Clause 1, Article 13 of this Decree;
e/ Reward organizations and persons for good performance; promptly handle violations of regulations on economical use of energy in the agency or unit.
2. The head of a state budget-funded agency or unit on the list of major energy users shall fully comply with regulations on major energy users in the Law on Economical and Efficient Use of Energy and this Decree.
3. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, sectors and provincial-level People's Committees in, proposing to the Prime Minister a list of state budget-funded agencies and units rewarded for, or handled for violations of regulations on, economical and efficient use of energy.
Article 12. Procurement of devices and equipment by state budget-funded agencies and units
1. When replacing or buying devices and equipment, a state budget-funded agency or unit shall buy devices and equipment on the Prime Minister's list of energy-efficient devices and equipment permitted for furnishing and procurement.
2. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and sectors in, proposing the Prime Minister to promulgate a list of energy-efficient devices and equipment permitted for furnishing and procurement.
3. The Ministry of Finance shall detail the procurement of energy-consuming devices and equipment on the list of energy-efficient devices and equipment permitted for furnishing and procurement.
Article 13. Energy use reporting by State budget-funded agencies and units
1. Annually, a state budget-funded agency or unit shall make a report on its energy use and submit it to a competent state management agency. A report covers:
a/ Name and address;
b/ Annual plan on energy use; plan on replacement or new procurement and repair of devices and equipment; annual targets and solutions for energy saving;
c/ Energy use situation; replaced or newly bought or repaired devices and equipment and energy saving solutions carried out in the year; comparison with plan.
2. Provincial-level People's Committees shall decentralize the receipt, examination, evaluation and summarization of reports provided in Clause I of this Article for submission to the Ministry of Industry and Trade.
3. The Ministry of Industry and Trade shall guide the form and deadline for submission of the report provided in this Article.
ENERGY LABELING FOR ENERGY- CONSUMING DEVICES AND EQUIPMENT
1. Devices and equipment on the list of devices and equipment subject to energy labeling shall be labeled before their market sale.
2. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and sectors in, making a list of devices and equipment subject to energy labeling and its implementation roadmap for submission to the Prime Minister for decision.
Article 15. Classification of energy labels
1. Energy labels include:
a/ Comparative label, which provides information on energy consumption rate, type of energy, energy yield and other information to enable consumers to compare with products of the same type in the market for recognition and selection of energy-efficient devices and equipment;
b/ Certification label, which certifies that the device or equipment has the highest energy yield compared with other devices or equipment of the same type.
2. Based on national standards on energy yield, the Ministry of Industry and Trade shall provide norms on energy yield in comparative and certification labels.
Article 16. Energy yield testing laboratories
A laboratory may obtain a certificate of testing energy yield standard conformity of devices and equipment for energy labeling when it meets the following conditions:
1. It is a specialized laboratory recognized according to the standards of the Vietnam Laboratory Accreditation Scheme (VILAS) or a laboratory recognized by the International Laboratory Accreditation Cooperation (ILAC) or the Asia-Pacific Laboratory Accreditation Cooperation (APLAC).
2. It is not recognized according to the standards of the Vietnam Laboratory Accreditation Scheme but is qualified for testing energy yield as examined, evaluated and designated by the Ministry of Industry and Trade to test energy yield standard conformity of energy-consuming devices and equipment when satisfying the following requirements:
a/ Having testing personnel technically trained in energy-consuming devices and equipment to be tested;
b/ Having testing equipment which is examined and calibrated under regulations and capable of accurately testing norms.
3. The Ministry of Industry and Trade shall announce a list of laboratories qualified for energy yield testing.
Article 17. Energy labeling registration dossiers and competence to issue energy label certificates for devices and equipment
1. An energy labeling registration dossier of a device or equipment comprises:
a/ Technical specifications of the device or equipment;
b/ Testing results of the energy yield of the device or equipment issued by a laboratory defined in Article 16 of this Decree;
c/ Written request for energy labeling.
2. The Ministry of Industry and Trade shall issue energy label certificates for devices and equipment.
3. The Ministry of Finance shall provide the fee for energy label certificates.
1. Energy labels comply with the form provided by the Ministry of Industry and Trade and shall be stuck on devices and equipment.
2. Manufacturers and importers themselves shall print energy labels and stick them on devices and equipment obtaining energy label certificates.
3. Sixty working days before an energy label certificate terminates its validity, the manufacturer or importer shall make re-registration. Manufacturers and importers may not stick energy labels on devices and equipment with expired energy label certificates.
Article 19. Termination of energy labeling and withdrawal of energy label certificates
1. Energy labeling shall be terminated in the following cases:
a/ Sticking of false energy labels;
b/ Energy labeling without an energy label certificate or with an expired or tampered energy label certificate;
c/ Energy labeling not according to contents and specifications provided by the Ministry of Industry and Trade or with incorrect energy yield of devices and equipment.
2. An energy label certificate shall be withdrawn when:
a/ Frauds are detected in the energy labeling registration dossier;
b/ Testing results do not match the actual energy yield of the device or equipment;
c/ Sanctions have been imposed twice for violations of Clause 1 of this Article.
3. The Ministry of Industry and Trade shall guide Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 20. Reporting by manufacturers of energy-consuming devices and equipment on the list of devices and equipment subject to energy labeling
1. A manufacturer of energy-consuming devices and equipment on the list of devices and equipment subject to energy labeling shall annually submit to the provincial-level Industry and Trade Department a report on:
a/ Name and address of the manufacturer;
b/ Types of devices and equipment and quantity of each type of devices and equipment sold;
c/ Energy yield of each type of devices and equipment.
Provincial-level Industry and Trade Departments shall receive and summarize reports of manufacturers of energy-consuming devices and equipment on the list of devices and equipment subject to energy labeling in their localities for submission to the Ministry of Finance before March 31 of the subsequent year.
The Ministry of Industry and Trade shall guide the form of the report provided in this Article.
Article 21. Reporting by importers of energy-consuming devices and equipment on the list of devices and equipment subject to energy labeling
1. An importer of energy-consuming devices and equipment on the list of devices and equipment subject to energy labeling shall annually submit to the provincial-level Industry and Trade Department a report on:
a/ Name and address of the importer;
b/ Types of devices and equipment; countries of manufacture and quantity of each type of imported devices and equipment;
c/ Energy yield of each type of devices and equipment;
d/ Types of devices and equipment with energy^ yield certificates granted in countries of manufacture.
2. Provincial-level Industry and Trade Departments shall receive and summarize reports of importers of energy-consuming devices and equipment on the list of devices and equipment subject to energy labeling in their localities for submission to the Ministry of Industry and Trade before March 31 of the subsequent year.
3. The Ministry of Finance shall provide information on types, quantities and origin of imported energy-consuming devices and equipment on the list of devices and equipment subject to energy labeling at the request of the Ministry of Industry and Trade.
4. The Ministry of Industry and Trade shall guide the form of the report provided in this Article.
Article 22. Energy labeling inspection and reporting
1. Annually, manufacturers and importers obtaining energy label certificates of devices and equipment shall make statistics on quantities and types of labeled devices and equipment marketed in the year and send them to the Ministry of Industry and Trade before March 1 of the subsequent year.
2. Manufacturers and importers of devices and equipment violating regulations on energy labeling shall be handled under law.
3. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and sectors and provincial-level People's Committees in, examining me testing of devices and equipment for energy labeling at laboratories; inspecting energy label printing and labeling; and regularly or irregularly inspecting labeled devices and equipment circulated in the market.
Article 23. Energy-consuming devices and equipment subject to elimination
1. Bases for inclusion of devices and equipment into the list of those subject to elimination include:
a/ Failure to reach safety standards of devices and equipment;
b/ Failure to reach the minimum energy yield;
c/ Conformity with national socio-economic development and state management requirements in each period.
2. The Ministry of Science and Technology shall announce the minimum energy yield in energy yield standards for devices and equipment.
3. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and sectors in, making and proposing to the Prime Minister for promulgation a list of devices and equipment subject to elimination under Clauses 1 and 2 of this Article.
4. Import and circulation of devices and equipment on the list of those subject to elimination are prohibited.
MEASURES TO PROMOTE ECONOMICAL AND EFFICIENT USE OF ENERGY
Article 24. Application of managerial and technological measures for economical and efficient use of energy
1. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and ministerial-level agencies in, providing managerial and technological measures encouraged or compulsory for application to industrial production under Articles 9, 10, 11, 12 and 13 of the Law on Economical and Efficient Use of Energy.
2. The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and ministerial-level agencies in, providing managerial and technological measures encouraged or compulsory for application to construction activities under Article 15 of the Law on Economical and Efficient Use of Energy.
3. The Ministry of Transport shall assume the prime responsibility for, and coordinate, with concerned ministries and ministerial-level agencies in, providing managerial and technological measures encouraged or compulsory for application to transport activities under Article 19 of the Law on Economical and Efficient Use of Energy.
4. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and ministerial-level agencies in, providing managerial and technological measures encouraged or compulsory for application to agricultural production under Articles 22 and 23 of the Law on Economical and Efficient Use of Energy.
Article 25. Energy audit and reporting on energy use at establishments outside the list of major energy users
1. Establishments outside the list of major energy users are encouraged to regularly conduct energy audit and report on their energy use.
2. State management agencies in charge of economical and efficient use of energy shall guide and assist establishments in conducting energy audit and reporting on their energy use like major energy users.
Article 26. National target program on economical and efficient use of energy
1. The national target program on economical and efficient use of energy covers the following principal contents:
a/ Completion of the institutional framework, updating of standards and technical regulations related to energy saving;
b/ Propaganda, dissemination, guidance and education to raise public awareness about economical and efficient use of energy;
c/ Study and development of projects to apply science and technology for raising energy yield in industrial production, construction, transport, agriculture and services;
d/ Support for projects to promote economical and efficient use of energy.
2. Funds for the national target program on economical and efficient use of energy come from:
a/ State budget funds for the national target program on economical and efficient use of energy outside annual state budget funds for science and technology;
b/ Funds originated from and outside the state budget;
c/ Contributions and donations of Vietnamese organizations and individuals, overseas Vietnamese and foreign organizations and individuals;
d/ Other lawful sources under law.
3. Implementation of the national target program on economical and efficient use of energy is provided as follows:
a/ The Prime Minister shall approve, and direct the implementation, examination and evaluation of the implementation of, the national target program on economical and efficient use of energy;
b/ The standing body for the national target program on economical and efficient use of energy is based in the Ministry of Industry and Trade. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and ministerial-level agencies in, formulating contents, tasks and management mechanisms of the national target program on economical and efficient use of energy;
c/ The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade in, adopting a financial mechanism for the national target program on economical and efficient use of energy;
d/ Based on the national target program on economical and efficient use of energy, ministers, heads of ministerial-level agencies and chairpersons of provincial-level People's Committees shall perform their assigned and decentralized tasks.
Article 27. Investment incentives
Investment projects to manufacture energy-efficient devices and equipment; and upgrade production chains and expand production scales with energy-efficient technologies are entitled to supports under current regulations on investment credit and investment incentives.
Article 28. Support for the manufacture and import of energy-efficient devices and equipment; renewable energy-consuming devices and equipment, and energy audit
1. The State provides tax incentives and supports in capital and land for manufacturers of domestic energy-efficient products and renewable energy-consuming products to build manufacture facilities.
2. Energy-efficient and renewable energy-consuming devices and equipment, parts and components which are domestically unavailable are entitled to import duty exemption and reduction under the tax law, including:
a/ Devices, equipment, parts and supplies for research into development and renovation of energy-efficient technologies, programs on survey, research, trial manufacture and formulation of typical projects to use renewable energy;
b/ Parts and components for the manufacture of energy-efficient lighting devices and equipment; devices and equipment using solar and wind power;
c/ Energy-efficient products, fuel-efficient vehicles and vehicles running on liquefied gas, natural gas, electricity, mixed fuel or bio-fuel which are domestically unavailable.
3. The national target program on economical and efficient use of energy shall partly fund energy users for conducting energy audits for the first time.
4. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and concerned ministries and sectors in, making a detailed list of imported devices, equipment, parts and components provided in Clause 2 of this Article for submission to the Government for promulgation.
5. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade and concerned ministries and sectors in, detailing the tax exemption and reduction and financial support provided in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
Article 29. Raising of awareness about economical and efficient use of energy
1. Ministries, sectors and provincial-level People's Committees may conduct public information and propaganda activities in the mass media to raise public awareness about and encourage people's participation in economical and efficient use of energy.
2. Measures to raise awareness about economical and efficient use of energy include:
a/ To train and develop energy management personnel for establishments, sectors and localities;
b/ To popularize energy saving through the educational system of all levels and the mass media;
c/ To introduce energy saving activities into the operation of science and technology associations and mass organizations;
d/ To organize showrooms of energy -efficient products and competitions on energy saving initiatives.
EXAMINATION AND INSPECTION OF ECONOMICAL AND EFFICIENT USE OF ENERGY
Article 30. Contents of examination and inspection of economical and efficient use of energy
1. Reporting regimes and contents and planning of economical and efficient use of energy and energy audit at major energy users.
2. Operations of energy audit consultancy institutions.
3. Reporting regimes and statistics on manufacture and import of devices and equipment on the list of devices and equipment subject to energy labeling.
4. Compliance with regulations on energy labeling.
5. Compliance with regulations on economical and efficient use of energy at state budget-funded agencies and units.
6. Provisions on prohibited acts provided in Article 8 of the Law on Economical and Efficient Use of Energy.
Article 31. Powers and responsibilities for examination and inspection of economical and efficient use of energy
1. Competent energy state management agencies shall regularly examine energy use by major users; and examine energy labeling for devices and equipment as provided by the Prime Minister.
2. When inspecting economical and efficient use of energy, inspection teams and inspectors shall:
a/ Comply with the inspection law regarding their powers and inspection order and procedures; not harass, trouble and obstruct production and business activities of inspected entities,
b/ Promptly take lawful measures to stop and handle violations of the law on economical and efficient use of energy; take responsibility before law for their inspection conclusions and handling measures.
Article 32. Rights and obligations of entities subject to inspection of economical and efficient use of energy
Entities subject to inspection of economical and efficient use of energy have the following rights and obligations:
1. To provide inspection-related documents to inspection teams and inspectors.
2. To create conditions for inspection teams and inspectors to perform their tasks.
3. To observe handling decisions of inspection teams and inspectors.
4. To perform other rights and obligations under the inspection law.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 33. Responsibilities of ministries in the state management of economical and efficient use of energy
1. The Ministry of Industry and Trade:
a/ To take responsibility before the Government for its state management of economical and efficient use of energy according to the tasks provided in the Law on Economical and Efficient Use of Energy;
b/ To coordinate with ministries, sectors and provincial-level People's Committees in supervising, inspecting and urging the implementation of the Law on Economical and Efficient Use of Energy and this Decree, and annually report to the Prime Minister;
c/ To appropriately organize and arrange personnel to assist the Minister in performing the state management of economical and efficient use of energy.
2. The Ministry of Science and Technology:
To perform the tasks provided in the Law on Economical and Efficient Use of Energy and the following tasks:
a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and sectors in, formulating and announcing national standards on energy yield and minimum energy yield for popular energy-consuming devices and equipment according to the energy labeling roadrap; national standards on energy yield for architectural structures, construction, lighting, heating and cooling materials, and energy supply levels for key areas within buildings; and national standards on energy management systems in industrial and agricultural production establishments, buildings and transport businesses;
b/ To coordinate with concerned line ministries in formulating policies on technology transfer and studying and applying scientific and technological advances in economical and efficient use of energy.
3. The Ministry of Construction:
To perform the tasks provided in the Law on Economical and Efficient Use of Energy and the following tasks:
a/ To promulgate according to its competence or propose competent agencies to promulgate standards and technical regulations on economical and efficient use of energy in designing construction works and construction materials;
b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade in, guiding major energy users in managing energy use in construction activities; to direct and guide the implementation of solutions for economical and efficient use of energy in construction activities;
c/ To organize training and retraining in economical and efficient use of energy in construction activities.
4. The Ministry of Transport:
To perform the tasks provided in the Law on Economical and Efficient Use of Energy and the following tasks:
a/ To promulgate according to its competence or propose competent agencies to promulgate standards, technical regulations and norms on energy consumption for a number of vehicles suitable to each period and inspect the observance of these regulations;
b/ To promulgate regulations on technical management and guide transport businesses in formulating norms and conducting regular technical maintenance during the operation and use of vehicles in order to economically and efficiently use energy;
c/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade in, guiding major energy users in managing energy use in transport activities; to guide the implementation of solutions for economical and efficient use of energy in the organization and operation of the transport system;
d/ To study and apply scientific and technological advances in order to raise energy use efficiency; to study and develop renewable fuels and energies to replace traditional fuels used in transport.
5. The Ministry of Agriculture and Rural Development:
To perform the tasks provided in the Law on Economical and Efficient Use of Energy and the following tasks:
a/ To promulgate according to its competence or propose competent agencies to promulgate standards and technical regulations on economical and efficient use of energy in agricultural production and irrigation;
b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade in, guiding major energy users in managing energy use in agricultural production; to direct and guide the implementation of solutions for economical and efficient use of energy in agricultural production and irrigation;
c/ To organize training and retraining in economical and efficient use of energy in agricultural production, irrigation and rural areas.
6. The Ministry of Finance:
To perform the tasks provided in the Law on Economical and Efficient Use of Energy and the following tasks:
a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and sectors in, formulating and promulgating or proposing competent agencies to promulgate detailed guidance on financial incentives for economical and efficient use of energy and energy-efficient products;
b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in, guiding procedures for import of devices and equipment subject to energy labeling; to issue regulations on collection, remittance, management and use of the fee for energy label certificates.
7. The Ministry of Planning and Investment:
To coordinate with the Ministry of Industry and Trade in providing statistical indicators on energy use to be included in the national system of statistical indicators on energy use; to organize and direct the regular public announcement of statistical information on energy use.
8. The Ministry of Education and Training:
To introduce economical and efficient use of energy into educational and training activities suitable to each educational level.
9. The Ministry of Information and Communications:
To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade in, organizing and directing the mass media in implementing public programs to raise social awareness about economical and efficient use of energy.
Article 34. Responsibilities of provincial-level People's Committees
To perform the tasks provided in the Law on Economical and Efficient Use of Energy and the following tasks:
1. To formulate programs on economical and efficient use of energy for inclusion in their local socio-economic development plans and inspect and evaluate their implementation.
2. To direct local specialized agencies in examining, checking and listing major energy users.
3. To examine, evaluate and summarize reports and plans on energy use of state budget-funded agencies and units and major energy users in their localities.
1. This Decree takes effect on May 15, 2011.
2. This Decree replaces the Government's Decree No. 102/2003/ND-CP of September 3, 3003. on economical and efficient use of energy.
Article 36. Implementation responsibilities
Ministers, heads of ministerial-level agencies, beads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees and concerned organizations and individuals shall implement this Decree-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực