Chương 3 Nghị định 21/2011/NĐ-CP: Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
Số hiệu: | 21/2011/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 29/03/2011 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2011 |
Ngày công báo: | 12/04/2011 | Số công báo: | Từ số 193 đến số 194 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là các cơ sở có mức sử dụng năng lượng sau đây:
a) Cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đơn vị vận tải có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra một nghìn tấn dầu tương đương (1000 TOE) trở lên.
b) Các công trình xây dựng được dùng làm trụ sở, văn phòng làm việc, nhà ở; cơ sở giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, thể dục, thể thao; khách sạn, siêu thị, nhà hàng, cửa hàng có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra năm trăm tấn dầu tương đương (500 TOE) trở lên.
2. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ điều chỉnh việc xác định cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1. Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, rà soát, lập danh sách các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm thuộc phạm vi quản lý của đơn vị mình gửi Bộ Công thương trước ngày 01 tháng 02 hàng năm.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tại địa phương kiểm tra, rà soát, lập danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn; tổng hợp gửi Bộ Công thương trước ngày 01 tháng 02 hàng năm.
3. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong cả nước trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.
Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải áp dụng mô hình quản lý năng lượng. Mô hình quản lý năng lượng được thực hiện theo các nội dung chính sau đây:
1. Công bố mục tiêu, chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại cơ sở.
2. Xây dựng kế hoạch hàng năm và năm năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở; xây dựng và thực hiện các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo mục tiêu, chính sách và kế hoạch đã lập; quy định chế độ trách nhiệm đối với từng tập thể, cá nhân liên quan đến việc thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại cơ sở.
3. Có mạng lưới và người quản lý năng lượng theo tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
4. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi nhu cầu tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị trên toàn bộ dây chuyền sản xuất, tình hình lắp đặt mới, cải tạo, sửa chữa thiết bị sử dụng năng lượng của cơ sở.
5. Thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng; đề xuất và lựa chọn thực hiện các giải pháp quản lý và công nghệ nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
6. Định kỳ tổ chức đào tạo, tập huấn cho người lao động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
7. Có chế độ thưởng, phạt nhằm thúc đẩy hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại cơ sở.
1. Nội dung kiểm toán năng lượng bao gồm các công việc chính sau:
a) Khảo sát, đo lường, thu thập số liệu về tình hình sử dụng năng lượng của cơ sở.
b) Phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng.
c) Đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng.
d) Để xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
đ) Phân tích hiệu quả đầu tư cho các giải pháp tiết kiệm năng lượng đề xuất.
2. Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm gửi báo cáo kiểm toán năng lượng đến Sở Công thương trong thời gian 30 ngày, sau khi thực hiện kiểm toán năng lượng.
1. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm có trách nhiệm xây dựng kế hoạch năm và năm năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
a) Kế hoạch năm được lập hàng năm.
b) Kế hoạch năm năm được lập cho từng giai đoạn năm năm.
2. Kế hoạch năm và năm năm gồm các phần chính sau:
a) Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm trước (đối với kế hoạch năm); của năm năm trước (đối với kế hoạch năm năm).
b) Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của năm kế hoạch (đối với kế hoạch năm); của năm năm tới (đối với kế hoạch năm năm).
3. Bộ Công thương hướng dẫn nội dung, biểu mẫu, thời gian lập, trình tự và thủ tục gửi báo cáo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Article 6. Identification of major energy users
1. Major energy users are establishments consuming energy at the following rates:
a/ Industrial and agricultural production establishments and transport units which annually consume energy of a total of one thousand tons of oil equivalent (1,000 TOE) or higher;
b/ Construction works used as offices and houses; educational, medical, entertainment, physical training and sports establishments; hotels, supermarkets, restaurants and shops which annually consume energy of a total of five hundred tons of oil equivalent (500 TOE) or higher.
2. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and sectors in, proposing the Government to adjust the identification of major energy users suitable to national socio-economic development.
Article 7. Listing of major energy users
1. State economic groups and corporations shall examine, review and list major energy users under their management and send such lists to the Ministry of Industry and Trade before February 1 every year.
2. Provincial-level People's Committees shall direct local specialized agencies in examining, reviewing and listing major energy users in their localities for making a general list for submission to the Ministry of Industry and Trade before February 1 every year.
3. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and sectors and provincial-level People's Committees in, proposing the Prime Minister to promulgate a list of major energy users nationwide before March 31 every year.
Article 8. Energy management model
Major energy users shall apply energy management models with the following principal contents:
1. Announcement of objectives and policies on economical and efficient use of energy in their establishments.
2. Annual and five-year planning of economical and efficient use of energy in their establishments; formulation and application of measures for economical and efficient use of energy according to their set objectives, policies and planning; definition of responsibilities of each, collective and person to implement plans on economical and efficient use of energy.
3. Availability of a network and energy managers as provided in Clause 1, Article 35 of the Law on Economical and Efficient Use of Energy.
4. Regular check and monitoring of energy consumption demands of devices and equipment of entire production chains, and the installation, upgrading and repair of energy-consuming equipment of their establishments.
5. Energy audit; proposal and selection of managerial and technological solutions for economical and efficient use of energy.
6. Regular training and retraining in economical and efficient use of energy for employees.
7. Adoption of reward and discipline regimes to promote economical and efficient use of energy in their establishments.
1. Energy audit covers the following principal jobs:
a/ Surveying, measurement and collection of data on energy use by establishments;
b/ Analysis, calculation and evaluation of energy use efficiency;
c/ Assessment of energy saving potential;
d/ Proposal of solutions for energy saving;
e/ Analysis of investment effectiveness of proposed energy saving solutions.
2. Major energy users shall submit energy audit reports to provincial-level Industry and Trade Departments within 30 days after conducting energy audit.
Article 10. Planning on economical and efficient use of energy
1. Major energy users shall adopt annual and five-year plans on economical and efficient use of energy:
a/ Annual plans shall be made annually;
b/ Five-year plans shall be made for each five-year period.
2. Annual and five-year plans cover the following principal parts:
a/ Evaluation of implementation of the plan of the previous year (for annual plans) or the previous five years (for five-year plans);
b/ Planning on economical and efficient use of energy for the planning year (for annual plans) or the next five years (for five-year plans).
3. The Ministry of Industry and Trade shall guide contents and forms of, and time, order and procedures for submitting, the reports specified in Clauses 1 and 2 of this Article.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực