Chương I Nghị định 204/2004/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 204/2004/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/12/2004 | Ngày hiệu lực: | 04/01/2005 |
Ngày công báo: | 20/12/2004 | Số công báo: | Từ số 21 đến số 22 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về chế độ tiền lương gồm: mức lương tối thiểu chung; các bảng lương; các chế độ phụ cấp lương; chế độ nâng bậc lương; chế độ trả lương; nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương; quản lý tiền lương và thu nhập đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; cán bộ chuyên trách và công chức xã, phường, thị trấn; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (lực lượng vũ trang gồm quân đội nhân dân và công an nhân dân).
Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nói trên, sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị.
Nghị định này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang, bao gồm:
1. Các chức danh lãnh đạo của Nhà nước và các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát quy định tại bảng lương chức vụ và bảng phụ cấp chức vụ ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11).
2. Các chức danh do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
3. Công chức trong các cơ quan nhà nước quy định tại Điều 2 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 117/2003/NĐ-CP).
4. Công chức dự bị quy định tại Điều 2 Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị (sau đây viết tắt là Nghị định số 115/2003/NĐ-CP).
5. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quy định tại Điều 2 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 116/2003/NĐ-CP).
6. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
7. Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã) quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Nghị định số 121/2003/NĐ-CP) và Điều 22 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ (sau đây viết tắt là Nghị định số 184/2004/NĐ-CP).
8. Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.
9. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.
1. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo
a) Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào (sau đây viết tắt là ngạch) hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chức danh) thì xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó.
b) Cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh bầu cử hiện đang đảm nhiệm.
c) Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) nào thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó. Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.
d) Các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu quy định hưởng lương theo bảng lương nào thì xếp lương theo bảng lương đó.
đ) Chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải gắn với việc rà soát, sắp xếp biên chế của các cơ quan, đơn vị; rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức; rà soát lại việc xếp lương cũ, những trường hợp đã xếp lương hoặc phụ cấp chức vụ chưa đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền thì chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) theo đúng quy định.
2. Nguyên tắc trả lương
Việc trả lương phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và nguồn trả lương (từ ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ và từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật dùng để trả lương) của cơ quan, đơn vị.
3. Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương
a) Cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang khi thay đổi công việc thì được chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho phù hợp với công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (trừ trường hợp bị kỷ luật bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại) để làm công việc khác hoặc giữ chức danh lãnh đạo khác mà có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng, sau đó xếp lại lương hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm.
b) Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn, thì được giữ mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ. Trường hợp công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn thì được giữ mức lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ nếu có) và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ.
c) Các đối tượng được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì được chuyển xếp lại ngạch, bậc lương và hưởng phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp xếp lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương hoặc theo bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân, nếu có mức lương cũ cao hơn so với mức lương mới được xếp thì được bảo lưu phần chênh lệch cao hơn này theo quy định của pháp luật.
d) Thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập phải theo đúng đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, điều kiện, chế độ được hưởng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.
đ) Thực hiện chế độ tiền lương phải gắn với cải cách hành chính; bảo đảm tương quan giữa các ngành, nghề và giữa các loại cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm ổn định chính trị - xã hội.
Article 1. Scope of regulation
The Decree provides for salary regime including general minimum salary, salary schedules, allowances, salary grade increment, salary payment; finance sources for salary payment affairs, salary and income control on public servants, civil servants and officials in State agencies and public service agencies; Full-time cadres and cadres and public servants of communes, wards and townships; professional officers and soldiers, non-commissioned officers, soldiers and workers in armed force offices (inclusive of the people’s army and public security forces).
State agencies and public service agencies, offices and units of the aforementioned armed forces hereinafter referred to collectively as agencies and units.
Article 2. Scope of application
Public servants, public employees, officials, and persons of the armed forces are subject to this Decree, including:
1. Management titles in the State and professional titles of the Juridical Courts and Procuracy as provided for in the position salary schedule and position allowance schedule issued together with Resolution No.730/2004/NQ-UBTVQH11 dated September 30th 2004 by the National Assembly’s Standing Committee on approving the position salary schedule and position allowance for senior executives of the State, and for public servants of the justice and the procuracy (hereinafter referred to as Resolution No.730/2004/NQ-UBTVQH11).
2. Elected titles for functions in accords with terms of office in the People’s Committee provinces and cities under the government, and the People’s Committee of districts, townships, and cities under the province.
3. Public servants in offices of the State as stipulated in Article 2 of Decree No.117/2003/ND-CP dated October 10th 2003 by the Government on recruiting, using and governing public servants and officials in offices of the State (hereinafter referred to as Decree No.117/2003/ND-CP).
4. Public servants on probation as stipulated in Article 2 of Decree No.115/2003/ND-CP dated October 10th 2003 by the Government on benefits for public servants on probation (hereinafter referred to as Decree No.115/2003/ND-CP).
5. Officials in public service agencies of the State as stipulated in Article 2 of Decree No.116/2003/ND-CP dated October 10th 2003 by the Government on recruiting, using and governing public servants and officials in public service agencies of the State (hereinafter referred to as Decree No.116/2003/ND-CP).
6. Public servants and officials on the State’s permanent payroll, whose salary is provided for in the State’s salary schedule for persons assigned to work for international associations, non-governmental organisations, projects, offices and organisations in Vietnam.
7. Full-time cadres and public servants in communes, wards and townships (hereinafter referred to full-time cadres and commune-level public servants) as stipulated in Articles 1 and 2 of Decree No.121/2003/ND-CP dated October 21st 2003 by the Government on benefits and remunerations for full-time cadres and public servants (hereinafter referred to as Decree No.121/2003/ND-CP) and Article 22 of Decree No.184/2004/ND-CP dated November 2nd 2004 by the Government detailing the enforcement of Ordinance on Militia (hereinafter referred to as Decree No.184/2004/ND-CP).
8. Full-time cadres responsible for coding in organisations responsible for codes and coding
9. Professional officers and soldiers, non-commissioned officers, soldiers and workers in offices and units of armed forces.
Article 3. Principles for calculation of position allowances and salaries and for payment salary payment and implementation of salary policies
1. Position allowance and salary grading principle
A(n) public servant and official who are appointed to a certain category of public servants or civil servants (hereinafter referred to as category) or a certain professional title of the Juridical Courts and Procuracy (hereinafter referred to as title) shall be entitled to the salary grade in accordance with that category or title.
An elected official who is entitled to position allowance and professional salary shall be entitled to the salary in accordance with the salary categories and grades applicable to administrative public servants and to the position allowance applicable to the elected title that he/she holds.
A(n) public servant, civil servant or official who holds a position of authority (elected or appointed) shall be entitled to a position allowance and salary applicable to that position. If one person who concurrently holds several positions of authority shall be entitled to the position allowance for his/her highest position. One person shall be entitled to pluralism allowance in the case he/she concurrently hold the top management position of another office/agency and/or unit that are allowed to have a full-time top management position..
The remuneration for persons of the armed forces and full-time cadres of in charge of coding and codes in organisations for coding and codes shall be graded in accordance with the respective salary schedules to which they are subject.
The salary grading from old salary schedules to new salary schedules must be done together with the review and rearrangement of staff and personnel in the offices and units; review and improvement of standards for job titles for public servants and civil servants and officials. In the case that their salaries have not been graded in accordance with the regulations set by competent agencies, they must be entitled to a newly-graded salary and position allowance (if any) as stipulated.
2. Salary payment principle
The salary payment must be undertaken on the basis of the performance by public servants, civil servants and officials and the office’s and unit’s financial source for salary payment (from the State budget or collected revenues used for salary payment as provided for by the law).
3. Principles for the implementation of salary and remuneration policies
Once a(n) public servant, civil servant or cadre or officer in the armed forces changes his/her duty, her/his salary and position allowance (if any) shall be recomputed in accordance with his/her new duty. In the case that one person leaves his/her position of authority (excluding the cases of dismissal for disciplinary reasons, removal or non-reappointment) to take another job or hold another position of authority which have lower salary and position allowance, he/she shall be entitled to the salary and/or allowance applicable to his/her former position for 6 months since his/her departure from his/her former position; after that his/her position allowance and salary (if any) shall be re-graded in accordance with his/her new duties and responsibilities.
As required by the work, once a(n) public servant, civil servants, cadres or officer in the armed forces who hold a position of authority is appointed to another position of authority with lower salary and position allowance, he/she shall be entitled to the position allowance and salary applicable to the former position. In the case that the salary computed in accordance with the new salary category or position allowance is lower that his/her former ones, he/she shall be entitled to the salary and allowance (if any) applicable to his/her former position and his salary grade increment shall be exercised in accordance with provisions applicable to his/her former salary category or position.
In the case that a person who transfers from the armed forces, or coding and codes organisations, and State-owned enterprises to state agencies or State public service agencies, his/her salary shall be recomputed in accordance with his/her new salary category, grade and position allowance (if any) applicable to his new position. In the case, the salary which is computed in accordance with the salary category applicable to officers, non-commissioned officers or to the professional personnel of the people’s army and technical staff of the public security force is higher than the new salary grade, he/she shall be entitled to the new salary grade plus the excess as provided for the law.
The salary and allowance grade calculation, increment and payment, and salary and income control must be done for the right target group and in accordance with the specified scope, principle, condition and other regulations as provided for by competent agencies.
The salary services must be done in parallel with the administration reform in a way that ensure the balanced harmony among various industries, professions, types and grades of public servants and officials; as well as the socio-political stability.