Chương 3 Nghị định 188/2004/NĐ-CP: Định giá các loại đất tại địa phương
Số hiệu: | 188/2004/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 16/11/2004 | Ngày hiệu lực: | 09/12/2004 |
Ngày công báo: | 24/11/2004 | Số công báo: | Số 25 |
Lĩnh vực: | Bất động sản | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/06/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phân vùng đất
Đất được chia thành 3 vùng: đồng bằng, trung du và miền núi, mỗi vùng có những đặc điểm cơ bản sau:
a) Đồng bằng là vùng đất thấp, tương đối bằng phẳng và có độ cao ngang với mặt nước biển. Mật độ dân số đông, kết cấu hạ tầng và điều kiện sản xuất lưu thông hàng hóa thuận lợi hơn trung du, miền núi.
b) Trung du là vùng đất có độ cao vừa phải (thấp hơn miền núi, cao hơn đồng bằng), bao gồm đại bộ phận diện tích là đồi. Mật độ dân số thấp hơn đồng bằng, cao hơn miền núi, kết cấu hạ tầng và điều kiện sản xuất lưu thông hàng hóa kém thuận lợi hơn so với đồng bằng nhưng thuận lợi hơn miền núi.
c) Miền núi là vùng đất cao hơn vùng trung du, bao gồm đại bộ phận diện tích là núi cao, địa hình phức tạp. Mật độ dân số thấp; kết cấu hạ tầng và điều kiện sản xuất lưu thông hàng hóa kém thuận lợi hơn trung du.
Các xã được công nhận là miền núi theo quy định của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi (nay là Uỷ ban Dân tộc).
Hạng đất để định giá đất áp dụng theo hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp ở địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của Nhà nước.
1. Nhóm đất nông nghiệp
a) Đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và các loại đất nông nghiệp khác được xếp theo hạng đất và chia thành ba loại xã theo địa giới hành chính: đồng bằng, trung du, miền núi.
b) Đối với đất làm muối được chia theo vị trí. Vị trí của đất làm muối được xác định căn cứ vào khoảng cách từ đồng muối đến kho muối tập trung tại khu sản xuất hoặc gần đường giao thông, theo nguyên tắc: vị trí số 1 áp dụng đối với đồng muối gần kho muối nhất hoặc gần đường giao thông nhất; các vị trí tiếp sau đó theo thứ tự từ thứ 2 trở đi có khoảng cách xa kho muối hơn và xa đường giao thông hơn.
2. Nhóm đất phi nông nghiệp tại nông thôn
Đối với đất ở tại nông thôn, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn và các loại đất phi nông nghiệp khác ở nông thôn như: đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ; đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng; đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa và đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ được xếp theo vị trí của từng loại đất, chia thành ba loại xã theo địa giới hành chính: đồng bằng, trung du, miền núi để định giá.
Vị trí của từng loại đất trong mỗi loại xã được chia theo 3 khu vực thuộc địa giới hành chính cấp xã:
- Khu vực 1: đất có mặt tiền tiếp giáp với trục đường giao thông chính nằm tại trung tâm xã hoặc cụm xã (gần ủy ban nhân dân xã, trường học, chợ, trạm y tế); gần khu thương mại và dịch vụ, khu du lịch, khu công nghiệp, khu chế xuất; hoặc không nằm tại khu vực trung tâm xã nhưng gần đầu mối giao thông hoặc gần chợ nông thôn.
- Khu vực 2: nằm ven các trục đường giao thông liên thôn, tiếp giáp với khu vực trung tâm xã, cụm xã, khu thương mại và dịch vụ, khu du lịch, khu chế xuất.
- Khu vực 3: là những vị trí còn lại trên địa bàn xã.
Việc phân loại khu vực để xác định giá đất thực hiện theo nguyên tắc: khu vực 1 có khả năng sinh lợi cao nhất, có điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất; khu vực 2 và khu vực 3 có khả năng sinh lợi và kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn.
Vị trí của từng loại đất trong từng khu vực được xác định căn cứ và khả năng sinh lợi, khoảng cách tới mặt tiền của các trục đường giao thông và điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, kinh doanh và cung cấp dịch vụ theo nguyên tắc vị trí số 1 có mức sinh lợi cao nhất, có điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất, gần trục đường giao thông chính nhất, các vị trí tiếp sau đó theo thứ tự từ thứ 2 trở đi có mức sinh lợi và điều kiện kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn.
Đối với đất ở tại đô thị, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và các loại đất phi nông nghiệp khác tại đô thị như: đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ; đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng; đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa và đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ được xếp theo loại đô thị, loại đường phố và vị trí đất để định giá.
1. Đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và xếp loại đô thị. Đô thị được phân thành 6 loại, gồm: đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV, đô thị loại V theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Đối với thị xã, thị trấn chưa được xếp loại đô thị thì xếp vào đô thị loại V.
Loại đường phố trong từng loại đô thị được xác định căn cứ chủ yếu vào khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khoảng cách tới khu trung tâm đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch.
Đường phố trong từng loại đô thị được phân thành các loại đường phố có số thứ tự từ 1 trở đi. Đường phố loại 1 áp dụng đối với đất tại trung tâm đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch; có mức sinh lợi cao nhất, có điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất; các loại đường phố tiếp sau đó theo thứ tự từ loại 2 trở đi áp dụng đối với đất không ở trung tâm đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch có mức sinh lợi và kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn.
Trường hợp một đường phố gồm nhiều đoạn đường phố có khả năng sinh lợi khác nhau, có kết cấu hạ tầng khác nhau thì từng đoạn đường phố đó được xếp vào loại đường phố tương ứng.
3. Vị trí đất trong từng loại đường phố của từng loại đô thị được xác định căn cứ vào khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khoảng cách so với trục đường giao thông. Vị trí đất trong từng loại đường phố của từng loại đô thị được phân thành các loại vị trí có số thứ tự từ 1 trở đi. Vị trí số 1 áp dụng đối với đất liền cạnh đường phố (mặt tiền) có mức sinh lợi cao nhất có điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất, các vị trí tiếp sau đó theo thứ tự từ thứ 2 trở đi áp dụng đối với đất không ở liền cạnh đường phố có mức sinh lợi và điều kiện kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn.
Căn cứ vào các quy định chung tại Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Nghị định này và căn cứ tình hình thực tế, tập quán của từng địa phương, ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định các tiêu thức cụ thể và quy định việc phân vùng, phân loại, quyết định số lượng vị trí cho từng loại đất; số lượng loại đường phố, số lượng vị trí đất của từng loại đường phố ứng với các loại đô thị ở địa phương để làm căn cứ định giá.
Hàng năm, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải thực hiện việc điều chỉnh lại loại đất, loại đường phố và vị trí đất khi có những thay đổi do quy hoạch, đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng mới kết cấu hạ tầng làm thay đổi loại đất, hạng đất, loại đường phố và vị trí đất đã phân loại trước đó.
1. Khu vực đất giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
a) Đối với đất nông nghiệp tại khu vực đất giáp ranh được xác định từ đường phân địa giới hành chính giữa các tỉnh vào sâu địa phận mỗi tỉnh tối thiểu 500 mét.
b) Đối với đất phi nông nghiệp ở nông thôn tại khu vực đất giáp ranh được xác định từ đường phân địa giới hành chính giữa các tỉnh vào sâu địa phận mỗi tỉnh tối thiểu 300 mét.
c) Đối với đất phi nông nghiệp ở đô thị thuộc cùng một loại đô thị thì khu vực đất giáp ranh được xác định từ đường phân địa giới hành chính giữa các tỉnh vào sâu địa phận mỗi tỉnh tối thiểu 200 mét.
d) Trường hợp khu vực đất giữa các tỉnh bị ngăn cách bởi sông, hồ, kênh có chiều rộng từ 100 mét trở xuống thì khu vực đất giáp ranh được xác định từ bờ sông, bờ hồ, bờ kênh của mỗi bên sông, bên hồ, bên kênh vào sâu địa giới của mỗi tỉnh theo quy định tại điểm a, b, c khoản này. Nếu chiều rộng của sông, hồ, kênh trên 100 mét thì không xếp loại đất giáp ranh.
2. Khu vực đất giáp ranh giữa các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định cụ thể khu vực đất giáp ranh giữa các quận, huyện, thị xã trong tỉnh, thành phố cho phù hợp.
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh khi định giá, điều chỉnh giá các loại đất cụ thể tại địa phương phải:
a) Thực hiện việc phân vùng, hạng đất, loại đường phố và vị trí đất theo quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Nghị định này.
b) Căn cứ vào nguyên tắc xác định giá đất quy định tại Điều 56 Luật Đất đai; phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6; các phương pháp định giá cho từng loại đất cụ thể tại Nghị định này và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế phổ biến trên thị trường trong điều kiện bình thường để xây dựng bảng giá các loại đất cụ thể tại địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến trước khi quyết định.
2. Phương pháp định giá cụ thể cho từng loại đất
Khi định giá cho loại đất nào thì áp dụng khung giá do Chính phủ quy định đối với loại đất đó. Phương pháp định giá cụ thể cho từng loại đất theo khung giá như sau:
a) Đối với đất trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng và các loại đất nông nghiệp khác:
Đất hạng 1 của từng vùng (đồng bằng, trung du, miền núi) và từng loại đất có các yếu tố chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện khí hậu, thời tiết và các điều kiện tưới tiêu tốt nhất ứng với mức giá cao nhất, các hạng tiếp sau đó theo thứ tự từ hạng 2 trở đi có các yếu tố kém hơn ứng với các mức giá thấp hơn.
b) Đối với đất làm muối: đất ở vị trí số 1 có mức giá cao nhất, các vị trí tiếp sau đó theo thứ tự từ vị trí thứ 2 trở đi ứng với các mức giá thấp hơn.
c) Đối với đất ở, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và các loại đất phi nông nghiệp khác tại nông thôn:
Đất tại khu vực 1 có mức giá cao nhất, các khu vực đất tiếp sau đó theo thứ tự từ thứ 2 trở đi ứng với các mức giá thấp hơn.
Trong từng khu vực đất, giá đất được định theo vị trí. Đất ở vị trí số 1 thuộc khu vực 1 có mức giá cao nhất khu vực 1, các vị trí tiếp sau đó theo thứ tự từ thứ 2 trở đi ứng với các mức giá thấp hơn. Tương tự, đất ở vị trí số 1 thuộc khu vực 2 có mức giá cao nhất trong khu vực 2, các vị trí tiếp sau đó theo thứ tự từ thứ 2 trở đi ứng với các mức giá thấp hơn; đất ở vị trí số 1 thuộc khu vực 3 có mức giá cao nhất trong khu vực 3, các vị trí tiếp sau đó theo thứ tự từ thứ 2 trở đi ứng với các mức giá thấp hơn.
d) Đối với đất vườn, ao nằm xen kẽ trong khu vực đất ở tại nông thôn nhưng không được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đất ở thì giá đất được quy định bằng mức giá đất trồng cây lâu năm hạng cao nhất cùng vùng; đồng thời, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức giá đất cao hơn, nhưng mức tối đa không được vượt quá 2 lần mức giá đất trồng cây lâu năm hạng cao nhất cùng vùng do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
đ) Đối với đất ở, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và các loại đất phi nông nghiệp khác tại đô thị:
Trong từng loại đô thị giá đất được định theo loại đường phố.
Đất ở đường phố loại 1 thuộc khu trung tâm đô thị, trung tâm thương mại dịch vụ có mức giá cao nhất. Đất ở các đường phố loại tiếp sau đó theo thứ tự từ loại 2 trở đi ứng với các mức giá thấp hơn.
Trong từng loại đường phố đất được định theo từng vị trí. Đất ở vị trí 1 của đường phố loại I có mức giá cao nhất của đường phố loại I; các vị trí tiếp sau đó theo thứ tự từ thứ 2 trở đi ứng với các mức giá thấp hơn. Tương tự, đất tại vị trí 1 của các loại đường phố tiếp sau có mức giá cao nhất theo từng loại đường phố; các vị trí tiếp sau ứng với mức giá thấp hơn theo từng loại đường phố.
Trường hợp một loại đường phố gồm nhiều đoạn đường có khả năng sinh lợi khác nhau, có giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế khác nhau và mức độ hoàn thiện kết cấu hạ tầng khác nhau thì từng đoạn đường được xếp vào loại đường phố tương ứng để định giá cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
e) Đối với đất nông nghiệp nằm xen kẽ trong đô thị không được quy hoạch là đất ở hoặc đất phi nông nghiệp khác, thì giá đất được quy định bằng mức giá đất trồng cây lâu năm hạng cao nhất cùng vùng; đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức giá đất cao hơn, nhưng tối đa không được vượt quá 2 lần mức giá đất trồng cây lâu năm hạng cao nhất cùng vùng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
g) Đối với đất ở tại nông thôn ở các vị trí ven trục đường giao thông chính (quốc lộ, tỉnh lộ), các đầu mối giao thông, khu thương mại, khu du lịch, khu công nghiệp, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương để quy định giá đất tại các vị trí này cho phù hợp nhưng không vượt quá 3 lần mức giá tối đa của khung giá đất ở tại nông thôn do Chính phủ quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
1. Giá đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
a) Khi định giá đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có đất giáp ranh phải căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này thoả thuận với nhau về giá đất, kế hoạch điều chỉnh giá đất tại khu vực giáp ranh, theo nguyên tắc:
- Đất giáp ranh thuộc loại đất nào thì áp dụng theo khung giá do Chính phủ quy định đối với loại đất đó.
- Đối với đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này nếu có điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau.
Trường hợp đặc biệt mức giá có thể chênh lệch nhau, nhưng tỷ lệ chênh lệch tối đa không quá 20%.
b) Trường hợp các tỉnh có đất tại khu vực giáp ranh quy định tại điểm a khoản 1 Điều này mà không thoả thuận được với nhau để quy định mức giá, thì báo cáo với Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Giá đất tại khu vực giáp ranh giữa các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 12 và vận dụng các nguyên tắc định giá đất tại khu vực giáp ranh quy định tại điểm a khoản 1 Điều này để quy định giá đất cụ thể tại khu vực đất giáp ranh cho phù hợp.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải điều chỉnh giá đất trong các trường hợp sau:
1. Khi giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường tại địa phương của những loại đất, vị trí đất nhất định có biến động liên tục kéo dài trong thời hạn 60 ngày trở lên, gây nên chênh lệch giá lớn: giảm từ 10% trở lên so với giá do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thì điều chỉnh giá xuống; nếu tăng từ 20% trở lên so với giá do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thì điều chỉnh giá tăng nhưng tỷ lệ điều chỉnh giá không vượt quá 20% mức giá tối đa của khung giá được quy định tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định này.
2. Khi cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất, thay đổi hạng đất, loại đô thị, loại đường phố và vị trí đất thì phải điều chỉnh lại giá đất tại khu vực có thay đổi theo khung giá loại đất phù hợp nhưng không được vượt quá mức giá quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Khung giá đất của Chính phủ có điều chỉnh.
DETERMINATION OF PRICES OF VARIOUS LAND CATEGORIES IN LOCALITIES
Article 8.- Principles on rural land region classification, agricultural-land categorization for land price determination
1. Land region classification
Land is divided into three regions: delta, midland and mountain; each region has the following fundamental characteristics:
a) Delta is the low-lying land, fairly flat at the height equal to sea water level. It has a high population density. Its infrastructure and conditions for goods production and circulation are more convenient than in the midland and mountain.
b) Midland is the land region of medium height (lower than the mountain region but higher than the delta), consisting largely of hilly land. Its population density is lower than that of the delta but higher than that of the mountain; its infrastructure and conditions for goods production and circulation are less convenient than those in the delta but more convenient than those in the mountain.
c) Mountain region is a land region lying higher than the midland, consisting largely of high-mountain areas with complicated terrain. Its population density is low; its infrastructure and conditions for goods production and circulation are less convenient than those in the midland.
The recognition of communes to be mountain communes shall comply with the regulations of the Committee for Ethnicity and Mountainous Regions (now the Committee for Ethnic Affairs).
2. Land grade classification
The land grade used for land price determination shall comply with the land grade for calculation of agricultural land use tax in localities, approved by competent authorities according to the current regulations of the State.
Article 9.- Determination of land region, land grade and position of every specific land category in rural areas for land price determination
1. Agricultural land group
a) For annual crop land, perennial tree land, aquaculture land, production-forest land, protective-forest land, special-use forest land and other agricultural land categories, they are graded according to three types of commune classified according to administrative boundaries: delta, midland and mountain.
b) For salt-making land, it is graded according to position. The salt-making land positions are determined on the basis of the distance from salt-making fields to salt storehouses in production areas or near traffic roads on the principle that: Position No. 1 applies to salt-making fields nearest the salt storehouses or traffic roads; the subsequent positions from No. 2 onwards lie at distances farther from the salt storehouses and from traffic roads.
2. Non-agricultural land group in rural areas
For rural residential land, non-agricultural production and/or business land in rural areas and other rural non-agricultural land categories such as land for construction of working offices, construction of non-business works; land used for defense or security purposes; land used for public purposes including traffic land, irrigation land; land for construction of cultural, medical, education and training, physical training and sport facilities in service of public interests; land with historical or cultural relics, scenic places; land for construction of other public works as provided for by the Government; land used by religious establishments; land with works being communal houses, temples, shrines, small pagodas, worshipping halls, ancestral worship houses; land for cemeteries, graveyards and other non-agricultural land, as provided for by the Government, it shall be graded according to position of each land category and according to three types of commune classified according to administrative boundaries: delta, midland and mountain for price determination.
The positions of each land category in each type of commune are divided according to three regions within the commune-level administrative boundaries:
- Region 1: Land with frontage bordering on main traffic axis lying in the center of communes or commune clusters (near the commune-level People’s Committees, schools, market places, health stations); near trade and service areas, tourist resorts, industrial parks, export processing zones; or not lying in the center of communes but near traffic hubs or rural marketplaces.
- Region 2: Lying along inter-village (hamlet) traffic axes, adjacent to centers of communes, commune clusters, trade and service areas, tourist resorts, export processing zones.
- Region 3: Covering the remaining positions in communes
The land region classification for land price determination shall comply with the principle that Region 1 is capable of generating the highest profits, has the most convenient infrastructures; Region 2 and region 3 are capable of generating lower profits and have less convenient infrastructures.
The positions of each land category in each region shall be determined on the basis of profit-generating capability, the distances to frontage of traffic axes and the infrastructure conditions are convenient for daily-life, business activities and service provisions on the principle that positions No. 1 have the highest profit-generating capability, the most convenient infrastructure conditions, are nearest the main traffic axes; the successive positions from No. 2 onward have lower profit-generating capability and less convenient infrastructures.
Article 10.- Classification of urban areas, streets, land positions in urban centers of each specific land category for land price determination
For urban residential land, non-agricultural production and/or business land and other non-agricultural land categories in urban centers such as land for construction of working offices, construction of non-business works; land used for defense or security purposes; land used for public purposes, including traffic land, irrigation land; land for construction of cultural, medical, education and training, physical training and sport facilities in service of public interests; land with historical and/or cultural relics, scenic places; land for construction of other public works as provided for by the Government; land used by religious establishments; land with works being communal houses, temples, shrines, small pagodas, worshipping halls, ancestral worship houses; land for cemeteries, graveyards and other non-agricultural land as provided for by the Government shall be graded according to types of urban centers, types of street and land positions for price determination.
1. Urban centers include cities, provincial capitals, district townships, set up and graded under decisions of competent state agencies. Urban centers are classified into 6 grades: special-grade urban centers, grade-I urban centers, grade-II urban centers, grade-III urban centers, grade-IV urban centers, grade-V urban centers according to the current regulations of the State.
For provincial capitals, district townships not yet graded as urban centers, they shall be classified into grade-V urban centers.
2. Classification of urban streets
Types of street in each grade of urban center shall be determined mainly on the basis of profit-generating capability, infrastructure conditions convenient for daily- life, production, business, service, tourist activities, on the distance to urban centers, trade, service and tourist centers.
Streets in each type of urban center are classified into different grades of street with ordinal numbers from No. 1 on. Grade-I streets apply to land in the hearts of urban centers, trade, service and/or tourist centers; have the highest profit-generating capacity and the most convenient infrastructure conditions; the following street grades from grade 2 onwards shall apply to land not lying in the hearts of urban centers, trade, service and/or tourist centers, with lower profit-generating capability and less convenient infrastructure conditions.
In cases where a street consists of various street sections with different profit-generating capabilities, different infrastructure conditions, such street sections shall be graded into the corresponding street grades.
3. Land positions in every street grade of each grade of urban center shall be determined on the basis of profit-generating capability, infrastructure conditions favorable for daily-life, production, business and/or service activities, on the distance to traffic axes. Land positions in each street grade of each urban center grade shall be classified into positions from No. 1 on. Position No. 1 shall apply to land adjacent to streets (with frontage) with the highest profit-generating capability, most convenient infrastructure conditions; the following positions from No. 2 onwards shall apply to land not adjacent to streets, with lower profit-generating capability and less convenient infrastructure conditions.
Article 11.- Competence to classify land region, land grades, street grades and specific land positions for price determination
Based on the provisions in Articles 8, 9 and 10 of this Decree and on the practical situation and practices of each locality, the provincial-level People’s Committee shall prescribe specific criteria and provide for region classification, land grades, decide on the quantity of positions of each land category; the quantity of street grades, the quantity of land positions of each street grade corresponding to grades of urban center in the locality for use as basis for price determination.
Annually, the provincial-level People’s Committees must readjust land categories, street grades and land positions upon any changes in previously classified land categories, land grades, street grades and/or land positions due to planning, investment in upgrading or construction of infrastructures.
Article 12.- Adjacent land areas
1. Adjacent land areas between provinces, centrally run cities
a) For agricultural land in adjacent land areas, it shall be determined as from the administrative boundaries between provinces further deep inside the region of each province for at least 500 meters.
b) For rural non-agricultural land in adjacent land areas, it shall be determined as from the administrative boundaries between provinces further deep into the region of each province for at least 300 meters.
c) For urban non-agricultural land of the same urban center grade, the adjacent land areas shall be determined as from the administrative boundaries between provinces further deep into the region of each province for at least 200 meters.
d) In cases where the land areas between provinces are separated by rivers, lakes, canals of a width of 100 meters or less, the adjacent land areas shall be determined as from the banks of rivers, lakes, canals to each side further deep into the region of each province as provided for at Points a, b, c of this Clause. If the rivers, lakes or canals are over 100 meters in width, they shall not be graded as adjacent land.
2. Adjacent land areas between rural districts, urban districts, or towns of provinces, centrally run cities.
The provincial-level People’s Committees shall base on the practical local situation to specify the appropriate adjacent land areas between urban districts, rural districts, towns in the provinces or cities.
Article 13.- Determination of prices of specific land categories in localities
1. When determining or adjusting the prices of specific land categories in the localities, the provincial-level People’s Committees must:
a) Classify land regions, land grades, street grades and land positions according to the provisions in Articles 8, 9, 10 and 11 of this Decree.
b) Based on the land price-determining principles prescribed in Article 56 of the Land Law; the land price-determining methods and assorted- land price brackets prescribed in Articles 4, 5 and 6; the methods of determining price of every specific land category in this Decree and the actual common market prices of land use right transfer under normal conditions formulate price tables for various specific land categories in localities and submit them to the People’s Councils of the same level for comments before deciding thereon.
2. Methods of determining specific prices for every land category
When prices are determined for any land categories, the price brackets prescribed by the Government for such land categories shall apply. The methods of determining specific prices for every land category according to price brackets shall be as follows:
a) For annual crop land, perennial tree land, aquaculture land, production-forest land, protective-forest land, special-use forest land and other agricultural land categories:
Grade-1 land of each region (delta, midland, mountain) and each land category, which contains soil elements, is situated at the best positions and endowed with the best climatic, weather, irrigation and drainage conditions, shall correspond to the highest price level; land of lower grades from grade 2 onwards with poorer conditions shall correspond to lower price levels.
b) For salt-making land: Land in Position No. 1 shall have the highest price; land in positions from No. 2 onwards shall correspond to lower price levels.
c) For residential land, non-agricultural production and/or business land and other non-agricultural land categories in the rural areas:
Land in region 1 has the highest price level; land in regions from No. 2 onwards shall correspond to lower price levels.
In each land region, the land prices shall be determined according to positions. Land in position No. 1 of region 1 shall have the highest price level in region 1, land in other positions from No. 2 onwards shall correspond to lower price levels. Similarly, land in position No. 1 of region 2 shall have the highest price level in region 2, and land in other positions from No. 2 onwards shall correspond to lower price levels; land in position No. 1 of region 3 shall have the highest price level in region 3, land in other positions from No. 2 onwards shall correspond to lower price levels.
d) For garden, pond land lying mixedly in rural residential land areas, and not issued the land use right certificate by competent authorities, the land prices shall be determined as equal to the land prices of the perennial tree land of the highest grade in the same regions; and at the same time basing on the practical situation in localities, the provincial-level People’s Committees shall prescribe higher price levels which, however, must not exceed twice the prices of perennial tree land of the highest grade in the same region, set by the provincial-level People’s Committees.
e) For residential land, non-agricultural production and/or business land and other non-agricultural land categories in urban centers:
In urban centers of each grade, the land prices shall be determined according to street grades.
The grade-1 street land in the hearts of urban centers, trade and service centers shall have the highest price levels. Land in streets of other grades from grade 2 onwards shall correspond to lower price levels.
In streets of each grade, the land prices shall be determined according to land positions. Land in position No. 1 of grade-1 streets shall correspond to the highest price level of grade-1 streets; land in other positions from No. 2 onwards shall correspond to lower price levels. Similarly, land in position No. 1 of streets of other grades shall have the highest price levels corresponding to street grades respectively and land in other positions shall correspond to the respective lower price levels corresponding to respective street grades.
In cases where a street of a certain grade consists of various sections with different profit-generating capabilities, different actual land use right transfer prices and different infrastructure conditions, each street section shall be classified into the corresponding street grade for determination of its specific price to be decided by the provincial-level People’s Committees.
f) For agricultural land lying mixedly within urban centers, which is, under planning, classified as neither residential land nor other agricultural land, the land price shall be determined as equal to the price of the perennial tree land of highest grade in the same region; at the same time, basing on the practical situation in the localities, the provincial-level People’s Committees shall prescribe higher land price levels which, however, must not more than double the price of the perennial tree land of the highest grade in the same region, set by the provincial-level People’s Committees.
g) For rural residential land lying along main traffic axes (national highways, provincial roads), traffic hubs, trade zones, tourist resorts, industrial zones, the provincial-level People’s Committees shall base on the practical situation in their localities to prescribe the appropriate land prices at these positions, which, however, must not more than treble the maximum price of the rural land price brackets prescribed by the Government in Clause 1, Article 6 of this Decree.
Article 14.- Prices of land in adjacent areas
1. The prices of land in adjacent areas between provinces, centrally run cities
a) When determining the prices of land in adjacent areas between provinces, centrally run cities, the People’s Committees of the provinces having the adjacent land must base on the provisions in Clause 1, Article 12 of this Decree to reach mutual agreement on the land prices and plans on adjustment of land prices in the adjacent areas, on the principles:
- For the adjacent land of any land category, the price bracket prescribed by the Government for such land category shall apply.
- For land in adjacent areas between provinces, centrally run cities as provided for in Clause 1, Article 12 of this Decree, if having the same natural conditions, infrastructure conditions, the same use purposes at present and the same use purposes under planning, the price levels shall be the same.
For special cases, the price levels may differ, but the maximum difference level must not exceed 20%.
b) In cases where provinces having land in adjacent areas prescribed at Point a, Clause 1 of this Article cannot reach mutual agreement on price levels, they must report thereon to the Prime Minister for decision.
2. Prices of land in adjacent areas between urban districts, rural districts, towns and cities of provinces or centrally run cities
The provincial-level People’s Committees shall base on the provisions in Clause 2, Article 12 and the principles for determining prices of land in adjacent areas prescribed at Point a, Clause 1 of this Article to determine the appropriate specific prices of land in the adjacent areas.
Article 15.- Adjustment of specific land prices in localities
The provincial-level People’s Committees must adjust land prices in the following cases:
1. When the actual land use right transfer market prices under normal conditions in localities of certain land categories, certain land positions constantly fluctuate for 60 days or more, thus causing big price differences: if decreasing by 10% or more as compared with the prices set by the provincial-level People’s Committees, they shall adjust by reducing such prices; if increasing by 20% or more over the prices set by the provincial-level People’s Committees, they shall adjust by increasing the prices which, however, must not exceed 20% of the maximum prices of the price brackets prescribed in Clause 2, Article 6 of this Decree.
2. When competent authorities adjust land use plannings, plans, change land use purposes, change land grades, urban center grades, street grades and/or land positions, they must adjust the prices of land in regions where such changes occur according to appropriate land price brackets, which, however, must not exceed the price levels prescribed in Clause 1 of this Article.
3. When the Government’s land price brackets are adjusted.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Phương pháp xác định giá đất
Điều 5. Điều kiện áp dụng các phương pháp xác định giá đất
Điều 6. Khung giá các loại đất
Điều 8. Nguyên tắc phân vùng đất ở nông thôn, phân hạng đất nông nghiệp để định giá đất.
Điều 9. Xác định vùng đất, hạng đất và vị trí của từng loại đất cụ thể ở nông thôn để định giá đất
Điều 11. Thẩm quyền phân vùng, phân hạng đất, phân loại đường phố và vị trí đất cụ thể để định giá
Điều 12. Khu vực đất giáp ranh
Điều 13. Định giá các loại đất cụ thể tại địa phương