Chương VI Nghị định 16/2024/NĐ-CP: Hướng dẫn thực hiện các quy định về lộ trình và chuyển tiếp liên quan đến giấy phép hành nghề
Số hiệu: | 16/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 16/02/2024 | Ngày hiệu lực: | 16/02/2024 |
Ngày công báo: | 12/03/2024 | Số công báo: | Từ số 403 đến số 404 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 16/02/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 16/2024/NĐ-CP quy định về người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
Người hành nghề khám chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân từ 16/02/2024
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm:
- Đối tượng phải có giấy phép hành nghề quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, bao gồm:
+ Bác sỹ;
+ Y sỹ;
+ Điều dưỡng;
+ Hộ sinh;
+ Kỹ thuật y;
+ Dinh dưỡng lâm sàng;
+ Cấp cứu viên ngoại viện;
+ Tâm lý lâm sàng;
+ Lương y;
+ Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
- Y tá thuộc đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được tham gia vào hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần giấy phép hành nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Hình thức tổ chức cơ sở khám chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân
Hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm:
- Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, phân viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện);
- Bệnh xá, đội điều trị, tàu vận tải kiêm quân y, tàu quân y, trung tâm nghiên cứu có giường bệnh, trung tâm an điều dưỡng có giường bệnh, trung tâm y tế có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh xá);
- Phòng khám đa khoa của cơ quan, đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên, phòng khám quân - dân y (sau đây gọi chung là phòng khám đa khoa);
- Phòng khám chuyên khoa, phòng khám bác sỹ y khoa, phòng khám y học cổ truyền, phòng khám, tư vấn và điều trị dự phòng, phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp của cơ quan, đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên (sau đây gọi chung là phòng khám chuyên khoa);
- Tổ quân y, tổ y tế của cơ quan, đơn vị;
- Quân y, y tế cơ quan, đơn vị; phòng khám có người chịu trách nhiệm chuyên môn với phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa.
Nghị định 16/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 16/02/2024 và thay thế Nghị định 50/2019/NĐ-CP ngày 07/6/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người đã bắt đầu thực hành trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 nhưng chưa hoàn thành việc thực hành được lựa chọn thực hành theo một trong các quy định sau đây:
a) Tiếp tục thực hành theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12. Kết quả thực hành được sử dụng để đề nghị cấp giấy phép hành nghề, trong đó phạm vi hành nghề thực hiện theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12;
b) Thực hành theo quy định tại Nghị định này.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 được tiếp tục sử dụng như giấy phép hành nghề đến khi được chuyển đổi theo quy định tại khoản 3 Điều này, trong đó phạm vi hành nghề được thực hiện theo phạm vi hành nghề đã ghi trong chứng chỉ hành nghề được cấp.
3. Việc chuyển đổi chứng chỉ hành nghề thành giấy phép hành nghề được thực hiện theo quy định sau:
a) Bắt đầu áp dụng quy định về thời hạn hiệu lực là 05 năm đối với chứng chỉ hành nghề đã được cấp theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 từ ngày 01 tháng 01 năm 2030;
b) Chứng chỉ hành nghề quy định tại điểm a khoản này sẽ hết hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2035;
c) Nếu muốn tiếp tục hành nghề, người hành nghề có trách nhiệm thực hiện thủ tục gia hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có chứng chỉ hành nghề do Bộ Quốc phòng cấp không hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng, thực hiện thủ tục gia hạn tại Bộ Y tế hoặc Sở Y tế.
4. Việc điều chỉnh, cấp lại, đình chỉ, thu hồi và xử lý sau khi bị đình chỉ, thu hồi đối với người được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 phải chuyển đổi sang giấy phép hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 và thực hiện theo thủ tục quy định tại Điều 49 Nghị định này.
5. Trường hợp người được cấp chứng chỉ hành nghề theo chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 muốn chuyển đổi thành giấy phép hành nghề trước thời điểm quy định tại khoản 3 Điều này phải lập hồ sơ và thực hiện thủ tục cấp lại theo quy định tại Điều 49 Nghị định này và phải nộp lại chứng chỉ hành nghề đã được cấp.
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang hoạt động theo giấy phép hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 và văn bản hướng dẫn thi hành của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 được tiếp tục hoạt động theo giấy phép đã được cấp mà không phải chuyển đổi sang hình thức tổ chức quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 và Điều 4 Nghị định này.
Trường hợp muốn thay đổi sang hình thức tổ chức quy định tại Nghị định này thì phải thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động quy định tại Điều 26 Nghị định này.
2. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh chữa bệnh quy định tại điểm c khoản 3 Điều 18 Nghị định này thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 120 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15.
1. Bộ Quốc phòng cấp mới, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.
2. Bộ Công an cấp mới, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công an.
1. Các trường hợp cấp mới giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
2. Các trường hợp cấp lại giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này và trường hợp người hành nghề được cấp chứng chỉ hành nghề trước ngày 01 tháng 01 năm 2024.
3. Các trường hợp gia hạn giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.
1. Yêu cầu đối với văn bằng đào tạo chuyên khoa, văn bằng bác sỹ nội trú, văn bằng chuyên khoa cấp I, văn bằng chuyên khoa cấp II trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở đào tạo trong nước cấp:
a) Được cấp bởi cơ sở đào tạo hợp pháp theo quy định của pháp luật;
b) Thời gian đào tạo tối thiểu 18 tháng.
2. Yêu cầu đối với chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản do cơ sở đào tạo trong nước cấp:
a) Được cấp bởi cơ sở đào tạo đã có ít nhất 01 khóa đào tạo cấp văn bằng chuyên khoa tương ứng đã tốt nghiệp hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở đào tạo thực hành đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe, đang tổ chức đào tạo thực hành ngành hoặc chuyên ngành trình độ chuyên khoa tương ứng với nội dung đào tạo cấp chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản;
b) Chương trình và tài liệu đào tạo chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản do cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành hoặc sử dụng của cơ sở đào tạo khác khi được cơ sở đó đồng ý bằng văn bản; nội dung chương trình, khối lượng học tập, giảng viên phù hợp với chương trình đào tạo cấp văn bằng chuyên khoa của ngành hoặc chuyên ngành tương ứng và có tính liên thông với chương trình đào tạo trình độ chuyên khoa;
c) Thời gian đào tạo tối thiểu 09 tháng.
3. Yêu cầu đối với chứng chỉ đào tạo kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh:
a) Được cấp bởi cơ sở đào tạo đã có ít nhất 01 khóa đào tạo chức danh hành nghề tương ứng đã tốt nghiệp hoặc là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp có thẩm quyền cho phép triển khai thực hiện các kỹ thuật chuyên môn tương ứng với thời gian tối thiểu 06 tháng;
b) Chương trình và tài liệu đào tạo chứng chỉ kỹ thuật chuyên môn do cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành hoặc sử dụng của cơ sở đào tạo khác khi được cơ sở đó đồng ý bằng văn bản; nội dung chương trình, khối lượng học tập, giảng viên phù hợp với danh mục kỹ thuật chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế.
4. Trường hợp văn bằng đào tạo chuyên khoa được sử dụng để điều chỉnh phạm vi hành nghề theo quy định tại điểm a hoặc điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều 47 Nghị định này phải có thời điểm bắt đầu đào tạo sau ngày được cấp giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc quyết định điều chỉnh giấy phép hành nghề.
5. Trường hợp người hành nghề có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản nếu muốn điều chỉnh phạm vi hành nghề theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 47 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản có thời điểm bắt đầu đào tạo sau ngày được cấp giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc điều chỉnh giấy phép hành nghề;
b) Phải hoàn thành việc thực hành chuyên khoa tương ứng với chuyên khoa đã được đào tạo ghi trên chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản để làm căn cứ điều chỉnh giấy phép hành nghề. Tổng thời gian học chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản và thời gian thực hành tối thiểu là 18 tháng.
6. Việc đào tạo văn bằng, chứng chỉ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này phải được cơ sở đào tạo công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
1. Đối với các chức danh bác sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y (trừ chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề xét nghiệm y học), dinh dưỡng lâm sàng (trừ chức danh dinh dưỡng lâm sàng với phạm vi hành nghề cơ bản), cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng:
a) Văn bằng để xem xét cấp giấy phép hành nghề thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này;
b) Văn bằng bác sỹ nội trú theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định này;
c) Văn bằng chuyên khoa cấp I theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định này;
d) Văn bằng chuyên khoa cấp II theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định này;
đ) Văn bằng thạc sỹ trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh;
e) Văn bằng tiến sỹ trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh.
2. Đối với chức danh y sỹ:
a) Chức danh y sỹ với phạm vi hành nghề đa khoa: Văn bằng trung cấp y sỹ, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng hoặc trung cấp y sỹ. Các văn bằng này phải được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2027;
b) Chức danh y sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền: Văn bằng trung cấp y sỹ y học cổ truyền, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng hoặc trung cấp y sỹ y học cổ truyền. Các văn bằng này phải được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2027.
3. Đối với chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề xét nghiệm y học:
a) Văn bằng trung cấp kỹ thuật xét nghiệm y học, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng trung cấp kỹ thuật xét nghiệm y học;
b) Văn bằng cao đẳng kỹ thuật xét nghiệm y học, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng kỹ thuật xét nghiệm y học;
c) Văn bằng cử nhân kỹ thuật xét nghiệm y học, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ cử nhân kỹ thuật xét nghiệm y học;
d) Văn bằng cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học (bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ đại học) và phải kèm theo chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học về xét nghiệm với thời gian đào tạo ít nhất là 03 tháng do cơ sở đào tạo về kỹ thuật xét nghiệm y học cấp hoặc văn bằng đào tạo sau đại học về chuyên khoa xét nghiệm.
4. Đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng với phạm vi hành nghề dinh dưỡng lâm sàng:
a) Văn bằng cao đẳng dinh dưỡng, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng dinh dưỡng;
b) Văn bằng cử nhân dinh dưỡng, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ cử nhân dinh dưỡng;
c) Văn bằng bác sỹ quy định tại khoản 1 Điều này và có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản về dinh dưỡng.
1. Việc thực hành đối với người bắt đầu thực hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định này, trong đó việc thực hành đối với các chức danh dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng thực hiện như sau:
a) Thời gian thực hành, địa điểm thực hành, nội dung thực hành thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định này;
b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến ngày 31 tháng 12 năm 2026: Người hướng dẫn thực hành phải có kinh nghiệm làm việc phù hợp với nội dung hướng dẫn thực hành từ 36 tháng trở lên;
c) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2027: Người hướng dẫn thực hành phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 16 Nghị định này.
2. Quy định về giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành đối với các chức danh dinh dưỡng lâm sàng:
a) Giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành theo quy định Điều 16 Nghị định này;
b) Văn bản xác nhận đã có thời gian làm nhiệm vụ dinh dưỡng lâm sàng từ 09 tháng trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà phạm vi hoạt động chuyên môn bao gồm hoạt động dinh dưỡng lâm sàng.
3. Quy định về giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành đối với các chức danh cấp cứu viên ngoại viện:
a) Giấy xác nhận hoàn thành quá trình theo quy định tại Điều 16 Nghị định này;
b) Văn bản xác nhận đã có thời gian làm nhiệm vụ cấp cứu từ 09 tháng trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề tại một trong các cơ sở sau đây: Khoa cấp cứu của bệnh viện; cơ sở cấp cứu ngoại viện.
4. Quy định về giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành đối với các chức danh tâm lý lâm sàng:
a) Giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành theo quy định tại Điều 16 Nghị định này;
b) Văn bản xác nhận đã có thời gian làm nhiệm vụ tâm lý lâm sàng từ 09 tháng trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề tại một trong các cơ sở sau đây: Bệnh viện chuyên khoa tâm thần; bệnh viện có khoa tâm thần hoặc khoa tâm lý lâm sàng hoặc có phạm vi hoạt động chuyên môn tâm lý lâm sàng.
5. Người bắt đầu thực hành từ trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 được:
a) Áp dụng thời gian thực hành theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này;
b) Tính thời gian đã thực hành trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 để tính tổng thời gian thực hành nhưng phải bảo đảm đạt thời gian thực hành theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này trước ngày 31 tháng 12 năm 2024.
1. Đơn đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề theo Mẫu số 01 Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
2. Một trong các giấy tờ sau: Văn bằng quy định tại Điều 43 Nghị định này hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp đã được Bộ Y tế công nhận.
3. Giấy xác nhận thời gian thực hành theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định này, trừ các trường hợp sau:
a) Người hành nghề đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa và nộp hồ sơ đề nghị cấp mới chuyên khoa đó trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp văn bằng chuyên khoa;
b) Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
4. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên.
5. Hai ảnh chân dung màu, nền trắng, kích thước 04 cm x 06 cm, được chụp trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn.
6. Bản chính giấy phép hành nghề đối với trường hợp người hành nghề thay đổi chức danh chuyên môn đã được ghi trên giấy phép hành nghề quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
7. Quyết định thu hồi giấy phép hành nghề đối với một trong các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
1. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này trong giai đoạn chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề đối với người hành nghề đã được cấp chứng chỉ hành nghề trước ngày 01 tháng 01 năm 2024:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề theo Mẫu số 02 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính chứng chỉ hành nghề đã được cấp trừ trường hợp chứng chỉ hành nghề bị mất;
c) Hai ảnh chân dung màu, nền trắng, kích thước 04 cm x 06 cm, được chụp trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn.
3. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bị hết hạn trong giai đoạn chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
1. Điều chỉnh giấy phép hành nghề áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Đã được cấp giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề trước ngày 01 tháng 01 năm 2024, trong phạm vi hành nghề chưa có chuyên khoa và đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa vào phạm vi hành nghề;
b) Đã được cấp giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề trước ngày 01 tháng 01 năm 2024, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa khác so với chuyên khoa đã được cấp trong phạm vi hành nghề;
c) Đã được cấp giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề trước ngày 01 tháng 01 năm 2024, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị thay đổi chuyên khoa đã được cho phép hành nghề bằng chuyên khoa khác và không hành nghề theo chuyên khoa đã được cấp trong phạm vi hành nghề trước đó.
2. Điều kiện cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề:
a) Đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 nhưng trong phạm vi hành nghề chưa có chuyên khoa và đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa vào phạm vi hành nghề phải đáp ứng điều kiện: Có một trong các văn bằng đào tạo theo quy định tại các điểm b, c, d và đ hoặc e khoản 1 Điều 43 Nghị định này hoặc có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định này tương ứng với chức danh trên giấy phép hành nghề và chuyên khoa đề nghị bổ sung.
Trường hợp được cấp chứng chỉ chuyên khoa cơ bản thì phải thực hành chuyên khoa tương ứng với chuyên khoa đã được đào tạo ghi trên chứng chỉ chuyên khoa cơ bản đến khi tổng thời gian đào tạo chuyên khoa cơ bản và thời gian thực hành đủ 18 tháng (xác định theo thời điểm bắt đầu đào tạo chuyên khoa cơ bản).
Trường hợp người hành nghề được cấp văn bằng thạc sỹ, tiến sỹ lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở đào tạo nước ngoài phải hoàn thành quá trình thực hành theo quy định tại Điều 16 Nghị định này;
b) Đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề trước ngày 01 tháng 01 năm 2024, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa khác so với chuyên khoa đã được cấp trong phạm vi hành nghề phải đáp ứng điều kiện: Có một trong các văn bằng đào tạo theo quy định tại các điểm b, c, d và đ hoặc e khoản 1 Điều 43 Nghị định này hoặc có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định này tương ứng với chức danh trên giấy phép hành nghề và chuyên khoa đề nghị bổ sung.
Trường hợp được cấp chứng chỉ chuyên khoa cơ bản thì phải thực hành chuyên khoa tương ứng với chuyên khoa đã được đào tạo ghi trên chứng chỉ chuyên khoa cơ bản đến khi tổng thời gian đào tạo chuyên khoa cơ bản và thời gian thực hành đủ 18 tháng (xác định theo thời điểm bắt đầu đào tạo chuyên khoa cơ bản).
Trường hợp người hành nghề được cấp văn bằng thạc sỹ, tiến sỹ lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở đào tạo nước ngoài phải hoàn thành quá trình thực hành theo quy định tại Điều 16 Nghị định này;
c) Đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề trước ngày 01 tháng 01 năm 2024, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị thay đổi chuyên khoa phải đáp ứng điều kiện: Có một trong các văn bằng đào tạo theo quy định tại các điểm b, c, d và đ hoặc e khoản 1 Điều 43 Nghị định này tương ứng với chức danh trên giấy phép hành nghề và chuyên khoa đề nghị thay đổi.
Trường hợp người hành nghề được cấp văn bằng thạc sỹ, tiến sỹ lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở đào tạo nước ngoài phải hoàn thành quá trình thực hành theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
1. Hồ sơ đề nghị bổ sung phạm vi hành nghề đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 47 Nghị định này trong giai đoạn chuyển tiếp, bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 03 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;
b) Một trong các giấy tờ sau: Văn bằng đào tạo chuyên khoa, văn bằng thạc sỹ, văn bằng tiến sỹ chứng chỉ đào tạo chuyên khoa phù hợp với phạm vi hành nghề đề nghị bổ sung;
c) Giấy xác nhận thời gian thực hành theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định này đối với trường hợp sử dụng chứng chỉ đào tạo chuyên khoa hoặc văn bằng đào tạo chuyên khoa quá 24 tháng tính từ ngày được cấp đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề.
2. Hồ sơ đề nghị thay đổi phạm vi hành nghề trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 Nghị định này, bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 03 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;
b) Một trong các giấy tờ sau: Văn bằng đào tạo chuyên khoa, văn bằng thạc sỹ, văn bằng tiến sỹ chứng chỉ đào tạo chuyên khoa phù hợp với phạm vi hành nghề đề nghị thay đổi và khác với chuyên khoa trong giấy phép hành nghề đã được cấp;
c) Bản chính giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp;
d) Giấy xác nhận thời gian thực hành theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định này đối với trường hợp sử dụng chứng chỉ đào tạo chuyên khoa hoặc văn bằng đào tạo chuyên khoa quá 24 tháng tính từ ngày được cấp đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề.
1. Thủ tục cấp mới giấy phép hành nghề
a) Người đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại Điều 45 Nghị định này trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Phòng/Ban quân y cấp trên trực tiếp cho tới đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an;
b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổng hợp, lập danh sách gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Cơ quan được giao quản lý về y tế kèm theo hồ sơ đề nghị của người hành nghề và công văn đề nghị của thủ trưởng đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan được giao quản lý về y tế phải có văn bản trả lời đơn vị gửi hồ sơ, trong đó nêu cụ thể lý do không hợp lệ, yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung tài liệu có trong hồ sơ đề nghị. Thời gian sửa đổi, bổ sung tài liệu có trong hồ sơ không được tính vào thời hạn giải quyết;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan được giao quản lý về y tế xét duyệt hồ sơ, hoàn thiện thủ tục, trình cấp có thẩm quyền cấp mới giấy phép hành nghề. Trường hợp không cấp mới giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình của Cơ quan được giao quản lý về y tế, cấp có thẩm quyền ban hành quyết định cấp mới giấy phép hành nghề và trả giấy phép hành nghề cho người hành nghề.
2. Thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề
a) Người đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại Điều 46 Nghị định này trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Phòng/Ban quân y cấp trên trực tiếp cho tới đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an;
b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an tổng hợp, lập danh sách gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Cơ quan được giao quản lý về y tế kèm theo hồ sơ đề nghị của người hành nghề và công văn đề nghị của thủ trưởng đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan được giao quản lý về y tế phải có văn bản trả lời đơn vị gửi hồ sơ, trong đó nêu cụ thể lý do không hợp lệ, yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung tài liệu có trong hồ sơ đề nghị. Thời gian sửa đổi, bổ sung tài liệu có trong hồ sơ không được tính vào thời hạn giải quyết;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan được giao quản lý về y tế xét duyệt hồ sơ, hoàn thiện thủ tục, trình cấp có thẩm quyền cấp lại giấy phép hành nghề. Trường hợp không cấp lại giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình của Cơ quan được giao quản lý về y tế, cấp có thẩm quyền ban hành quyết định cấp lại giấy phép hành nghề và trả giấy phép hành nghề cho người hành nghề.
3. Thủ tục gia hạn giấy phép hành nghề
a) Người đề nghị gia hạn giấy phép hành nghề gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 46 Nghị định này trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Phòng/Ban quân y cấp trên trực tiếp cho tới đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an.
Trường hợp bị ốm đau, tai nạn hoặc trường hợp bất khả kháng tại thời điểm nộp hồ sơ gia hạn thì phải có văn bản thông báo cho Cơ quan được giao quản lý về y tế để lùi thời gian nộp hồ sơ cấp giấy phép hành nghề.
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được đề nghị lùi thời điểm gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian lùi thực hiện gia hạn không quá 22 tháng, kể từ ngày giấy phép hành nghề hết hạn.
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì thực hiện thủ tục gia hạn tại Bộ Y tế hoặc Sở Y tế;
b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an tổng hợp, lập danh sách gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Cơ quan được giao quản lý về y tế kèm theo hồ sơ đề nghị của người hành nghề và công văn đề nghị của thủ trưởng đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan được giao quản lý về y tế phải có văn bản trả lời đơn vị gửi hồ sơ, trong đó nêu cụ thể lý do không hợp lệ, yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung tài liệu có trong hồ sơ đề nghị. Thời gian sửa đổi, bổ sung tài liệu có trong hồ sơ không được tính vào thời hạn giải quyết;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan được giao quản lý về y tế xét duyệt hồ sơ, hoàn thiện thủ tục, trình cấp có thẩm quyền gia hạn giấy phép hành nghề. Trường hợp không gia hạn giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Trong thời hạn kể từ ngày nhận được tờ trình của Cơ quan được giao quản lý về y tế đến ngày hết hạn ghi trên giấy phép hành nghề, cơ quan cấp giấy phép hành nghề có trách nhiệm thực hiện việc gia hạn hoặc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do nếu không thực hiện việc gia hạn; trường hợp đến ngày hết hạn ghi trên giấy phép hành nghề mà không có văn bản trả lời thì giấy phép hành nghề tiếp tục có hiệu lực theo quy định.
4. Thủ tục điều chỉnh giấy phép hành nghề
a) Người đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 48 Nghị định này trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Phòng/Ban quân y cấp trên trực tiếp cho tới đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an;
b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an tổng hợp, lập danh sách gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Cơ quan được giao quản lý về y tế kèm theo hồ sơ đề nghị của người hành nghề và công văn đề nghị của thủ trưởng đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan được giao quản lý về y tế phải có văn bản trả lời đơn vị gửi hồ sơ, trong đó nêu cụ thể lý do không hợp lệ, yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung tài liệu có trong hồ sơ đề nghị. Thời gian sửa đổi, bổ sung tài liệu có trong hồ sơ không được tính vào thời hạn giải quyết;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan được giao quản lý về y tế xét duyệt hồ sơ, hoàn thiện thủ tục, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép hành nghề. Trường hợp không điều chỉnh giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình của Cơ quan được giao quản lý về y tế, cấp có thẩm quyền ban hành quyết định điều chỉnh giấy phép hành nghề và trả giấy phép hành nghề cho người hành nghề.
1. Thủ tục thu hồi giấy phép hành nghề thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.
2. Xử lý sau thu hồi giấy phép hành nghề
a) Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh:
Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì được cấp lại giấy phép hành nghề mà không phải thực hành lại.
Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời hạn từ 24 tháng đến 60 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành việc thực hành trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề.
Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian vượt quá 60 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép hành nghề thì phải hoàn thành việc thực hành trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề;
b) Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh: Trường hợp giả mạo văn bằng hoặc giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề: tối thiểu 05 năm kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép hành nghề.
Trường hợp giả mạo các giấy tờ khác trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề: 03 năm kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép hành nghề;
c) Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh: Người có giấy phép hành nghề bị thu hồi phải thực hiện lại thủ tục đề nghị cấp giấy phép hành nghề.
Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì được cấp lại giấy phép hành nghề mà không phải thực hành lại.
Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời hạn từ 24 tháng đến 60 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành việc thực hành trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề.
Trường hợp người bị thu hồi giấy phép hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời gian vượt quá 60 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi thì phải hoàn thành việc thực hành trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề;
d) Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và hoàn thành thực hành theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này trong thời gian 36 tháng, kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép hành nghề có hiệu lực thi hành, người hành nghề phải thực hiện quy trình cấp lại giấy phép hành nghề theo quy định tại Điều 49 Nghị định này;
đ) Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và không hoàn thành thực hành theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này trong thời hạn 36 tháng, kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép hành nghề có hiệu lực thi hành, người hành nghề phải thực hiện quy trình cấp mới giấy phép hành nghề theo quy định tại Điều 49 Nghị định này;
e) Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại một trong các điểm e, điểm h khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, người hành nghề phải hoàn thành thực hành theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này và thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề theo quy định tại Điều 49 Nghị định này;
g) Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại một trong các điểm g khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh chỉ được nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề sau 12 tháng, kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép hành nghề;
h) Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép hành nghề có hiệu lực thi hành, người hành nghề thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề theo quy định tại Điều 49 Nghị định mà không phải thực hành;
i) Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời hạn từ 24 tháng đến 60 tháng, kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép hành nghề có hiệu lực thi hành, người hành nghề phải hoàn thành thực hành quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề theo quy định tại Điều 49 Nghị định này;
k) Đối với trường hợp giấy phép hành nghề bị thu hồi theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trong thời hạn vượt quá 60 tháng, kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép hành nghề có hiệu lực thi hành, người hành nghề phải hoàn thành thực hành theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này và được đánh giá đủ năng lực hành nghề qua kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa trước khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc bệnh xá đã được cấp giấy phép hoạt động trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 phải thực hiện thủ tục đề nghị xếp cấp để được xếp cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2025. Việc xếp cấp chuyên môn được thực hiện như sau:
1. Trường hợp thời hạn tính từ ngày được cấp giấy phép hoạt động đến thời điểm đề nghị thực hiện thủ tục chưa đủ 02 năm thì chỉ cần nộp văn bản đề nghị xếp cấp theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 36 Nghị định này. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ban hành văn bản tạm xếp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó vào cấp cơ bản. Thời gian tạm xếp cấp là 02 năm, kể từ ngày ghi trên quyết định tạm xếp cấp. Trong thời hạn 60 ngày, trước khi hết thời hạn tạm xếp cấp, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải nộp hồ sơ để thực hiện thủ tục xếp cấp chuyên môn kỹ thuật theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định này.
2. Trường hợp thời hạn tính từ ngày được cấp giấy phép hoạt động đến thời điểm đề nghị thực hiện thủ tục từ 02 năm trở lên thì phải nộp hồ sơ và thực hiện thủ tục theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định này. Kết quả xếp cấp được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Điều 53. Quy định chuyển tiếp liên quan đến hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2026, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện việc đăng tải các tài liệu hồ sơ, thông tin, thông báo, danh sách người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân quy định tại khoản 2 Điều này lên hệ thống thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị.
2. Các tài liệu, hồ sơ, thông tin, thông báo, danh sách phải đăng tải lên hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định tại Nghị định này bắt đầu thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2027.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 7. Các trường hợp cấp mới, cấp lại, gia hạn giấy phép hành nghề
Điều 8. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề
Điều 9. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề
Điều 10. Gia hạn giấy phép hành nghề
Điều 15. Điều kiện, nguyên tắc, trình tự đăng ký hành nghề
Điều 18. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 25. Hồ sơ đề nghị cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động
Điều 28. Thủ tục đình chỉ hành nghề người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Điều 33. Thủ tục thu hồi giấy phép hành nghề
Điều 34. Xử lý sau thu hồi giấy phép hành nghề
Điều 35. Trình tự thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 37. Đánh giá và chứng nhận chất lượng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 39. Quy định chuyển tiếp đối với giấy phép hoạt động
Điều 51. Thu hồi và xử lý sau thu hồi giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp