Chương V Nghị định 16/2024/NĐ-CP: Phân cấp chuyên môn kỹ thuật; đánh giá chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân
Số hiệu: | 16/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 16/02/2024 | Ngày hiệu lực: | 16/02/2024 |
Ngày công báo: | 12/03/2024 | Số công báo: | Từ số 403 đến số 404 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 16/02/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 16/2024/NĐ-CP quy định về người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
Người hành nghề khám chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân từ 16/02/2024
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm:
- Đối tượng phải có giấy phép hành nghề quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, bao gồm:
+ Bác sỹ;
+ Y sỹ;
+ Điều dưỡng;
+ Hộ sinh;
+ Kỹ thuật y;
+ Dinh dưỡng lâm sàng;
+ Cấp cứu viên ngoại viện;
+ Tâm lý lâm sàng;
+ Lương y;
+ Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
- Y tá thuộc đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được tham gia vào hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần giấy phép hành nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Hình thức tổ chức cơ sở khám chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân
Hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm:
- Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, phân viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện);
- Bệnh xá, đội điều trị, tàu vận tải kiêm quân y, tàu quân y, trung tâm nghiên cứu có giường bệnh, trung tâm an điều dưỡng có giường bệnh, trung tâm y tế có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh xá);
- Phòng khám đa khoa của cơ quan, đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên, phòng khám quân - dân y (sau đây gọi chung là phòng khám đa khoa);
- Phòng khám chuyên khoa, phòng khám bác sỹ y khoa, phòng khám y học cổ truyền, phòng khám, tư vấn và điều trị dự phòng, phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp của cơ quan, đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên (sau đây gọi chung là phòng khám chuyên khoa);
- Tổ quân y, tổ y tế của cơ quan, đơn vị;
- Quân y, y tế cơ quan, đơn vị; phòng khám có người chịu trách nhiệm chuyên môn với phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa.
Nghị định 16/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 16/02/2024 và thay thế Nghị định 50/2019/NĐ-CP ngày 07/6/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quy định về xếp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo cấp chuyên môn kỹ thuật
a) Cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giường bệnh điều trị nội trú;
b) Cấp khám bệnh, chữa bệnh cơ bản và chuyên sâu gồm các bệnh xá, bệnh viện.
2. Tiêu chí phân cấp chuyên môn kỹ thuật
a) Nhóm tiêu chí về năng lực cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phạm vi hoạt động chuyên môn: Năng lực thực hiện được các kỹ thuật cao nhất theo chuyên khoa; năng lực xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng lâm sàng và thực hiện kiểm định chất lượng lâm sàng; trình độ và bằng cấp sau đại học của các cán bộ quản lý trưởng khoa và phó trưởng khoa;
b) Nhóm tiêu chí về năng lực tham gia đào tạo thực hành y khoa: Năng lực xây dựng tài liệu đào tạo sau đại học cho chuyên khoa; năng lực tham gia, thực hiện đào tạo thực hành các trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học lĩnh vực sức khỏe; trình độ, học hàm người tham gia đào tạo được công nhận các chức danh giáo sư, phó giáo sư;
c) Nhóm tiêu chí về năng lực tham gia hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật và chỉ đạo chuyên môn cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác: Số lượng chuyển giao kỹ thuật cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác; số lượng chuyên gia, nhân viên y tế tham gia hỗ trợ bệnh viện khác; số lượng chuyên gia đầu ngành tham gia chỉ đạo chuyên môn, hội chẩn;
d) Nhóm tiêu chí về năng lực nghiên cứu khoa học về y học: Chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ, sáng kiến cấp quốc gia, cấp bộ, tỉnh, cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu; chủ trì bài báo khoa học trong nước, quốc tế; chủ trì các thử nghiệm lâm sàng và áp dụng công nghệ y tế; chủ trì tổ chức các hội nghị, hội thảo, khoa học trong nước, quốc tế.
3. Hồ sơ đề nghị xếp cấp chuyên môn kỹ thuật:
a) Văn bản đề nghị xếp cấp của đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an;
b) Bảng tự chấm điểm theo tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Các tài liệu, số liệu thống kê minh chứng điểm số đạt được;
d) Các tài liệu khác có liên quan.
4. Thủ tục xếp cấp chuyên môn kỹ thuật:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị xếp cấp lập 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Cơ quan được giao quản lý về y tế;
b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an tổng hợp, lập danh sách gửi Cơ quan được giao quản lý về y tế kèm theo hồ sơ đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và công văn đề nghị của thủ trưởng đơn vị.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan được giao quản lý về y tế phải có văn bản trả lời đơn vị gửi hồ sơ, trong đó nêu cụ thể lý do không hợp lệ, yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung tài liệu có trong hồ sơ đề nghị. Thời gian sửa đổi, bổ sung tài liệu có trong hồ sơ không được tính vào thời hạn giải quyết;
c) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan được giao quản lý về y tế tiến hành xét duyệt hồ sơ và hoàn thiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền xếp cấp chuyên môn kỹ thuật;
d) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình của Cơ quan được giao quản lý về y tế, cấp có thẩm quyền ban hành quyết định xếp cấp chuyên môn kỹ thuật;
đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xếp cấp, Cơ quan được giao quản lý về y tế thông báo bằng văn bản gửi Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Y tế nơi cơ sở khám bệnh đặt trụ sở; đăng tải thông tin về việc xếp cấp chuyên môn kỹ thuật trên cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc trang tin điện tử của cơ quan mình và trên hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
5. Thẩm quyền xếp cấp chuyên môn kỹ thuật:
a) Bộ Quốc phòng xếp cấp chuyên môn kỹ thuật đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng;
b) Bộ Công an xếp cấp chuyên môn kỹ thuật đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công an.
1. Đánh giá tiêu chuẩn chất lượng cơ bản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
a) Hằng năm, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức tự đánh giá chất lượng theo quy định tại khoản 1 Điều 57 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và gửi kết quả tự đánh giá về Cơ quan được giao quản lý về y tế;
b) Kết quả đánh giá chất lượng phải được niêm yết công khai trên cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc trên trang thông tin điện tử của Cơ quan được giao quản lý về y tế và trên hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
c) Căn cứ kết quả tự đánh giá do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự công bố, Cơ quan được giao quản lý về y tế lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện việc đánh giá lại.
2. Đánh giá tiêu chuẩn chất lượng nâng cao đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tiêu chuẩn chất lượng đối với từng chuyên khoa hoặc dịch vụ kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành thực hiện như sau:
a) Cơ quan được giao quản lý về y tế thực hiện việc đánh giá chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nâng cao hoặc tiêu chuẩn chất lượng đối với từng chuyên khoa hoặc dịch vụ do Bộ Y tế ban hành, trình tự thực hiện theo quy trình nội bộ của Cơ quan được giao quản lý về y tế;
b) Kết quả đánh giá chất lượng được niêm yết công khai trên Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
3. Đánh giá tiêu chuẩn chất lượng nâng cao đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tiêu chuẩn chất lượng đối với từng chuyên khoa hoặc dịch vụ kỹ thuật do Bộ Y tế thừa nhận thực hiện như sau:
a) Cơ quan được giao quản lý về y tế thực hiện việc đánh giá chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nâng cao hoặc tiêu chuẩn chất lượng đối với từng chuyên khoa hoặc dịch vụ do Bộ Y tế thừa nhận, trình tự thực hiện theo quy trình nội bộ của Cơ quan được giao quản lý về y tế;
b) Kết quả đánh giá chất lượng được niêm yết công khai trên Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 7. Các trường hợp cấp mới, cấp lại, gia hạn giấy phép hành nghề
Điều 8. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề
Điều 9. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề
Điều 10. Gia hạn giấy phép hành nghề
Điều 15. Điều kiện, nguyên tắc, trình tự đăng ký hành nghề
Điều 18. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 25. Hồ sơ đề nghị cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động
Điều 28. Thủ tục đình chỉ hành nghề người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Điều 33. Thủ tục thu hồi giấy phép hành nghề
Điều 34. Xử lý sau thu hồi giấy phép hành nghề
Điều 35. Trình tự thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 37. Đánh giá và chứng nhận chất lượng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 39. Quy định chuyển tiếp đối với giấy phép hoạt động
Điều 51. Thu hồi và xử lý sau thu hồi giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp