Chương II Nghị định 16/2024/NĐ-CP: Cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề và quản lý hoạt động của người hành nghề
Số hiệu: | 16/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 16/02/2024 | Ngày hiệu lực: | 16/02/2024 |
Ngày công báo: | 12/03/2024 | Số công báo: | Từ số 403 đến số 404 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 16/02/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 16/2024/NĐ-CP quy định về người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
Người hành nghề khám chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân từ 16/02/2024
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm:
- Đối tượng phải có giấy phép hành nghề quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, bao gồm:
+ Bác sỹ;
+ Y sỹ;
+ Điều dưỡng;
+ Hộ sinh;
+ Kỹ thuật y;
+ Dinh dưỡng lâm sàng;
+ Cấp cứu viên ngoại viện;
+ Tâm lý lâm sàng;
+ Lương y;
+ Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
- Y tá thuộc đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được tham gia vào hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần giấy phép hành nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Hình thức tổ chức cơ sở khám chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân
Hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm:
- Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, phân viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện);
- Bệnh xá, đội điều trị, tàu vận tải kiêm quân y, tàu quân y, trung tâm nghiên cứu có giường bệnh, trung tâm an điều dưỡng có giường bệnh, trung tâm y tế có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh xá);
- Phòng khám đa khoa của cơ quan, đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên, phòng khám quân - dân y (sau đây gọi chung là phòng khám đa khoa);
- Phòng khám chuyên khoa, phòng khám bác sỹ y khoa, phòng khám y học cổ truyền, phòng khám, tư vấn và điều trị dự phòng, phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp của cơ quan, đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên (sau đây gọi chung là phòng khám chuyên khoa);
- Tổ quân y, tổ y tế của cơ quan, đơn vị;
- Quân y, y tế cơ quan, đơn vị; phòng khám có người chịu trách nhiệm chuyên môn với phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa.
Nghị định 16/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 16/02/2024 và thay thế Nghị định 50/2019/NĐ-CP ngày 07/6/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cấp mới giấy phép hành nghề áp dụng đối với các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 30 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các trường hợp sau:
a) Người hành nghề bị thu hồi giấy phép hành nghề thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm c khoản 1, khoản 2, điểm c khoản 3, điểm b khoản 4, khoản 5, khoản 6, điểm c khoản 7 Điều 34 Nghị định này;
b) Người hành nghề không thực hiện gia hạn giấy phép hành nghề quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này trên 24 tháng, kể từ ngày hết hạn trong giấy phép hành nghề;
c) Người hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân cấp giấy phép hành nghề, có nhu cầu cấp lại giấy phép hành nghề sau khi được tuyển dụng vào lực lượng vũ trang nhân dân mà thời gian kể từ khi chấm dứt hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đến khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề trên 60 tháng.
2. Cấp lại giấy phép hành nghề áp dụng đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 31 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các trường hợp sau:
a) Người hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân cấp giấy phép hành nghề, có nhu cầu cấp lại giấy phép hành nghề sau khi được tuyển dụng vào lực lượng vũ trang nhân dân mà thời gian kể từ khi chấm dứt hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đến khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề dưới 24 tháng;
b) Người hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân cấp giấy phép hành nghề, có nhu cầu cấp lại giấy phép hành nghề sau khi được tuyển dụng vào lực lượng vũ trang nhân dân mà thời gian kể từ khi chấm dứt hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đến khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề từ 24 tháng đến dưới 60 tháng;
c) Người hành nghề bị thu hồi giấy phép hành nghề thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, điểm a, điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm a, điểm b khoản 7 Điều 34 Nghị định này.
3. Gia hạn giấy phép hành nghề áp dụng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh khi đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
1. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp người lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hành nghề quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định này gồm:
a) Đơn đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề theo Mẫu số 01 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;
b) Một trong các giấy tờ sau: Văn bản xác nhận đạt kết quả tại kỳ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp đã được Bộ Y tế công nhận;
c) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên;
d) Hai ảnh chân dung màu, nền trắng, kích thước 04 cm x 06 cm, được chụp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn.
2. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp người hành nghề thay đổi chức danh chuyên môn đã được ghi trên giấy phép hành nghề quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh gồm:
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bản chính giấy phép hành nghề.
3. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp người hành nghề bị thu hồi giấy phép hành nghề thuộc các trường hợp quy định tại điểm c khoản 1, khoản 2, điểm c khoản 3, điểm b khoản 4, khoản 5, khoản 6, điểm c khoản 7 Điều 34 Nghị định này:
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quyết định thu hồi giấy phép hành nghề.
4. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp người hành nghề không thực hiện gia hạn giấy phép hành nghề quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định trên 24 tháng, kể từ ngày hết hạn trong giấy phép hành nghề:
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quyết định thu hồi giấy phép hành nghề.
5. Thủ tục cấp mới giấy phép hành nghề:
a) Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề gửi 01 bộ hồ sơ tương ứng với từng trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Phòng/Ban quân y cấp trên trực tiếp cho tới đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an;
b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an tổng hợp, lập danh sách gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Cơ quan được giao quản lý về y tế kèm theo hồ sơ đề nghị của người hành nghề và công văn đề nghị của thủ trưởng đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan được giao quản lý về y tế phải có văn bản trả lời đơn vị gửi hồ sơ, trong đó nêu cụ thể lý do không hợp lệ, yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung tài liệu có trong hồ sơ đề nghị. Thời gian sửa đổi, bổ sung tài liệu có trong hồ sơ không được tính vào thời hạn giải quyết;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan được giao quản lý về y tế xét duyệt hồ sơ, hoàn thiện thủ tục, trình cấp có thẩm quyền cấp mới giấy phép hành nghề. Trường hợp không cấp mới giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình của Cơ quan được giao quản lý về y tế, cấp có thẩm quyền ban hành quyết định cấp mới giấy phép hành nghề và trả giấy phép hành nghề cho người hành nghề.
1. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định này gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề theo Mẫu số 02 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản xác nhận đã được cơ quan cấp phép không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân cấp giấy phép hành nghề trong đó nêu rõ số giấy phép hành nghề, ngày cấp, nơi cấp, thông tin cá nhân, chức danh chuyên môn, phạm vi hành nghề;
c) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên;
d) Hai ảnh chân dung màu, nền trắng, kích thước 04 cm x 06 cm, được chụp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định này gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề theo Mẫu số 02 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản xác nhận đã được cơ quan cấp phép không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân cấp giấy phép hành nghề trong đó nêu rõ số giấy phép hành nghề, ngày cấp, nơi cấp, thông tin cá nhân, chức danh chuyên môn, phạm vi hành nghề;
c) Giấy xác nhận thời gian thực hành theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định này;
d) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên;
đ) Hai ảnh chân dung màu, nền trắng, kích thước 04 cm x 06 cm, được chụp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 31 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề theo Mẫu số 02 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính giấy phép hành nghề trừ trường hợp giấy phép hành nghề bị mất;
c) Hai ảnh chân dung màu, nền trắng, kích thước 04 cm x 06 cm, được chụp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn.
4. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề theo Mẫu số 02 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính giấy phép hành nghề đã được cấp;
c) Tài liệu chứng minh thông tin thay đổi hoặc thông tin bị sai sót;
d) Hai ảnh chân dung màu, nền trắng, kích thước 04 cm x 06 cm, được chụp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn.
5. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề trong trường hợp đã bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 3, điểm a khoản 7 Điều 34 Nghị định này, gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề theo Mẫu số 02 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;
b) Giấy phép hành nghề đã được cấp;
c) Quyết định thu hồi giấy phép hành nghề;
d) Hai ảnh chân dung màu, nền trang, kích thước 04 cm x 06 cm, được chụp trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn.
6. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề trong trường hợp đã bị thu hồi theo quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 3, điểm a khoản 4, điểm b khoản 7 Điều 34 Nghị định này, gồm:
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Giấy xác nhận thời gian thực hành theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
7. Thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề:
a) Người đề nghị cấp lại giấy phép hành nghề gửi 01 bộ hồ sơ tương ứng với từng trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Phòng/Ban quân y cấp trên trực tiếp cho tới đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an;
b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an tổng hợp, lập danh sách gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Cơ quan được giao quản lý về y tế kèm theo hồ sơ đề nghị của người hành nghề và công văn đề nghị của thủ trưởng đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan được giao quản lý về y tế phải có văn bản trả lời đơn vị gửi hồ sơ, trong đó nêu cụ thể lý do không hợp lệ, yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung tài liệu có trong hồ sơ đề nghị. Thời gian sửa đổi, bổ sung tài liệu có trong hồ sơ không được tính vào thời hạn giải quyết;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan được giao quản lý về y tế xét duyệt hồ sơ, hoàn thiện thủ tục, trình cấp có thẩm quyền cấp lại giấy phép hành nghề. Trường hợp không cấp lại giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình của Cơ quan được giao quản lý về y tế, cấp có thẩm quyền ban hành quyết định cấp lại giấy phép hành nghề và trả giấy phép hành nghề cho người hành nghề.
1. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép hành nghề ít nhất 60 ngày trước ngày giấy phép hành nghề hết hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
2. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì thực hiện thủ tục gia hạn tại Bộ Y tế hoặc Sở Y tế.
3. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hành nghề, gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn giấy phép hành nghề theo Mẫu số 04 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;
b) Giấy phép hành nghề đã được cấp;
c) Tài liệu chứng minh đã cập nhật đủ kiến thức y khoa liên tục trong khám bệnh, chữa bệnh tại Điều 22 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
4. Thủ tục gia hạn giấy phép hành nghề:
a) Người đề nghị gia hạn giấy phép hành nghề gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Phòng/Ban quân y cấp trên trực tiếp cho tới đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an.
Trường hợp bị ốm đau, tai nạn hoặc trường hợp bất khả kháng tại thời điểm nộp hồ sơ gia hạn thì phải có văn bản thông báo cho Cơ quan được giao quản lý về y tế để lùi thời gian nộp hồ sơ gia hạn giấy phép hành nghề.
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được đề nghị lùi thời điểm gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian lùi thực hiện gia hạn không quá 22 tháng, kể từ ngày giấy phép hành nghề hết hạn;
b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an tổng hợp, lập danh sách gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Cơ quan được giao quản lý về y tế kèm theo hồ sơ đề nghị của người hành nghề và công văn đề nghị của thủ trưởng đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan được giao quản lý về y tế phải có văn bản trả lời đơn vị gửi hồ sơ, trong đó nêu cụ thể lý do không hợp lệ, yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung tài liệu có trong hồ sơ đề nghị. Thời gian sửa đổi, bổ sung tài liệu có trong hồ sơ không được tính vào thời hạn giải quyết;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan được giao quản lý về y tế xét duyệt hồ sơ, hoàn thiện thủ tục, trình cấp có thẩm quyền gia hạn giấy phép hành nghề. Trường hợp không gia hạn giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Trong thời hạn kể từ ngày nhận được tờ trình của Cơ quan được giao quản lý về y tế đến ngày hết hạn ghi trên giấy phép hành nghề, cơ quan cấp giấy phép hành nghề có trách nhiệm thực hiện việc gia hạn hoặc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do nếu không thực hiện việc gia hạn; trường hợp đến ngày hết hạn ghi trên giấy phép hành nghề mà không có văn bản trả lời thì giấy phép hành nghề tiếp tục có hiệu lực theo quy định.
1. Điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các trường hợp sau đây:
a) Đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề chưa có chuyên khoa và đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa vào phạm vi hành nghề;
b) Đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa khác so với chuyên khoa đã được cấp trong phạm vi hành nghề;
c) Đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị thay đổi chuyên khoa đã được phép hành nghề bằng chuyên khoa khác và không hành nghề theo chuyên khoa đã được cấp trong phạm vi hành nghề trước đó.
2. Điều kiện cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề
a) Đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề nhưng trong phạm vi hành nghề chưa có chuyên khoa và đề nghị bổ sung thêm chuyên khoa vào phạm vi hành nghề: Có văn bằng đào tạo chuyên khoa theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này tương ứng với chức danh trên giấy phép hành nghề và chuyên khoa đề nghị bổ sung;
b) Đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị bổ sung chuyên khoa khác so với chuyên khoa đã được cấp: Có văn bằng đào tạo chuyên khoa theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này tương ứng với chức danh trên giấy phép hành nghề và chuyên khoa đề nghị bổ sung.
c) Đối với trường hợp đã được cấp giấy phép hành nghề, trong phạm vi hành nghề đã có chuyên khoa nhưng đề nghị thay đổi chuyên khoa: Có văn bằng đào tạo chuyên khoa tương ứng với chức danh và chuyên khoa đề nghị thay đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
1. Yêu cầu đối với văn bằng đào tạo chuyên khoa trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở đào tạo trong nước cấp:
a) Được cấp bởi cơ sở đào tạo hợp pháp theo quy định của pháp luật;
b) Thời gian đào tạo tối thiểu 18 tháng.
2. Yêu cầu đối với chứng chỉ đào tạo kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh:
a) Được cấp bởi cơ sở đào tạo đã có ít nhất 01 khóa đào tạo chức danh hành nghề tương ứng đã tốt nghiệp hoặc là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp có thẩm quyền cho phép triển khai thực hiện các kỹ thuật chuyên môn tương ứng với thời hạn tối thiểu 06 tháng;
b) Chương trình và tài liệu đào tạo chứng chỉ kỹ thuật chuyên môn do cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành hoặc sử dụng của cơ sở đào tạo khác khi được cơ sở đó đồng ý bằng văn bản; nội dung chương trình, khối lượng học tập, giảng viên phù hợp với danh mục kỹ thuật chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế.
3. Trường hợp văn bằng đào tạo chuyên khoa được sử dụng để điều chỉnh phạm vi hành nghề theo quy định tại điểm a hoặc điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định này phải có thời điểm bắt đầu đào tạo sau ngày được cấp giấy phép hành nghề hoặc điều chỉnh giấy phép hành nghề.
4. Việc đào tạo văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này phải được cơ sở đào tạo công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
1. Hồ sơ đề nghị bổ sung phạm vi hành nghề trong trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định này, bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 03 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ văn bằng đào tạo chuyên khoa, chứng chỉ đào tạo chuyên khoa phù hợp với phạm vi hành nghề đề nghị bổ sung;
c) Giấy xác nhận thời gian thực hành theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định này đối với trường hợp sử dụng chứng chỉ đào tạo chuyên khoa hoặc văn bằng đào tạo chuyên khoa quá 24 tháng tính từ ngày được cấp đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề.
2. Hồ sơ đề nghị thay đổi phạm vi hành nghề trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định này, bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 03 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ văn bằng đào tạo chuyên khoa, chứng chỉ đào tạo chuyên khoa phù hợp với phạm vi hành nghề đề nghị thay đổi và khác với chuyên khoa trong giấy phép hành nghề đã được cấp;
c) Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp;
d) Giấy xác nhận thời gian thực hành theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định này đối với trường hợp sử dụng chứng chỉ đào tạo chuyên khoa hoặc văn bằng đào tạo chuyên khoa quá 24 tháng tính từ ngày được cấp đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề.
3. Thủ tục điều chỉnh giấy phép hành nghề
a) Người đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề gửi 01 bộ hồ sơ tương ứng với từng trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Phòng/Ban quân y cấp trên trực tiếp cho tới đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an;
b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an tổng hợp, lập danh sách gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Cơ quan được giao quản lý về y tế kèm theo hồ sơ đề nghị của người hành nghề và công văn đề nghị của thủ trưởng đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan được giao quản lý về y tế phải có văn bản trả lời đơn vị gửi hồ sơ, trong đó nêu cụ thể lý do không hợp lệ, yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung tài liệu có trong hồ sơ đề nghị. Thời gian sửa đổi, bổ sung tài liệu có trong hồ sơ không được tính vào thời hạn giải quyết;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan được giao quản lý về y tế xét duyệt hồ sơ, hoàn thiện thủ tục, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép hành nghề. Trường hợp không điều chỉnh giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình của Cơ quan được giao quản lý về y tế, cấp có thẩm quyền ban hành quyết định điều chỉnh giấy phép hành nghề.
4. Hình thức điều chỉnh giấy phép hành nghề là Quyết định điều chỉnh giấy phép hành nghề bằng bản giấy hoặc bản điện tử theo Mẫu số 01a hoặc Mẫu số 01b Phụ lục V kèm theo Nghị định này; quyết định điều chỉnh giấy phép hành nghề là một thành phần không tách rời giấy phép hành nghề đã cấp.
1. Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
a) Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là bản giấy cứng hoặc bản điện tử theo mẫu chung của Bộ Y tế. Nội dung trình bày theo Mẫu số 01a hoặc Mẫu số 01b Phụ lục I kèm theo Nghị định này, do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an in, cấp, quản lý;
b) Số giấy phép hành nghề phải bảo đảm tính liên tục, không trùng lặp trong quá trình cấp và mỗi người hành nghề chỉ được cấp một giấy phép hành nghề có thời hạn 05 năm và có giá trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc;
c) Mã ký hiệu giấy phép hành nghề thực hiện theo Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.
2. Quản lý hồ sơ, giấy phép hành nghề:
a) Giấy phép hành nghề của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân công nhân viên công an trong biên chế do cá nhân tự quản lý;
b) Giấy phép hành nghề của hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân và lao động hợp đồng do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quản lý;
c) Hồ sơ cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề do Cơ quan được giao quản lý về y tế quản lý theo quy định của pháp luật về lưu trữ và pháp luật về bảo vệ bí mật của nhà nước.
1. Người hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân chỉ được hành nghề khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 19 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
2. Nguyên tắc đăng ký hành nghề thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các quy định sau:
a) Một người hành nghề chỉ được làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
b) Một người hành nghề chỉ được phụ trách chuyên môn một khoa của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; không được đồng thời phụ trách từ hai khoa trở lên trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đồng thời làm người phụ trách khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Người hành nghề chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có thể kiêm nhiệm phụ trách một khoa trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và phải phù hợp với phạm vi hành nghề trong giấy phép hành nghề đã được cấp;
d) Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được đăng ký hành nghề ngoài giờ và làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài giờ không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
đ) Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại một hoặc nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân nhưng không được trùng thời gian khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và đảm bảo hợp lý về thời gian đi lại giữa các địa điểm hành nghề đã đăng ký;
e) Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân không được đăng ký là người đứng đầu của bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã.
3. Nội dung đăng ký hành nghề
a) Họ và tên, số giấy phép hành nghề của người hành nghề;
b) Chức danh, vị trí chuyên môn đối với trường hợp người hành nghề là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc là người phụ trách bộ phận chuyên môn của bệnh viện;
c) Địa điểm hành nghề, bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đăng ký hành nghề;
d) Thời gian hành nghề;
đ) Phạm vi hành nghề.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân kê khai danh sách người đăng ký hành nghề (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp giấy phép hành nghề) theo Mẫu số 01a hoặc Mẫu số 01b Phụ lục III kèm theo Nghị định này.
5. Trình tự đăng ký hành nghề:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lập danh sách đăng ký hành nghề cùng thời điểm với thời điểm đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Công an đơn vị, địa phương thuộc Bộ Công an. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về Cơ quan được giao quản lý về y tế;
b) Trường hợp có thay đổi về người hành nghề trong thời gian chờ cấp giấy phép hoạt động thì phải gửi danh sách đăng ký hành nghề đã thay đổi theo Mẫu 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này đến Cơ quan được giao quản lý về y tế;
c) Trường hợp người hành nghề không còn làm việc tại cơ sở: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi văn bản báo cáo Cơ quan được giao quản lý về y tế trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày người hành nghề chấm dứt hành nghề tại cơ sở;
d) Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bổ sung người hành nghề: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi danh sách đăng ký hành nghề đã bổ sung theo Mẫu 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này về Cơ quan được giao quản lý về y tế trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bổ sung người hành nghề.
5. Cơ quan được giao quản lý về y tế có trách nhiệm công bố công khai danh sách người hành nghề trên Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc trang tin điện tử của cơ quan mình và trên hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh:
a) Cùng thời điểm cấp giấy phép hoạt động đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận văn bản đăng ký hành nghề đối với trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 4 Điều này;
c) Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
1. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh
a) Đối với chức danh bác sỹ tối thiểu là 12 tháng, trong đó: Thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng; thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng;
b) Đối với chức danh y sỹ tối thiểu là 09 tháng, trong đó: Thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng; thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng,
c) Đối với chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y là 06 tháng, trong đó: Thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 05 tháng; thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 01 tháng;
d) Đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng là 06 tháng;
đ) Đối với chức danh tâm lý lâm sàng là 09 tháng;
e) Đối với chức danh cấp cứu viên ngoại viện là 06 tháng, trong đó: Thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về cấp cứu ngoại viện là 03 tháng; thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng;
g) Trong quá trình thực hành phải lồng ghép nội dung hướng dẫn về các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghề, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
h) Căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế và quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này, các cơ sở thực hành xây dựng chương trình thực hành cụ thể đối với từng chức danh chuyên môn mà cơ sở dự kiến đào tạo thực hành.
2. Bảo lưu kết quả thực hành
Trong quá trình thực hành vì lý do sức khỏe hoặc tình huống bất khả kháng, người thực hành được tạm dừng thực hành trong thời hạn tối đa 12 tháng và được bảo lưu kết quả thực hành trước đó. Việc bảo lưu kết quả thực hành thực hiện như sau:
a) Người thực hành đề nghị bảo lưu kết quả thực hành bằng văn bản kèm theo tài liệu chứng minh lý do đề nghị bảo lưu;
b) Người đứng đầu cơ sở thực hành xem xét, quyết định cho phép bảo lưu. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn bảo lưu, nếu người thực hành không có văn bản đề nghị tiếp tục thực hành hoặc đề nghị gia hạn thời gian bảo lưu thì kết quả thực hành không còn giá trị;
d) Người thực hành được phép đề nghị bảo lưu kết quả thực hành nhiều lần nhưng tổng thời gian của các lần bảo lưu không quá 12 tháng.
3. Cơ sở hướng dẫn thực hành
a) Đối với bác sỹ y khoa, bác sỹ y học dự phòng: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hình thức tổ chức là bệnh viện;
b) Đối với bác sỹ y học cổ truyền: Bệnh viện y học cổ truyền hoặc bệnh viện có khoa hoặc bộ phận y học cổ truyền;
c) Đối với bác sỹ răng hàm mặt: Bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt, bệnh viện có khoa hoặc bộ phận răng hàm mặt;
d) Đối với y sỹ đa khoa: Bệnh viện đa khoa, trung tâm, bệnh xá;
đ) Đối với y sỹ y học cổ truyền: Bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện đa khoa hoặc trung tâm có khoa hoặc bộ phận y học cổ truyền;
e) Đối với y sỹ răng hàm mặt: Bệnh viện răng hàm mặt, bệnh viện đa khoa hoặc trung tâm có khoa hoặc bộ phận răng hàm mặt;
g) Đối với y sỹ sản nhi: Bệnh viện chuyên khoa sản nhi, bệnh viện đa khoa, trung tâm có khoa sản và khoa nhi hoặc khoa sản nhi;
h) Đối với điều dưỡng: Bệnh viện, trung tâm, bệnh xá;
i) Đối với hộ sinh: Bệnh viện phụ sản, bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, trung tâm có khoa phụ sản, nhà hộ sinh;
k) Đối với kỹ thuật y: Bệnh viện, bệnh xá và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có bộ phận thực hiện kỹ thuật phù hợp với nội dung thực hành của kỹ thuật y;
l) Đối với dinh dưỡng lâm sàng: Bệnh viện có khoa dinh dưỡng;
m) Đối với tâm lý lâm sàng: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chuyên khoa tâm thần hoặc tâm lý lâm sàng;
n) Đối với cấp cứu ngoại viện: Bệnh viện, bệnh xá và cơ sở cấp cứu ngoại viện.
4. Điều kiện, trách nhiệm của cơ sở hướng dẫn thực hành
a) Điều kiện: Được cấp giấy phép hoạt động thuộc một trong các hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 4 Nghị định này; có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành do Bộ Y tế quy định; được phép ký hợp đồng hợp tác với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trong trường hợp không đủ các chuyên khoa theo nội dung thực hành;
b) Trách nhiệm: Tự đánh giá điều kiện, gửi văn bản công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện là cơ sở hướng dẫn thực hành theo mẫu số 13 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và chương trình thực hành về Cơ quan được giao quản lý về y tế.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản, Cơ quan được giao quản lý về y tế đăng tải danh sách cơ sở thực hành trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan mình. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành, Cơ quan được giao quản lý về y tế thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Tổ chức thực hành
a) Cơ sở hướng dẫn thực hành tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ người đề nghị thực hành. Hồ sơ bao gồm: Giấy giới thiệu của đơn vị quản lý cấp trung đoàn trở lên đối với người đề nghị thực hành thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hoặc đơn đề nghị thực hành đối với các đối tượng khác theo Mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; bản sao hợp lệ một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này;
b) Cơ sở hướng dẫn thực hành phải ký hợp đồng hướng dẫn thực hành với người đề nghị thực hành không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân. Hợp đồng hướng dẫn thực hành thực hiện theo Mẫu số 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Cơ sở hướng dẫn thực hành gửi danh sách người thực hành, thời gian bắt đầu thực hành và dự kiến thời gian kết thúc thực hành về Cơ quan được giao quản lý về y tế;
d) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định phân công người hướng dẫn thực hành theo Mẫu số 06 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. Một người hướng dẫn thực hành chỉ được hướng dẫn tối đa là 05 người thực hành trong cùng một thời điểm;
đ) Người hướng dẫn thực hành phải có giấy phép hành nghề với chức danh, phạm vi hành nghề phù hợp với chương trình, đối tượng được hướng dẫn thực hành; trình độ đào tạo tương đương hoặc cao hơn người thực hành; thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên tục từ 03 năm trở lên;
e) Người hướng dẫn thực hành được cơ sở giáo dục mời tham gia xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn tài liệu đào tạo, nghiên cứu khoa học phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn; công nhận là giảng viên cơ hữu hoặc thỉnh giảng khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; xem xét, bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và các hình thức khen thưởng khác theo quy định của pháp luật; được hưởng thù lao và các chế độ khác (nếu có) theo quy định của pháp luật và quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở thực hành; từ chối hướng dẫn thực hành nếu không phù hợp với chuyên môn, khả năng hoặc vì lý do chính đáng khác;
g) Người hướng dẫn thực hành có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho người bệnh, chịu trách nhiệm khi người thực hành gây sai sót chuyên môn trong quá trình thực hành, trừ trường hợp người thực hành cố ý vi phạm;
h) Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chịu trách nhiệm về chất lượng thực hành và cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành cho người thực hành theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này sau khi có kết quả đánh giá, nhận xét của người hướng dẫn thực hành đối với người thực hành. Giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành có hiệu lực 24 tháng, kể từ ngày cấp;
i) Đánh giá, nhận xét của người giảng dạy thực hành và xác nhận quá trình thực hành phải bảo đảm khách quan, trung thực.
1. Điều kiện về văn bằng của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực để cấp giấy phép hành nghề đối với các chức danh chuyên môn:
a) Đối với chức danh bác sỹ, gồm: Văn bằng bác sỹ đa khoa, văn bằng bác sỹ y khoa và các văn bằng bác sỹ tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là văn bằng bác sỹ y khoa), văn bằng bác sỹ răng hàm mặt, văn bằng bác sỹ y học cổ truyền, văn bằng bác sỹ y học dự phòng được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề tương ứng là bác sỹ đa khoa, bác sỹ răng hàm mặt, bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ y học dự phòng.
Văn bằng bác sỹ chuyên khoa được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề theo phạm vi hành nghề bác sỹ chuyên khoa tương ứng;
b) Đối với chức danh y sỹ, gồm: Văn bằng y sỹ đa khoa, văn bằng cao đẳng y sỹ đa khoa, văn bằng cao đẳng y sỹ y học cổ truyền hoặc văn bằng cao đẳng y học cổ truyền và các văn bằng y sỹ tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là văn bằng y sỹ) được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề y sỹ tương ứng;
c) Đối với chức danh điều dưỡng, gồm: Văn bằng cử nhân điều dưỡng; văn bằng cao đẳng điều dưỡng được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề theo phạm vi hành nghề điều dưỡng đa khoa.
Văn bằng điều dưỡng chuyên khoa được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề theo phạm vi hành nghề điều dưỡng chuyên khoa tương ứng;
d) Đối với chức danh hộ sinh, gồm: Văn bằng cao đẳng hộ sinh, văn bằng cử nhân hộ sinh được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề hộ sinh đa khoa.
Văn bằng hộ sinh chuyên khoa được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề hộ sinh chuyên khoa tương ứng;
đ) Đối với chức danh kỹ thuật y, gồm: Văn bằng trung cấp, văn bằng cao đẳng, văn bằng cử nhân của kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật hình ảnh y học, kỹ thuật phục hình răng, khúc xạ nhãn khoa, kỹ thuật phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, dụng cụ chỉnh hình và chân tay giả, kỹ thuật phục hồi chức năng được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề cơ bản tương ứng.
Văn bằng kỹ thuật y chuyên khoa được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề kỹ thuật y chuyên khoa tương ứng;
e) Đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng, gồm: Văn bằng cao đẳng dinh dưỡng, văn bằng cử nhân dinh dưỡng và bác sỹ có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa về dinh dưỡng lâm sàng được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề cơ bản.
Văn bằng dinh dưỡng lâm sàng chuyên khoa được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề dinh dưỡng chuyên khoa tương ứng;
g) Đối với chức danh tâm lý lâm sàng, gồm: Văn bằng cử nhân điều dưỡng tâm lý lâm sàng, văn bằng cử nhân hộ sinh, văn bằng cử nhân tâm lý học và bác sỹ có chứng chỉ đào tạo về tâm lý lâm sàng theo quy định của Bộ Y tế được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề.
Văn bằng thạc sỹ tâm lý học lâm sàng, tiến sĩ tâm lý học lâm sàng, văn bằng đào tạo chuyên khoa sau đại học về tâm lý lâm sàng theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề tâm lý lâm sàng tương ứng tương ứng;
h) Đối với chức danh cấp cứu viên ngoại viện, gồm: Văn bằng quy định tại một trong các điểm a, b, c và d hoặc đ khoản này, văn bằng cao đẳng cấp cứu ngoại viện, văn bằng cử nhân cấp cứu ngoại viện được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo phạm vi hành nghề tương ứng là cấp cứu viên ngoại viện;
i) Người có văn bằng tốt nghiệp thuộc lĩnh vực sức khỏe do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ đại học, cử nhân hoặc Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng của các chức danh chuyên môn quy định tại khoản này, thì được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo chức danh và phạm vi hành nghề tương ứng.
Đối với văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp cho chức danh bác sĩ phải hoàn thành chương trình đào tạo bổ sung theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực theo chức danh chuyên môn là bác sỹ với phạm vi hành nghề tương ứng là bác sỹ đa khoa, bác sỹ răng hàm mặt, bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ y học dự phòng.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với Hội đồng Y khoa Quốc gia tổ chức đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và xây dựng:
a) Tiêu chuẩn của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đủ điều kiện tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
b) Bộ công cụ đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và quy trình kiểm tra đánh giá năng lực;
c) Quy chế tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực