Chương 2 Nghị định 16/2005/NĐ-CP: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình
Số hiệu: | 16/2005/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Cơ quan TW | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 07/02/2005 | Ngày hiệu lực: | 05/03/2005 |
Ngày công báo: | 18/02/2005 | Số công báo: | Từ số 12 đến số 13 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
02/04/2009 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các dự án quan trọng quốc gia phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư; các dự án nhóm A không phân biệt nguồn vốn phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư.
2. Nội dung Báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
a) Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn; chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có;
b) Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; dự kiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất;
c) Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật; các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái, phòng chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng;
d) Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân kỳ đầu tư nếu có.
3. Xin phép đầu tư xây dựng công trình
a) Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi Báo cáo đầu tư xây dựng công trình tới Bộ quản lý ngành. Bộ quản lý ngành là cơ quan đầu mối giúp Thủ tướng Chính phủ lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương liên quan, tổng hợp và đề xuất ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ.
b) Thời hạn lấy ý kiến:
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Báo cáo đầu tư xây dựng công trình, Bộ quản lý ngành phải gửi văn bản lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.
Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị, cơ quan được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời về những nội dung thuộc phạm vi quản lý của mình. Trong vòng 7 ngày sau khi nhận được văn bản trả lời theo thời hạn trên, Bộ quản lý ngành phải lập báo cáo để trình Thủ tướng Chính phủ.
c) Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm:
Tóm tắt nội dung Báo cáo đầu tư, tóm tắt ý kiến các Bộ, ngành và đề xuất ý kiến về việc cho phép đầu tư xây dựng công trình kèm theo bản gốc văn bản ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.
1. Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án để làm rõ về sự cần thiết phải đầu tư và hiệu quả đầu tư xây dựng công trình, trừ những trường hợp sau đây:
a) Công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định này;
b) Các công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ của dân quy định tại khoản 5 Điều 35 của Luật Xây dựng.
2. Nội dung dự án bao gồm phần thuyết minh theo quy định tại Điều 6 và phần thiết kế cơ sở theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
3. Đối với các dự án nhóm B chưa có trong quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng thì trước khi lập dự án phải có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch.
1. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất; kinh doanh hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.
2. Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.
3. Các giải pháp thực hiện bao gồm:
a) Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có;
b) Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc;
c) Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động;
d) Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.
4. Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng, chống cháy, nổ và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.
5. Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn; các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án.
1. Nội dung phần thiết kế cơ sở của dự án phải thể hiện được giải pháp thiết kế chủ yếu, bảo đảm đủ điều kiện để xác định tổng mức đầu tư và triển khai các bước thiết kế tiếp theo, bao gồm thuyết minh và các bản vẽ.
2. Thuyết minh thiết kế cơ sở được trình bày riêng hoặc trình bày trên các bản vẽ để diễn giải thiết kế với các nội dung chủ yếu sau:
a) Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế; giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực; các số liệu về điều kiện tự nhiên, tải trọng và tác động; danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng.
b) Thuyết minh công nghệ: giới thiệu tóm tắt phương án công nghệ và sơ đồ công nghệ; danh mục thiết bị công nghệ với các thông số kỹ thuật chủ yếu liên quan đến thiết kế xây dựng.
c) Thuyết minh xây dựng:
- Khái quát về tổng mặt bằng: giới thiệu tóm tắt đặc điểm tổng mặt bằng, cao độ và toạ độ xây dựng; hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các điểm đấu nối; diện tích sử dụng đất, diện tích xây dựng, diện tích cây xanh, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cao độ san nền và các nội dung cần thiết khác.
- Đối với công trình xây dựng theo tuyến: giới thiệu tóm tắt đặc điểm tuyến công trình, cao độ và tọa độ xây dựng, phương án xử lý các chướng ngại vật chính trên tuyến; hành lang bảo vệ tuyến và các đặc điểm khác của công trình nếu có;
- Đối với công trình có yêu cầu kiến trúc: giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực và các công trình lân cận; ý tưởng của phương án thiết kế kiến trúc; màu sắc công trình; các giải pháp thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường, văn hoá, xã hội tại khu vực xây dựng;
- Phần kỹ thuật: giới thiệu tóm tắt đặc điểm địa chất công trình, phương án gia cố nền, móng, các kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật của công trình, san nền, đào đắp đất; danh mục các phần mềm sử dụng trong thiết kế;
- Giới thiệu tóm tắt phương án phòng chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
- Dự tính khối lượng các công tác xây dựng, thiết bị để lập tổng mức đầu tư và thời gian xây dựng công trình.
3. Các bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:
a) Bản vẽ công nghệ thể hiện sơ đồ dây chuyền công nghệ với các thông số kỹ thuật chủ yếu;
b) Bản vẽ xây dựng thể hiện các giải pháp về tổng mặt bằng, kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật công trình với các kích thước và khối lượng chủ yếu, các mốc giới, toạ độ và cao độ xây dựng;
c) Bản vẽ sơ đồ hệ thống phòng chống cháy, nổ.
4. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình có mục đích sản xuất kinh doanh thì tuỳ theo tính chất, nội dung của dự án có thể giảm bớt một số nội dung thiết kế cơ sở quy định tại khoản 2 Điều này nhưng phải bảo đảm yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, xác định được tổng mức đầu tư và tính toán được hiệu quả đầu tư của dự án.
5. Số lượng thuyết minh và các bản vẽ của thiết kế cơ sở được lập tối thiểu là 09 bộ.
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình tới người quyết định đầu tư để phê duyệt.
2. Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
a) Tờ trình phê duyệt dự án theo mẫu tại Phụ lục số 2 kèm theo Nghị định này;
b) Dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở; văn bản thẩm định của các Bộ, ngành liên quan (nếu có);
c) Văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A.
1. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm thẩm định phần thuyết minh và thẩm định thiết kế cơ sở của dự án.
2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư để tổ chức thẩm định các dự án do Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và các dự án khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định các dự án sử dụng vốn ngân sách thuộc quyền quyết định của mình. Các dự án khác do người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức thẩm định.
4. Thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm A được quy định như sau:
a) Bộ Công nghiệp thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, đê điều;
c) Bộ Giao thông vận tải tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;
d) Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp (trừ các công trình công nghiệp do Bộ Công nghiệp thẩm định) và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.
đ) Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình liên quan tới nhiều chuyên ngành thì Bộ chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở là Bộ có chức năng quản lý nhà nước về ngành có yếu tố quyết định về tính chất mục tiêu của dự án, chịu trách nhiệm lấy ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan.
5. Thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở đối với các dự án nhóm B, C của các Bộ, ngành, địa phương và các thành phần kinh tế khác xây dựng tại địa phương thực hiện theo quy định sau đây:
a) Sở Công nghiệp tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành;
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, đê điều;
c) Sở Giao thông vận tải tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;
d) Sở Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp (trừ các công trình công nghiệp do Sở Công nghiệp tổ chức thẩm định) và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu.
đ) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình liên quan tới nhiều chuyên ngành thì Sở chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở là Sở có chức năng quản lý nhà nước về ngành có yếu tố quyết định tính chất, mục tiêu của dự án, chịu trách nhiệm lấy ý kiến của các Sở liên quan.
6. Đối với thiết kế cơ sở của các dự án nhóm B, C có công trình xây dựng theo tuyến qua nhiều địa phương do Bộ được quy định tại khoản 4 Điều này tổ chức thẩm định và có trách nhiệm lấy ý kiến của các Sở liên quan về quy hoạch xây dựng, tác động môi trường nơi có công trình xây dựng.
7. Việc thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình có yêu cầu bí mật an ninh, quốc phòng thực hiện theo quy định của Chính phủ.
8. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều này để lấy ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở. Thời gian thẩm định thiết kế cơ sở không quá 30 ngày làm việc đối với các dự án nhóm A, 15 ngày làm việc đối với các dự án nhóm B và 10 ngày làm việc với các dự án nhóm C, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
9. Thời gian thẩm định dự án, kể cả thời gian thẩm định thiết kế cơ sở, không quá: 60 ngày làm việc đối với các dự án nhóm A; 30 ngày làm việc với các dự án B, 20 ngày làm việc với các dự án nhóm C, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp đặc biệt, thời gian thẩm định dự án có thể dài hơn nhưng phải được người quyết định đầu tư cho phép.
10. Lệ phí thẩm định dự án, thiết kế cơ sở do Bộ Tài chính quy định sau khi thống nhất với Bộ Xây dựng.
1. Sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng; trường hợp chưa có các quy hoạch trên thì phải có ý kiến thoả thuận của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó.
2. Nội dung thuyết minh của dự án thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.
3. Sự phù hợp với Báo cáo đầu tư xây dựng công trình đã được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư đối với dự án phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình.
4. Sự phù hợp của thiết kế cơ sở về quy hoạch xây dựng, quy mô xây dựng, công nghệ, công suất thiết kế, cấp công trình; các số liệu sử dụng trong thiết kế, các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng; các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật so với yêu cầu của dự án.
5. Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án kiến trúc đã được lựa chọn thông qua thi tuyển đối với trường hợp có thi tuyển phương án kiến trúc.
6. Sự hợp lý của các giải pháp thiết kế trong thiết kế cơ sở.
7. Điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập dự án và thiết kế cơ sở theo quy định.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án đã được Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư.
2. Đối với các dự án khác sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý tài chính của Đảng, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án trong phạm vi ngân sách của địa phương sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp;
c) Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện được quyết định đầu tư các dự án thuộc ngân sách địa phương có mức vốn đầu tư không lớn hơn 5 tỷ đồng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã không lớn hơn 3 tỷ đồng. Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, việc phân cấp theo quy định riêng được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
3. Các dự án sử dụng vốn khác, vốn hỗn hợp chủ đầu tư tự quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm.
4. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ được quyết định đầu tư khi đã có kết quả thẩm định dự án. Riêng đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, tổ chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ để chấp thuận cho vay hoặc không cho vay trước khi người có thẩm quyền quyết định đầu tư.
5. Nội dung quyết định đầu tư xây dựng công trình theo mẫu tại Phụ lục số 3 của Nghị định này.
1. Khi đầu tư xây dựng các công trình sau đây, chủ đầu tư không phải lập dự án mà chỉ lập Báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt:
a) Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;
b) Công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới trụ sở cơ quan có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng;
c) Các dự án hạ tầng xã hội có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng sử dụng vốn ngân sách không nhằm mục đích kinh doanh, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng và đã có chủ trương đầu tư hoặc đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư hàng năm.
2. Nội dung của Báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 35 của Luật Xây dựng.
3. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư quy định tại Điều 11 của Nghị định này có trách nhiệm tổ chức thẩm định Báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng công trình và quyết định đầu tư.
4. Các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước có tổng mức đầu tư từ 500 triệu đồng trở lên thì thiết kế bản vẽ thi công trong Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình do các Sở quy định tại khoản 5 Điều 9 của Nghị định này tổ chức thẩm định. Đối với các công trình còn lại, việc thẩm định thiết kế bản vẽ thi công trong Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình do chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định và báo cáo người quyết định đầu tư trước khi phê duyệt.
1. Dự án đầu tư xây dựng công trình đã được quyết định đầu tư chỉ được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng do thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh;
b) Do biến động bất thường của giá nguyên vật liệu, do thay đổi tỷ giá hối đoái đối với phần vốn có sử dụng ngoại tệ hoặc do Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách mới có quy định được thay đổi mặt bằng giá đầu tư xây dựng công trình;
c) Do người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư thay đổi khi thấy xuất hiện những yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn cho dự án;
d) Khi quy hoạch xây dựng đã được duyệt thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp đến dự án.
2. Khi điều chỉnh dự án không làm thay đổi quy mô, mục tiêu đầu tư và không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư được phép tự điều chỉnh dự án. Trường hợp điều chỉnh dự án làm thay đổi thiết kế cơ sở về kiến trúc, quy hoạch, quy mô, mục tiêu đầu tư ban đầu hoặc vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải trình người quyết định đầu tư xem xét, quyết định. Những nội dung thay đổi phải được thẩm định lại.
3. Người quyết định điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
FORMULATION, EVALUATION AND APPROVAL OF INVESTMENT PROJECTS FOR CONSTRUCTION OF WORKS
Article 4 Formulation of investment reports for construction of works and applications for permission for investment
1. For important national investment projects, an investment report for construction of works must be formulated and submitted to the National Assembly to pass the investment policy and to grant permission for the investment. For Group A projects, irrespective of their capital funding source, an investment report for construction of works must be formulated and submitted to the Prime Minister of the Government to grant permission for the investment.
2. An investment report for construction of works shall contain the following particulars:
(a) Necessity for the investment in construction of the works; favourable and unfavourable conditions; regime for exploitation and use of national natural resources, if any;
(b) Estimate of scale of investment; output; construction area; items of works, including main, subsidiary and other works; proposed building site and requirement for land use;
(c) Preliminary analysis and selection of technology and technical matters; conditions for supply of materials, equipment, raw materials, energy, services and technical infrastructure; plan for site clearance and resettlement, if any; impact of project on environment and ecology; fire and explosion fighting and prevention, impact on national defence and security;
(d) Form of investment; preliminary determination of total investment; duration for implementation of project; plan to raise capital in accordance with the schedule, socio-economic effectiveness of project, and investment stages, if any.
3. Application for permission to invest in construction of works:
(a) The investor shall be responsible for forwarding the investment report for construction of works to the ministry managing the branch, which shall be the co- ordinating body assisting the Prime Minister of the Government to obtain opinions from relevant ministries, branches and localities and submitting proposals to the Prime Minister of the Government.
(b) Time-limit for obtaining opinions:
Within a time-limit of five working days from the date of receipt of an investment report for construction of works, the ministry managing the branch shall send a written request to relevant ministries, branches and localities for their opinions.
Within a time-limit of thirty (30) working days from the date of receipt of a request, any body being requested for its opinion shall send a written reply on items within the scope of management of such body and, within seven days from the date of receipt of such written replies, the ministry managing the branch shall prepare a report for submission to the Prime Minister of the Government.
(c) Reports submitted to the Prime Minister of the Government shall contain:
Summary of the contents of the investment report; summary of the opinions obtained from ministries and branches; and proposal on granting permission to invest in construction of the works, enclosing the original written replies received from the relevant ministries, branches and localities.
Article 5 Formulation of investment projects for construction of works
1. An investor in construction of works shall be responsible for arranging formulation of the project in order to clarify the necessity for the investment and its effectiveness, except in the following cases:
(a) Works which only require preparation of an eco-technical report on construction of works as stipulated in article 12.1 of this Decree;
(b) Construction of a separate dwelling-house for citizens as stipulated in article 35.5 of the Law on Construction.
2. The contents of a project shall include an explanatory section as stipulated in article 6 of this Decree and a preliminary designs section as stipulated in article 7 of this Decree.
3. With respect to Group B projects not yet included in a socio-economic master plan, in master planning for branches and in construction master plans, there must be written approval from the body authorized to approve master planning prior to formulation of the project.
Article 6 Contents of explanatory section of project
1. Necessity for and objectives of the investment; assessment of market demand and product consumption in the case of a manufacturing project; business form of the investment for construction of works; location of the building site and requirement for land use; conditions for supply of raw materials, energy and other input items.
2. Description of the scale and area of the building works and the items of works, including main, subsidiary and other works; analysis and selection of technological and technical plans and output.
3. Construction solutions, comprising:
(a) Plan for site clearance and resettlement, and plan for assistance with construction of technical infrastructure if any;
(b) Architectural design plans in the case of urban construction works and other works with architectural requirements;
(c) Plan for project operation and employment of labour;
(d) Stages of implementation, schedule for implementation, and form of project management.
4.Environmental impact assessment; solutions for fire and explosion fighting and prevention; any requirements regarding national defence and security.
5. Determination of the total investment, the ability to raise capital and funding sources and the ability for such capital to be issued on schedule; plan for recovery of capital in the case of a project which requires to recover its capital; other financial criteria and analysis and assessment of the economic and social effectiveness of the project.
Article 7 Contents of preliminary designs section of project
1. The contents of the preliminary designs section of a project must express the basic design solutions, ensuring satisfaction of conditions for determining total invested capital and for undertaking the subsequent design steps, including an explanatory statement and drawings.
2. Either there must be a separate explanatory statement of the preliminary designs or the drawings must contain an explanatory statement in order that there will be design solutions in relation to the following basic particulars:
(a) Summary of design tasks; summarized introduction about the relationship between the works and construction master planning in the area; data on the natural conditions, load capacity and impact; list of applicable standards and specifications;
(b) Technological explanatory statement; summarized introduction about the technological plan and technological drawings; list of technological equipment with basic technical parameters relevant to construction design;
(c) Explanatory statement about construction:
- General outline on total surface areas; summarized introduction about the special features of the horizontal surfaces, and on sectional planes and vertical planes; technical infrastructure system and interconnection points; area of land to be used; height of foundations and other essential items;
- Construction works built along a route shall contain summarized introduction about the special features of the route, the building height and building co-ordinates; plan for dealing with the main physical obstructions along the route; safety corridors along the route and other special features of the works, if any;
- Construction works with architectural requirements shall contain summarized introduction about the relationship between the works and construction master planning in the area and adjacent buildings; theory behind the plan on architectural design; colour of the works; and design solutions which conform with the climatic, environmental, cultural and social conditions of the area in which construction is to take place;
- Technical section: summarized introduction about the special geological features of the works; plan for reinforcing foundations, main weight-bearing structures, technical system and technical infrastructure system of the works, of the horizontal surfaces and of excavated areas; list of software used in the design;
- Summarized introduction about the plans for fire and explosion fighting and prevention and for environmental protection;
- Estimated volume of building work and equipment which provides sufficient material for preparing the total level of invested capital and the duration for construction of the works.
3. The contents of preliminary design drawings shall comprise:
(a) Technological drawings, showing diagrams of technological lines with basic technical parameters;
(b) Construction drawings, showing solutions on total surface areas; and architecture, structure, technical system and technical infrastructure system of the works with the main measurements and volumes, boundary landmarks, and sectional and vertical planes;
(c) Preliminary drawings of the system for fire and explosion fighting and prevention.
4. In the case of an investment project for construction of works for production or business purposes, depending on the nature and contents of the project, a number of the items required for preliminary designs as stipulated in clause 2 of this article may be exempted, but there must be sufficient material to satisfy the requirements on master planning, on architecture, on fixing the total level of invested capital and for calculating the investment effectiveness of the project.
5. At least nine sets of the explanatory statements about the design and of preliminary design drawings must be prepared.
Article 8 File for submission for approval of investment project for construction of works
1. The investor shall be responsible for forwarding a file on the investment project for construction of works to the person making the investment decision for approval.
2. A file on an investment project for construction of works shall contain:
(a) Submission for approval of the project in accordance with Appendix 2 to this Decree;
(b) Project including explanatory section and preliminary designs section; and written evaluation from relevant ministries and branches (if any);
(c) Written permission for the investment from the competent level in the case of important national projects and Group A projects.
Article 9 Authority to evaluate investment projects for construction of works
1. Evaluation of investment projects for construction of works shall comprise evaluation of the explanatory section and evaluation of the preliminary designs section of the project.
2. The State Evaluation Council for Investment Projects is established in accordance with a decision of the Prime Minister of the Government for evaluation of investment projects for which the National Assembly approves the policy and for evaluation of other projects at the request of the Prime Minister of the Government.
3. Provincial people's committees shall organize the evaluation of projects funded by capital from the State Budget and within the scope of management of such people's committees. The person making the investment decision shall organize evaluation of other projects.
4. Evaluation of preliminary designs for Group A projects shall be regulated as follows:
(a) The Ministry of Industry shall evaluate the preliminary designs for investment projects for construction of works being mines, petroleum works, power plants, power transmission lines, transformer stations and other specialized industrial works;
(b) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall evaluate the preliminary designs for investment projects for construction of irrigation works and dykes;
(c) The Ministry of Transport and Communications shall evaluate the preliminary designs for investment projects for construction of traffic works;
(d) The Ministry of Construction shall evaluate the preliminary designs for investment projects for civil construction works and for industrial works (apart from industrial works evaluated by the Ministry of Industry) and other projects for construction of works at the request of the Prime Minister of the Government;
(e) With respect to investment projects for construction of works which concern a number of specialized industries, the ministry presiding over evaluation of preliminary designs shall be the ministry with the function of State administration of the industry with the decisive factor regarding the nature and objectives of the project, and shall be responsible to obtain opinions from the relevant ministries and branches.
5. Evaluation of preliminary designs for Group B and C projects of ministries, branches, localities and other economic sectors for construction in localities shall be regulated as follows:
(a) The Department of Industry shall evaluate the preliminary designs for investment projects for construction of works being mines, petroleum works, power plants, power transmission lines, transformer stations and other specialized industrial works;
(b) The Department of Agriculture and Rural Development shall evaluate the preliminary designs for investment projects for construction of irrigation works and dykes;
(c) The Department of Transport and Communications shall evaluate the preliminary designs for investment projects for construction of traffic works;
(d) The Department of Construction shall evaluate the preliminary designs for investment projects for civil construction works and for industrial works (apart from industrial works evaluated by the Department of Industry) and other projects for construction of works at the request of the chairman of a provincial people's committee;
(e) With respect to investment projects for construction of works which concern a number of specialized industries, the department presiding over evaluation of preliminary designs shall be the department with the function of State administration of the industry with the decisive factor regarding the nature and objectives of the project, and shall be responsible to obtain opinions from relevant departments.
6. The ministry stipulated in clause 4 of this article shall evaluate the preliminary designs for Group B and Group C projects for construction of works built along a route passing through a number of localities, and shall be responsible to obtain opinions from the relevant departments on construction master plans and environmental impact in the places where the works will be located.
7. The evaluation of investment projects for construction of works with an element of secrecy concerning national defence and security shall be implemented in accordance with regulations of the Government.
8. The investor shall be responsible to forward the project file to the competent State body stipulated in clauses 4, 5 or 6 of this article in order to obtain an evaluating opinion on the preliminary designs. The time-limit for evaluation of preliminary designs shall not exceed thirty (30) working days from the date of receipt of a complete and valid file for Group A projects, not exceed fifteen (15) working days for Group B projects, and not exceed ten (10) working days for Group C projects.
9. The time-limit for evaluation of projects, including evaluation of preliminary designs, shall not exceed sixty (60) working days from the date of receipt of a complete and valid file for Group A projects, not exceed thirty (30) working days for Group B projects, and not exceed twenty (20) working days for Group C projects. In special cases, the time-limit for evaluation of projects may be extended with permission from the person making the investment decision.
10. The Ministry of Finance shall, after reaching agreement with the Ministry of Construction, provide for the scale of fees for evaluation of projects, including evaluation of preliminary designs.
Article 10 Contents of evaluation of investment projects for construction of works
1. Project compliance with the master plan for socio-economic development, with master planning for branches and with construction master plans; if there is no such master planning, there must be approval from the competent State administrative body for such sector.
2. Explanatory statements on a project, implemented in accordance with article 6 of this Decree.
3. Project compliance with the investment report for construction of works already approved by the National Assembly or the Prime Minister of the Government, in the case of a project requiring formulation of such a report.
4. Compliance of the preliminary designs with construction master plans, scale of construction, technology, design capacity and level of works; data used in design with applicable standards and specifications; eco-technical criteria with the project requirements.
5. Compliance of the preliminary designs with the selected architectural designs, in the case where a competition has been held to select the architectural designs.
6. Reasonableness of the design solutions in the preliminary designs.
7. Conditions on operating capability of any consultancy organization and on practising capability of any individual formulating the project and preliminary designs in accordance with regulations.
Article 11 Authority to make decision on investment in construction of works
1. The Prime Minister of the Government shall make investment decisions for projects for which the National Assembly has approved the policy and granted permission for the investment.
2. With respect to other projects funded by capital from the State Budget:
(a) Ministers, heads of ministerial equivalent bodies and Government bodies, the financial management body of the Central Party, central bodies of political organizations and socio-political organizations, and chairmen of provincial people's committees shall make investment decisions in relation to Group A, B and C projects;
Ministers, heads of ministerial equivalent bodies and Government bodies, and chairmen of provincial people's committees may authorize or delegate authority to the body at the immediately lower level to make the investment decision in relation to Group B and C projects.
(b) Chairmen of people's committees of districts and communes shall make investment decisions in relation to projects within the scope of the local budget, after the people's council at the same level has approved.
(c) Depending on the specific conditions in each locality, the chairman of a provincial people's committee may make specific regulations permitting the chairman of the people's committee at the district level to make investment decisions for projects within the scope of the local budget with invested capital of up to five billion Vietnamese dong and permitting the chairman of the people's committee at the commune level to make investment decisions for projects with invested capital of up to three billion Vietnamese dong. Separate regulations of the Prime Minister of the Government shall apply to delegation of authority by people's committees of cities and provinces under central authority.
3. The investor shall make the investment decision for a project funded by other capital sources, including a combination of funding sources, and shall be responsible for such decision.
4. The person competent to make the investment decision shall do so only after he or she has the results of evaluation of the project. In the case of projects funded by credit facilities, organizations providing loans shall evaluate financial plans and schedules for repayment of loans in order to decide whether or not to make loans prior to any investment decision being made by the person competent to do so.
5.The contents of an investment decision for construction of works shall be in accordance with the form in Appendix 3 to this Decree.
Article 12 Eco-technical report on construction of works
1. The investor in the following construction works shall not be required to formulate a project but shall be required only to formulate an eco-technical report for submission to the person competent to make the decision approving the investment:
(a) Buildings used for religious purposes;
(b) Works being upgrade, repair, improvement or new construction of headquarters of a body with total invested capital below three billion Vietnamese dong;
(c) Social infrastructure projects with total invested capital below seven billion Vietnamese dong using State budget funds and for non-business purposes, in conformity with the master plan for socio-economic development and with construction master plans, either with an approved investment policy or already arranged within the annual investment master plan.
2. The contents of an eco-technical report on construction of works shall be as stipulated in clause 4 of article 35 of the Law on Construction.
3. The person competent to make the investment decision as stipulated in article 11 of this Decree shall arrange evaluation of the eco-technical report on construction of works in order to make the investment decision.
4. The department stipulated in article 9.5 of this Decree shall arrange evaluation of the design drawings for execution in the eco-technical report on construction of works in the case of projects funded by capital from the State Budget with total invested capital of five hundred (500) million Vietnamese dong or more. For the remaining projects, the investor shall arrange evaluation of the design drawings for execution in the eco-technical report on construction of works and shall report thereon to the person competent to make the investment decision prior to approval.
Article 13 Revision of investment project for construction of works
1. After an investment decision has been issued in respect of a project for construction of works, it may only be revised in one of the following cases:
(a) Upon occurrence of an event of force majeure or natural disaster, such as earthquake, flood, tidal wave or landslide, or in the event of war or danger of war;
(b) Upon irregular fluctuation in the price of raw materials or in the exchange rate of the foreign currency section of funding, or upon promulgation by the State of new regulations changing the level of investment costs in construction of works;
(c) When the person making the investment decision or the investor makes a change after identification of new factors which yield higher eco-technical efficiency for the project;
(d) When the construction master plan changes and thereby directly impacts on the project.
2. When a change to a project does not alter the approved scale, project objectives or total invested capital, the investor shall be permitted to revise the project. If a revision to the project alters the preliminary designs on architecture, the master planning, the initial scale, the project objectives or the approved total invested capital, the investor shall make a submission to the person making the investment decision for consideration and decision. The revised items must be re-evaluated.
3. The competent person issuing a decision revising an investment project for construction of works shall be responsible before the law for his or her decision.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 317. Nghĩa vụ cung cấp thông tin và chuyển giao giấy tờ
Điều 3. Chủ đầu tư xây dựng công trình
Điều 4. Lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình và xin phép đầu tư
Điều 7. Nội dung thiết kế cơ sở của dự án
Điều 8. Hồ sơ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình
Điều 9. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình
Điều 10. Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình
Điều 12. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình
Điều 13. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình
Điều 17. Giấy phép xây dựng công trình
Điều 18. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình và nhà ở đô thị
Điều 24. Nguyên tắc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
Điều 26. Thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng
Điều 27. Lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng công trình
Điều 28. Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình
Điều 35. Các hình thức quản lý dự án