Chương VIII Nghị định 159/2020/NĐ-CP: Khen thưởng, kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước
Số hiệu: | 159/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 31/12/2020 | Ngày hiệu lực: | 31/12/2020 |
Ngày công báo: | 20/01/2021 | Số công báo: | Từ số 93 đến số 94 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
07 điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước
Chính phủ ban hành Nghị định 159/2020/NĐ-CP quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo đó, quy định 7 điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm:
(1) Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
(2) Được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch vào chức danh tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác.
Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
(3) Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định (quy định mới).
(4) Phải đủ tuổi bổ nhiệm (tính theo tháng) theo quy định;
Trường hợp do nhu cầu công tác mà được giao giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm.
(5) Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
(6) Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
(7) Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử.
Nghị định 159/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 31/12/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có thành tích hoặc quá trình cống hiến thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
1. Khách quan, công bằng; công khai, minh bạch; nghiêm minh, đúng pháp luật.
2. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc; không tách riêng từng nội dung vi phạm để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.
3. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:
a) Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;
b) Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.
4. Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.
5. Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật theo quy định tại Nghị định này; việc xử lý kỷ luật không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự.
6. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước đã bị xử lý kỷ luật đảng thì hình thức kỷ luật phải bảo đảm ở mức độ tương xứng với kỷ luật đảng.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật đảng, cấp có thẩm quyền phải xem xét, quyết định việc xử lý kỷ luật.
7. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật.
8. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thi hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật.Bổ sung
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật đến thời điểm ra thông báo tổ chức cuộc họp kiểm điểm theo quy định tại Điều 65 Nghị định này. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:
a) 02 năm đối với hành vi vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng đến mức bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
b) 05 năm đối với hành vi vi phạm pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
a) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước là đảng viên có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
b) Có hành vi vi phạm về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
3. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tính từ thời điểm ra thông báo tổ chức cuộc họp kiểm điểm theo quy định tại Điều 65 Nghị định này đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày. Trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
4. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
Thời gian điều tra, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự không được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật.
1. Hình thức kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.
2. Hình thức kỷ luật đối với người đại diện vốn nhà nước gồm: Khiển trách, cảnh cáo, bãi nhiệm, buộc thôi việc.
3. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp;
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của doanh nghiệp;
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc, làm mất uy tín của doanh nghiệp;
d) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc, làm mất uy tín của doanh nghiệp.
Ngoài các căn cứ nêu trên, mức độ của hành vi vi phạm còn được xác định bằng thiệt hại về vật chất tính bằng số tiền cụ thể theo xác định của cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc theo quy định của doanh nghiệp.
1. Các trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật:
a) Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ chế độ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật được cấp có thẩm quyền cho phép;
b) Đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
c) Là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
d) Đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước:
a) Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật;
b) Phải chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với cấp có thẩm quyền ra quyết định; trong trường hợp cấp có thẩm quyền ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của cấp có thẩm quyền ra quyết định, cấp có thẩm quyền ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
c) Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành nhiệm vụ;
d) Có hành vi vi phạm nhưng đã qua đời.
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với người quản lý nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của đơn vị.
2. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi.
3. Không chấp hành quyết định của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong đơn vị.
4. Vi phạm quy định của pháp luật về: Phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
5. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
6. Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
7. Vi phạm quy định về quy chế tập trung dân chủ, quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ.
8. Vi phạm quy định của pháp luật về: Doanh nghiệp, đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
9. Vi phạm quy định của pháp luật về: Phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến doanh nghiệp.
Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về các hành vi vi phạm quy định tại Điều 60 Nghị định này mà tái phạm.
2. Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 60 Nghị định này.
3. Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
a) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng;
b) Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.
Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên hoặc kỷ luật bãi nhiệm áp dụng đối với người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 60 Nghị định này nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
2. Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 61 Nghị định này.
3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ hoặc được cử làm đại diện phần vốn nhà nước.
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 60 Nghị định này.
2. Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 61 Nghị định này.
3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào doanh nghiệp.
4. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có thông báo của cấp có thẩm quyền.
1. Việc xử lý kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện theo các bước sau đây:
a) Tổ chức họp kiểm điểm;
b) Thành lập Hội đồng kỷ luật;
c) Ra quyết định kỷ luật.
2. Trường hợp xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Nghị định này hoặc trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
Khi phát hiện người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật có trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm để xem xét việc xử lý kỷ luật gồm các nội dung sau đây:
1. Thành phần dự họp:
a) Trường hợp người bị kiểm điểm là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc là Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước thì người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm chủ trì tổ chức họp kiểm điểm và quyết định thành phần họp kiểm điểm bao gồm đại diện lãnh đạo, cấp ủy, công đoàn, cơ quan tham mưu của cơ quan đại diện chủ sở hữu, đại diện Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị doanh nghiệp nơi người bị kiểm điểm công tác;
b) Trường hợp người bị kiểm điểm là người quản lý doanh nghiệp thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty nơi người bị kiểm điểm công tác có trách nhiệm chủ trì tổ chức họp kiểm điểm và quyết định thành phần họp kiểm điểm bao gồm đại diện cơ quan đại diện chủ sở hữu, đại diện lãnh đạo, cấp ủy, công đoàn của doanh nghiệp nơi người bị kiểm điểm công tác;
c) Cấp có thẩm quyền có thể mời thêm đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan dự họp. Người được mời có quyền phát biểu ý kiến nhưng không được bỏ phiếu xem xét việc xử lý kỷ luật.
2. Việc tổ chức cuộc họp được tiến hành như sau:
a) Người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do cuộc họp, chỉ định thư ký, thông báo hoặc ủy quyền cho cơ quan tham mưu thông báo các nội dung: Tóm tắt về quá trình công tác; hành vi vi phạm; các hình thức xử lý đã ban hành (nếu có); thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của người có hành vi vi phạm; thời hiệu và thời hạn xử lý theo quy định của pháp luật;
b) Người bị kiểm điểm trình bày bản kiểm điểm, trong đó nêu rõ hành vi vi phạm pháp luật và tự nhận hình thức kỷ luật.
Trường hợp người có hành vi vi phạm có mặt tại cuộc họp nhưng không làm bản kiểm điểm thì cuộc họp vẫn được tiến hành. Trường hợp người có hành vi vi phạm vắng mặt thì cuộc họp vẫn được tiến hành sau 02 lần gửi thông báo triệu tập họp;
c) Thành viên tham dự cuộc họp phát biểu, nêu rõ ý kiến về các nội dung quy định tại điểm a khoản này;
d) Người chủ trì cuộc họp kết luận.
Nội dung cuộc họp kiểm phải được lập thành biên bản.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp kiểm điểm, người chủ trì cuộc họp có trách nhiệm gửi báo cáo và biên bản cuộc họp đến cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật. Báo cáo phải thể hiện rõ các nội dung sau đây:
a) Hành vi vi phạm, tính chất và hậu quả của hành vi vi phạm;
b) Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ (nếu có);
c) Trách nhiệm của người có hành vi vi phạm và mức xử lý kỷ luật tương ứng;
d) Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật;
đ) Kiến nghị về việc xử lý kỷ luật, hình thức kỷ luật (nếu có).
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo và biên bản cuộc họp kiểm điểm, trường hợp vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với người có hành vi vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 67 Nghị định này.
2. Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc đại diện lãnh đạo cơ quan đại diện chủ sở hữu;
b) Một ủy viên Hội đồng kỷ luật là đại diện cấp ủy cấp trên của cấp ủy doanh nghiệp (trường hợp cấp ủy cấp trên là cấp ủy địa phương thì Ủy viên Hội đồng kỷ luật này là đại diện cấp ủy địa phương) hoặc đại diện cấp ủy cùng cấp với cơ quan đại diện chủ sở hữu;
c) Một ủy viên Hội đồng kỷ luật là đại diện bộ phận chuyên môn của doanh nghiệp có liên quan đến người bị xem xét xử lý kỷ luật;
d) Một ủy viên Hội đồng kỷ luật là đại diện ban chấp hành công đoàn của doanh nghiệp có người bị xem xét xử lý kỷ luật;
đ) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật là người phụ trách cơ quan tham mưu của doanh nghiệp có người bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc cơ quan tham mưu của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
3. Không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; anh, em rể; chị, em dâu hoặc người có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước bị xem xét xử lý kỷ luật tham gia thành viên Hội đồng kỷ luật.
4. Trường hợp không bố trí được người tham gia Hội đồng kỷ luật theo quy định tại khoản 2 Điều này do là người có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật hoặc đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật thì người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định nhân sự thay thế hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
1. Có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Nghị định này.
2. Có kết luận về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Có quyết định xử lý kỷ luật Đảng.
Đối với các trường hợp quy định tại Điều này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm mà không phải điều tra, xác minh lại.
1. Hội đồng kỷ luật họp khi có ít nhất 03 thành viên tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng kỷ luật và Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật.
2. Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua kết quả bỏ phiếu kín và phải được đa số thành viên Hội đồng kỷ luật tán thành.
3. Cuộc họp Hội đồng kỷ luật phải được ghi biên bản ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật.
4. Hội đồng kỷ luật tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
1. Chuẩn bị họp:
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc trước cuộc họp của Hội đồng kỷ luật, giấy triệu tập họp phải được gửi đến người có hành vi vi phạm. Người có hành vi vi phạm vắng mặt phải có lý do chính đáng. Trường hợp người có hành vi vi phạm vắng mặt sau 02 lần gửi giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng, đến lần thứ 03 sau khi đã gửi giấy triệu tập, nếu người có hành vi vi phạm tiếp tục vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật;
b) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật có thể mời thêm đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan dự họp. Người được mời có quyền phát biểu ý kiến nhưng không được bỏ phiếu về hình thức kỷ luật;
c) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, hồ sơ có liên quan đến việc xử lý kỷ luật, ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật;
d) Hồ sơ kỷ luật trình Hội đồng kỷ luật gồm: Bản tự kiểm điểm, trích ngang sơ yếu lý lịch, biên bản cuộc họp kiểm điểm của doanh nghiệp nơi người có hành vi vi phạm đang công tác và các tài liệu khác có liên quan.
2. Trình tự cuộc họp:
a) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự cuộc họp;
b) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật trình bày các nội dung: Trích ngang sơ yếu lý lịch; hành vi, thời điểm xảy ra và thời điểm phát hiện hành vi vi phạm pháp luật; thời hiệu và thời hạn xử lý kỷ luật; các hình thức xử lý đã được ban hành; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và các tài liệu khác có liên quan;
c) Người có hành vi vi phạm đọc bản tự kiểm điểm. Trường hợp người có hành vi vi phạm vắng mặt thì Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc thay;
d) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm;
đ) Các thành viên Hội đồng kỷ luật và người tham dự cuộc họp phát biểu ý kiến;
e) Người có hành vi vi phạm phát biểu ý kiến (nếu có);
g) Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu về việc có kỷ luật hay không kỷ luật; trường hợp đa số phiếu kiến nghị kỷ luật thì bỏ phiếu về việc áp dụng hình thức kỷ luật; việc bỏ phiếu được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín theo phương pháp tích phiếu;
h) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc họp;
i) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật và Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật ký vào biên bản cuộc họp.
3. Trường hợp họp Hội đồng kỷ luật để xem xét xử lý kỷ luật đối với nhiều người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước trong cùng doanh nghiệp có hành vi vi phạm thì Hội đồng kỷ luật họp để tiến hành xem xét xử lý kỷ luật đối với từng người có hành vi vi phạm.
1. Trình tự ra quyết định kỷ luật:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản và hồ sơ kỷ luật) gửi cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc biên bản cuộc họp kiểm điểm theo quy định tại khoản 3 Điều 65 Nghị định này trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật thì cấp có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận không xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước;
c) Trường hợp vi phạm pháp luật của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có tình tiết phức tạp thì cấp có thẩm quyền quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 3 Điều 57 Nghị định này và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
d) Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì cấp có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với các trường hợp trên.
2. Quyết định kỷ luật phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành.
3. Sau 12 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành, nếu người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước không có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật chấm dứt hiệu lực thi hành mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực thi hành.
Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực.
4. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo thì không thực hiện việc quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn, cử làm người đại diện phần vốn nhà nước trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực. Trường hợp kỷ luật bằng hình thức cách chức, bãi nhiệm thì không thực hiện việc quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn, cử làm người đại diện phần vốn nhà nước trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
1. Hồ sơ kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước bao gồm: Tờ trình của Hội đồng kỷ luật gửi cấp có thẩm quyền xem xét kỷ luật; bản tự kiểm điểm; biên bản các cuộc họp kiểm điểm; đơn thư tố cáo, kết luận kiểm tra, kết luận thanh tra và các tài liệu khác có liên quan; biên bản họp Hội đồng kỷ luật và Quyết định kỷ luật.
2. Hồ sơ xử lý kỷ luật được lưu giữ trong hồ sơ cá nhân. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước.
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật mà gây thiệt hại đến kinh tế, tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp thì phải có trách nhiệm bồi thường, hoàn trả theo quy định của pháp luật.
COMMENDATION, REWARDING, DISCIPLINING OF EXECUTIVES OF STATE ENTERPRISES, COMPTROLLERS, REPRESENTATIVES OF STATE OWNERSHIP INTERESTS
Article 55. Commendation and rewarding
Executives of state-owned enterprises, comptrollers and representatives of state ownership interests that work at merit or with great devotion shall be commended and/or rewarded according to the provisions of the law on emulation, commendation and rewarding.
Article 56. Disciplinary principles
1. Objectivity and fairness; transparency, public disclosure; strictness, legitimacy.
2. Each violation will be handled only once by one form of discipline. At the same time of consideration of the disciplinary action, if 02 or more acts of violation are committed, the violator shall be disciplined for each of his/her violation separately and be subject to the sanction which is one level heavier than the sanction the law applies to the most serious violation, except in the form of dismissal from work; shall not separate each violation content for imposition of the sanction in multiple times with respect to different disciplinary forms.
3. If the executive of state-owned enterprise, the comptroller or the representative of state ownership interests that is executing the disciplinary decision continues to commit the violation, the following disciplinary measure shall be applied:
a) If the violation is subject to the disciplinary action which is lighter than or equal to the current one, the disciplinary action must be one level heavier than the current one;
b) If the violation is subject to the disciplinary action which is heavier than the current one, the disciplinary action must be one level heavier than the current one imposed on the latest violation.
4. When considering imposing any disciplinary action, the content, characteristics, extent, harm, causes of the violation, aggravating or mitigating circumstances, consciousness of guilt, self-correction, remedies against violation and consequences must be taken into consideration.
5. Imposing administrative sanctions or Party's disciplines in place of those referred to in this Decree shall be prohibited; imposing disciplinary action against a violation not to the extent of being subject to a criminal sanction shall not serve as a replacement for criminal prosecution proceedings.
6. If the executive of state-owned enterprise, the comptroller or the representative of state ownership interests committing a violation has already been subject to the Party's sanction, the disciplinary action against the violator must resemble the Party's sanction.
Within 30 days from the date of announcement of the Party’s sanction decision, the relevant competent authority must consider deciding whether the disciplinary action is imposed.
7. All acts of infringing upon the body, spirit, honor and dignity must be strictly forbidden in the course of taking disciplinary actions.
8. If any executive of state-owned enterprise, comptroller or representative of state ownership interests that commits a violation for the first time have already been disciplined and repeat such violation within 24 months from the effective date of the disciplinary decision, such act will be considered recidivism; after the 24-month time limit from the date of commission of that act of violation, such violation shall be considered as the initial violation, but deemed as an aggravating factor when determining the disciplinary sanction.
Article 57. Limitation periods and time limits for imposition of disciplinary sanctions
1. Limitation period for imposition of disciplinary sanction is the time limit after which none of disciplinary sanctions is imposed. The limitation period for imposition of a disciplinary sanction starts from the time of determination of violation against law to the time of issuing the notice of holding a criticism meeting as prescribed in Article 65 of this Decree. Unless otherwise provided in clause 2 of this Article, the limitation period for imposition of disciplinary sanction shall be prescribed as follows:
a) 02 years for a violation against law that is less serious to the extent of imposing the disciplinary sanction in the form of reprimand;
b) 05 years for illegal acts not falling into the cases specified at point a of this clause.
2. The limitation period for imposition of disciplinary sanction for one of the following violations against law shall not be applied:
a) The executive of state-owned enterprise, the comptroller or the representative of state ownership interests who is a Party member commits an illegal act to the extent of imposing the disciplinary sanction in the form of expulsion from the Party;
b) Committing violations arising from internal political protection activities;
c) Committing any act of infringement upon national interests in the national defence, security and external relation domains;
d) using counterfeit or illicit qualifications, degrees, certificates or credentials.
3. The limitation period for imposition of disciplinary sanction upon the executive of state-owned enterprise, the comptroller and the representative of state ownership interests extends from the time of issuing the notice of holding a personnel criticism meeting as prescribed in Article 65 of this Decree to the date of issue of the disciplinary sanction decision of the relevant competent authority.
The limitation period for imposition of the disciplinary sanction must be 90 days or less. Where a case has complicated facts, needing more time for inspection and examination for further verification and clarification, such limitation period may be extended but be restricted to 150 days.
4. In case the executive of state-owned enterprise, the comptroller or the representative of state ownership interests is under investigation, prosecution or on trial according to the criminal proceedings, but then receiving the decision to suspend the investigation or dismiss the legal case, and his/her violation is suspected to be a breach of discipline, he/she may be subject to a disciplinary action.
The time period of investigation or trial according to the criminal procedures shall not be included in the limitation period.
Within 03 working days from the date of issuance of the decision to suspend the investigation or dismiss the case, the decision maker must send the decision and attached documents to the authority having competence in imposing the disciplinary action.
Article 58. Forms of discipline and levels of violation
1. Forms of disciplinary action imposed upon executives of state enterprises, comptrollers shall include: Reprimand, caution, dismissal and compulsory termination of term of office.
2. Forms of disciplinary action imposed upon representatives of state ownership interests shall include: Reprimand, caution, early discharge from office and compulsory termination of term of office.
3. Levels of violation shall be determined as follows:
a) Violations that cause less serious consequences are violations causing less minor harm, impacts inside the enterprise, and effects on the reputation of the enterprise;
b) Violations that cause serious consequences are violations causing huge harm, impacts outside the enterprise, negative public opinions and reduction in the reputation of the enterprise;
c) Violations that cause extremely serious consequences are violations causing great harm, impacts on the entire society, public annoyance and loss of the reputation of the enterprise;
d) Violations that cause specially serious consequences are violations causing extremely great harm, total impacts on the entire society, extreme public annoyance and loss of the reputation of the enterprise.
In addition to the above-mentioned grounds, the level and extent of a violation shall also be determined by the physical damage measured by the specific amount as determined by the representative agency or according to the regulations of the enterprise.
Article 59. Suspended consideration of disciplinary action and exemption from disciplinary liabilities
1. Suspended consideration and imposition of disciplinary action:
a) Taking legally prescribed annual leave, insurance covered or personal leave permitted by competent authorities;
b) Being in treatment for a serious illness or losing cognitive ability; being seriously ill and receiving inpatient care at hospitals certified by the medical authority;
c) Being a woman during pregnancy, maternity leave, or nursing a child under 12 months old; being a man (in case his wife dies or due to other objective or force majeure reasons) who is raising a child under 12 months old;
d) Being prosecuted, held in custody or temporary detention awaiting conclusions of agencies competent to investigate, prosecute or adjudicate illegal acts, except cases decided by competent agencies.
2. Exemption from disciplinary liabilities of executives of state enterprises, comptrollers, representatives of state ownership interests
a) Obtaining certification of civil act capacity from a competent agency in case of breach of violation against law;
b) Having to comply with the superior authority's decision. Where there are grounds to believe that the decision is illegal, it shall be obliged to promptly report it in writing to the authority having competence in issuing decisions; in cases where the competent authority still decides the enforcement of disciplinary action, this decision on enforcement must be made in writing and the executor must comply with it, but not responsible for the consequences of that enforcement and, at the same time, report to his/her immediate superior of the authority having competence in issuing decisions, then this authority having competence in issuing decisions shall be held responsible before law for their decision;
c) Being certified by a competent authority that the violator commits the violation in an urgent situation, due to a force majeure event or an objective obstacle in accordance with the Civil Code when performing the assigned tasks;
d) Committing violation, but now passing away.
Article 60. Imposition of disciplinary action in the form of reprimand
Disciplinary action shall apply to state enterprise executives, comptrollers, and representatives of state ownership interests that commit violations against laws for the first time, causing less serious consequences in one of the following cases:
1. Violating regulations on labor disciplines; rules and regulations of enterprises.
2. Abusing positions of authority for self-seeking purposes.
3. Failing to comply with the decision of the competent authority; failing to perform assigned tasks without plausible reasons; causing disunity in enterprises.
4. Violating regulations of laws on: Crime prevention and control; prevention and control of social evils; social safety and order; anti-corruption; thrift and anti-extravagance practices.
5. Violating regulations of laws on protection of state secrets.
6. Violating regulations of laws on complaints and denunciations.
7. Violating regulations on democratic centralization, regulations on propaganda, speech, and internal political protection.
8. Violating regulations of laws on: Enterprises, investment, construction; land, environmental resources; finance, accounting, banking; management and use of public assets in the course of task performance.
9. Violating regulations of laws on: Domestic violence prevention and control; population, marriage and family; gender equality; social security; other provisions of laws related to enterprises.
Article 61. Imposition of disciplinary action in the form of warning or caution
Disciplinary action in the form of warning or caution shall apply to state enterprise executives, comptrollers, and representatives of state ownership interests that commit violations against laws in one of the following cases:
1. Having already been disciplined in the form of reprimand for the violations specified in Article 60 of this Decree and then repeat that violation.
2. Violating laws for the first time, causing serious consequences in one of the cases specified in Article 60 of this Decree.
3. Violating laws for the first time, causing serious consequences in one of the cases specified in the following regulations:
a) Using counterfeit or illicit qualifications, degrees, certificates or credentials in order to obtain permission to participate in training and educational courses;
b) Failing to complete management and administration tasks as assigned by competent authorities.
Article 62. Imposition of disciplinary action in the form of early dismissal or discharge from office
Disciplinary action in the form of dismissal from or early termination of term of office shall apply to state enterprise executives, comptrollers, and representatives of state ownership interests that commit violations against laws in one of the following cases:
1. Violating laws for the first time, causing serious consequences in one of the cases specified in Article 60 of this Decree not to the extent of compulsory termination of term of office, and in the cases where violators show consciousness of guilt, self-correction, proactively mitigating consequences and having a lot of mitigating facts.
2. Violating laws for the first time, causing serious or extremely serious consequences in one of the cases specified in clause 3 of Article 61 of this Decree.
3. using counterfeit or illicit qualifications, degrees, certificates or credentials in order to be appointed to positions or elected or designated as representatives of state ownership interests.
Article 63. Imposition of disciplinary action in the form of compulsory termination of term of office
Disciplinary action in the form of compulsory termination of term of office shall apply to state enterprise executives, comptrollers, and representatives of state ownership interests that commit violations against laws in one of the following cases:
1. Violating laws for the first time, causing specially serious consequences in one of the cases specified in Article 60 of this Decree.
2. Violating laws for the first time, causing specially serious consequences in one of the cases specified in clause 3 of Article 61 of this Decree.
3. Using counterfeit or illicit qualifications, degrees, certificates or credentials in order to be recruited to enterprises.
4. Being addicted to drugs; in this case, the competent authority's notice shall be required.
Article 64. Processes, procedures for imposition of disciplinary sanctions
1. Steps in imposing disciplinary sanctions upon executives of state enterprises, comptrollers, and representatives of state ownership interests must be as follows:
a) Holding the criticism meeting;
b) Establishing the disciplinary sanction committee;
c) Issuing the sanction decision.
2. Where disciplinary actions are imposed under decisions of competent authorities specified at point d, clause 1, Article 59 of this Decree, or executives of state-owned enterprises, comptrollers or representatives of state ownership interests committing violations against laws are sentenced to prison by courts without being entitled to suspended sentences or are convicted of corrupt acts, the provisions laid down at Points a and b, Clause 1 of this Article shall not be applied.
Article 65. Holding the criticism meeting
When discovering that executives, comptrollers, representatives of state ownership interests, the authorities having competence in imposing disciplinary actions shall hold the criticism meeting to consider disciplinary actions to be taken, including the followings:
1. Meeting participants:
a) In case the criticized person is the President of the Board of Directors, the company president or the comptroller or the representative of state ownership interests, the head of the representative agency shall preside over the criticism meeting and decide on the eligible participants in the meeting, including the leadership representative, the party committee, the trade union, the counseling body of the representative agency, the representative of the Board of Directors, the Governing Board of the enterprise where the criticized person is working;
b) In case the criticized person is the executive of the enterprise, the President of the Board of Directors or the company president of the enterprise where he/she is working shall preside over the personnel criticism meeting and decide on the eligible participants in the meeting, including the representative of the representative agency, the leadership representative, the party committee, the trade union of the enterprise where the criticized person is working;
c) The competent authority may invite more representatives from agencies, organizations and persons concerned to the meeting. The invited person shall have the right to speak but not to vote for or against disciplinary action.
2. The meeting shall be held according to the following procedures:
a) The chair of the meeting declares reasons for the meeting, appoints the secretary, informs or authorizes the counseling agency to announce the following contents: Summary of work history; act of violation; applied sanction form (if any); the time when the act of violation occurs, the time when the act is discovered; aggravating and mitigating circumstances of the person committing the violation; limitation period and time limit for handling the violation according to the provisions of laws;
b) The criticized person presents his/her self-criticism report, clearly stating his/her violation against law and binding himself/herself to disciplinary action.
In case the person committing the violation is present at the meeting but does not make the self-criticism report, the meeting shall still proceed normally. In case the person committing the violation is absent from the meeting, the meeting shall take place after 02 attempts in notifying participants and convening the meeting;
c) The meeting participants speak and clearly state their opinions on the contents specified at Point a of this Clause;
d) The meeting’s chair draws the meeting conclusion.
The criticism meeting must be documented in the minutes.
3. Within 05 working days from the end of the criticism meeting, the meeting’s chair shall be responsible for sending the meeting report and minutes to the authority having competence in imposing disciplinary action. The report must provide clear information about the followings:
a) Act of violation, extent and consequences of violation;
b) Aggravating or mitigating facts (if any);
c) Responsibilities of the violator and comparable levels of disciplinary action;
d) Limitation period and time limit for imposition of disciplinary action under laws;
dd) Recommended disciplinary action and forms (if any).
Article 66. Establishing the disciplinary sanction committee
1. Within 05 working days after receiving the report and minutes of the criticism meeting, in case where any violation is committed to the extent that disciplinary action is required, the authority competence in imposition of disciplinary action shall decide to establish the disciplinary sanction committee to advise the application of disciplinary action to the person committing the violation, except for the case specified in Article 67 of this Decree.
2. The committee shall be composed of 05 members, including:
a) The disciplinary sanction committee’s chair is the President of the Board of Directors, the company president or the leadership representative of the representative agency;
b) A Disciplinary Sanction Committee member is the representative from the Party committee superior to the enterprise’s Party committee (in case the superior Party committee is the local party committee, this disciplinary sanction committee member must be the representative of the local party committee) or the representative of the Party committee at the level the same as the level of the representative agency;
c) A member of the disciplinary sanction committee is the representative of the specialized department of the enterprise related to the person reviewed for disciplinary action;
d) A member of the disciplinary sanction committee is the representative of the executive board of the trade union of the enterprise where the person reviewed for disciplinary action is a member;
dd) The member cum the secretary of the disciplinary sanction committee is the person in charge of the counseling agency of the enterprise where the person reviewed for disciplinary action or the counseling agency of the representative agency.
3. It shall be prohibitory to appoint the spouse, natural parent, adoptive parent, natural child or adopted child; natural sibling; sibling-in-law or persons involved in the illegal act of the state enterprise executive, the comptroller or the representative of state ownership interests under review for disciplinary action to the disciplinary sanction committee.
4. In case of failure to assign a person to join the disciplinary sanction committee as prescribed in Clause 2 of this Article because he/she commits a violation or is involved in a violation or is executing the disciplinary sanction decision, the head of the representative agency shall consider and decide on the substitute personnel or report to the Prime Minister for his review and decision.
Article 67. Cases of non-establishment of the disciplinary sanction committee
1. Committing violations against laws that cause the violators to be sentenced to prison by courts without being entitled to suspended sentences or be convicted of corrupt acts by Courts or according to the decisions of competent authorities under the provisions of Point d, Clause 1 of Article 59 herein.
2. Obtaining conclusions regarding violations against laws from competent agencies and organizations.
3. Receiving disciplinary sanction decisions of the Party.
With respect to those cases prescribed herein, conclusions regarding acts of violation may be used and any investigation or verification of such violation is not needed.
Article 68. Work rules of the disciplinary sanction committee
1. The disciplinary sanction committee convenes a meeting when at least 03 members, including the Chairperson of the committee and the committee’s Commissioner cum, are present.
2. The disciplinary sanction committee proposes the application of disciplinary action through secret ballot results and must be approved by a majority of the committee’s members.
3. The committee’s meeting must be recorded in minutes of opinions of the attendees and the results of the vote on the disciplinary action.
4. The committee shall be automatically dissolved after fulfillment of its assigned tasks.
Article 69. Holding the disciplinary sanction committee’s meeting
1. Meeting preparations:
a) Within 07 working days before the meeting of the disciplinary sanction committee, the summons to the meeting must be sent to the violator. The absent violator must have sufficient grounds. In case the violator is absent after 2 times of sending the summons without plausible reasons, until the 3rd time of sending the summons, if the violator continues to be absent, the disciplinary sanction committee still proceeds the meeting to review and recommend disciplinary actions;
b) The meeting’s chair may invite more representatives from agencies, organizations and persons concerned to the meeting. The invited person shall have the right to speak but not to cast any vote on disciplinary actions;
c) The Commissioner cum the Secretary of the disciplinary sanction committee shall be responsible for preparing documents and records related to the disciplinary action, keeping the minutes of the disciplinary sanction committee’s meeting;
d) Disciplinary sanction documentation is submitted to the disciplinary sanction committee, including: Self-criticism statement, biodata, criticism meeting minutes of the enterprise where the violator is working and other related documents.
2. Meeting procedures:
a) The chairperson of the disciplinary sanction committee declares the meeting reasons and introduces members to attend the meeting;
b) The Commissioner cum the Secretary of the disciplinary sanction committee presents the meeting contents as follows: Biodata; act of violation, time of commission and time of detection of violation; limitation period and time limit for imposition of disciplinary action; forms of disciplinary action that have been issued; aggravating, mitigating circumstances and other relevant documents;
c) The violator reads out the self-criticism report. If the violator is absent, the Commissioner cum the Secretary of the disciplinary sanction committee reads it on his/her behalf;
d) The Commissioner cum the Secretary of the disciplinary sanction committee reads the minutes of the meeting;
dd) The committee members and participants speak;
e) The violator speaks (if any);
g) The disciplinary sanction committee votes on whether or not to discipline the violator; in case the majority of the ballots votes for the discipline; the vote on the application of the disciplinary action is conducted by casting secret ballots according to the accumulative voting approach;
h) The chairperson of the disciplinary sanction committee announces the secret voting results and approves the meeting minutes;
i) The chairperson of the disciplinary sanction committee and the Commissioner cum the Secretary of the disciplinary sanction committee signs the minutes of the meeting.
3. In case where a meeting of the disciplinary sanction committee held to consider the disciplining of multiple executives of state-owned enterprises, comptrollers and representatives of state ownership interests in the same enterprise committing violations, the disciplinary sanction committee shall conduct the disciplinary review for each violator.
Article 70. Deciding the disciplinary action
1. Procedures for issuance of the sanction decision:
a) Within 05 working days from the date of end of the meeting, the disciplinary sanction committee must propose the disciplinary action in writing (enclosing disciplinary minutes and documentation) to the competent authority;
b) Within 15 working days after receiving the written proposal of the disciplinary sanction committee in case of establishment of the disciplinary sanction committee, or after receiving the minutes of the criticism meeting as per clause 3 of Article 65 herein in the case of non-establishment of the disciplinary sanction committee, the competent authority may issue the disciplinary sanction decision or the conclusion about the non-application of disciplinary action to executives of state-owned enterprises, comptrollers and representatives of state ownership interests;
c) In case where the violation against the laws of the executive of state-owned enterprise, comptroller, representative of state ownership interests involves complicated details, the competent authority shall decide to extend the time limit for imposition of disciplinary action according to the provisions of Clause 3 of Article 57 of this Decree, and shall take responsibility for their decision;
d) If the executive of a state-owned enterprise, the comptroller or the representative of state ownership enterprises acting in violation of the law is sentenced to prison under the court’s judgement without being subject to a suspended sentence, or is convicted of corruption under the Court’s judgement, within 15 working days from the date of receipt of the legally effective judgment of the Court, the competent authority shall issue the disciplinary decision on compulsory termination of term of office in the above cases.
2. Disciplinary sanction decision must clarify the time of entry into force.
3. 12 months after the effective date of the disciplinary decision, if the state enterprise executive, the comptroller, or the representative of state ownership interests does not commit any violation to the extent of having to be disciplined, the disciplinary sanction decision shall terminate its effect without needing a written document on the termination of its effect.
If the executive of state-owned enterprise, the comptroller or the representative of state ownership interests continue to commit the violation against law during the period of execution of the decision, the disciplinary sanction decision that is being executed shall be invalidated from the time of the entry into force of the new one.
4. If the executive of state-owned enterprise, the comptroller or the representative of state ownership interests is disciplined in the form of reprimand or warning, he/she shall be prevented from the placement planning, rotation or appointment to the higher position, or the designation as the representative of state ownership interests, for the duration of 12 months from the effective date of the disciplinary sanction decision. If the executive of state-owned enterprise, the comptroller or the representative of state ownership interests is disciplined in the form of dismissal from or early termination of term of office, he/she shall be precluded from being planned, rotated or appointed to the higher position, or designated as the representative of state ownership interests, for the duration of 24 months from the effective date of the disciplinary sanction decision.
The executive of state enterprise, the comptroller and the representative of state ownership interests who is disciplined may appeal against the disciplinary sanction decision under laws on complaints.
Article 72. Disciplinary documentation
1. Documentation on disciplining of an executive of state enterprise, comptroller or representative of state ownership interests must include: Request of the disciplinary sanction committee submitted to the competent authority for consideration of disciplinary action; self-review; minutes of review, criticism meetings; letters of denunciation, examination conclusions, inspection conclusions and other relevant documents; the minutes of the disciplinary sanction committee’s meeting and the disciplinary sanction decision.
2. Disciplinary sanction documentation shall be archived in personal profiles. Disciplinary actions of executives of state enterprises, comptrollers or representatives of state ownership interests must be recorded in their records.
Article 73. Responsibilities for reimbursement or return of executives of state enterprises, comptrollers, representatives of state ownership interests
If commission of violations against laws by executives of state enterprises, comptrollers, representatives of state ownership interests results in any loss or damage to the economy or property of the State or enterprises, the violators shall be responsible for reimbursement or return under laws.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực