Chương V Nghị định 159/2020/NĐ-CP: Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và điều động, luân chuyển người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên
Số hiệu: | 159/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 31/12/2020 | Ngày hiệu lực: | 31/12/2020 |
Ngày công báo: | 20/01/2021 | Số công báo: | Từ số 93 đến số 94 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
07 điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước
Chính phủ ban hành Nghị định 159/2020/NĐ-CP quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo đó, quy định 7 điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm:
(1) Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
(2) Được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch vào chức danh tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác.
Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
(3) Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định (quy định mới).
(4) Phải đủ tuổi bổ nhiệm (tính theo tháng) theo quy định;
Trường hợp do nhu cầu công tác mà được giao giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm.
(5) Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
(6) Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
(7) Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử.
Nghị định 159/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 31/12/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thời hạn giữ chức vụ cho mỗi nhiệm kỳ bổ nhiệm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực. Trường hợp thời hạn giữ chức vụ dưới 05 năm thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương chức vụ cũ trở lên thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới có hiệu lực thi hành.
3. Trường hợp thay đổi chức danh quản lý do thay đổi tên gọi doanh nghiệp thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm theo chức vụ cũ theo tên gọi cũ của doanh nghiệp.
1. Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch vào chức danh tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
4. Tuổi bổ nhiệm:
a) Phải đủ tuổi (tính theo tháng) để công tác trọn một nhiệm kỳ của chức danh quản lý, tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
b) Trường hợp do nhu cầu công tác mà được giao giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này.
5. Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
6. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
7. Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm trước khi quyết định.
1. Đối với bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước:
a) Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp họp thảo luận, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm quyết định chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự được bổ nhiệm;
b) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm của cấp có thẩm quyền, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty phải tiến hành quy trình lựa chọn nhân sự theo quy định.
2. Đối với bổ nhiệm Kiểm soát viên:
a) Cơ quan tham mưu đề xuất bằng văn bản với cơ quan đại diện chủ sở hữu về chủ trương, dự kiến nhân sự bổ nhiệm;
b) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm, cơ quan tham mưu phải tiến hành quy trình điều động, bổ nhiệm Kiểm soát viên theo quy trình bổ nhiệm đối với nhân sự nguồn từ nơi khác.
1. Đề xuất cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình:
Trên cơ sở chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ và nguồn nhân sự trong quy hoạch, tập thể lãnh đạo doanh nghiệp họp thảo luận và đề xuất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự.
2. Tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng thảo luận và thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
Thành phần tham gia hội nghị thực hiện như quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định này. Mỗi thành viên dự họp giới thiệu 01 người cho 01 chức danh. Người nào có số phiếu đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập giới thiệu thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% thì chọn 02 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để giới thiệu ở các bước tiếp theo. Kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này.
3. Lựa chọn nhân sự để đưa ra lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị cán bộ chủ chốt:
Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp căn cứ vào cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ, khả năng đáp ứng của nhân sự được giới thiệu và trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. Mỗi thành viên dự họp giới thiệu 01 người cho 01 chức danh trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu người khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
Người nào có số phiếu đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp giới thiệu thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% thì chọn 02 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị cán bộ chủ chốt. Kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị này.
Trường hợp kết quả giới thiệu của tập thể lãnh đạo khác với kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2 đối với nhân sự thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty báo cáo, giải trình rõ với cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, cho ý kiến chỉ đạo trước khi tiến hành các bước tiếp theo.
4. Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt:
Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt, thành phần tham gia thực hiện như quy định tại Điều 21 Nghị định này.
Hội nghị thực hiện các nội dung sau đây: Thông báo cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của chức danh cần bổ nhiệm; thông báo danh sách nhân sự được tập thể lãnh đạo doanh nghiệp giới thiệu ở bước 3; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác; ghi phiếu lấy ý kiến tín nhiệm (có thể ký hoặc không ký tên). Kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này.
5. Quyết định bổ nhiệm:
Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận kết quả lấy phiếu ở các hội nghị; xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có); thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Người nào có số phiếu đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý thì được lựa chọn đề nghị bổ nhiệm. Trường hợp có 02 người có số phiếu ngang nhau (đạt tỷ lệ 50%) thì lựa chọn nhân sự do Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty giới thiệu để đề nghị bổ nhiệm, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cấp trên của cấp ủy doanh nghiệp đối với trường hợp nhân sự thuộc diện phải lấy ý kiến của cấp ủy cấp trên theo quy định.
Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
1. Trường hợp nhân sự từ nơi khác do doanh nghiệp đề xuất thì trình tự, thủ tục thực hiện như sau:
a) Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận, thống nhất về chủ trương thực hiện và tiến hành một số công việc sau: Cử đại diện gặp nhân sự được đề nghị bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác; trao đổi và lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo nơi nhân sự đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm; xác minh lý lịch của nhân sự;
b) Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý;
c) Lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cấp trên của cấp ủy doanh nghiệp đối với trường hợp nhân sự thuộc diện phải lấy ý kiến của cấp ủy cấp trên theo quy định;
d) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Trường hợp nhân sự từ nơi khác do cơ quan đại diện chủ sở hữu dự kiến điều động, bổ nhiệm thì trình tự, thủ tục thực hiện như sau:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì thực hiện một số công việc sau: Trao đổi ý kiến với Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty về dự kiến điều động, bổ nhiệm; trao đổi và lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo nơi nhân sự đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm; gặp nhân sự được đề nghị điều động, bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác; xác minh lý lịch của nhân sự;
b) Lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cấp trên của cấp ủy doanh nghiệp đối với trường hợp nhân sự thuộc diện phải lấy ý kiến của cấp ủy cấp trên theo quy định;
c) Tập thể lãnh đạo cơ quan đại diện chủ sở hữu thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo cơ quan đại diện chủ sở hữu đồng ý;
d) Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định điều động, bổ nhiệm hoặc thông báo để Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm theo thẩm quyền.
1. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ thực hiện theo các bước sau đây:
a) Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận, đề xuất về nhu cầu bổ nhiệm, trình cơ quan đại diện chủ sở hữu;
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm, đồng thời gửi Bộ Nội vụ để thẩm định;
c) Bộ Nội vụ thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về chủ trương bổ nhiệm;
d) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải chủ trì, phối hợp với Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty tiến hành quy trình lựa chọn nhân sự theo quy định; trường hợp phát sinh những vấn đề khó khăn, phức tạp phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
đ) Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi tờ trình và hồ sơ bổ nhiệm đến Bộ Nội vụ để thẩm định;
e) Bộ Nội vụ thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ nhiệm, sau khi có ý kiến thống nhất của tập thể Ban Cán sự đảng Chính phủ.
2. Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương điều động, bổ nhiệm, đồng thời gửi Bộ Nội vụ để thẩm định;
b) Bộ Nội vụ thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về chủ trương điều động, bổ nhiệm;
c) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương điều động, bổ nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì thực hiện quy trình bổ nhiệm nhân sự theo quy định; trường hợp phát sinh những vấn đề khó khăn, phức tạp phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
d) Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi tờ trình và hồ sơ bổ nhiệm đến Bộ Nội vụ để thẩm định;
đ) Bộ Nội vụ thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ nhiệm, sau khi có ý kiến thống nhất của tập thể Ban Cán sự đảng Chính phủ.
3. Đối với trường hợp bổ nhiệm nhân sự giữ chức danh Tổng giám đốc doanh nghiệp thuộc thẩm quyền thành lập của Thủ tướng Chính phủ quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên chủ trì thực hiện quy trình lựa chọn nhân sự theo quy định, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu;
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi tờ trình và hồ sơ bổ nhiệm đến Bộ Nội vụ để thẩm định;
c) Bộ Nội vụ thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến trước khi cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm.
1. Trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:
a) Đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, trường hợp chức danh, chức vụ đang giữ ở doanh nghiệp cũ tương đương hoặc cao hơn chức danh, chức vụ dự kiến đảm nhiệm ở doanh nghiệp mới thì cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định hoặc trình có thẩm quyền quyết định chuyển đổi chức danh, chức vụ theo chức danh, chức vụ ở doanh nghiệp mới.
Trường hợp chức danh, chức vụ người quản lý doanh nghiệp nhà nước đang giữ ở doanh nghiệp cũ thấp hơn chức danh, chức vụ dự kiến đảm nhiệm ở doanh nghiệp mới thì việc bổ nhiệm được thực hiện theo quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác;
b) Đối với Kiểm soát viên, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định bổ nhiệm lại kiểm soát viên tại doanh nghiệp mới theo quy định.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu trực tiếp chủ trì thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với các trường hợp sau:
a) Bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước tại doanh nghiệp mới được thành lập;
b) Trường hợp thực hiện quy trình bổ nhiệm mà thời điểm đó nội bộ lãnh đạo doanh nghiệp mất đoàn kết, nhiều người vi phạm kỷ luật, nếu thực hiện quy trình bổ nhiệm sẽ thiếu khách quan;
c) Trường hợp vì thiên tai, tai nạn hoặc vì các lý do bất khả kháng khác mà doanh nghiệp không còn người lãnh đạo, quản lý.
3. Trường hợp doanh nghiệp chưa kiện toàn chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm việc giao quyền Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc hoặc giao phụ trách Hội đồng thành viên cho đến khi có quyết định bổ nhiệm chính thức của cấp có thẩm quyền. Thời gian giao quyền, giao phụ trách không tính vào thời gian giữ chức vụ khi được bổ nhiệm.
1. Tờ trình về việc đề nghị bổ nhiệm do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký.
2. Bản tổng hợp kết quả kiểm phiếu kèm theo biên bản kiểm phiếu ở các bước trong quy trình bổ nhiệm.
3. Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cấp có thẩm quyền xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4x6 cm, chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
4. Bản tự kiểm điểm 3 năm công tác gần nhất.
5. Nhận xét, đánh giá của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.
6. Nhận xét, đánh giá của cấp ủy cùng cấp.
7. Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị.
8. Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú.
9. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định.
10. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức vụ, chức danh bổ nhiệm. Trường hợp nhân sự có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định.
11. Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.
12. Các kết luận kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và các tài liệu có liên quan (nếu có).
1. Khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định, cấp có thẩm quyền phải xem xét, quyết định bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên. Trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại theo quy định tại khoản 3 Điều này thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phải có văn bản thông báo để doanh nghiệp, cá nhân được biết.
2. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm, tính đến thời điểm nghỉ hưu còn từ đủ 24 tháng công tác trở lên đối với thời hạn giữ chức vụ 05 năm hoặc còn từ đủ 18 tháng công tác trở lên đối với thời hạn giữ chức vụ 03 năm thì vẫn phải thực hiện quy trình xem xét bổ nhiệm lại; nếu được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
3. Các trường hợp chưa thực hiện quy trình xem xét bổ nhiệm lại:
a) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử;
b) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên đang trong thời gian điều trị nội trú từ 03 tháng trở lên tại các cơ sở y tế hoặc đang trong thời gian nghỉ chế độ thai sản.
4. Quyết định bổ nhiệm lại hoặc quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ phải được ban hành trước ngày hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm ít nhất 01 ngày làm việc.
Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm mà chưa có quyết định bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ của cấp có thẩm quyền thì không được thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ hiện giữ. Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ đó do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định.
1. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ và vẫn đủ tiêu chuẩn chức danh, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới.
2. Doanh nghiệp có nhu cầu.
3. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao do cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận.
4. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
5. Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại trước khi quyết định.
6. Một cá nhân được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty không quá 02 nhiệm kỳ tại một doanh nghiệp, trừ trường hợp đã có trên 15 năm làm việc liên tục tại doanh nghiệp đó trước khi được bổ nhiệm lần đầu.
Một cá nhân được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên không quá 02 nhiệm kỳ liên tục tại một doanh nghiệp.
1. Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn giữ chức vụ theo quy định, cấp có thẩm quyền thông báo bằng văn bản đến người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên biết và thực hiện quy trình xem xét bổ nhiệm lại.
2. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước:
a) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước làm bản tự nhận xét, đánh giá kết quả, ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế của mình về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ gửi cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, đồng thời gửi cơ quan tham mưu;
b) Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt lấy ý kiến về việc bổ nhiệm lại: Thực hiện như quy định tại Điều 21 Nghị định này;
c) Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận và quyết định nhân sự:
Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận kết quả lấy ý kiến tín nhiệm tại hội nghị cán bộ chủ chốt; xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có); thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cấp trên của cấp ủy doanh nghiệp đối với trường hợp nhân sự thuộc diện phải lấy ý kiến của cấp ủy cấp trên theo quy định.
Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty ra quyết định bổ nhiệm lại theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại đối với Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
1. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 24 tháng công tác đối với thời hạn giữ chức vụ 05 năm hoặc còn dưới 18 tháng công tác đối với thời hạn giữ chức vụ 03 năm thì không phải thực hiện quy trình bổ nhiệm lại và cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
2. Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định, cấp có thẩm quyền thông báo bằng văn bản đến người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên biết và thực hiện việc xem xét, kéo dài thời gian giữ chức vụ cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
3. Việc xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước được thực hiện như sau:
a) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước làm bản tự nhận xét, đánh giá kết quả, ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế của mình về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ gửi cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, đồng thời gửi cơ quan tham mưu;
b) Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận, xem xét, nếu người quản lý doanh nghiệp nhà nước còn sức khỏe, uy tín, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì thống nhất biểu quyết bằng phiếu kín.
Nhân sự được đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
c) Lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cấp trên của cấp ủy doanh nghiệp đối với trường hợp nhân sự thuộc diện phải lấy ý kiến của cấp ủy cấp trên theo quy định;
d) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty ra quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
4. Việc xem xét kéo dài thời gian chức vụ đối với Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
1. Tờ trình về việc đề nghị bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký.
2. Bản tổng hợp kết quả kiểm phiếu kèm theo biên bản kiểm phiếu ở các bước trong quy trình bổ nhiệm lại hoặc xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ.
3. Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cấp có thẩm quyền xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4x6 cm, chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
4. Bản tự nhận xét đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ.
5. Nhận xét, đánh giá của cấp ủy cùng cấp.
6. Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị.
7. Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú.
8. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định.
9. Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.
1. Đối tượng điều động, luân chuyển:
a) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên mà theo quy định không được giữ quá 02 nhiệm kỳ liên tục ở một doanh nghiệp.
2. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được điều động, luân chuyển giữa các doanh nghiệp cùng cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
3. Việc điều động, luân chuyển phải căn cứ vào nhu cầu công tác, căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch điều động, luân chuyển được cấp có thẩm quyền phê duyệt và bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn chức danh của vị trí công tác dự kiến quy hoạch.Bổ sung
1. Hàng năm, cơ quan tham mưu xây dựng kế hoạch điều động, luân chuyển đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên để báo cáo Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu theo phân cấp quản lý cán bộ.
2. Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu họp thảo luận, trao đổi thống nhất kế hoạch và nhân sự cụ thể dự kiến điều động, luân chuyển.
3. Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản của tập thể lãnh đạo doanh nghiệp nơi nhân sự dự kiến điều động, luân chuyển đang công tác và tập thể lãnh đạo doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nơi nhân sự được dự kiến điều động, luân chuyển đến.
4. Trao đổi trực tiếp với nhân sự về việc thực hiện chủ trương điều động, luân chuyển.
5. Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Thời gian luân chuyển ít nhất là 36 tháng đối với một lần luân chuyển, trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
1. Khi hết thời gian luân chuyển, cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển thực hiện việc nhận xét, đánh giá về quá trình công tác trong thời gian luân chuyển và bố trí, phân công công tác đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên.
2. Việc xem xét bố trí, phân công công tác đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên sau luân chuyển phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tế, kết quả thực hiện nhiệm vụ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp gắn với trách nhiệm cá nhân của nhân sự được luân chuyển và kết quả nhận xét, đánh giá của cấp có thẩm quyền.
1. Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được điều động, luân chuyển đến công tác phải chuẩn bị và tạo điều kiện cần thiết để người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được ổn định sinh hoạt và công tác.
2. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước được điều động, luân chuyển đảm nhiệm chức danh, chức vụ nào thì hưởng chế độ, chính sách tương ứng với chức danh, chức vụ đó theo quy định của pháp luật.
3. Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được điều động, luân chuyển thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý đang đảm nhiệm kể từ ngày quyết định điều động, luân chuyển có hiệu lực thi hành.
APPOINTMENT, REAPPOINTMENT, TRANSFER, SECONDMENT, ROTATION OF STATE ENTERPRISE EXECUTIVES AND COMPTROLLERS
1. The term of office in each tenure of an appointed state enterprise executive or comptroller is 5 years from the effective date of the appointment decision. In case of less than 05 years’ term of office, the decision of the relevant competent authority must be observed.
2. In case where a state enterprise executive or comptroller is seconded, transferred or appointed to hold the new office at least equivalent to the previous one, the term of office shall begin from the effective date of the transfer, secondment or appointment decision.
3. In case where any change in the managerial title occurs due to any change of the enterprise's name, the term of office shall start from the effective date of the decision on appointment to the title called the same as the one existing before such change.
Article 28. Appointment conditions
1. Conform to general standards under the regulations of the Party and the State, and specific appointment criteria relevant to specific titles according to the regulations of competent authorities.
2. In order to be appointed to titles, intramural or local personnel need to be included in the plan for appointment to these titles while extramural or external personnel need to be included in the plan for appointment to the equivalent ones. If a newly-founded enterprise has not yet approved the personnel plan, the appointment shall be considered and decided by the relevant competent authority.
3. Have personnel profiles and records verified, and make income and asset declarations, as legally required.
4. Age of appointment:
a) Must be young (expressed in months of age) enough to hold the executive title in the entire term of office starting from the date of completion of the appointment procedures; in special cases, it shall be necessary to seek the relevant competent authority’s decision;
b) If, due to the work needs, an officeholder is transferred to a new position equal to or lower than the existing position, the age of appointment shall not be taken into account according to the provisions of Point a of this Clause.
5. Attain fitness to complete the assigned duties.
6. The appointee-to-be is not prohibited from holding positions and titles as per laws.
7. During the period of implementation of appointment procedures, the appointee-to-be is not subject to disciplinary sanctions, under investigation, prosecution or on trial. In case an enterprise is subject to an inspection and examination conducted by a competent agency, the competent authority shall consult with the inspection and examination agency about the personnel recommended as the appointee before making their decision.
Article 29. Recommendation about appointment policies
1. With regard to appointment of an executive of a state enterprise:
a) The enterprise’s leadership holds a meeting to discuss, decide or petition the authority having the appointing authority to decide the policy, quantity, source of candidates and proposed assignments of each appointee;
b) Within 15 days from the date on which the written approval of the appointment policy of the competent authority is issued, the Board of Directors or the Company President must carry out the personnel selection process as prescribed.
2. With regard to appointment of a comptroller:
a) The counseling agency gives the representative agency a written suggestion about the appointment policy and the recommended personnel;
b) Within 15 days from the date on which the written approval of the appointment policy, the counseling agency must carry out the comptroller transfer, secondment or appointment process in reference to the process of appointment of extramural or external personnel.
Article 30. Processes and procedures for appointment of local or intramural personnel
1. Proposing the personnel structure, standards, requirements and processes:
On the basis of the personnel policy and requirements concerning the tasks and the source of candidates included in the placement plan, an enterprise’s leadership hold a meeting to discuss and propose the personnel structure, standards, conditions, and recommendation process.
2. Organizing an expanded leadership conference to discuss and agree on the personnel structure, standards, conditions, requirements and recommendation process, and recommending personnel by the secret vote.
Participants in the conference must be those regulated in clause 2 of Article 22 herein. Each participant recommends 01 candidate for 01 title. Those polling 50% of total votes shall be elected. In case there is none of candidates polling more than 50% of total votes, 02 candidates receiving highest recommendation votes in descending order shall be elected to proceed to take further appointing steps. Ballot count results shall not be announced in this conference.
3. Selecting personnel eligible to become candidates for the trust vote sought at the key cadre conference:
The company leadership shall consult the personnel structure, standards, conditions, work requirements, capability of meeting these requirements of the recommended personnel, and the results of personnel recommendation at step 2, entering into the discussion and recommending candidates by casting secret ballots. Each participant recommends 01 person for 01 title out of those recommended at step 2, or any other candidate meeting the prescribed standards and conditions.
Those polling 50% of total votes from the company leadership shall be elected. In case there is none of candidates polling more than 50% of total votes, 02 candidates receiving highest recommendation votes in descending order shall be qualified for the trust vote conducted at the key cadre conference. Ballot count results shall not be announced in this conference.
In case where there is any conflict between the recommendation results obtained from the company leadership and the recommendation results mentioned at step 2 with regard to the personnel under the decision-making authority of the representative agency, the Board of Directors or the Company President shall send a report, enclosing clear explanations, to the representative agency to seek its directions before proceeding to take the next step.
4. Holding the conference for key cadres:
Participants in this conference are those regulated in Article 21 herein.
The conference procedures shall include: Announcing the personnel structure, standards, conditions and ability to meet the work requirements relating to the position to be appointed; announcing the list of personnel recommended by the company leadership at step 3; providing candidate biodata; remarking and evaluating strengths, weaknesses, career development prospects; proposing work duties; filling out trust vote forms (whether or not signed). Ballot count results shall not be announced in this conference.
5. Issuing appointment decisions:
The company leadership discusses the voting results at the aforesaid conferences; verifying and finalizing issues that may arise; entering into the discussion, review, evaluation and casting secret ballots for the candidate. Those polling 50% of total votes from the company leadership shall be elected for appointment. In case there are 2 candidates polling equal votes (50% of votes per each), the personnel recommended by the President of the Board of Directors or the Company President shall be selected for the request for appointment and, at the same time, a full report on conflicting opinions must be submitted to the competent authority for its consideration and grant of its decision.
Collecting written opinions from the superior grassroots Party committee of the enterprise's Party subcommittee on the personnel needing the former’s opinions as legally required.
The President of the Board of Directors or the Company President issues appointment decisions under his/her authority or seeks the relevant competent authority’s decisions.
Article 31. Processes and procedures for appointment of external or extramural personnel
1. If the external or extramural personnel are recommended by the enterprise, the appointment processes and procedures shall be as follows:
a) The company leadership discusses and agrees on the personnel policy and conducts some of the following tasks: Assigning the representative to meet the personnel recommended for appointment to exchange opinions on the work requirements; confer with and get comments and feedbacks from the leadership of the enterprise where the recommended personnel are working on the policy of transfer, secondment and appointment; verify personal information of the recommended personnel.
b) The company leadership enters into a discussion, giving comments, feedbacks and casting votes for the recommended personnel by using secret ballots. The elected personnel must poll more than 50% of total votes from the company leadership.
c) Collecting written opinions from the superior grassroots Party committee of the enterprise's Party subcommittee on the personnel needing the former’s opinions as legally required;
d) The President of the Board of Directors or the Company President issues appointment decisions under his/her authority or seeks the relevant competent authority’s decisions.
2. In case extramural or external personnel are recommended for transfer or secondment, the processes and procedures shall be regulated as follows:
a) The representative agency undertakes some of the following tasks: Conferring with the Board of Directors or the Company President about the proposed secondment, transfer and appointment; conferring with and getting comments and feedbacks from the leadership of the enterprise where the recommended personnel are working on the policy of transfer, secondment and appointment; meeting the personnel recommended for secondment, transfer and appointment to exchange opinions about work requirements with them; verifying personal information of the recommended personnel;
b) Collecting written opinions from the superior grassroots Party committee of the enterprise's Party subcommittee on the personnel needing the former’s opinions as legally required;
c) The representative agency’s leadership enters into a discussion, giving comments, feedbacks and casting votes for the recommended personnel by using secret ballots. The elected personnel must poll more than 50% of total votes from the representative agency’s leadership;
d) The representative agency issues secondment, transfer and appointment decisions or requests the President of the Board of Directors or the Company President to issue secondment, transfer and appointment decisions.
Article 32. Processes and procedures for appointment of personnel under the Prime Minister's decision-making authority
1. Steps in appointing local or intramural personnel shall be as follows:
a) The enterprise’s leadership enters into a discussion and submits the proposal regarding appointment needs to the representative agency;
b) The representative agency sends the Prime Minister the petition for consent to the personnel policy, quantity and proposed work assignments of the requested appointee-to-be and, concurrently, sending it to the Ministry of Home Affairs for its appraisal;
c) Ministry of Home Affairs appraises and reports to the Prime Minister to seek his decision on the appointment policy;
d) Within 15 days of receipt of the Prime Minister’s written consent to the appointment policy, the representative agency must preside over and cooperate with the Board of Directors or the Company President in carrying out the personnel selection process as legally prescribed; in case of any issue or problem arising, the Prime Minister must be informed of this;
dd) The representative agency must report to the Prime Minister and, concurrently, sending a written statement and documentation of appointment to the Ministry of Home Affairs for its review;
e) Ministry of Home Affairs appraises and reports to the Prime Minister to seek his appointment decision after obtaining unanimous opinions from the Government’s Party Staff Committee.
2. Steps in appointing extramural or external personnel shall be as follows:
a) The representative agency submits the petition for approval of the personnel secondment, transfer and appointment policy to the Prime Minister and concurrently sending it to the Ministry of Home Affairs for its appraisal;
b) Ministry of Home Affairs appraises and seeks the Prime Minister’s decision on the transfer, secondment and appointment policy;
c) Within 15 days of receipt of the Prime Minister’s written consent to the transfer, secondment and appointment policy, the representative agency must take charge of carrying out the personnel appointment process as legally prescribed; in case of any issue or problem that arises, the Prime Minister must be informed of this;
d) The representative agency must report to the Prime Minister and, concurrently, sending a written statement and documentation of appointment to the Ministry of Home Affairs for its review;
dd) Ministry of Home Affairs appraises and reports to the Prime Minister to seek his appointment decision after obtaining unanimous opinions from the Government’s Party Staff Committee.
3. With respect to appointment to the title of the General Director of the enterprise under the founding competence of the Prime Minister as provided in Clause 4 of Article 5 herein:
a) The President of the Board of Directors takes charge of carrying out the personnel selection process under applicable regulations, and reporting to the representative agency;
b) The representative agency must report to the Prime Minister and, concurrently, sending a written statement and documentation of appointment to the Ministry of Home Affairs for its appraisal;
c) Ministry of Home Affairs appraises and reports to the Prime Minister to seek his opinions before the relevant competent authority decides the appointment.
Article 33. Appointment in other cases
1. With respect to the corporate amalgamation, merger, splitting, division, reorganization or transformation of the corporate type:
a) With regard to the executive of a state-owned enterprise, if he/she is holding the title or office at the previous enterprise which is equivalent to or higher than the one at the new one, the representative agency shall consider issuing its decision on its own or request the relevant competent authority to decide on the transformation of title or position into the one at the new enterprise.
In case the title or office that the executive of a state-owned enterprise is holding at the previous enterprise is lower than the one that he/she is expected to hold at the new enterprise, the appointment to the latter shall be made according to the process for appointment of extramural or external personnel;
b) With regard to the comptroller, the representative agency shall consider issuing the decision on re-appointment of that comptroller at the new enterprise under applicable regulations.
2. The representative agency shall directly preside over the appointment process in all of the following cases:
a) Appointing the executive of the state enterprise at the newly founded enterprise;
b) At the time of implementation of the appointment process, if the disunity among the enterprise’s leaders arises, and many of them involve in breaches of discipline, there will be a lack of impartiality caused by the implementation of the appointment process;
c) In case of natural disaster, accident or other force majeure reasons, the enterprise no longer has a leader or an executive.
3. In case the title of the President of the Board of Directors, the Company President, General Director or Director in an enterprise is still vacant, based on the requirements of duties, the authority having appointing authority shall consider, decide and take responsibility for the designation as the acting Company President, General Director, Director or the person in charge of the Board of Directors until there is an official appointment decision from the relevant competent authority. The period of designation as the acting or in-charge officeholder shall not be counted as the term in office when that person is appointed.
Article 34. Appointment documentation requirements
1. The request form for appointment which is signed by the head of the relevant competent agency or organization.
2. The general report on vote counting results, enclosing the statements of the votes at the steps of the appointment procedures.
3. The biodata completed by each of the recommended personnel by using the prescribed sample, enclosing the certification granted by the relevant competent authority and his/her 4x6 cm color photo taken not over 06 months.
4. Self-reflection statement of performance in the last 3 years.
5. Assessment opinions or comments of the Board of Directors or Company President.
6. Assessments and comments of the same-level Party committee.
7. The competent Party committee’s conclusion regarding political standards.
8. Assessment opinions on each recommended person from the Party subcommittee of the place where he/she and his/her family are residing. If his/her residence is different from his/her family’s residence, the assessment opinion of the Party subcommittee of the place where he/she and his/her family are residing.
9. Income and asset declaration prepared by using the prescribed sample.
10. The copy of degree or certificate provided to meet qualification requirements for specific titles or offices. If any office or title holder-to-be possesses a degree, diploma or graduation certificate conferred by a foreign education institution, this qualification document needs to be recognized in Vietnam according to applicable regulations.
11. The health certificate issued by the relevant competent healthcare establishment less than 06 months ago.
12. Conclusions drawn after completion of inspections, examinations and complaint or denunciation settlement engagements and other related documents (if any).
Article 35. Time and limitation period of re-appointment
1. Upon expiration of the prescribed term of appointed office, the competent authority must consider deciding whether or not to re-appoint the executive of the state enterprise or the comptroller. In case the re-appointment process is pending as prescribed in Clause 3 of this Article, the authority having appointment competence must give a written notice to the enterprise or individual for their information.
2. With regard to the state-owned enterprise executive or the comptroller, if the period from the expiry date of his/her 5-year term of appointed office to the commencement date of his/her retirement plan is at least 24 working months, or the period from the expiry date of his/her 3-year term of appointed office to the commencement date of his/her retirement plan is at least 18 working months, the review process for re-appointment shall still be required. If he/she is eligible for re-appointment, the term of appointed office shall be extended to the date on which his/her full retirement age is reached in accordance with applicable regulations.
3. Cases of the review process for re-appointment pending:
a) During the period of implementation of re-appointment procedures, the executive of the state enterprise or the comptroller is subject to disciplinary sanctions, under investigation, prosecution or on trial;
b) The executive of the state enterprise or the comptroller is hospitalized for inpatient care for at least 03 months at healthcare establishments, or is on pregnancy or parental leave.
4. Re-appointment decision or decision on renewal of the term of office shall need to be issued at least 01 working day before the expiry date of the term of appointed office.
Upon expiration of his/her term of appointed office, if the executive of the state enterprise or the comptroller does not receive any re-appointment or renewal decision from the relevant competent authority, he/she shall not be allowed to continue carrying out responsibilities or powers of the position that he/she is holding. Such act of carrying out responsibilities or powers shall be considered and decided by the relevant competent authority.
Article 36. Re-appointment conditions
1. The executive of the state enterprise or the comptroller has fulfilled his/her duties during the term of office and continues to fully meet qualification standards for the office or title he/she is holding, as well as satisfy work requirements in the upcoming time.
2. The enterprise needs such re-appointment.
3. The re-appointee-to-be must attain fitness to complete the assigned duties according to the relevant medical authority’s certification.
4. The re-appointee-to-be is not prohibited from holding positions and titles as per laws.
5. During the period of implementation of appointment procedures, the re-appointee-to-be is not subject to disciplinary sanctions, under investigation, prosecution or on trial. In case his/her host enterprise is subject to an inspection and examination conducted by a competent agency, the competent authority shall consult with the inspection and examination agency about the personnel recommended for the re-appointment before making its decision.
6. A person may be appointed as the President of the Board of Directors, the member of the Board of Directors or the Company President for no more than 2 terms in office in an enterprise, except as he/she has worked in that enterprise for more than 15 consecutive years before being initially appointed.
A person may be appointed to the comptroller for no more than 02 consecutive terms in office in an enterprise.
Article 37. Documentation requirements, procedures and processes for re-appointment
1. Within at least 90 days prior to the expiration of the prescribed term of office, the competent authority shall notify the state enterprise executive and comptroller in writing, and go through the review process of re-appointment.
2. With regard to re-appointment of an executive of a state enterprise:
a) State enterprise executive make the statement of self-reflection and self-assessment of the results, strengths, weaknesses, shortcomings and issues arising from his/her performance of functions and duties during the time of holding the position, sending them all to the authority having appointing competence and then forwarding them to the relevant counseling agency;
b) Holding the key cadre conference to collect their opinions on re-appointment: Subject to Article 21 herein;
c) The company leadership enters into a discussion and makes their personnel decision:
The company leadership discusses the trust vote results at the aforesaid conference; verifying and finalizing issues that have just arisen (if any); entering into the discussion, review, evaluation and casting secret ballots for the candidates. The officeholder recommended for re-appointment must receive more than 50% of votes from members of the company leadership. If he/she receives 50% of the votes, the President of the Board of Directors or the Company President shall have the deciding vote. In that situation, a full report on conflicting opinions must be submitted to the relevant competent authority for its consideration and grant of its decision.
Collecting written opinions from the superior grassroots Party committee of the enterprise's Party subcommittee on the personnel needing the former’s opinions as legally required.
The President of the Board of Directors or the Company President issues the re-appointment decision under his/her authority or seeks the relevant competent authority’s decision.
3. Documentation requirements, processes and procedures for re-appointment of the comptroller shall be subject to the regulations of the representative agency.
Article 38. Renewal or extension of the term in office
1. With regard to the state-owned enterprise executive or the comptroller, if the period from the expiry date of his/her 5-year term of appointed office to the due month of his/her retirement plan is less than 24 working months, or the period from the expiry date of his/her 3-year term of appointed office to the due month of his/her retirement plan is less than 18 working months, the re-appointment processes and procedures shall not be required. In such situation, if he/she fully meets stated standards and conditions, the term of appointed office shall be extended to the date on which his/her full retirement age is reached in accordance with applicable regulations.
2. Within at least 90 days prior to the expiration of the prescribed term of appointed office, the relevant competent authority shall notify the state enterprise executive and comptroller in writing for their information and compliance with the decision on extension of the term of appointed office to the full retirement age in accordance with applicable regulations.
3. Review and consideration of the extension of the term of appointed office held by the state enterprise executive shall be subject to the following regulations:
a) State enterprise executive make the statement of self-reflection and self-assessment of the results, strengths, weaknesses, shortcomings and issues arising from his/her performance of functions and duties during the time of holding the position, sending them all to the authority having appointing competence and then forwarding them to the relevant counseling agency;
b) The company leadership enters into the discussion and review in which, if the state enterprise executive remains healthy and prestigious enough to hold office and meets work requirements, they shall reach agreement by casting secret ballots.
The officeholder recommended for extension of the term of appointed office must receive more than 50% of the votes from members of the company leadership. If he/she receives 50% of the votes, the President of the Board of Directors or the Company President shall have the deciding vote. In that situation, a full report on conflicting opinions must be submitted to the relevant competent authority for its consideration and decision;
c) Collecting written opinions from the superior grassroots Party committee of the enterprise's Party subcommittee on the personnel needing the former’s opinions as legally required;
d) The President of the Board of Directors or the Company President issues decisions on extension of the term of appointed office under his/her authority or seeks the relevant competent authority’s decisions.
4. Review and consideration of extension of the term of appointed office held by the comptroller shall be subject to the regulations of the representative agency.
Article 39. Documentation requirements for re-appointment, renewal or extension of the term in office
1. The request form for re-appointment, renewal or extension of the term of office to the due date of the prescribed full retirement age which is signed by the leader of the relevant competent authority.
2. The general report on vote counting results, enclosing the statements of the votes at the steps of the re-appointment procedures or the procedures for review and consideration of renewal or extension of the term of appointed office.
3. The biodata completed by each of the recommended personnel by using the prescribed sample, enclosing the certification granted by the relevant competent authority and his/her 4x6 cm color photo taken not over 06 months.
4. The statement of self-reflection and self-assessment of his/her performance of responsibilities, functions and duties during the time of holding the position.
5. Assessments and comments of the same-level Party committee.
6. The competent Party committee’s conclusion regarding political standards.
7. Assessment opinions on each recommended person from the Party subcommittee of the place where he/she and his/her family are residing. If his/her residence is different from his/her family’s residence, the assessment opinion of the Party subcommittee of the place where he/she and his/her family are residing.
8. Income and asset declaration prepared by using the prescribed sample.
9. The health certificate issued by the relevant competent healthcare establishment less than 06 months ago.
Section 3. TRANSFER, SECONDMENT AND ROTATION
Article 40. Subjects and scope of application
1. Subjects of application:
a) Executives of state enterprises and comptrollers who are included in the approved personnel placement plans;
b) Executives of state enterprises and comptrollers subject to the regulations under which they are not allowed to hold more than 02 terms of office in enterprises.
2. Based on the requirements of the tasks and plans of utilization of the executive and managerial personnel of enterprises, executives of state-owned enterprises and comptrollers may be transferred, seconded or shifted between enterprises under the supervision of the same representative agency or between other agencies, organizations or enterprises under the competent authority’s decisions.
3. Personnel transfer, secondment and rotation must be based on the working needs, the approved transfer, secondment and rotation plans, ensuring conformance to the title conditions and criteria of the planned working positions.
Article 41. Steps in carrying out personnel transfer, secondment and rotation plans
1. Annually, the counseling agency prepares a plan for transfer, secondment or movement of the executives of state-owned enterprises and comptrollers for submission to the President of the Board of Directors, the Company President or the representative agency, depending on their cadre management levels.
2. The company leadership or the representative agency enters into the discussion to reach the agreement on the plan and specific personnel recommended for transfer, secondment or rotation.
3. Collecting written comments and assessments of the leadership of the sending enterprise and the leadership of the receiving enterprise, agency or organization.
4. Discussing the intention of transfer, secondment or rotation with the personnel in person.
5. The company leadership or the representative agency issues their decisions under their authority or seeks the relevant competent authority’s decisions.
Article 42. Transfer or secondment term
The term shall be at least 36 months per each transfer or secondment engagement, except if otherwise decided by the relevant competent authorities in certain special cases.
Article 43. Placement of personnel after rotation
1. At the end of the rotation period, the authority having competence in issuing rotation decisions shall conduct the assessment and evaluation of the performance of rotated personnel, placing and assigning tasks to executives of state-owned enterprises and comptrollers.
2. The consideration of placement and assignment of tasks of executives of state-owned enterprises and comptrollers after rotation must be based on the task requirements, the actual situations, and the results of the tasks performed by agencies, organizations and enterprises associated with the personal responsibilities of the shifted or rotated personnel, and the results of assessment and evaluation by competent authorities.
Article 44. Benefit or allowance packages for executives of state enterprises and comptrollers
1. Agencies, units and enterprises receiving transferred, seconded or rotated or shifted executives or controllers must prepare and provide necessary conditions in order for them to live and work in a stable manner.
2. Executives of state enterprises that are transferred, seconded or rotated or shifted to hold any title or office shall be entitled to compensation and benefit packages applied to that title or office in accordance with laws.
3. State enterprise executives or comptrollers who are seconded, transferred or rotated to hold other titles or offices shall be automatically discharged from holding the current positions of authority from the effective date of the transfer, secondment or rotation decision.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực